logo

KHUNG KHỔ DỊCH THUẬT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Bản dự thảo khung khổ dịch thuật của Ngân hàng Phát triển châu Á này chỉ dành cho mục đích tham vấn và không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của Ban quản lý hay Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Phát triển châu Á.
Number: 26194 Dạng tài liệu: Dự thảo tham vấn Ngày 25 tháng 5 năm 2006 KHUNG KHỔ DỊCH THUẬT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á Bản dự thảo khung khổ dịch thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á này chỉ dành cho mục đích tham vấn và không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của Ban Quản lý hay Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Mọi ý kiến đóng góp bằng tiếng Việt có thể gửi bằng email đến địa chỉ [email protected] hoặc gửi qua số fax: (84-4) 9331373. Ý kiến đóng góp tính đến thời điểm ngày 31 tháng 7 năm 2006 sẽ được chúng tôi cân nhắc cẩn trọng trong quá trình sửa đổi bản dự thảo này. Tài liệu này đã được chuyển ngữ từ tiếng Anh với mục đích tiếp cận được nhiều độc giả hơn. Trong khi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã nỗ lực đảm bảo độ chính xác của bản dịch, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ làm việc chính thức của ADB và bản gốc tiếng Anh của tài liệu này mới là căn cứ duy nhất (cũng có nghĩa là văn bản chính thức và xác thực). Bất kỳ sự trích dẫn nào đều phải tham khảo bản gốc của tài liệu này. Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB – Ngân hàng Phát triển Châu Á AfDB – Ngân hàng Phát triển Châu Phi CSP – Chương trình và Chiến lược quốc gia CSPU – Bản Cập nhật Chương trình và Chiến lược quốc gia CSP/U – Chương trình và Chiến lược quốc gia hoặc Bản Cập nhật Chương trình và Chiến lược quốc gia DER – Vụ Đối ngoại DGT – Ban Tổng giám đốc về Dịch thuật EBRD – Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu EU – Cộng đồng Châu Âu IDB – Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ IMF – Quỹ Tiền tệ Quốc tế MDB – Ngân hàng phát triển đa phương NGO – Tổ chức phi chính phủ PCP – Chính sách truyền thông công chúng PPTA – Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án QA – Đảm bảo chất lượng TA – Hỗ trợ kỹ thuật GHI CHÚ Trong tài liệu này, "$" được hiểu là đô la Mỹ Trong tài liệu này, "€" được hiểu là Euros. ii Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 MỤC LỤC Trang Tóm tắt iii I. GIỚI THIỆU 1 A. Nền tảng 1 B. Xây dựng khung khổ dịch thuật và Nội dung 2 II. PHƯƠNG ÁN DỊCH THUẬT CỦA CÁC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN ĐA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC 3 III. PHƯƠNG ÁN DỊCH THUẬT CỦA ADB 5 A. Tổng quan 5 B. Phân tích vấn đề 6 IV. KHUNG KHỔ DỊCH THUẬT 8 A. Các nguyên tắc và giả định 8 B. Các tiêu chí để đưa ra quyết định dịch thuật 10 C. Các loại hình tài liệu cần chuyển ngữ để nâng cao nhận thức của công chúng về ADB 10 D. Các loại tài liệu cần chuyển ngữ để giao tiếp với những người bị ảnh hưởng bởi dự án 13 V. THỰC THI KHUNG KHỔ DỊCH THUẬT 17 A. Cơ sở thực thi khung khổ dịch thuật này 17 B. Điều phối dịch thuật 17 C. Kiểm tra chất lượng 18 D. Trách nhiệm điều phối dịch thuật và Kiểm tra chất lượng bản dịch 18 VI. GHI CHÚ VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGUỒN LỰC 19 CÁC PHỤ LỤC 1. Tuyên bố của ADB đối với các tài liệu chuyển ngữ 2. Các ngôn ngữ đích của việc chuyển ngữ các tài liệu nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin thể chế 3. Chuyển ngữ cho các quốc gia tài trợ thành viên Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 iii TÓM TẮT Giới thiệu Tháng 4 năm 2005, Ban Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt Chính sách truyền thông công chúng (PCP) với mục đích củng cố niềm tin cũng như khả năng gắn kết của các bên có liên quan với ADB. Cho tới lúc đó, vẫn chưa có một chính sách nào của ADB về vấn đề dịch thuật, do vậy PCP đã khởi xướng xây dựng một khung khổ dịch thuật (khung khổ) nhằm định hướng cho việc phổ biến thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, vốn là ngôn ngữ làm việc chính thức của ADB. Phương án dịch thuật hiện tại của ADB cho thấy sự cam kết được đưa ra dưới dạng các chính sách nhằm đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng bởi dự án phải nhận được thông tin bằng thứ ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được. Các chính sách đảm bảo này của ADB đòi hỏi những bêm đi vay hay tài trợ dự án phải cung cấp thông tin có liên quan về các vấn đề thiết yếu của dự án dưới dạng tài liệu và ngôn ngữ mà người bị ảnh hưởng bởi dự án nắm được. Những cam kết cụ thể đề cập ở trên đã không thể đáp ứng nhu cầu đổi mới cách tiếp cận hiện thời của ADB đối với vấn đề dịch thuật, vốn chỉ dựa trên những yêu cầu dịch thuật cụ thể đối với một tài liệu nào đó trong một thời điểm nhất định. Những quyết định về vấn đề dịch thuật tại ADB trước tiên là nằm trong tay người soạn thảo ra tài liệu đó, có sự tham vấn với cơ quan đại diện thường trú. Mỗi cơ quan đại diện thường trú lại có cách giải quyết riêng đối với từng yêu cầu, quyết định liệu có cho dịch tài liệu đó hay không và kinh phí dịch thuật lấy từ đâu ra. Kết quả là các bản dịch của Ngân hàng là một tập hợp tài liệu với nhiều loại ngôn ngữ, bao gồm nhưng không giới hạn các chính sách (chẳng hạn như chính sách chống tham nhũng, chính sách về giới và phát triển); các chương đặc biệt về từng quốc gia trong cuốn Triển vọng Phát triển Châu Á; các hướng dẫn mua sắm; các hướng dẫn về môi trường; và các tài liệu về hoạt động của ADB tại từng quốc gia. Không có một bộ tài liệu hoàn chỉnh chung nào về các tài liệu dịch trong hệ thống ADB. Một khung khổ dịch thuật là rất cần thiết bởi vì cách tiếp cận theo từng trường hợp cụ thể như hiện thời đã làm lỡ nhiều cơ hội giao tiếp. Điều này có nghĩa là nguồn kinh phí có hạn đôi lúc đã được dùng một cách thiếu hiệu quả mà thay vào đó, nguồn kinh phí này bị tiêu tốn ngay từ trước khi nhận ra nhu cầu dịch thuật thiết yếu. Đồng thời, ngay chính tiến trình điều phối công tác dịch thuật có thể đã là một rào cản đối với công việc này, bởi vì đây là một công việc đầy cam go và tiêu tốn thời gian, mà lại không có những hướng dẫn xúc tiến, những thu xếp hành chính hay sự chia sẻ kiến thức với những người vốn đã có kinh nghiệm. Hơn nữa, không có một khoản ngân sách riêng dành cho