logo

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC VIÊN CAO HỌC TIẾP CẬN VĂN BẢN NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH

Easy Notes là giải pháp quản lý thông tin nội bộ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp. Thông qua việc hỗ trợ thu thập, tổ chức lưu trữ và chia sẻ thông minh các bộ sưu tập thông tin, Easy Notes hỗ trợ đắc lực trong việc phối hợp làm việc nhóm, quản lý công việc, quản lý quan hệ khách hàng. Easy Notes được thiết kế đặc biệt theo phương thức điều khiển hướng sự kiện (event driven), giúp cho quá trình sử dụng tự nhiên, dễ dàng. Tích hợp nhiều phân hệ Easy Notes tối...
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC VIÊN CAO HỌC TIẾP CẬN VĂN BẢN NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH Châu Kim Lang Khoa Sư phạm kỹ thuật Trong quá trình học tập và nhất là khâu nghiên cứu tìm tài liệu, sinh viên phải tham khảo tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài. Tham khảo tài liệu trên mạng Internet không còn xa lạ đối với sinh viên. Tuy nhiên một trở lực lớn gần như bức tường ngăn cách việc tham khảo tài liệu, đó là ngoại ngữ. Nhiều học viên cao học còn lúng túng khi tham khảo tài liệu ngoại văn mặc dù đầu vào ở trình độ B ngoại ngữ. Nhiều học viên nêu thắc mắc rất thiết thực là làm sao tiếp cận văn bản chuyên ngành tiếng nước ngoài được dễ dàng. Trong chương trình đại học hiện nay đều có môn ngoại ngữ chuyên ngành. Thế sao sinh viên còn lúng túng với tài liệu ngoại ngữ ? Có nhiều nguyên nhân, có thể là do phương pháp dạy và học ngoại ngữ chưa đạt trọng tâm chăng ? Kết quả khảo sát khả năng tiếng Anh trên 50 sinh viên năm 1 của ĐHQG TPHCM do Hội đồng Anh và ĐH Cambridge tiến hành cho thấy 100% sinh viên không đủ khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở trình độ sơ cấp A theo tiêu chuẩn chung châu Âu (CEF). Sinh viên cũng chưa quen trả lời các câu hỏi liên quan đến cá nhân, mang tính sáng tạo nhưng lại rất thông thạo khi trả lời những câu hỏi được học thuộc từ trước [1]. Cách đây hơn 20 năm, trong bài “Về một phương pháp dạy ngoại ngữ” mở đầu rất hấp dẫn : “Chỉ cần qua một lớp, với 60 tiết học, có thể đọc được những tài liệu viết bằng tiếng Anh, theo một chuyên môn nhất định; điều đó không còn là một mong ước, mà đã thành hiện thực.” . Bài báo giải thích khái niệm tri giác văn bản : “.. những người không có điều kiện giao dịch bằng ngọai ngữ mà chỉ tiếp xúc với các văn bản thì tri giác văn bản, tức là đọc được văn bản, là mục tiêu quan trọng nhất. Đọc được văn bản nói ở đây có nghĩa là phải hiểu được nội dung những văn bản đó và biết chuyển dịch một chiều từ ngọai ngữ sang tiếng mẹ đẻ.” [2] Người tự học làm sao tiếp cận văn bản chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài? Đây là một vấn đề cốt lỏi đối với những người tự học, không có điều kiện đến trường theo các khóa học như sinh viên thuần tuý. Bài viết này giới thiệu cách tiếp cận văn bản tiếng nước ngoài trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định, qua các bước: chuyển mục đích thành mục tiêu cụ thể, sau đó xác 1 định đặc trưng của loại ngôn ngữ văn bản và trình độ thật của bản thân về ngôn ngữ muốn tiếp cận. Chuyển