logo

Khảo Sát về Lâm Nghiệp Cộng Đồng và Chính Sách Lâm Nghiệp tại 2 Tỉnh Sơn La và Lai Châu

Hoạt động của các Dự án Lâm nghiệp xã hội (LNXH) ở Việt Nam đã tập trung nhiều vào đối tượng người dân địa phương, trong đó có 4 dạng đơn vị: người nông dân, hộ gia đình, cộng đồng, làng bản.
Khảo Sát về Lâm Nghiệp Cộng Đồng và Chính Sách Lâm Nghiệp tại 2 Tỉnh Sơn La và Lai Châu Nguyễn Ngọc Lung và Lê Ngọc Anh, Dự án Phát triển Lâm Nghiệp Xã Hội Sông Đà Tóm lược BàI viết đã khái quát kết quả khảo sát trực tiếp về lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) và chính sách lâm nghiệp tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu. Qua kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù pháp luật chưa công nhận, nhưng trên thực tế tại 2 tỉnh nói trên vẫn tồn tại hình thức LNCĐ và có các loại rừng do cộng đồng quản lý, trong đó 2 loại hình làng, bản và nhóm hộ được địa phương coi là loại hình LNCĐ chủ yếu. BàI viết cũng đã làm rõ thực trạng vận dụng các chính sách lâm nghiệp ở 2 tỉnh nói trên, tập trung vào một số chính sách chủ yếu như: Chính sách đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách hưởng lợi từ rừng…Trên cơ sở đó đề xuất chính sách lâm nghiệp nhằm khuyến khích phát triển LNCĐ tại địa phương, trong đó đề nghị Nhà nước công nhận về mặt pháp lý cộng đồng là một đơn vị dân cư, được pháp luật bảo hộ và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong việc sở hữu, quản lý và kinh doanh lâm nghiệp. 1. Đặt vấn đề Hoạt động của các Dự án Lâm nghiệp xã hội (LNXH) ở Việt Nam đã tập trung nhiều vào đối tượng người dân địa phương, trong đó có 4 dạng đơn vị: người nông dân, hộ gia đình, cộng đồng, làng bản. Nhiều chính sách lâm nghiệp được ban hành cũng tác động vào 4 đối tượng này. Song, có tồn tại dạng đơn vị thứ ba: Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) hay không? Dạng này ở những hình thái nào? Đó là câu hỏi mà báo cáo khảo sát này cần phải trả lời. Mặt khác, trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, một loạt chính sách lâm nghiệp của cấp Trung ương, cấp tỉnh được thực hiện tại các đơn vị nói trên, kết quả tốt hay không tốt, rất ít khi được cấp ra chính sách đánh giá, điều chỉnh. Ngược lại, địa phương với các đặc thù của mình, cần có những chính sách gì cho phù hợp cũng chưa bao giờ được người dân đề đạt. Đó cũng là nội dung của báo cáo khảo sát này. 2. Có tồn tại Lâm Nghiệp Cộng Đồng không? 2.1. Trong các văn bản pháp quy cấp Trung ương từ Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991), đến các Nghị định của Chính phủ, các QĐ - 327, 556, 661 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển lâm nghiệp đều chưa có định nghĩa về LNCĐ, chưa coi là đối tượng của các chính sách lâm nghiệp tác động, như việc giao đất, khoán rừng, vay vốn, hưởng lợi từ rừng. Các văn bản pháp quy về đất đai luôn luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tốc độ phát triển và đổi mới của Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001 xã hội, như Luật đất đai (1993), đã được bổ sung sửa đổi lần 1 vào năm 1998 và lần 2 vào năm 2000. Nghị định 01/CP (1995) về giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông - lâm - ngư, nghị định 02/CP (1994) nay là 163/CP (1999) về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài... đều chưa công nhận cộng đồng thôn bản là đơn vị được nhận giao đất. Như vậy có thể thấy, trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội và xã hội hoá nghề rừng, cho đến thời điểm 2001 vẫn chưa có sự công nhận chính thức của nhà nước về LNCĐ, cho dù một số dự án vẫn tiếp tục xây dựng khái niệm, định nghĩa và coi cộng đồng dân cư thôn bản là một thực thể, một đối tượng dân cư có quan hệ lẫn