các dịch vụ dịch thuật hay nguồn nhân lực dành cho việc điều phối công tác dịch thuật; trong khi nguồn kinh phí vốn đã rất hạn hẹp khiến cho rất ít nhân viên có thể nhận thấy hoặc biết cách giải ngân cho hoạt động này. Các nguyên tắc và giả định của khung khổ dịch thuật Khung khổ dịch thuật đã được xây dựng với nhiều nguyên tắc và giả định quan trọng. Đáng lưu ý, khung khổ này dựa trên những cam kết đã có với các chính sách bảo vệ người bị ảnh hưởng bởi dự án và PCP, nhất là trong việc giao tiếp với những người bị ảnh hưởng bởi dự án bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được. Ngôn ngữ đích của bản dịch sẽ phụ thuộc vào mục đích của tài liệu được dịch và (những) ngôn ngữ mà các bên liên quan tới tài liệu đó sử dụng. Do ADB đang hoạt động trong một môi trường kinh phí hạn hẹp, các quyết định liên quan tới dịch thuật phải được cân nhắc kỹ càng và khôn ngoan. iv Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 Khung dịch thuật này là một công cụ hướng dẫn giúp hỗ trợ sự linh động và tự quyết của người ra quyết định. Những quyết định về việc dịch hay không dịch tài liệu nằm trong tay người soạn thảo hoặc sở hữu tài liệu đó. Bản thân ADB sẽ không dịch những tài liệu thuộc quyền sở hữu của bên đi vay hay nhà tài trợ dự án, nhưng sẽ khuyến khích người sở hữu tài liệu liên hệ với những người bị ảnh hưởng bởi dự án. Các quyết định dịch thuật liên quan đến dịch cái gì, khi nào và ngôn ngữ đích sẽ do bên đi vay đưa ra. Khung khổ này nhấn mạnh một lần nữa rằng tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ làm việc chính thức của ADB, và bản tiếng Anh của mọi tài liệu của ADB sẽ vẫn được coi là bản chính thức. Tuy vậy, ADB sẽ nỗ lực để cung cấp được những bản dịch có chất lượng cao và phản ánh chính xác ý nghĩa của tài liệu bằng ngôn ngữ đích. Do khung khổ này không xây dựng chính sách hay thủ tục nào mới, những hướng dẫn đưa ra ở đây sẽ không phải chịu sự đánh giá tuân thủ quy định theo cơ chế trách nhiệm giải trình của ADB. Khung khổ này sẽ được đánh giá 3 năm sau ngày phê duyệt nhằm đảm bảo rằng phương án dịch thuật tại ADB vẫn còn phù hợp với các nhu cầu giao dịch và ngôn ngữ vốn vẫn đang thay đổi từng ngày. Các tiêu chí để đưa ra quyết định dịch thuật Khung khổ dịch thuật cung cấp nhiều tiêu chí giúp người ra quyết định cân nhắc những yếu tố khác nhau để họ có thể quyết định liệu có nên dịch một tài liệu hay không, các yêu tố này bao gồm bản chất và mục đích của tài liệu, trình độ văn hóa của người đọc; số người cần đến thông tin đó; thời hạn sử dụng tài liệu và độ dài của tài liệu; thời gian cần thiết cho công tác dịch thuật; và chi phí tài chính cũng như chi phí cơ hội cho việc đó. Nếu phù hợp, người ra quyết định được khuyến khích tham vấn với các cơ quan đại diện thường trú để có thêm thông tin về bối cảnh địa phương giúp cho việc ra quyết định chuẩn xác hơn. Những bản dịch mới do Khung khổ dịch thuật đề xuất Khung khổ dịch thuật đề xuất một phương án mới về việc dịch thuật thường xuyên các tài liệu nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và cung cấp thông tin thể chế về ADB, miễn là có đủ kinh phí và nhân lực cho việc này. Những tài liệu này được coi là “những tài liệu nâng cao nhận thức” và bao gồm: (i) Chương trình và Chiến lược quốc gia và những bản cập nhật (thông qua PCP, ADB đã cam kết dịch thuật những tài liệu này); (ii) Thông tin về ADB và các quốc gia thành viên; (iii) Các chính sách cơ bản giúp các bên có liên quan bên ngoài phối hợp với ADB; (iv) Các tài liệu chiến lược / thể chế khác; và (v) Các tài liệu sơ bộ về các chủ đề chủ yếu của ADB, khi được soạn thảo xong. Ngoài ra, khung khổ này còn đề xuất phát triển các trang web địa phương hóa. Cách tiếp cận mới về việc xây dựng các trang web địa phương hóa sẽ được thử nghiệm cho hoạt động của ADB tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và các nước Cộng hòa Trung Á – một trang web cho cơ quan đại diện thường trú của ADB tại Trung Quốc và một trang tập trung cho các cơ quan đại diện thường trú tại những nước nói tiếng Nga thuộc các nước Cộng hòa Trung Á. Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 v Các cam kết hiện thời đối với dịch thuật Khung khổ này lặp lại các cam kết hiện tại của ADB đối với dịch thuật. ADB sẽ tiếp tục phương án làm việc hiện thời là kết hợp chặt chẽ với bên đi vay hay các nhà tài trợ dự án nếu phù hợp, nhằm đảm bảo rằng thông tin được cung cấp cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án như đã được cam kết trong các chính sách bảo vệ của ADB về môi trường, tái định cư không tự nguyện, và dân tộc bản địa; cơ chế giải trình trách nhiệm; và PCP đoạn văn bản số 74. Cơ sở cho việc thực hiện Khung khổ dịch thuật Nhằm giúp triển khai khung khổ dịch thuật, Vụ Đối ngoại của ADB sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và tiến hành thực hiện những cơ sở hạ tầng phụ thêm. Một trong các nhiệm vụ là đảm bảo cập nhật danh sách các phiên dịch trong nước và phương án hợp đồng linh hoạt cho dịch vụ dịch thuật; xây dựng từ điển thuật ngữ ADB và thuật ngữ phát triển bằng các ngôn ngữ đích để hỗ trợ công việc cho các phiên dịch; đồng thời làm tâm điểm cho công tác điều phối các hoạt động dịch thuật. Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 I. GIỚI THIỆU A. Nền tảng 1. Tháng 4 năm 2005, Ban Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt Chính sách truyền thông công chúng (PCP) với mục đích củng cố niềm tin cũng như khả năng gắn kết của các bên có liên quan với ADB. Chính sách truyền thông công chúng này đồng thời cũng nhằm tăng cường tác động phát triển do các hoạt động của ADB mang lại bằng cách nâng cao: (i) nhận thức và hiểu biết về các hoạt động, chính sách, chiến lược, mục tiêu cũng như kết quả đạt được của ADB cho các tổ chức trực thuộc ADB, các bên liên quan khác và công chúng nói chung; (ii) chia sẻ và trao đổi kiến thức phát triển cũng như các bài học kinh nghiệm, nhằm cung cấp một cách nhìn mới và sáng tạo về các vấn đề phát triển; (iii) phát triển có sự tham gia, đảm bảo luồng thông tin hai chiều mạnh mẽ hơn giữa ADB và các bên liên quan, bao gồm người bị ảnh hưởng bởi dự án; và (iv) sự minh bạch và giải trình trách nhiệm trong các hoạt động do ADB tiến hành.1 2. PCP đòi hỏi tăng cường chia sẻ thông tin, nhất là thông tin có liên quan đến hoạt động. Theo PCP, ADB sẽ chủ động