mục đích thành mục tiêu cụ thể Muốn giỏi tiếng Anh, mục đích đặt ra chưa rõ ràng. Giỏi tiếng Anh về mặt nào? (nghe, nói, đọc, viết), trong lĩnh vực gì? (kinh doanh, văn học, chính trị…). Nên dùng mô hình SMART để chuyển mục đích ra mục tiêu cụ thể. Mô hình SMART gồm 5 tiêu chí: S (Specific): Đặc trưng M (Measurable): Đo lường được A (Agreed): Đạt được đồng ý R (Realistic): Thực tế T (Time): Thời gian [3]. Khái niệm SMART được sử dụng trong truyền thông để có sự chia sẻ thông tin trong giao tiếp giữa đôi bên. Khái niệm này được dùng trong đào tạo : A (Achievable): Có thể đạt được R (Relevant): Thích đáng, có liên quan [4] SMART còn được triển khai theo hướng tự học (do D.B. Yout và L. Lipsett đề xuất năm 1989) gồm các thành phần: SM (Self-managed): Tự quản A (Awareness): Ý thức R (Responsability): Trách nhiệm T (Technical competence): Năng lực thực hiện trong kỹ thuật [5]. Yếu tố S (Đặc trưng) phải xác định thật cụ thể. Văn bản thuộc lĩnh vực hẹp, càng giới hạn càng rõ nét đặc trưng. Văn bản trong lĩnh vực giáo dục cũng còn quá rộng, chưa đặc trưng, phải giới hạn hẹp nữa, thí dụ: lý thuyết học tập (một môn học trong chương trình cao học ngành giáo dục học của Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM). Yếu tố M (Đo lường được): có khoảng bao nhiêu thuật ngữ về lý thuyết học tập? Muốn xác định số lượng phải dựa vào tài liệu chính xác: bản Index có khoảng 500 thuật ngữ [6]. Mỗi tác giả lý thuyết học tập có một số thuật ngữ đặc trưng, chẳng hạn lý thuyết học tập của B.F. Skinner có 48 thuật ngữ [6, trang 119-122]. Hiện nay có trên 50 lý thuyết học tập đa số thuộc trường phái thuyết cấu trúc (Constructivism) [7]. 2 Yếu tố A (Achievable) và R (Relevant) có liên quan chặt chẽ với phương tiện, tức là tài liệu học tập và nhất là từ điển chuyên ngành. Hiện nay nhiều ngành khoa học kỹ thuật đã có khá nhiều lọai từ điển này. Trong lĩnh vực giáo dục, từ điển chuyên ngành rất hiếm ở nước ta. Người tự học phải gia công tích lũy lần lần. Bền chí thì sẽ thành công. Yếu tố T (Time) đòi hỏi phải lên kế hoạch thời gian phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của cá nhân. Trong chương trình cao học ngành giáo dục học có 20 môn học. Theo bản thảo “Thuật ngữ Anh – Việt ngành Giáo dục học” của tác giả bài viết này chọn ra có khoảng 6.000 thuật ngữ trong số 20.000 từ giáo dục được định nghĩa [8]. Đặc trưng ngôn ngữ văn bản Thông thường, muốn hiểu ngôn ngữ văn bản phải có căn bản ngữ pháp. Người có trình độ B ngoại ngữ tiếp cận tương đối dễ dàng ngữ pháp trong văn bản khoa học kỹ thuật. Mỗi ngôn ngữ có đặc thù riêng về ngữ pháp. Danh từ tiếng Pháp có giống đực, giống cái, trong khi tiếng Nga, tiếng Đức lại thêm giống trung. Tiếng Pháp rắc rối ở chia động từ và các thì, tính từ lúc thì đăt sau danh từ, lúc thì đặt trước danh từ. Danh từ tiếng Đức dẽ nhận diện vì bao giờ chữ cái đầu đều viết hoa. Tiếng Đức có 4 cách, còn tiếng Nga 6 cách. Văn bản chữ Phạn lại tới 8 cách và chữ viết liền nhau một mạch mà W. Durant minh họa “những từ dài vô tận y như những con sán ghê tởm trườn hết hàng trên xuống đến hàng dưới” [9]. Văn bản Trung Quốc có phồn thể và giản thể. Người nào đã có kinh nghiệm tiếp