nhau để tác động và khuyến nghị các chính sách. Song tại các địa phương hầu như người ta quan niệm cộng đồng dân cư thôn bản rất gần với các khái niệm hiện có, đó là nhóm hộ, thôn bản, dòng họ,... và các đơn vị dân cư này quả nhiên có quan hệ khá mật thiết với nhau về các hoạt động xã hội, lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống. 2.2 Từ thực tiễn khảo sát 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu cho thấy, các văn bản cấp tỉnh cũng chưa hề định nghĩa hay đưa ra khái niệm về lý thuyết hoặc về luật pháp giống như ở các tỉnh khác, và giống như cấp trung ương. Quá trình khảo sát của chúng tôi cho thấy, nếu hiểu cộng đồng dân cư thôn bản theo khái niệm là 1 cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng, có quan hệ hợp tác về kinh tế, xã hội với nhau, thì thực tế đang tồn tại các cộng đồng như thế. Cũng theo điều tra thì mặc dù pháp luật chưa công nhận, nhưng đã từ xa xưa, đang tồn tại cho tới nay 3 dạng sở hữu rừng cộng đồng trong dân tộc Thái. Ví dụ: Bà Xim đã hướng dẫn chúng tôi tham quan các loại rừng cộng đồng thôn Khuổi Qua xã Xiêng Láng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La của đồng bào Thái: - Rừng thiêng: diện tích khoảng 0,5 ha, có nhiều cây to, cổ thụ, rừng này là nơi cúng bái, lễ lạt, mọi người dân đều tôn trọng và tự nguyện bảo vệ. - Rừng ma: diện tích 2- 3 ha, đó là rừng tự nhiên nghèo kiệt pha lẫn tre nứa, cây bụi. Rừng ma là nơi chôn cất người chết giống như nghĩa địa của người Kinh, nhưng mộ chôn theo từng dòng họ và rải rác, có bia đá cho từng phần mộ mà không xây. Đây cũng là nơi rất thiêng liêng được tôn trọng và tự nguyện bảo vệ. - Rừng mó nước hay rừng đầu nguồn các con suối chảy về thôn bản. Diện tích lớn hay nhỏ tuỳ theo lưu vực đầu nguồn, thông thường dải rừng này hẹp, dọc theo suối, diện tích không cố định, đôi khi chỉ là dải cây rừng dọc men theo suối có tác dụng điều tiết nước khi hạn, khi lũ. ông Lường Văn Trung, người Thái, 1 nhà giáo nghỉ hưu sống lâu tại quê Thuận Châu đã giải thích lịch sử của 3 loại rừng sở hữu cộng đồng được nhân dân và chính quyền địa phương tự thừa nhận, có tên Thái (theo thứ tự) là: Động tu sửa, Pá heo, và Động hua bó, gắn rất chặt với lịch sử và tín ngưỡng của người Thái, vì vậy chúng tồn tại từ xưa cho tới nay, tuy có bị xâm hại trong một giai đoạn ngắn của cải cách ruộng đất 1955-1960. Như vậy, trên thực tế có tồn tại loại hình LNCĐ, và có các loại rừng do cộng đồng quản lý. Khi dự án Lâm Nghiệp Xã Hội Sông Đà (SFDP) đề xuất cần phục hồi tín ngưỡng tốt đẹp này để bảo Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001 vệ rừng, bảo vệ môi trường tài nguyên, thì các đồng chí lãnh đạo tỉnh Sơn La, cũng có cùng một ý kiến đồng ý. 2.3. Các hình thức LNCĐ. Qua phỏng vấn nhiều người, từ người dân đến cán bộ làng, bản, xã, tới cán bộ cơ quan cấp huyện, tỉnh và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, địa chính, kiểm lâm. Sau khi bàn luận để có cùng một cách hiểu về khái niệm LNCĐ. Kết quả là: - Có 100% ý kiến phỏng vấn coi làng, bản là 1 cộng đồng. - Có 80% ý kiến phỏng vấn coi nhóm hộ là 1 cộng đồng khi có quan hệ. - Có 30% ý kiến phỏng vấn coi HTX nông-lâm-nghiệp là 1 cộng đồng. - Có 10% ý kiến phỏng vấn coi dòng họ trong xã là 1 cộng đồng. Hai loại hình làng, bản và nhóm hộ được địa phương coi là LNCĐ và trong thử nghiệm chính sách giao rừng tự nhiên của tỉnh cho người dân năm 2000-2001 cũng đã chấp nhận hai loại hình cộng đồng đó là đối tượng để giao quản lý, sở hữu rừng tự nhiên (sau 15 năm bảo vệ). 