chia sẻ kiến thức và thông tin về công việc của mình với các bên có liên quan và đại chúng, mở rộng cơ hội nắm bắt thông tin cho người bị ảnh hưởng của dự án do ADB tiến hành2, đồng thời gây ảnh hưởng đối với các quyết định có tác động đến đời sống của họ. Sự giao tiếp này sẽ không hiệu quả nếu thông tin được truyền tải bằng thứ ngôn ngữ mà độc giả không hiểu. Do vậy, việc chuyển ngữ những thông tin sang ngôn ngữ của độc giả gắn liền với giao tiếp và truyền bá thông tin hiệu quả. Trong thực tế, PCP buộc nhân viên ADB phải đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng bởi dự án phải nhận được thông tin về các dự án thường xuyên bằng ngôn ngữ và phương tiện truyền tải phù hợp. 3. PCP đòi hỏi việc xây dựng một khung khổ dịch thuật nhằm định hướng cho việc phổ biến thông tin bằng nhiều loại ngôn ngữ khác, ngoài tiếng Anh, vốn là ngôn ngữ làm việc chính thức của ADB. Một cơ chế như vậy là rất cần thiết bởi vì cách tiếp cận theo từng trường hợp cụ thể như hiện thời đã làm lỡ nhiều cơ hội giao tiếp. Điều này có nghĩa là nguồn kinh phí có hạn đôi lúc đã được dùng không hiệu quả mà thay vào đó, bị tiêu tốn ngay từ trước khi nhận ra nhu cầu dịch thuật thiết yếu. Trong nhiều trường hợp, nhân viên đã không dự trù kinh phí cho dịch thuật, và chỉ nhận ra nhu cầu dịch thuật sau đó, nên họ đã phải cố gắng tìm kinh phí từ nguồn khác để bù đắp. Đồng thời, ngay chính tiến trình điều phối công tác dịch thuật có thể đã là một rào cản đối với công việc này, bởi vì đây là một công việc đầy cam go và tiêu tốn thời gian, mà lại không có những hướng dẫn xúc tiến, những thu xếp hành chính hay sự chia sẻ kiến thức với những người vốn đã có sẵn định hướng. Hơn nữa, không có một khoản ngân sách riêng dành cho các dịch vụ dịch thuật hay nguồn nhân lực dành cho việc điều phối công tác này; trong khi nguồn kinh phí vốn đã rất hạn hẹp khiến cho rất ít nhân viên có thể nhận thấy hoặc biết cách giải ngân cho hoạt động này. 1 ADB. 2005. Cuốn The Public Communications Policy of the Asian Development Bank, Disclosure and Exchange of Information. 2 “Dự án” trong tài liệu này là chỉ các dự án do ADB hỗ trợ và các chương trình thực hiện bằng vốn vay và vốn tài trợ, bao gồm cả các dự án hỗ trợ kỹ thuật. 2 Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 B. Xây dựng khung khổ dịch thuật và Nội dung 4. Quá trình xây dựng. Khung khổ dịch thuật của ADB được xây dựng thông qua việc phân tích các dữ liệu có sẵn về công tác dịch thuật tại ADB và các biện pháp hiện thời của các ngân hàng tài trợ đa phương (MDBs) khác cũng như các tổ chức quốc tế. Các nhân viên của cơ quan đại diện thường trú tham gia vào dịch thuật tài liệu cũng đã được tham vấn. Nhóm công tác gồm các đại diện từ năm vụ khu vực của ADB và Vụ Điều hành Khu vực Tư nhân đã được thành lập để lấy ý kiến. 5. Khung khổ dịch thuật đã được các phòng ban và văn phòng ADB đánh giá. Các góp ý của nhân viên đã được tham khảo cho việc soạn thảo tài liệu này. Thông tin từ các bên liên quan bên ngoài đang được thu thập. 6. Một số các bên liên quan bên ngoài đã lên tiếng về quan điểm của họ đối với vấn đề dịch thuật thông qua việc tham vấn về PCP. Những gợi ý này đã được tham khảo trong quá trình xây dựng khung khổ dịch thuật hiện thời. Các đề xuất khá đa chiều. Chẳng hạn như một vài nơi nói rằng các tài liệu của ADB đi đôi với hoạt động của ADB tại một quốc gia nào đó nên được dịch sang mọi ngôn ngữ quốc gia có liên quan của quốc gia đó; mọi tài liệu chính sách được công bố phải được dịch ra ngôn ngữ của tất cả các quốc gia mà ADB có hoạt động; và mọi tài liệu dự án được công bố phải được dịch ra ngôn ngữ của quốc gia có dự án hoạt động. Nơi khác lại cho rằng ADB xác định “tài liệu then chốt” (như các chính sách hoạt động) phải được dịch ra tất cả hoặc phần lớn ngôn ngữ khu vực, và một bộ tài liệu thứ hai (chẳng hạn như các tài liệu chiến lược quốc gia) phải được dịch sang một số nhóm ngôn ngữ nhất định. Các tài liệu dự án có thể được dịch sang (các) ngôn ngữ của các cộng đồng có thể bị ảnh hưởng bởi dự án. 7. Rất nhiều bên liên quan thúc ép ADB đưa ra cam kết rõ ràng về việc phân bổ nguồn lực xứng đáng cho dịch thuật và đề nghị rằng chi phí dịch thuật và kinh phí tài liệu phải được đưa vào dự trù kinh phí của mỗi dự án. Nhiều chính phủ các quốc gia thành viên cũng lưu ý rằng các chi phí này ADB nên chi trả thông qua vốn tài trợ. 8. Cấu trúc của Văn bản này. Phần II điểm qua các phương án dịch thuật hiện thời của các MDB và các tổ chức quốc tế khác. Phương án dịch thuật hiện thời của ADB được trình bày trong Phần III. Phần IV gồm nội dung khung khổ dịch thuật, bao gồm các nguyên tắc và giả định cơ bản của cơ chế, các tiêu chí giúp quyết định liệu có dịch một tài liệu hay không, các loại tài liệu được dịch cho mục đích nâng cao nhận thức của công chúng hay cung cấp thông tin thể chế, và các loại hình tài liệu được dịch nhằm giao tiếp với người bị ảnh hưởng bởi dự án. Phần V định hướng việc triển khai thực hiện khung khổ dịch thuật, và Phần VI thảo luận về nguồn lực. Ba phụ lục được trình bày ở phần cuối cùng của tài liệu này. Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 3 II. PHƯƠNG ÁN DỊCH THUẬT CỦA CÁC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN ĐA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC 9. Việc xây dựng khung khổ dịch thuật này đã tham khảo các phương án dịch thuật của các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức quốc tế khác, có xem xét đến (các) ngôn ngữ làm việc và chính sách ngôn ngữ (nếu có) của họ, có tham vấn các nhân viên tham gia vào công việc dịch thuật, và kinh phí dịch thuật. 10. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD). EBRD có bốn ngôn ngữ làm việc (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga). EBRD có sáu nhân viên dịch thuật làm việc tại văn phòng tại London, giải quyết phần lớn các công việc dịch thuật của ngân hàng. Chính sách Thông tin Công cộng của EBRD năm 2003 đã tuyên bố rằng ngân hàng sẽ dịch, trên cơ sở thử nghiệm, các chiến lược quốc gia sẽ được phê duyệt trong tương lai sang ngôn ngữ địa phương. Ngân hàng cũng cam kết dịch thuật, trên cơ sở tăng dần, ba tài liệu thiết yếu đối với công việc giao tiếp với công chúng (Chính sách Thông tin Công cộng, Cơ chế Nguồn lực Độc lập và Chính sách Môi trường).3 11. Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB). Ngôn ngữ làm việc của IDB là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Mọi tài liệu đệ trình lên Ban Thống đốc đều được trình bày bằng bốn loại ngôn ngữ chính thức (tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha). Ngoài ra, theo chính sách truyền bá thông tin của tổ chức này và theo sự quản lý của Ban chuyên trách, IDB phải cung cấp quyền truy cập thông tin cho tất cả các quốc gia thành viên một cách minh bạch nhất. Do vậy, các tài liệu phải được trình bày bằng bốn thứ tiếng của các quốc gia vay vốn của IDB, khi cần thiết. 12. IDB có 15 nhân viên dịch thuật đóng tại Washington, DC, trong số đó có tám phiên dịch. Chi phí dịch thuật cho năm 2004 ước tính khoảng 2,12 triệu đô la Mỹ. 13. Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB). Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của AfDB. Tài liệu thường được dịch sang các ngôn ngữ này, tùy theo nhu cầu của các nước thành viên. AfDB cũng dịch thông tin như báo cáo tư vấn, thông tin truyền bá, và các ấn phẩm sang các ngôn ngữ khác, tùy thuộc vào nhu cầu giao tiếp bên ngoài. Phó Chủ tịch về Quản lý Điều phối phụ trách cả Phòng Dịch vụ Ngôn ngữ, nơi tuyển dụng các nhân viên dịch thuật và phiên dịch.4 14. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngôn ngữ làm việc của IMF là tiếng Anh. Do IMF không có nhu cầu chính thức về xuất bản bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, các quyết định được dựa trên các yếu tố về việc sử dụng, nhu cầu và chi phí.5 Với số nhân viên khoảng 90 người, Phòng Dịch vụ Ngôn ngữ của IMF xử lý mọi yêu cầu dịch thuật, và khoảng một nửa trong số đó là thuê ngoài.6 15. Tổ chức Ngân hàng thế giới. Ngôn ngữ làm việc của Ngân hàng thế giới là tiếng Anh. Cho tới tận năm 2003, Ngân hàng thế giới vẫn chưa có một chính sách hay cách tiếp cận rõ ràng nào đối với dịch thuật tài liệu. Năm 2003, tổ chức này đã ban hành một khung khổ dịch thuật tài liệu nêu rõ một cách tiếp cận thực dụng và phi tập trung đối với dịch thuật. Theo cách 3 EBRD. 2003. Cuốn Public Information Policy. Tại địa chỉ: http://www.ebrd.org/about/policies/pip/pip.pdf 4 Ibid. 5 IMF. 2003. Cuốn A Review of the Fund’s External Communications Strategy. Tại địa chỉ: http://www.imf.org/external/ np/exr/docs/2003/021303.pdf 6 World Bank. 2003. Cuốn A Translation framework for the World Bank Group. Tại địa chỉ: http://www1.worldbank.org/ operations/disclosure/documents/TranslationFramework.pdf 4 Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 này, trách nhiệm ra quyết định dịch thuật (bao gồm cái gì, khi nào và thế nào) được quy cho từng nhà tài trợ kinh doanh của tài liệu. Mỗi tổ chức trực thuộc Tổ chức Ngân hàng thế giới tài trợ và ra quyết định về dịch thuật phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của mình và loại hình ngôn ngữ sẽ cho phép tiếp cận số lượng độc giả lớn nhất. 16. Khung khổ của Ngân hàng thế giới cung cấp “các nguyên tắc thực tiễn hữu ích” như sau để hướng dẫn những người ra quyết định khi họ chọn tài liệu để dịch: (i) tài liệu và ấn phẩm nhằm giải quyết công việc kinh doanh tổng thể và soạn thảo chiến lược của tổ chức đồng thời nhắm đến lượng độc giả quốc tế đáng kể; (ii) tài liệu cung cấp cho độc giả với mục đích lấy ý kiến tham vấn công cộng; và (iii) tài liệu và ấn phẩm nhằm cung cấp thông tin liên quan đến các quốc gia và dự án cụ thể nào đó. Ngân hàng thế giới (WB) không dịch các tài liệu thuộc sở hữu của bên đi vay. 17. WB hiện tại đang chuẩn bị một báo cáo về tiến độ triển khai khung khổ dịch thuật từ năm 2003 và xây dựng dự thảo điều chỉnh khung khổ dịch thuật nếu cần thiết. Một phần của đánh giá này là xây dựng một danh mục tài liệu sẽ được thường xuyên chuyển ngữ. WB đồng thời cũng lập kế hoạch cung cấp một danh sách tài liệu đề xuất được chuyển ngữ. 18. Cộng đồng Châu Âu (EU). EU có 20 ngôn ngữ chính thức: Czech, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Estonian, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italia, Latvia, Lit-va, Malt, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovene, Tây Ban Nha, và Thụy Điển. Mọi luật lệ đều phải được xuất bản bằng tất cả các ngôn ngữ này. Việc này được Ban Tổng giám đốc về Dịch thuật (DGT) thực hiện, ban này là dịch vụ dịch thuật lớn nhất thế giới. Văn phòng đặt tại Brussels và Luxembourg, DGT dịch các văn bản viết sang các ngôn ngữ chính thức của EU và các ngôn ngữ khác, không chỉ cho EU. Ban này có số lượng nhân viên dài hạn khoảng 1.650 nhà ngôn ngữ học và 550 nhân viên hỗ trợ, chưa kể số phiên dịch làm bán thời gian trên toàn cầu.7 19. Ủy ban Châu Âu hoạt động chủ yếu bằng ba ngôn ngữ mang tính thủ tục – Anh, Pháp và Đức – và tài liệu nội bộ của Ủy ban chỉ được được soạn thảo bằng một hoặc hơn một ngôn ngữ, và nếu cần thì được chuyển ngữ nội trong ba ngôn ngữ này. Tương tự như vậy, tài liệu nhận được bằng ngôn ngữ không phải là ba ngôn ngữ nêu trên thì được chuyển ngữ thành một trong số ba ngôn ngữ này để Ủy ban có thể hiểu được một cách chung nhất, nhưng không được chuyển ngữ thành các ngôn ngữ chính thức khác. 20. Mỗi tổ chức thuộc EU (Ủy ban, Hội đồng, Quốc hội Châu Âu, Ban Kinh tế Xã hội Châu Âu và Ban Khu vực, Tòa Dân sự Tối cao, Tòa Kiểm toán) có dịch vụ dịch thuật của riêng mình, với trách nhiệm chuyển ngữ tài liệu do tổ chức đó ban hành.8 Những dịch vụ dịch thuật riêng lẻ này được hỗ trợ bởi một Trung tâm Dịch thuật chung, với đội ngũ khoảng 90 phiên dịch. Ủy ban và các tổ chức thuộc EU khác hiện tại đang trong quá trình kết hợp 9 ngôn ngữ chính thức mới được bổ sung gần đây. Một khi quá trình chuyển đổi này kết thúc (dự tính cuối năm 2006), chi phí dịch thuật của tất cả các tổ chức này một khi nó đi vào hoạt động hoàn chỉnh, được ước tính khoảng 807 triệu Euros một năm bao gồm 320 triệu cho DGT. Kinh phí này vượt quá tổng kinh phí 99,8 triệu Euros cho năm 2004 và 105,2 triệu cho năm 2005.9 7 Directorate-General for Translation of the European Commission. 2005. Cuốn Translating for a Multilingual Community. Tại địa chỉ: http://europa.eu.int/comm/dgs/translation/bookshelf/brochure_en.pdf 8 Directorate-General for Translation of the European Commission. 2005. MEMO/05/10, Translation in the Commission: where do we stand eight months after the enlargement? Tại địa chỉ: http://europa.eu.int/rapid/pressReleasesAction.do?reference=MEMO/05/10&type=HTML&aged=0&language=EN& guiLanguage=en 9 Ibid. Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 5 III. PHƯƠNG ÁN DỊCH THUẬT CỦA ADB A. Tổng quan 21. Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc của ADB.10 ADB hiện tại không có một chính sách thể chế hay một phương thức dịch thuật toàn diện. Phương án dịch thuật hiện tại của ADB cho thấy sự cam kết được đưa ra dưới dạng các chính sách11 nhằm đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng của các chương trình dự án phải nhận được thông tin bằng thứ ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được. Theo các chính sách này, tài liệu và/hoặc thông tin liên quan đến các vấn đề môi trường, tái định cư không tự nguyện, và dân tộc bản địa phải được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ địa phương. 22. Khá giống với phương án dịch thuật tại các MDB và các tổ chức quốc tế khác, cách tiếp cận hiện thời của ADB đối với vấn đề dịch thuật dựa trên những yêu cầu dịch thuật cụ thể đối với một tài liệu nào đó trong một thời điểm nhất định. Những quyết định về vấn đề dịch thuật tại ADB trước tiên là nằm trong tay người soạn thảo ra tài liệu đó, có sự tham vấn với cơ quan đại diện thường trú. Mỗi cơ quan đại diện thường trú lại có cách giải quyết riêng đối với từng yêu cầu đó, quyết định liệu có dịch tài liệu đó hay không và kinh phí dịch thuật lấy từ đâu ra. Kết quả là các bản dịch là một tập hợp tài liệu với nhiều loại ngôn ngữ, bao gồm nhưng không giới hạn các chính sách (chẳng hạn như chính sách chống tham nhũng, chính sách về giới và phát triển); các chương đặc biệt về từng quốc gia trong cuốn Triển vọng Phát triển Châu Á; các hướng dẫn mua sắm; các hướng dẫn về môi trường; và các tài liệu về hoạt động của ADB tại từng quốc gia. Trang web của ADB gần đây liệt kê danh mục 1.244 tài liệu đã được dịch sang các thứ tiếng sau: Azeri, Bahasa, Bangla, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Hindi, Nhật, Khmer, Lào, Mông Cổ, Nepal, Nga, Thái, Urdu, và Việt Nam. Không có một bộ tài liệu hoàn chỉnh chung nào về các tài liệu dịch trong hệ thống ADB. 23. Có hai nguồn kinh phí tại ADB để trang trải các chi phí dịch thuật. Văn phòng Các dịch vụ Hành chính quản lý một quỹ khoảng 20.000 đô la Mỹ một năm dành cho công việc chuyển ngữ tài liệu từ ngôn ngữ khác sang tiếng Anh. Khoảng 80% yêu cầu dịch thuật có liên quan đến các tài liệu dự án mà các cán bộ dự án cần đến. Phần còn lại bao gồm: dịch thuật các tài liệu cá nhân của nhân sự ADB (giấy chứng nhận y tế, chứng sinh, chứng nhận hôn nhân, hóa đơn học phí, chứng tử và các giấy tờ đi lại) từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Anh để làm chứng từ yêu cầu thanh toán theo quy định của ADB (nghỉ ốm; phụ cấp người ăn theo; trợ cấp giáo dục; đi lại khẩn cấp); các tài liệu không phải bằng tiếng Anh cần được chuyển ngữ sang tiếng Anh cho mục đích kiểm toán nội bộ; công văn gửi đến Chủ tịch ADB được viết bằng các ngôn ngữ khác; các bài báo về cán bộ cao cấp được viết không phải bằng tiếng Anh; và các tài liệu khác. 24. Vụ Đối ngoại (DER) quản lý một quỹ dành cho dịch thuật tài liệu từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác. Yêu cầu dịch thuật lấy từ quỹ này, với tổng số tiền 50.000 đô la Mỹ mỗi năm, dành cho nhiều nhu cầu dịch thuật khác nhau, bao gồm (i) các tài liệu theo quốc gia (chẳng hạn như một bản tin thống kê về một quốc gia); (ii) các tài liệu quy mô toàn hệ thống ADB (như chính sách chống tham nhũng); (iii) các tài liệu cho các đối tác chính phủ để họ hiểu rõ hơn hoặc để giao tiếp với ADB (các hướng dẫn mua sắm); và (iv) các tài liệu dự án cụ thể (như thông tin về một dự án nào đó cho người bị ảnh hưởng bởi dự án). DER xử lý các yêu cầu theo 10 ADB. 1966. Tài liệu The Agreement Establishing the Asian Development Bank. Điều 39.1 11 Các chính sách đảm vệ người bị ảnh hưởng bởi dự án của ADB bao gồm chính sách môi trường và Sổ tay hướng dẫn hoạt động phần F1; chính sách về tái định cư không tự nguyện và Sổ tay hướng dẫn hoạt động phần F2; và chính sách về người bản xứ và Sổ tay hướng dẫn hoạt động phần F3. 6 Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 nguyên tắc trình trước - dịch trước và hiện tại chưa áp dụng một bảng tiêu chí nào cho việc phân bổ kinh phí. 25. Số tiền chi cho dịch thuật tại ADB rất khó xác định chính xác bởi vì những con số này không được theo dõi bằng một hệ thống quản lý chung nào. Cụ thể, chi phí dịch thuật liên quan đến các dự án đã được thanh toán theo các dòng ngân sách vốn không phải dành cho dịch thuật (vd. “tư vấn địa phương” hoặc “quản lý dự án”), do vậy không thể ước lượng một con số tổng chi phí chi cho dịch thuật mà không lật lại toàn bộ chứng từ của từng dự án một. Ước lượng một cách sơ bộ nhất, dựa trên những phản hồi từ các vụ khu vực và cơ quan đại điện thường trú, tổng chi phí của họ cho dịch thuật vào khoảng 140.000 đô la Mỹ cho năm 2004. Hơn một nửa số tiền này được chi cho dịch thuật để giao tiếp với các chính phủ (vd. Các nghị định chính phủ, chính sách chính phủ, dự thảo dự án từ chính phủ, các tài liệu trình bày, thư mời và các loại công văn khác, vv.). Điều này cho thấy các cơ quan đại diện thường trú hoặc văn phòng khu vực vốn phụ thuộc vào bản dịch các tài liệu nhằm giao tiếp với chính phủ đối tác đã dự trù kinh phí dịch thuật và đưa vào ngân sách hàng năm của mình. 26. Trong con số tổng kinh phí ước tính ở trên, một khoản nhỏ hơn đã được chi cho (i) dịch thuật tài liệu chính phủ từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Anh để nhân viên ADB có thể hiểu được; (i) các tài liệu nâng cao nhận thức về ADB (như sách giới thiệu về cơ chế giải trình trách nhiệm); (iii) các giấy tờ của nhân viên ADB cần được chuyển ngữ sang tiếng Anh để hưởng các quyền của ADB; (iv) các tài liệu dự án cụ thể; (v) các tài liệu theo quốc gia (như Chương trình và Chiến lược quốc gia và Bản cập nhật); và (vi) các báo cáo của ADB dịch sang ngôn ngữ của các nước tài trợ thành viên. 27. ADB hoạt động trong một môi trường ngôn ngữ đa dạng, với 43 nước thành viên đang phát triển. Nhiều nước thành viên có nhiều hơn một ngôn ngữ chính thức và/hoặc quốc ngữ. Sự đa dạng về ngôn ngữ ở các quốc gia này làm cho công việc triển khai ở đây có khá nhiều thử thách. B. Phân tích vấn đề 28. Sự linh hoạt và tự quyết được coi là điểm mạnh của cơ chế hiện thời. Tuy vậy