cận văn bản phồn thể thì chuyển sang văn bản giản thể tương đối dễ dàng, nhưng ngược lại gặp nhiều khó khăn hơn vì chữ phồn thể có nhiều nét hơn. Ngoài ra, cần chú ý hư từ trong cấu trúc văn bản Trung Quốc, nhất là văn bản cỗ dễ gây lầm lẫn nghĩa câu văn [10]. Ngôn ngữ nào cũng có cách thành lập cụm từ (collocation). Các loại cụm từ trong văn bản chuyên ngành không thể đoán nghĩa chính xác được, cần phải có từ điển chuyên ngành để hỗ trợ. Trình độ thật của cá nhân Đầu vào của học viên cao học đòi hỏi trình độ ngoại ngữ chứng chỉ B. Trình độ có hai mặt: trình độ biểu kiến, đó là tờ giấy chứng nhận, và trình độ thật, tức là năng lực thực hiện (Competency). Chính trình độ thật này mới giúp cá nhân làm việc có hiệu quả cao. Đa số học viên cao học còn lúng túng khi tiếp cận văn bản ngoại ngữ chuyên ngành có lẽ do hai nguyên nhân cơ bản: chưa quen tiếp cận văn bản ngoại ngữ và thiếu vốn từ chuyên ngành. Ai đã tiếp cận khá thông thạo văn bản chuyên ngành của một ngôn ngữ Tây phương thì tiếp cận văn bản chuyên ngành của một ngôn ngữ Tây phương khác được thuận lợi nhờ quy luật chuyển di học tập (transfer of learning). 3 Đa số các ngôn ngữ Tây phương như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức … đều bắt nguồn tiếng La Tinh và Hy Lạp. Thuật ngữ khoa học kỹ thuật hầu như bắt nguồn từ tiếng La Tinh và Hi Lạp, do đó thuật ngữ chuyên ngành của các ngôn ngữ Tây phương đều tương tự với nhau. Tác giả bài viết này đã thử nghiệm chuyển dịch thuật ngữ giáo dục từ tiếng Anh sang tiếng Đức trong 3 năm nay, qua 3 khóa “Đào tạo Thạc sĩ Sư phạm nghề Quốc tế” liên kết giữa Trường Đại học SPKT TP HCM với Trường Đại học Magdeburg (CHLB Đức) mà chương trình đào tạo do Đại học Magdeburg ấn định. Trong giai đoạn hội nhập ngày nay, ngoại ngữ là một công cụ thiết yếu để nâng cao trình độ. Từ lâu, GS Tôn Thất Tùng đã gợi ý cho thanh niên một số chuẩn bị cơ bản mà ngoại ngữ không thể thiếu được: - Chuẩn bị tư tưởng, - Phải có ngoại ngữ, - Phải biết quan sát, - Phải có trí tưởng tượng - Phải có văn hóa rộng rãi, - Phải nắm vững phương pháp… [11]. 4 Tài liệu tham khảo [1]. Tuổi Trẻ, ngày 7-4-2005, tr1. [2]. Hồng Dân Nguyễn Đức Nguyên: “Về một phương pháp dạy ngọai ngư”, Sài-Gòn Giải phóng, ngày 14-4-1982. [3]. Training Dictionary. http://www.trainingdictionary.com/ [4]. Big Dog’s ISD Page: Glossary & Acronyme. http://DonClarkISD/acron.html [5]. Raymond A. Noe : Employee Training & Development (2nd ed.).Mac Graw-Hill, Boston, 2002, p 220. [6]. B.R. Hergenhahn: An Introduction to Theories of Learning (3th ed). Prentice-Hall International Editions, 1990. [7]. Explorations in Learning & Instruction: The Theory into Practice Database. http://tip.psychology.org/theories.htm [8]. Carter V. Good (ed.): Dictionary of Education (3rd ed.). McGraw-Hill, New York, 1973. [9]. Will Durant: Lịch sử văn minh Ấn Độ (Nguyễn Hiến Lê dịch). Nxb Văn Hóa, 1996, tr. 300. [10].Trần Văn Chánh: Từ điển hư từ- Hán ngữ cổ đại và hiện đại. Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002. [11]. Tôn Thất Tùng: Đường vào khoa học của tôi. NXB Thanh niên, HN, 1981. __________________ 5
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net