logo

Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam Sưu tầm từ Internet
Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh này giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị tranh chấp về chủ quyền bởi một số quốc gia khác. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km²[4], phần đất liền của tỉnh nằm ở tọa độ địa lý từ 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông[4]. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam[5]. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ[6]. Bờ biển Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa[4]. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18-20 mét[7][8], và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á[9][10]. Vịnh Cam Ranh là một địa thế quân sự quan trọng, được quân Pháp dùng làm căn cứ hải quân, quân Nga sử dụng vào Chiến tranh Nga-Nhật vào đầu thế kỷ 20, quân Nhật dùng để xâm chiếm Malaysia vào Đệ nhị thế chiến và được quân đội Hoa Kỳ phát triển thành một khu căn cứ quân sự trong thời Chiến tranh Việt Nam[7]. Sau chiến tranh, vịnh này được cho quân đội Liên Xô (sau này là Nga) thuê làm căn cứ đến năm 2004. Từ đó đến nay, cảng Cam Ranh không còn là cảng quân sự và đã được chính phủ khai thác để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước[11][12]. Địa hình Do bị một số dãy núi phân cắt, cho nên địa hình đồng bằng Khánh Hòa đã hình thành 3 vùng riêng biệt. • Đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hòa: Diện tích khoảng 200 km², độ cao tuyệt đối 5-15 m, bề mặt địa hình nghiêng về phía Đông-Nam. • Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang: Diện tích gần 300 km², phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối 10-20 m, phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10 m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy. • Đồng bằng Cam Ranh diện tích khoảng 200 km² bằng phẳng, ít phân cắt, độ cao tăng dần về phía Tây từ 20-30 m. So với cả nước, Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao, độ cao trung bình so với mực nước biển của tỉnh Khánh Hòa khoảng 60m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng, tạo ra nhiều cảnh đẹp. Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có dãy Tam Phong cùng với dãy núi Đại Lãnh làm thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ngoài dãy Tam Phong, vùng này còn có các núi khác có độ cao trên 1.000 m như: núi Dốc Mõ, núi Đại Đa Đa, núi Hòn Chảo, Hòn Chát… Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh về phía Nam thuộc các địa phận Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh, Cam Ranh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển, tạo nên nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, cách mạng của địa phương như núi Chúa, Hòn Ngang, Hòn Bà, Hòn Cù Lao, Hòn Chồng, Hòn Vợ, Hòn Dung, Hòn Dữ, núi Đồng Bò, núi Xưởng (đồi Trại Thủy), núi Sinh Trung, núi Chụt... Hai huyện miền núi phía Tây tỉnh là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh núi rừng chiếm hầu hết diện tích, có nhiều núi cao hiểm trở, trong đó có các đỉnh núi cao trên 1.000 m như: Hòn Giao (2.062 m), núi Chư Tông (1.717 m), Chư Bon Gier (1.967 m), Chư Bon Giang (1.418 m), Hòn Tiêu Quang (1.743 m), Hòn Gia Lo (1.812 m)... Đỉnh núi cao nhất tỉnh là Hòn Giao, cao 2.062 m. Hòn Giao nằm trên địa phận huyện Khánh Vĩnh. Sông ngòi Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông. Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây. Hai dòng sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa) • Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu • sông Dinh chảy ngang qua huyện Ninh Hòa đổ ra cửa biển Hà Liên đổ vào vịnh Nha Phu Địa chất Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và Riônit, đaxit có nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Ở đại trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, riônit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Khí hậu Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Nhiệt độ trung Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười Mười Mười bình/tháng một hai Cao nhất (°C) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 Thấp nhất (°C) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22 Lượng mưa (cm) 2.4 0.56 2.07 1.98 5.08 3.48 2.62 3.23 13.38 25.43 25.12 12.21 Nguồn: [13] Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta, các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, tác hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Các đơn vị hành chính Khánh Hòa có thành phố thuộc tỉnh, một thị xã và 7 huyện: Ðơn vị Huyện hành