đôi khi điều đó lại dẫn đến việc chi tiêu khoản kinh phí hạn hẹp dành cho dịch thuật không được hiệu quả – khi tài liệu được dịch theo nguyên tắc “trình trước – dịch trước”, nguồn kinh phí có thể sẽ bị tiêu hao trước khi năm tài khóa kết thúc và trước khi có nhu cầu dịch thuật những tài liệu mang tính chiến lược và quan trọng hơn. Thường thì dịch thuật trở thành một sự đã rồi. 29. Vì không có một cách tiếp cận tập trung hay chia sẻ kiến thức về dịch thuật, nhân viên ADB tại trụ sở chính cũng như các văn phòng thực địa – bằng cách nào đó phải học cách triển khai công việc này từ con số không, mỗi khi có nhu cầu. Quá trình xác định các ứng viên phiên dịch, thuê một phiên dịch được chọn thông qua hợp đồng, giao việc và giải quyết mọi vấn đề nảy sinh, và – công việc tốn thời gian và phiền hà nhất – là hiệu đính và đảm bảo chất lượng bản dịch. Quá trình cam go này, mà không có một hướng dẫn hay sắp xếp hành chính nào, có thể trở thành trở ngại với công việc dịch thuật. 30. Không có một khung khổ dịch thuật tại ADB cũng có nghĩa là không có nguồn kinh phí riêng cho dịch vụ dịch thuật hay nguồn nhân lực để điều phối các hoạt động dịch thuật. Thậm chí khi đã có một khoản kinh phí khiêm tốn dành cho dịch thuật, chẳng hạn như hỗ trợ kỹ thuật Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 7 khu vực (RETA) dành cho dịch thuật hồi cuối những năm 199012 hay khoản 50.000 đô la Mỹ do DER quản lý, nhân viên thường không biết là có khoản kinh phí này. Chẳng hạn như năm 2004, chỉ có 18.713 đô la Mỹ từ dòng ngân sách này được chi, và số tiền này được dùng cho dịch thuật tài liệu sang tiếng Nhật hơn là sang một ngôn ngữ nào khác của các nước thành viên đang phát triển. 31. ADB đã tiến hành một khối lượng dịch thuật đáng kể, thông qua cơ chế không dự tính trước hiện hành, để giao tiếp trong một môi trường ngôn ngữ đa dạng với các bên có liên quan – bên đi vay và nhà tài trợ dự án, người bị ảnh hưởng bởi dự án, các bên liên quan trong nước như các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức dân sự xã hội, cũng như độc giả quốc tế tại các nước thành viên đang phát triển và các nước thành viên. ADB nhận thấy cơ hội giao tiếp được mở rộng hơn tại các nước thành viên đang phát triển nếu thông tin được truyền tải bằng nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Đó chính là mục đích của khung khổ dịch thuật này. 12 RETA 5788: Chuyển ngữ tài liệu của Ngân hàng Phát triển Á Châu sang các ngôn ngữ bản địa, trị giá $437,511 phê duyệt vào ngày 16 tháng 4 năm 1998, kết thúc ngày 17 tháng 5 năm 2005. 8 Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 IV. KHUNG KHỔ DỊCH THUẬT A. Các nguyên tắc và giả định 32. Khung khổ dịch thuật này được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc định hướng và giả định sau: 33. Cam kết trao đổi thông tin. Mục tiêu của khung khổ dịch thuật này là bổ sung cho nỗ lực của ADB với các bên có liên quan bên ngoài bằng việc cung cấp thêm nhiều thông tin bằng các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, ngôn ngữ làm việc chính thức của ADB. Cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh sẽ giúp việc trao đổi thông tin tốt hơn và tăng cường hiểu biết về những công việc mà ADB đang làm và đang hỗ trợ. Như vậy, phạm vi của khung khổ này được giới hạn ở dịch thuật sang ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. 34. Sự linh hoạt. Khung khổ dịch thuật này là một công cụ hướng dẫn giúp hỗ trợ sự linh động và tự quyết của người ra quyết định. Những quyết định về việc dịch hay không dịch nằm trong tay người soạn thảo hoặc sở hữu tài liệu đó. Khung khổ này đảm bảo cơ hội cao hơn cho các tài liệu cần được chuyển ngữ cho độc giả không biết tiếng Anh mà không tước bỏ quyền tự quyết của người sở hữu tài liệu đó. 35. Ngôn ngữ làm việc. Tiếng Anh vẫn sẽ là ngôn ngữ làm việc chính thức của ADB. Bản tiếng Anh của mọi tài liệu ADB sẽ vẫn là bản chính thức. Như vậy, các tài liệu dịch phải bao gồm một tuyên bố về điều khoản này, viết bằng ngôn ngữ đích. Xem Phụ lục 1. Tuy vậy, ADB sẽ cố gắng hết sức để kiểm chứng chất lượng các tài liệu dịch của mình. 36. Các bản dịch chất lượng cao. ADB sẽ nỗ lực chuyển ngữ tài liệu của mình sang các bản dịch chất lượng cao, phản ánh trung thực ý nghĩa của tài liệu sang ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. 37. Truyền bá các tài liệu đã được chuyển ngữ. Khi một tài liệu đã được chuyển ngữ, tình trạng và phương tiện truyền bá tài liệu phải được cân nhắc. Đưa lên trang web có thể chưa phải là một cách làm hiệu quả để tiếp cận đối tượng độc giả. Trong những trường hợp như vậy, tài liệu sẽ cần được in ấn và phân phát. 38. Ngôn ngữ dịch thuật. Cách tiếp cận của ADB đối với dịch thuật sẽ là ngữ dụng và linh động. Thay vì các tài liệu thông thường được chuyển ngữ sang một nhóm ngôn ngữ chính thức hay quốc ngữ, ADB sẽ quyết định, với sự tham vấn Chính phủ nước đó nếu thích hợp, ngôn ngữ nào sẽ được chọn làm ngôn ngữ đích dựa trên mục đích của tài liệu cũng như (các) ngôn ngữ mà các bên có liên quan sử dụng. Đối với các tài liệu dự án hay quốc gia cụ thể chẳng hạn, tài liệu đó sẽ được xem xét nên chuyển ngữ thành quốc ngữ hay là ngôn ngữ địa phương được dùng tại quốc gia đó. Ngoài ra, nếu thích hợp, các tài liệu dự án cụ thể có thể được chuyển ngữ thành (các) ngôn ngữ mà người bị ảnh hưởng bởi dự án hay đối tượng sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi dự án hiểu được. 39. Coi trọng các cam kết. Khung khổ này xây dựng dựa trên các cam kết thuộc các chính sách bảo vệ người bị ảnh hưởng bởi dự án và PCP, nhất là trong việc giao tiếp với người chịu ảnh hưởng của dự án bằng một ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được. Khi PCP xác định rằng tài liệu hay thông tin sẽ được “đưa ra công chúng” (như đưa lên trang web của ADB chẳng hạn), khung khổ này sẽ giả định rằng tài liệu đó đã là tài liệu chính thức trình bày bằng tiếng Anh, và không cần phải có bản dịch. Tuy nhiên, nếu đã có sẵn bản dịch của bất kỳ tài liệu ADB nào, người soạn thảo hay sở hữu tài liệu đó nên đưa bản dịch đó lên trang web của ADB. Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 9 40. Dịch thuật là cần thiết cho quá trình tham vấn. Tài liệu – về chính sách và chiến lược, các dự án, chương trình và chiến lược khu vực và quốc gia – phải được chuyển ngữ khi ADB tham vấn với các bên liên quan bên ngoài nếu họ không thể đọc được tiếng Anh. Khung khổ này trực tiếp hỗ trợ các biện pháp phát triển có sự tham gia bằng cách khuyến khích sử dụng các bản dịch trong quá trình tham vấn. 41. Cân đối các phương án tốt nhất. Nếu có thể, khung khổ dịch thuật này sẽ cân đối với các phương án chuyển ngữ tốt nhất của các tổ chức tài chính quốc tế khác. 42. Môi trường nguồn lực hạn hẹp. Dịch thuật là một công việc tốn kém – cả theo nghĩa chí phí tài chính thực trả cho các phiên dịch chuyên nghiệp và cả theo nghĩa thời gian của nhân viên để điều phối các công việc dịch thuật. ADB đang hoạt động trong một môi trường kinh phí có hạn, sẽ không đủ nguồn lực tài chính để chuyển ngữ toàn bộ tài liệu có ích sang các ngôn ngữ khác. Việc quyết định dịch thuật phải được cân nhắc kỹ càng và khôn ngoan. 43. Dự trù kinh phí dịch thuật. Nhằm chuyển tải thông tin dự án cụ thể nào đó tới người bị ảnh hưởng bởi dự án theo đúng tinh thần chính sách về bảo vệ người bị ảnh hưởng bởi dự án, ADB và bên đi vay hay các nhà tài trợ dự án có thể muốn đưa chi phí dịch thuật vào dự trù kinh phí hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án và/hoặc khoản vay đó, nếu cần thiết. Trách nhiệm chuyển ngữ tài liệu, công văn hay thông tin, nếu thích hợp, có thể được đưa vào điều khoản tham chiếu của tư vấn. 44. Sự tham gia của Bên đi vay hay Nhà tài trợ vào các quyết định dịch thuật. Nhận thức được vai trò chủ đạo của bên đi vay hoặc nhà tài trợ dự án cũng như trách nhiệm của họ trong việc giao tiếp với công dân của họ, ADB khuyến khích bên đi vay và nhà tài trợ nắm lấy vai trò chủ đạo trong dịch thuật. Quyết định tài liệu về dự án cụ thể nào đó cần được chuyển ngữ, khi nào và ngôn ngữ đích được chọn sẽ có sự tham gia của bên đi vay và các nhà tài trợ dự án. Điều này bảo tồn quyền sở hữu quốc gia đối với dự án cũng như tôn trọng chủ quyền quốc gia. Trường hợp có thể, bên đi vay hoặc nhà tài trợ cũng sẽ hỗ trợ kiểm chứng độ chính xác của bản dịch. 45. ADB không chuyển ngữ các tài liệu thuộc sở hữu của bên đi vay. ADB sẽ không chuyển ngữ các tài liệu thuộc sở hữu của bên đi vay hay các nhà tài trợ dự án. Bên đi vay cung cấp một bản tiếng Anh các tài liệu này cho ADB; nếu bên đi vay đã chuẩn bị sẵn một bản bằng ngôn ngữ địa phương, ADB phải yêu cầu cả bản đó và đưa ra công chúng trên trang web của mình cùng với bản tiếng Anh. 46. Xem xét việc tuân thủ quy định. Phạm vi cơ chế giải trình trách nhiệm13 của ADB bao gồm mọi chính sách hoạt động và thủ tục bởi vì những chính sách thủ tục này liên quan đến quá trình xây dựng, xử lý hay thực hiện dự án. Do khung khổ này không thiết lập chính sách hay thủ tục mới nào, những hướng dẫn đưa ra ở đây sẽ không phải đưa ra đánh giá tuân thủ quy định theo cơ chế giải trình trách nhiệm của ADB. 47. Khung khổ này có giới hạn thời gian. Khung khổ dịch thuật sẽ được đánh giá 3 năm sau ngày phê duyệt nhằm đảm bảo rằng phương án dịch thuật tại ADB vẫn còn phù hợp với các nhu cầu giao dịch và ngôn ngữ vốn vẫn đang thay đổi từng ngày. 13 ADB. 2003. Cuốn The Review of the Inspection Function: Establishment of a New ADB Accountability Mechanism, ngày 8 tháng 5, R79-03 10 Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 48. Dịch thuật cho các nước tài trợ thành viên. Khung khổ này tập trung vào việc chuyển ngữ tài liệu cho các nước thành viên đang phát triển. Nhu cầu chuyển ngữ cho các nước tài trợ thành viên sẽ được đề cập riêng, trong Phụ lục 3. B. Các tiêu chí để đưa ra quyết định dịch thuật 49. Như đã giải thích tại đoạn văn bản số 34, khung dịch thuật này là một công cụ hướng dẫn giúp hỗ trợ sự linh động và tự quyết của người ra quyết định. Những quyết định về việc dịch hay không dịch nằm trong tay người soạn thảo hoặc sở hữu tài liệu đó. Danh mục các tiêu chí sau đây là để giúp người ra quyết định phân tích tình huống. Các tiêu chí này là chủ quan hơn là mang tính khoa học, và được đưa ra không theo trình tự hay mức độ, đồng thời cũng không nhất thiết là các quy tắc hay hạn định, mà nhằm giúp người ra quyết định cân nhắc những yếu tố khác nhau có liên quan đến quyết định dịch thuật này. Nếu phù hợp, người ra quyết định được khuyến khích tham vấn với các cơ quan đại diện thường trú để có thêm thông tin về bối cảnh địa phương giúp cho việc ra quyết định chuẩn xác hơn. 50. Bản chất và mục đích của Tài liệu. Tài liệu đó phù hợp với các ưu tiên hoạt động của ADB như thế nào? Ai sẽ là độc giả của tài liệu đó? Họ có biết tiếng Anh không? Liệu tài liệu đó có đạt được mục đích của nó nếu nó không được chuyển ngữ? 51. Trình độ văn hóa của độc giả mà tài liệu nhắm tới. Liệu trình độ văn hóa của độc giả có đáp ứng được việc hiểu và sử dụng tài liệu đó không? 52. Số lượng người cần thông tin đó. Liệu số lượng người cần thông tin có trong tài liệu đó đủ để quyết định chuyển ngữ tài liệu đó không? 53. Thời hạn sử dụng tài liệu. Liệu thời hạn sử dụng của tài liệu đó đủ dài để quyết định chuyển ngữ nó? 54. Độ dài của tài liệu. Tài liệu đó có độ dài như thế nào? Liệu độ dài đó có làm cho công việc chuyển ngữ khó khăn, kéo dài và tốn kém? Liệu độ dài đó có làm cho độc giả không muốn đọc? Khả năng chỉ một phần tài liệu (chẳng hạn như phần tóm tắt) được chuyển ngữ thì sao? 55. Thời gian cần thiết để chuyển ngữ. Bao nhiêu thời gian là đủ cho việc chuyển ngữ tài liệu đó? Liệu tài liệu đó có được chuyển ngữ kịp thời để thông tin của tài liệu đó có ích đối với độc giả? 56. Chi phí bằng tiền và chi phí cơ hội. Chi phí cho việc chuyển ngữ tài liệu đó là bao nhiêu? Với chi phí đó, liệu có đáng để chuyển ngữ tài liệu đó không? Liệu kinh phí dùng cho việc chuyển ngữ tài liệu đó có làm hạn chế khả năng của ADB trong việc chi trả cho việc chuyển ngữ các tài liệu khác mà có thể là quan trọng hơn, có hiệu ứng và/hoặc mang tính chiến lược hơn trong tương lai? C. Các loại hình tài liệu cần chuyển ngữ để nâng cao nhận thức của công chúng về ADB 57. Thông qua khung khổ dịch thuật này, ADB nhận ra cơ hội nâng cao nhận thức của công chúng về ADB tại các nước thành viên đang phát triển bằng cách đưa ra các tài liệu hiện có (hoặc các tài liệu tóm tắt) bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, và bằng cách xây dựng, trên cơ sở thử nghiệm, các trang web địa phương hóa bằng các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh (xem đoạn văn bản số 68). Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 11 58. Trong nỗ lực nâng cao nhận thức về ADB và công việc ADB đang làm, cũng như cung cấp thông tin về hoạt động nói chung và hoạch định chiến lược của ADB, ADB đã xây dựng một danh mục tài liệu sẽ được chuyển ngữ một cách hệ thống hơn, miễn là có đủ kinh phí cho việc này. Những tài liệu này được gọi là “những tài liệu nâng cao nhận thức”14 và bao gồm: (i) Chương trình và Chiến lược quốc gia và những Bản cập nhật (thông qua PCP, ADB đã cam kết dịch thuật những tài liệu này); (ii) Thông tin về ADB và các hoạt động của ADB và các quốc gia thành viên; (iii) Các chính sách cơ bản giúp các bên có liên quan bên ngoài phối hợp với ADB; (iv) Các tài liệu chiến lược / thể chế khác; và (v) Các tài liệu sơ bộ về các chủ đề chủ yếu của ADB. 59. Đối với các ấn phẩm có giá bìa, chẳng hạn như Triển vọng Phát triển Châu Á và các chương đặc biệt về từng quốc gia hay Các Chỉ số Dự báo Chính, ADB sẽ tiếp tục phương án hiện thời là xuất bản những ấn phẩm này bằng ngôn ngữ ngoài tiếng Anh bằng cách làm việc với các nhà xuất bản địa phương. Các nhà xuất bản địa phương mua bản quyền ấn phẩm, chuyển ngữ, in ấn và bán ra trong thị trường nội địa. Cách tiếp cận theo nhu cầu thị trường này đảm bảo các ấn phẩm này được chuyển ngữ sang ngôn ngữ có nhu cầu. 60. Các loại tài liệu nâng cao nhận thức đã được nêu ra trong đoạn văn bản số 58 là tất cả các loại tài liệu nâng cao nhận thức cần được chuyển ngữ, nếu có đủ kinh phí. Loại hình văn bản này được mô tả kỹ hơn dưới đây. Các ví dụ bao gồm tại đây không có nghĩa là các loại tài liệu đó hay mọi tài liệu thuộc loại đó phải được chuyển ngữ hàng năm. Khối lượng và thời hạn chuyển ngữ sẽ phụ thuộc vào kinh phí, nhu cầu của các cơ quan đại diện thường trú, và thời gian của các nhân viên. DER sẽ dự trù một danh mục tài liệu cần chuyển ngữ và in ấn trong lúc chuẩn bị dự trù kinh phí hàng năm. Các tài liệu nâng cao nhận thức mới được phê chuẩn cần chuyển ngữ bằng nguồn kinh phí của DER phải được chuyển ngữ trong vòng 120 ngày kể từ ngày phê duyệt. 61. Việc chuyển ngữ các tài liệu nâng cao nhận thức, ngoại trừ Chương trình và Chiến lược quốc gia và các Bản cập nhật của nó (CSP/Us), sẽ do DER chịu trách nhiệm, và được các cơ quan đại diện thường trú hỗ trợ, nếu thích hợp. DER sẽ tham vấn cơ quan đại diện thường trú để xác định liệu tài liệu đó có nên được chuyển ngữ hay không, nếu nên thì thời hạn chuyển ngữ là bao lâu, dựa trên nhu cầu họat động, kinh phí và nhân lực, cũng như các tiêu chí khác nêu ra trong các đoạn văn bản từ 50 đến 56. 1. Chương trình và Chiến lược quốc gia (CSP) và các Bản cập nhật (CSPUs) 62. Thông qua PCP, ADB đã cam kết chuyển ngữ CSP/Us (xem PCP trong đoạn văn bản số 65). CSP là một tài liệu quan trọng bởi vì tài liệu này trình bày các chiến lược phát triển và chương trình hành động trung hạn của ADB theo thỏa thuận với các nước thành viên đang phát triển. Tại các nước mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi (được xác định ở cách tiếp cận trình bày tại Phụ lục 2), PCP thể hiện cam kết của ADB trong việc chuyển ngữ CSP/U sang một ngôn ngữ được dùng phổ biến trong vòng 90 ngày sau khi được Ban Giám đốc chấp thuận. Khoản ngân sách 128.000 đô la Mỹ chi cho phí dịch thuật đã được phê duyệt 14 DER sẽ chỉ đạo việc dịch các tài liệu đã được thông qua. Nếu việc dịch các bản dự thảo là cần thiết nhằm hỗ trợ sự tham gia và tham vấn hiệu quả, thì khi xây dưng những tài liệu này nên có sự dự trù kinh phí dịch thuật. 12 Bản dự thảo tham vấn ngày 25 tháng 5 năm 2006 trong PCP. Khoản ngân sách này được DER quản lý; các cơ quan đại diện thường trú yêu cầu khoản kinh phí này khi tiến hành chuyển ngữ CSP/Us của mình. 2. Thông tin về ADB, và về hoạt động ADB tại các nước thành viên 63. Các tài liệu này mô tả ADB như là một tổ chức và cung cấp thông tin về các hoạt động của ADB tại các quốc gia khác nhau cũng như mối quan hệ của ADB với các chính phủ. Các tài liệu này bao gồm: (i) Mô tả sơ lược về ADB. Tài liệu tóm tắt này cung cấp các thông tin chính về ADB trong một định dạng xúc tích. Tài liệu này nên thường xuyên được trình bày bằng các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. (ii) Mô tả sơ lược quốc gia / Bản số liệu cơ bản. Bản mô tả sơ lược và tóm tắt hiện trạng của mỗi quốc gia được chuyển ngữ sang ngôn ngữ của quốc gia đó sẽ là công cụ tuyệt vời để giao tiếp với các bên liên quan tại quốc gia đó. (iii) Thông cáo báo chí. Mặc dù có thể là không thực tế khi chuyển ngữ toàn bộ các thông cáo báo chí của ADB, một vài cơ quan đại diện thường trú vẫn tin rằng một số thông cáo báo chí nào đó vẫn có giá trị chiến lược nhất định trong việc đưa hình ảnh của ADB đến với những độc giả không nói tiếng Anh. Những thông cáo báo chí này nên được chuyển ngữ. 3. Các chính sách cơ bản giúp các bên có liên quan bên ngoài phối hợp với ADB 64. Có một số chính sách cơ bản có thể giúp các bên có liên quan bên ngoài, những người không biết tiếng Anh - có thể là bên đi vay, cơ quan triển khai dự án, cơ quan điều phối dự án hay các tổ chức phi chính phủ (NGOs) – phối hợp với ADB. Chẳng hạn như một số chính sách sau: (i) Các chính sách bảo vệ người bị ảnh hưởng của dự án: Chính sách dân tộc bản địa, chính sách môi trường, chính sách về tái định cư không tự nguyện (sau khi đã được cập nhật) (ii) Chính sách truyền thông công chúng (iii) Tài liệu thể chế về sự hợp tác giữa ADB – Chính phủ – NGO (iv) Các hướng dẫn đánh giá môi trường (sau khi đã được cập nhật) (v) Chính sách chống tham nhũng (vi) Sách giới thiệu về cơ chế giải trình trách nhiệm (vii) Chính sách về giới và phát triển (viii) Các Sổ tay và Hướng dẫn về dịch vụ mua sắm và tư vấn 65. DER sẽ làm việc với các phòng soạn thảo chính sách hay chiến lược đó để quyết định liệu có chuyển ngữ chính sách hay chiến lược đó hay không, chuyển ngữ toàn bộ hay chỉ một bản tóm tắt, dựa trên các tiêu chí nêu trong các đoạn văn bản từ số 50 đến số 56. DER cũng sẽ cân nhắc liệu các sổ tay hay hướng dẫn thực hiện chiến lược hay chính sách đó có phải chuyển ngữ hay không. 4. Các tài liệu Chiến lược / Thể chế khác 66. Để quảng bá định hướng chiến lược của ADB, các tài liệu chiến lược / thể chế khác – hay ít nhất, là một bản tóm tắt – phải được chuyển ngữ càng sớm càng tốt sau khi được soạn
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net