3. Đánh giá các chính sách lâm nghiệp Để có cùng một khung đánh giá hiệu quả theo mức "Tốt, trung bình, chưa tốt" khi khảo sát đánh giá thực thi các chính sách lâm nghiệp quốc gia tại địa bàn các tỉnh của các dự án về lâm nghiệp xã hội (LNXH), nhóm nghiên cứu đã sử dụng các đề xuất của tác giả Vũ Hữu Tuynh về 5 loại chính sách quốc gia (CSQG) được coi là mức độ phân tích ban đầu, mỗi loại chính sách lại được chia ra 3-5 mức độ phân tích sâu hơn (hay mức thứ cấp) theo sơ đồ sau: 1). Chính sách quốc gia và khung thể chế về quản lý đất lâm nghiệp. • Đã phân 3 loại rừng. • Đã quy hoạch sử dụng đất? • Đã giao đất ? 2). CSQG về tài chính • Chính sách đầu tư. • Chính sách tín dụng • Chính sách thuế 3). Tổ chức dịch vụ lâm nghiệp. • Đầu vào • Đầu ra • Chuyển giao công nghệ • Vai trò lâm trường quốc doanh 4). Giảm tập trung hoá quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp • Phối hợp Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Điạ Chính, Kiểm Lâm • Phối hợp 3 nghành nói trên ở cấp huyện. • Phối hợp 3 nghành nói trên ở cấp xã. 5). Sử dụng lâm sản và lợi ích từ rừng • Rừngỉan xuất tự nhiên thuộc quản lý của Lâm trường. • Rừng sản xuất tự nhiên quản lý bởi Hộ gia đình. Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001 • Rừng trồng bằng vốn nhà nước. • Rừng trồng phân tán của dân. • Rừng tự nhiên phòng hộ xung yếu. 5 loại CSQG này với 18 mức phân tích sâu hơn được soạn thảo thành các bảng câu hỏi khi phỏng vấn. Tập hợp kết quả phỏng vấn và phân tích cấp tỉnh, cấp cơ sở thành kết quả khảo sát. Do đặc điểm của tỉnh Sơn La, Lai Châu là hai tỉnh đất rộng, người thưa, nhiều xã, huyện có các dự án lâm nghiệp hoạt động như chương trình 327, 747, dự án 661, SFDP. Vì vậy, có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả các chính sách lâm nghiệp. Số xã huyện còn lại nhiều hơn, ở vùng xa xôi hơn với dân trí cũng thấp hơn nên tạo ra hiệu quả rất khác nhau khi tiếp nhận các chính sách lâm nghiệp từ trung ương để thực hiện tại địa phương. 3.1. Chính sách về đất đai. - Rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch và phân chia theo 3 loại rừng (Đặc dụng, phòng hộ và sản xuất): Tỉnh đã có quy hoạch tổng thể ngành Lâm nghiệp (Tổng quan lâm nghiệp), nhưng phân cấp chưa đủ chính xác, điều chỉnh không kịp thời với sự thay đổi quá nhanh của các chính sách phát triển kinh tế xã hội. ở cả hai tỉnh, trồng rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu theo các dự án 327, 661 vẫn trồng vào đất rừng sản xuất. Cơ quan đảm nhận trách nhiệm tiến hành phân loại rừng, đất và quy hoạch cho tỉnh là Viện Điều Tra và Quy Hoạch Rừng (FIPI), Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nồn Thôn (MARD). - Quy hoạch sử dụng đất cấp xã, chỉ được tiến hành và tiến hành có hiệu quả ở những xã có dự án 327, 661 và SFDP do có kinh phí hỗ trợ và có nhu cầu sử dụng đất được đầu tư. Đánh giá từ tốt, trung bình đến kém. - Việc giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho chủ quản lý tiến hành chậm. Tỉnh Sơn La chỉ mới giao rất ít đất lâm nghiệp cho hộ gia đình ở các làng bản có đầu tư của dự án Đảo Nợ để trồng rừng. Huyện Tủa Chùa, tỉnh Lai Châu mới giao được rất ít quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho dân. Mặc dù mọi văn bản của chính phủ đều yêu cầu hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và các tổ chức xong trước 31/12/2000 (Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của thủ tướng chính phủ, thông tư liên tịch 28/1999/TT-TL ngày 3/2/1999 của liên Bộ NN-PTNT, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính...). - Riêng đối với Sơn La đang thí điểm giao đất lâm nghiệp, giao rừng tự nhiên cho dân. Việc giao đất, giao rừng được tiến hành rất tốt, nhanh, riêng 8 tháng đầu năm 2001 đã giao hơn 52.600 ha và sẽ giao tiếp 278.740 ha trong 4 tháng cuối năm, gấp 5 lần năm trước. Quy hoạch sử dụng đất và rừng cấp huyện và xã cũng đã được tiến hành. 3.2. Chính sách tài chính. • Chính sách đầu tư: Để phát triển lâm nghiệp tại hai địa phương nói trên trong thời gian qua, ngoài các chính sách đầu tư trồng rừng phòng hộ theo chương trình 327, 661, 747 và dự án Đảo Nợ của CHLB Đức là có hiệu quả của một số ít xã của 2 tỉnh. Một số chương trình khác như 135, dự án phát triển văn hoá, xã hội, y tế cũng đem lại tác dụng thiết thực đối với dân. Còn lại, luật khuyến khích đầu tư trong nước và các chính sách đầu tư lâm nghiệp khác không tới được người dân vùng sâu vùng xa. Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001 • Chính sách tín dụng. Nhiều ngân hàng, quỹ có chức năng cho vay tín dụng để phát triển lâm nghiệp, nhưng triển khai thực hiện ở vùng núi hiệu quả rất kém. Nguyên nhân chính của sự yếu kém là do các thủ tục đối với tín dụng để phát triển rừng hiện nay quá phức tạp, người dân chưa ai vay được, ngoại trừ các tín dụng hỗ trợ người nghèo, cho phụ nữ và cho chương trình xoá bỏ cây thuốc phiện... Có thể đánh giá rằng chính sách đầu tư tín dụng cho lâm nghiệp tại Lai Châu và Sơn La chưa phát huy được tác dụng, chưa có hiệu quả đối với bảo vệ và phát triển rừng. • Chính sách thuế. Các lâm trường quốc doanh và công ty lâm nghiệp, lâm sản vẫn nộp đủ thuế kinh doanh theo luật định. Trong khi người dân trồng rừng và khai thác lâm sản chưa phải nộp bất kỳ loại thuế nào. Một số hợp tác xã và thôn bản có rừng tre nứa khi khai thác bán chỉ phải nộp thuế tài nguyên. Tại Sơn La, từ năm 2000 các gia đình, nhóm hộ được nhận đất, nhận rừng theo chương trình giao đất lâm nghiệp, giao rừng tự nhiên của tỉnh đã được phổ biến rõ chính sách hưởng lợi và nghĩa vụ của người dân (Kể cả thuế). 3.3. Các dịch vụ lâm nghiệp. Các hộ gia đình tham gia các hoạt động lâm nghiệp tại vùng có dự án 327, 661, 747, SFDP và Đảo Nợ đều được hưởng các dịch vụ khuyến lâm như: Hường dẫn mua cây giống, được cung cấp cây giống, chuyển giao kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Tại những nơi không có dự án lâm nghiệp thì không có các dịch vụ kể trên hỗ trợ. Hoạt động khuyến lâm ở các vùng này rất yếu kém. onnf thiếu nhiều cán bộ khuyến nông lâm trong các trạm khuyến nông khuyến lâm của các huyện. Vai trò của lâm trường rất rõ. Tại Tuần Giáo, lâm trường giúp dân giống và kỹ thuật trồng rừng, trồng cây thuốc, thảo quả, hồi. Lâm trường Điện Biên, Lâm trường Mai Yên làm tốt dịch vụ trồng rừng 327, nông lâm kết hợp và đầu vào giống cây cho các hộ dân, dịch vụ khoán bảo vệ rừng cho hộ, nhóm hộ khi lâm trường là chủ dự án 327, 661, 747, mặc dù việc đổi mới quản lý và tổ chức lâm trường theo quyết định 187/TTg năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện. Đánh giá chung, chính sách cung cấp các dịch vụ lâm nghiệp để phát triển rừng chỉ tốt ở những nơi có dự án, có lâm trường, những nơi khác yếu kém vừa do tổ chức của nhà nước yếu, vừa do nhu cầu lâm sản hàng hoá thấp. 3.4. Các chính sách xã hội hoá nghề rừng Việc chuyển nền lâm nghiệp nhà nước tập trung cao độ sang nền lâm nghiệp xã hội nhiều thành phần đang được chuyển hướng từng bước. - Việc phối hợp của 3 cơ quan nhà nước đều có chức năng quản lý rừng và đất lâm nghiệp tại cấp tỉnh ( Sở NN-PTNT, Sở địa chính, Chi cục kiểm lâm), cấp huyện ( Phòng NN-PTNT, Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001 phòng địa chính, hạt kiểm lâm) tại 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu đã đạt được các tiến bộ nhất định so với trước đây khi chức năng còn tồn tại sự chồng chéo. - Đã giao đất lâm nghiệp chưa có rừng cho các hộ gia đình từ nhiều năm nay, tạo thành một phong trào trồng rừng, sản xuất gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, hoa quả, cho thị trường