Thành Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện đảo chính phố Nha Cam Vạn Ninh Diên Khánh Khánh Cam Trường cấp Trang Ranh Ninh Hòa Khánh Vĩnh Sơn Lâm Sa Huyện Diện 251 316 550 1196 336 1165 336 543 496 tích (km²) Dân số 354.025 125.311 126.805 227.630 123.940 28.865 18.368 103.396 - (người) Số đơn 19 9 vị hành 12 xã, 1 26 xã, 1 18 xã, 1 13 xã, 1 7 xã, 1 13 xã, 1 2 xã, 1 thị phường, phường, chính thị trấn thị trấn thị trấn thị trấn thị trấn thị trấn trấn 8 xã 6 xã cấp xã Thị trấn Thị trấn Thị trấn Thị trấn Huyện Thị trấn Thị trấn Thị trấn - - Ninh Khánh Cam Trường lỵ Vạn Giã Thành Tô Hạp Hòa Vĩnh Đức Sa Nguồn: [14] Dân cư Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 1.147.000 người (2006). Ngay từ thuở xa xưa, trên vùng đất Khánh Hòa đã có cư dân sinh sống. Bằng chứng về sự cư trú lâu đời của những cư dân này, dựa vào các di chỉ khảo cổ được phát hiện gần đây ở các địa phương trong tỉnh như: Dốc Gạo (thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn), Xóm Cồn (phường Cam Linh, thị xã Cam Ranh), xã Diên Sơn (huyện Diên Khánh), đảo Hòn Tre (TP. Nha Trang) và một số nơi khác đã tìm thấy dấu vết những cư dân đầu tiên sống cách đây khoảng từ 4.500 đến 5.000 năm. Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3%, dân tộc Raglai chiếm 3,4%, dân tộc Hoa chiếm 0,86%, dân tộc Cơ- ho chiếm 0,34%, dân tộc Ê-đê chiếm 0,25%... Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm...[15] Tính đến năm 2002, Tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị xã, thành phố, tỷ lệ người biết chữ chiếm 89%.Về Y tế bình quân có 10 y bác sỹ trên 1 vạn dân Lịch sử Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở đây. ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên[16]. Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa). Thời kỳ Chăm Pa Khánh Hòa trong thời Chăm Pa là tiểu vương quốc Kauthara nơi sinh sống của bộ tộc Cau - một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chăm pa xưa. Khu tháp thờ Bà mẹ xứ sở Ponagar (Nha Trang) đến nay vẫn còn, là nơi thể hiện một phong cách kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng nhất. Ngoài Tháp Bà (Nha Trang), ở Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, là tấm bia cổ vào bậc nhất Việt Nam và khu Đông Nam á, Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa,... Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga (tiếng Chăm Cổ). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (tức Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay. Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar. Từ đó, cho đến thế kỷ 18, mặc dù Vương quốc Chăm Pa chiến tranh, loạn lạc diễn ra liên miên nhưng vùng đất này vẫn phát triển mạnh mẽ và luôn khẳng định được vị thế của mình.[17] Thời các Chúa Nguyễn (1653-1775) Trong Đại Nam Nhất Thống Chi[18] có ghi, năm 1653, vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu biên cảnh, giết dân Việt ở Phú Yên, thuộc địa phận xứ Đàng Trong của Chúa Hiền, tức Nguyễn Phúc Tần. Chúa sai cai cơ Hùng Lộc đem quân vào chống giữ, nhân đêm tối đốt thành và tiến đánh đến tận sông Phiên Lang (Phan Rang). Thất bại nặng nề, vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang chia làm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương, Tân Định và Quảng Phước đều giao cho Hùng Lộc trấn giữ. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay. Vào năm 1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang và vào năm 1742, phủ Diên Ninh được đổi thành phủ Diên Khánh. [19] Thời Tây Sơn Vào năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy nghĩa binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận. Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên. Từ đó, trong gần 20 năm, nhân dân Bình Khang, Diên Khánh sống trong cảnh hòa bình và no ấm. Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu đem quân vào đánh chiếm vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành. Vào năm 1802, Vua Gia Long lên ngôi, Dinh Bình Khang lại được đổi tên thành Trấn Bình Hòa, phủ Bình Khang được đổi thành phủ Bình Hoa. Sau đó, phải đến năm 1831 thì trấn Bình Hòa mới được đổi tên thành Khánh Hòa như ngày nay. Thời kỳ Pháp thuộc và Phong trào Cần Vương Xem thêm: Khánh Hòa thời Pháp thuộc Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với thực dân Pháp. Hòa ước này đã tạo cơ sở cho việc thiết lập chính quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam và đánh dấu sự suy tàn nặng nề của chế độ phong kiến Việt Nam. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân và sĩ phu cả nước chống thực dân Pháp, giúp vua cứu nước. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân Khánh Hòa do Trịnh Phong lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của văn thân Phú Yên do Bùi Đáng chỉ huy đã tiến công và chiếm tỉnh Khánh Hòa. Bộ phận quan lại ở đây nhanh chóng giao thành cho nghĩa quân. Từ cuối tháng 3 năm 1886, nghĩa quân đã ráo riết hoàn tất các công tác chuẩn bị phòng thủ các đường thủy bộ, chờ đợi các cuộc tấn công trên quy mô lớn của người Pháp. Đầu năm 1886, quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, nghĩa binh do Trịnh Phong lãnh đạo chặn đánh địch quyết liệt. Mặc dù chiến đấu anh dũng với tinh thần bất khuất, nhưng do hỏa lực địch quá mạnh. Nghĩa quân phải chịu thiệt hại nặng và rút về thành Diên Khánh cố thủ. Nhưng do một số viên quan lại đầu hàng giặc nên việc cố thủ thành thất bại. Các kho thuốc súng đều bị bắn cháy. Nghĩa quân phải bỏ thành theo đường núi ra giữ mặt Bắc cùng Trần Đường. Mùa thu năm 1886, viên Công sứ Aymonier, thiếu tá De Lorme cùng Trần Bá Lộc dẫn 800 quân viễn chinh Pháp tấn công mật khu kháng chiến. Nghĩa quân đem hết tinh thần và lực lượng ra chiến đấu nhưng chỉ hơn hai tháng phong trào bị thất bại. Các lãnh tụ như Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh đều bị chết. Phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa chấm dứt. Từ sau thất bại của khởi nghĩa Hương Khê (1896), về cơ bản, người Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam và bắt tay vào khai thác thuộc địa một cách quy mô. Tại Khánh Hòa, thực dân Pháp nhanh chóng xây dựng bộ máy cai trị. Trong thời Pháp và triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945. Năm 1941, Nhật đem quân đến đóng tại Nha Trang, một nhóm nhân sĩ có tâm huyết tổ chức một đảng bí mật hầu lật đổ Thực Dân Phong Kiến. Đảng ấy tên là Việt Nam Ái Quốc Đảng. Nhật muốn lợi dụng nên giúp vũ khí và ủng hộ về mặt tinh thần. Hai Chánh phủ Pháp-Nam biết, nhưng vì sợ Nhật nên để yên. Song địa bàn hoạt động không được rộng, bởi thiếu người đủ khả năng lãnh đạo, nên không thành công chỉ gây được ảnh hưởng trong nhân dân. Khánh Hòa sau 1945 đến nay 19-8-1945, Việt Minh đứng dậy cướp chánh quyền. Cuộc cướp chánh quyền của Việt Minh không chút khó nhọc, vì Nhật đã đầu hàng Đồng Minh và quan lại Nam Triều không có binh lực. Nhưng Việt Minh nắm chánh quyền chỉ được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại Khánh Hòa. Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, Tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk được sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương. Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh. ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975 Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh lần lượt được giải phóng Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang. Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Kinh tế Có thể nói ngành mũi nhọn của tỉnh là du lịch và dịch vụ. Với hàng loạt danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng, Khánh Hòa phát triển khá mạnh về du lịch và kéo theo hàng loạt dịch vụ. GDP đầu người năm 2008 của tỉnh Khánh Hòa là 1.200 USD, tăng 11,3% so với năm 2007[20]. Năm 2008, tỉnh Khánh Hoà thu ngân sách năm 2008 đạt 5.050 tỷ đồng, tăng 26,1% so năm 2007, trong đó thu xuất nhập khẩu hải quan được 1.400 tỷ đồng. Chi ngân sách năm 2008 là 3.064 tỷ đồng[21]. Nông nghiệp: Người nông dân Khánh Hòa chủ yếu trồng lúa. Tuy nhiên nông nghiệp không phải là thế mạnh của tỉnh nên hầu như sản lượng không đáng kể. Công nghiệp: Công nghiệp Thủy sản và đóng tàu. Khánh Hòa còn có nhiều tiềm năng về công nghiệp khai khoáng: nhiều bãi cát trắng ở Đầm Môn (Ven Vịnh Vân Phong) dùng để chế tạo thủy tinh, pha lê, cáp quang... Dưới các bãi cát này có khoáng sản Titan-kim loại ít bị oxi hóa có thể dùng chế tạo vỏ của tàu vũ trụ. Khánh Hoà có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm: Phía bắc là vịnh Vân phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Vân phong là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế và khu kinh tế tổng hợp đa ngành gồm: thương mại, công nghiệp, du lịch… Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong, liên kết thuận lợi với đường bộ, đường sắt, hàng không, kín gió, an toàn, có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển container đang hoạt động ở khu vực như: Singapore, Hồng Công, Cao Hùng… Tiềm năng phát triển cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm. Bên cạnh đó, Vân Phong có khí hậu tương đối ôn hoà, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản[22] Ở giữa là vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang đã trở thành một trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Phía nam là vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Sân bay quốc tế Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời có cảng Ba Ngòi là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung Bộ, tạo điều kiện thụân lợi để phát triển giao thương giữa Khánh Hoà với các vùng trong nước và quốc tế. Khoa học và Giáo dục Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn[23]. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ, hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Tỉnh Khánh Hòa có 3 trường đại học chính quy là: • Đại học Nha Trang (trước đây là Đại học Thủy sản Nha Trang, đổi tên vào ngày 25 tháng 7 năm 2006, theo quyết định số 172/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) là một trường đại học đa ngành, đa cấp học với các chuyên ngành thủy sản truyền thống là mũi nhọn và thế mạnh. • Học viện Hải quân chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy hải quân cấp phân đội và chỉ huy tham mưu hải quân cấp chiến thuật- chiến dịch trình độ đại học quân sự, sau đại học. • Trường Sỹ quan không quân có nhiệm vụ mới là đào tạo cán bộ, sỹ quan không quân có trình độ đại học. • Đại học tư thục Thái Bình Dương Hệ thống các trường Cao Đẳng gồm: • Cao đẳng sư phạm Nha Trang • Cao đẳng văn hóa nghệ thuật du lịch, Cao đẳng Y tế • Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương 2 • Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khánh Hòa còn có nhiều cơ sở nghiên cứu Khoa Học lớn mang tầm cở quốc gia như: • Viện Pasteur Nha Trang • Viện Hải dương học Nha Trang • Viện Vắc-xin Nha Trang • Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang Giao thông Đường bộ Khánh Hoà có hệ thống cơ sở hạ tầng về tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: • Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ Đèo Cả đế Gềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam • Quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Toàn tỉnh hiện có 2.086 km đường giao thông. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km, chiếm 10,75%; đường do tỉnh quản lý dài 254,95 km, chiếm 12,21%; dường do huyện quản lý dài 327,47 km, chiếm 15,69% và đường do xã quản lý dài 1.566,97 km, chiếm 75%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km chiếm 19,14%; đường nhựa dài 362,77 km, chiếm 17,38% còn lại là đường đất. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã.[24] Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng. Ngoài các loại vé tháng và các chế độ giá ưu tiên dành cho học sinh, sinh viên, loại vé phổ thông có giá đồng nhất là 2.000 đồng/vé/lượt đi/tuyến.[25] • Tuyến 1: Thị trấn Thành (huyện Diên Khánh) - Lê Hồng Phong - Vĩnh Trường (lộ trình: 18km, có hai trạm và 30 điểm dừng trên toàn tuyến) • Tuyến 2: Thị trấn Thành - Trần Phú - Bình Tân. (lộ trình 18km, có hai trạm và 27 điểm dừng) • Tuyến 3: Bến xe phía Nam - Bến xe phía Bắc (lộ trình 8km, có hai trạm và 10 điểm dừng) • Tuyến 4: Dương Hiến Quyền - Nguyễn Thiện Thuật - Cầu Đá (lộ trình 13km, có hai trạm và 21 điểm dừng) • Tuyến 5: Cầu Trần Phú - Tô Hiến Thành - Hòn Rớ 1 (lộ trình 13km, có hai trạm và 20 điểm dừng) • Tuyến 6: Bến xe phía Nam - chợ Lương Sơn. (lộ trình15km, có hai trạm và 18 điểm dừng) Đường sắt • Khánh Hòa nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lời cho việc liên kết với cả nước • Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Đường thủy Khánh Hoà có 5 cảng biển chính bao gồm: • cảng trung chuyển container quốc tế ở Khu kinh tế Vân Phong • cảng kho xăng dầu ngoại quan Mỹ Giang (huyện Vạn Ninh) • cảng Hòn Khói (huyện Ninh Hoà) • cảng Nha Trang (Nha Trang) Hàng không Sân bay quốc tế Cam Ranh được nâng cấp ngày 16 tháng 8 năm 2007 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực Nam Trung Bộ[26] Năm 2008, sân bay này đã phục vụ 683.000 lượt khách, vượt qua Sân bay quốc tế Phú Bài để thành sân bay có số lượng hành khách thông qua đông thứ 4 trong các sân bay tại Việt Nam. Tỷ lệ tăng của số lượt khách thông qua vào năm 2007 là 36,8%, của năm 2008 là 36,3% so với năm trước, là sân bay có tốc độ tăng trưởng lượng hành khách cao nhất tại Việt Nam. Theo dự báo, số lượt khách qua sân bay này sẽ đạt 1,5 triệu vào năm 2010[27]. Nhà ga mới đang được xây dựng, cuối năm 2009 công trình hoàn thành và có thể phục vụ 800 hành khách trong giờ cao điểm. Các tuyến điểm kết nối đến thời điểm năm 2009 gồm: • Hà Nội (Sân bay quốc tế Nội Bài) • Đà Nẵng (Sân bay quốc tế Đà Nẵng) • Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net