tại chỗ xưa nay rất thiếu thốn. - Các chính sách thu hút lao động và hưởng lợi từ người dân được thực hiện tốt ở những nơi có dự án 327, 661, 747, Đảo nợ... Người dân được tham gia bảo vệ rừng, khoán gây trồng rừng, tái sinh rừng, vừa có thu nhập tốt vừa không phá rừng để sống như trước đây. Đánh giá: Công tác giao đất giao rừng ở Sơn La được thực hiện khá tốt do có nhiều dự án 327, 661, 747, SFDP, Đảo nợ, tiến hành giao đất lâm nghiệp cho dân từ năm 1993, nay lại được Chính phủ cho thử nghiệm giao hàng trăm nghìn ha rừng cho hộ và nhóm hộ, người dân, tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế tham gia nghề rừng và xã hội hoá nghề rừng. Tại Lai Châu cũng đã giao 87.000 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng cho 14.700 hộ, 3.200 nhóm hộ, khoán 508.000 ha rừng cho hộ gia đình và thôn bản bảo vệ ( mới cấp 635 số đỏ với 16.000 ha taị Tuần Giáo đến tháng 8/2001). Đây là các cơ sở tốt để thực hiện các chính sách xã hội hoá nghề rừng và được đánh giá qua khảo sát là tốt. Các chính sách hưởng lợi từ rừng. • Chính sách đối với lâm trường quốc doanh (LTQD) quản lý rừng tự nhiên. Do chưa được quy hoạch lại đất đai, chưa xác định lại nhiệm vụ và chưa được tổ chức lại theo Quyết định 187/TTg năm 1999, theo luật doanh nghiệp nhà nước và theo hướng quản lý rừng bền vững nên các lâm trường còn hoạt động như một đơn vị sự nghiệp và làm mọi dịch vụ lâm nghiệp cho dân để có nguồn thu về tài chính. Nguồn tài nguyên rừng đã nghèo kiệt từ lâu và nhà nước lại không giao chỉ tiêu khai thác gỗ chính cho các lâm trường mà chỉ giao nhiệm vị khai thác một số gỗ cần thiết phục vụ cho nhu cầu tối thiểu trong tỉnh. • Rừng giao cho hộ gia đình, rừng tái sinh tự nhiên và xúc tiến tái sinh từ đất được giao. Tuy các loại rừng nói trên chưa đủ tiêu chuẩn để được khai thác gỗ, nhưng chính sách hưởng lợi đã được phổ biến đến từng người dân khi nhận đất, nhận rừng. • Chính sách hưởng lợi khi người dân tham gia bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ có trồng cây phụ trợ. Đối với rừng phòng hộ theo chương trình 327 hay dự án 661 đều được phổ biến theo QĐ 556/TTg hoặc 661/TTg của Thủ tướng Chính phủ. trước mắt Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần có thông tư hướng dẫn về khai thác cây phụ trợ trồng trong rừng phòng hộ về quyền hưởng lợi cho hộ nhận khoán trồng và bảo vệ. 4. Đề xuất các chính sách cấp tỉnh để phát triển LNCĐ. • Công nhận về mặt pháp lý cộng đồng là một đơn vị dân cư, 1 thành phần kinh tế lâm nghiệp, được pháp luật bảo hộ và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong việc sở hữu, quản lý, kinh doanh lâm nghiệp. Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001 • Lâm nghiệp cộng đồng nên có các hình thức tổ chức như thế nào để phù hợp vùng núi, với từng dân tộc, phát huy truyền thống bản địa phong phú trong cộng đồng 53 dân tộc anh em. • Ngoài quy chế nội bộ cộng đồng, nhà nước cần xác định rõ: - Quyền lợi và nghĩa vụ đối với quyền sử dụng đất lâm nghiệp, sở hữu rừng. - Quyền lợi và nghĩa vụ đối với chính sách đầu tư, tín dụng, thuế. - Các chính sách ưu tiên đặc thù để phát triển LNCĐ và phát triển rừng. Chúng tôi hy vọng trong đợt thí điểm giao rừng tự nhiên tại 2 tỉnh Đăklak và Sơn La, LNCĐ xuất hiện như một tồn tại khách quan từ xa xưa để lại, kể cả rừng cộng đồng đã có, được toàn dân tôn trọng, chấp nhận sẽ được hợp pháp hoá, được công nhận về cả pháp lý để cho LNCĐ phát huy mọi lợi thế, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng rừng, xây dựng nền lâm nghiệp xã hội phát triển bền vững. Trước hết cần có các nghiên cưu toàn diện về lâm nghiệp, kinh tế, xã hội về LNCĐ Việt Nam. Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net