logo

Khái quát về công ty chứng khoán


I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm  Theo giáo trình thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán.  Phân tích khái niệm Định chế tài chính - Đây là cụm từ được dung phổ biến ở Miền Nam trước năm 1975 trong các tài liệu về tài chính ngân hang. Theo tôi, cần làm rõ thuật ngữ này để tránh việc sử dụng lầm lẫn một cách đáng tiếc (mặc dù thuật ngữ này nghe rất hay, nghiêm trang, cổ kính nên dạo này rất hay được dùng). - Thuật ngữ “các định chế tài chính” thường được dùng để dịch nghĩa từ cụm từ tiếng Anh “financial institutions”. Trong tiếng Anh, từ “institutions” có thể dịch thành “các tổ chức” hoặc “các định chế”. Nhưng vấn đề đặt ra là việc sử dụng thuật ngữ “các định chế tài chính” để dịch “financial institutions” có chính xác hay không? - Trong tiếng Anh, thuật ngữ “financial institutions” có nghĩa là “các tổ chức tài chính” có thể dung như một từ thay thế với cụm từ “financial intermediares” – các trung gian tài chính. Dưới đây là định nghĩa của “financial institutions” từ 2 cuốn từ điển chuyên ngành: “Một nhóm các tổ chức thương mại và công cộng tham gia vào việc trao đổi, cho vay, đi mượn và đầu tư tiền tệ. Thuật ngữ này thường được sử dụng để thay thế cho thuật ngữ trung gian tài chính” – (The group of commercial and public organization engaged in exchanging, lending, borrowing and investing money. The term is often used as an alternative for financial intermediaries) – Graham Bannock and William Manser (1989) Dictionary of Finance. Second edition, 1995. London: Penguin Book. “Tổ chức thu thập các nguồn quỹ từ công chúng để đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, công cụ trên thị trường tiền tệ, tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng hoặc cho vay…” – (institution that collects funds from the public to place in financial assets such as stock, bonds, money market instruments, bank deposits, or loans…) – John Downes and Jordan Elliot Goodman (1994) Dictionary of Financial and Investement Terms. Third edition. New York: Barron’s. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, nghĩa gốc của từ “định chế” (cũng gần tương tự như “thể chế”) lại chỉ có nghĩa là “các quy định đã có sẵn” (theo Hán Việt từ điển Đào Duy Anh” chứ không có nghĩa là một tổ chức hay cơ quan nào đó, tức là thuật ngữ “các định chế tài chính” chỉ được dùng để nói về “các qui định trong lĩnh vực tài chính” chứ không thể tương đương với thuật ngữ “các tổ chức tài chính” dùng để chỉ các ngân hàng, công ty bảo hiểm IMF, WB… Như vậy, không thể dịch “financial institutions” thành “các định chế tài chính” vì như đã nói trên, bản thân thuật ngữ “financial institutions” là dùng để chỉ “các tổ chức tài chính”. Cách dịch đơn giản và cũng dễ hiểu nhất là sử dụng thuật ngữ “các tổ chức tài chính” hay “tổ chức trung gian tài chính” hoặc ngắn gọn hơn là “các trung gian tài chính”… Tóm lại, nói một cách đơn giản, “financial institutions” trong nghĩa kinh tế của nó chỉ nói về các “tổ chức” (organization) mà từ “định chế” lại không mang nghĩa là một “tổ chức” nên không thể dịch “financial institutions” thành “các định chế tài chính”. Ở Việt Nam, theo quyết định 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của UBCKNN, CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. 2. Phân loại công ty chứng khoán Căn cứ vào mô hình hoạt động công ty chứng khoán có thể chia thành: 2.1 Công ty chuyên doanh chứng khoán Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này: - Hạn chế rủi roc cho hệ thống ngân hàng. - Tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hoá cao hơn. Các nước ứng dụng mô hình này là Mỹ, Nhật, Canada,… Tuy nhiên hiện nay ranh giới giữa kinh doanh chứng khoán và kinh doanh tiền tệ ngày càng được xoá bỏ dần. 2.2 Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành hai loại: - Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. - Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hoá, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán; khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo mô hình này, nếu biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay. Tại Việt Nam, do quy mô các ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé, và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng thương mại ngắn hạn, trong hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định các Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. 3. Điều kiện và thủ tục thành lập công ty chứng khoán 3.1. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán - Điều kiện về vốn: CTCK phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Ở Việt Nam, CTCK phải có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 như sau: Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là: a, Mối giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam; b, Tự doanh chứng khoán:100 tỷ đồng Việt Nam; c, Bảo lãnh phát hành chứng khoán:165 tỷ đồng Việt Nam; d, Tư vấn đầu tư chứng khoán:10 tỷ đồng Việt Nam. Trường hợp CTCK xin cấp phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của từng loại hình riêng lẻ. - Điều kiện về nhân sự: những người quản lý hay nhân viên giao dịch của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng như mức độ tín nhiệm, tính trung thực. - Điều kiện về cơ sở vật chất: các tổ chức và cá nhân sáng lập CTCK phải đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho CTCK. - Ở Việt Nam các CTCK muốn được cấp giấy phép phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây: +) Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và phát triển ngành chứng khoán. +) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán. +) Giám đốc (TGĐ), các nhân viên kinh doanh (không kể nhân viên kế toán, văn thư hành chính, thủ quỹ) của CTCK phải có giấy phép hành nghề chứng khoán do UBCKNN cấp. 3.2 Thủ tục thành lập Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán đối với công ty chứng khoán 100% vốn trong nước bao gồm: - Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. - Phương án kinh doanh dự kiến trong 3 năm đầu. - Điều lệ công ty. - Bản thuyết trình cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán. - Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân tham gia góp vốn lập công ty chứng khoán. - Báo cáo tài chính của các bên là pháp nhân góp trên 10% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. - Lý lịch tóm tắt của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty. - Hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc (Giám đốc, Phó giám đốc) và các nhân viên kinh doanh của công ty. - Hồ sơ hợp lệ của 2 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán theo quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo giấy phép do UBCKNN cấp sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tối đa là 60 ngày, kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ sơ hợp lệ (gồm bộ bản chính và 2 bộ bản sao). Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán của UBCKNN, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải chuyển toàn bộ số vốn điều lệ vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng chỉ định thanh toán. Số tiền này chỉ được giải toả sau khi tổ chức xin phép được chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. Trường hợp vốn điều lệ có phần vốn góp bằng hiện vật hoặc quyền sử dụng đất, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải gửi UBCKNN các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và giá trị hiện vật tương đương với phần vốn góp. UBCKNN chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. Công ty chứng khoán muốn lập, đóng cửa chi nhánh phải được UBCKNN chấp thuận. 4. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán 4.1. Công ty hợp danh - Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên - Thành viên của CTCK hợp danh có hai loại là: thành viên góp vốn và thành viên chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngược lại, các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn góp của họ. - Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hơp danh bị giới hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp. CTHD không được phép phát hành bất kì một loại chứng khóan nào. 4.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đây là loại công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà học đã cam kết vào doanh nghiệp. Vì thế điều này gây tâm lý nhẹ nhàng hơn đối với người đầu tư. Công ty trách nhiêm hữu hạn cũng không được phép phát hành cổ phiếu. Mặt khác, về phương tiện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so voiứ công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. Vì những lý do đó, rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. 4.3. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông. Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị. Hội đồng này sẽ định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra. Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty, mà thể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản công ty. Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty bị thay đổi. Ưu điểm: - Đây là loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời. - Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở mức nhất định. Nếu công ty thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ bị thiệt hại ở mức vốn đã đầu tư vào công ty. - Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu. Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ đã được quảng cáo miễn phí. Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn hai hình thức trên. - Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý Do các ưu điểm trên, ngày nay các công ty chứng khóan chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, thậm chí nhiều nước còn quy định công ty chứng khoán bắt buộc phải là công ty cổ phần (Hàn Quốc…) 5. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chứng khóan mà công ty thực hiện cũng như quy mô họat động kinh doanh chứng khoán của nó. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia thành 2 nhóm khối khác nhau là khối lượng nghiệp vụ và khối phụ trợ. 5.1. Khối nghiệp vụ (front office) Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Nhìn chung, khối này mang lại cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó . Do ít nhất một phó giám đốc trực tiếp phụ trách , thực hiện các gai dịch mua bán chứng khóan như: tự doanh, môi giới , bảo lãnh phát hành , tư vấntài chính và đầu tư chứng khoán , quản lý danh mục đầu tư. Tương ứng với các nghiệp do khối này phụ trách sẽ có những bộ phận phòng, ban nhất định. + Phòng môi giới + Phòng tự doanh + Phòng bảo lãnh phát hành + Phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư + Phòng tư vấn tài chính và đầu tư + Phòng kí quỹ … 5.2.Khối phụ trợ (back office) Là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của công ty chứng khoán vì hoạt động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ. Thường cũng do 1 phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Khối này bao gồm các bộ phận sau: +Phòng nghiên cứu và phát triển +Phòng phân tích và thông tin thị trường +Phòng kế hoạch công ty +Phòng phát triển sản phẩm mới +Phòng công nghệ tin học +Phòng pháp chế +Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ +Phòng ngân quỹ, ki quỹ +Phòng tổng hợp hành chính nhân sự Ngoài sự phân biệt rõ rang hai khối , do mức độ phát triển của công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phận khác như mạng lưới chi nhánh, văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý…, hoặc các phòng ban liên quan đến các nghiệp vụ khác từ ngân hàng, bảo hiểm (tín dụng, chứng khoán, bảo hiểm chứng khoán…) 6.Các nghiệp vụ công ty chứng khoán 6.1. Môi giới chứng khoán Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng kí kết giữa khách hàng và công ty. Trong trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản lưu ký chứng khóan tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải kí hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Tiền hoa hồng môi giới thường đựợc tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch. Tùy theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau: 6.1.1. Môi giới dịch vụ (Full service broker) Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu hồi cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, mua sau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư. 6.1.2. Môi giới chiết khấu (Discount Broker) Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn, nghiên cứu thị trường. 6.1.3. Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hàng. Đây là những nhân viên của một công ty chứng khóan thành viên của một Sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khóan và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khóan hay cho khách hàng của công ty trên sàn giao dịch. 6.1.4. Môi giới độc lập Môi giới độc lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khóan thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch. Tại Việt nam, theo Nghị định 144 về thị trường chứng khóan, “môi giới chứng khoán” được xác định là “hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khóan cho khách hàng để hưởng phí”. Nhưng theo luật CK mới có hiệu lực từ 1/1/2007 thì thụât ngữ này được xác định là “môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khóan làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán, cho khách hàng”. Như vậy có thể thấy luật chứng khoán đã siết chặt hơn. Bởi lẽ kinh doanh chứng khoán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có độ rủi ro cao, sự hiểu biết của công chúng còn hạn chế. Để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, Luật chỉ cho phép công ty chứng khoán thực hiện hoạt động môi giới, không cho phép các nhân hoạt động môi giới tự do nhằm ngăn chặn việc lợi dụng sự kém hiểu biết của công chúng, sử dụng chúng chỉ hành nghề để lừa đảo. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng xét từ thực tế của Việt Nam, số lượng công ty cổ phần không phải nhỏ và sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là cơ sở cho thị trường phi tập trung (OTC) phát triển mạnh và kéo theo nhu cầu trao đổi, mua bán chứng khóan tăng cao. Lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán sẽ tăng và cần một lực lượng môi giới hung hậu để đáp ứng, nhất là thị trường OTC. Các công ty chứng khoán sẽ khó đảm đương được toàn bộ vai trò tìm nhà đầu tư. Nếu chỉ giới hạn hoạt động môi giới những công ty này sẽ là lực cản cho thị trường chứng khoán phát triển. 6.1.5. Nhà môi giới chuyên môn Các sở giao dịch chứng khóan thường quy định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bố trí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor). Trong quầy giao dịch, có một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia. Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Nhà môi giới chuyên môn thực hiện 2 chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và lệnh thị trường. 6.2. Tự doanh chứng khoán (cần phân biệt tự doanh và kinh doanh, đầu tư) Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình. Công ty chứng khóan thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khóan tự doanh có thể là chứng khóan niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK. Ngoài ra, công ty chứng khóan có thể tự doanh chứng khóan lô lẻ của khách hàng, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK. Theo Điều 20 quy chế hoạt động và tổ chức của công ty chứng khóan số 55/2004/QĐ – BTC ngày 17/06/2004 quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khóan như sau: - Công ty chứng khóan phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khóan để thanh tóan các lệnh giao dịch của chính mình. - Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không được: + Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán + Đầu tư vượt quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. + Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết. Hoạt động tự doanh hiện nay được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các công ty chứng khoán tại Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi ích nên các nước thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chức thực hiện 2 nghiệp vụ ở 2 bộ phận riêng biệt nếu công ty chứng khoán đó được thực hiện cả 3 nghiệp vụ. 6.3. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư - Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng. - Nghiệp vụ này được thực hiện khi một số nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân muốn tham gia TTCK nhưng họ không có đủ điều kiện về thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để quyết định đầu tư, vì vậy họ ủy thác cho công ty chứng khoán đầu tư kèm theo thỏa thuận lãi, lỗ. Người ủy thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư của công ty chứng khoán và trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thỏa thuận. - Các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ này ngoài việc được hưởng phí quản lý, họ còn óc thể nhận được những khoản tiền thưởng nhất định khi mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. - Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán phải quản lý tiền và chứng khoán cho từng khách hàng ủy thác và sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng các điều kiện quy định trong hợp đồng đã ký kết. Hợp đồng phải xác định rõ mức độ ủy quyền của khách hàng cho công ty chứng khoán và điều quan trọng nữa là phải xác định khách hàng phải chịu mọi rủi ro của hoạt động đầu tư. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, định kỳ công ty chứng khoán phải gửi báo cáo giá trị các khoản đầu tư theo giá thị trường tại thời điểm báo cáo cho khách hàng. Theo Luật chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2007, chỉ có công ty quản lý quỹ mới được phép quản lý danh mục đầu tư. Như vậy, sau khi luật này có hiệu lực thì các công ty chứng khoán phải rút lại nghiệp vụ này. 6.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành - Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. - Tổ chức phát hàn được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Hiện nay trên thế giới có một số hình thức bảo lãnh phát hành sau: + Bảo lãnh cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không. + Bảo lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cho gắng tối đa. Số chứng khoán còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành. + Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành. Theo phương thức này, không có một sự đảm bảo đợt phát hành có thành công hay không, nên UBCKNN thường quy định số chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian chào bán sẽ được giữ bởi một người thứ ba để chờ kết quả cuối cùng của đợt phát hành. Nếu đợt phát hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc. chỗ này thầy bảo phải xem lại! + Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu: là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối đa và phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được hủy bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích cho tổ chức phát hành, vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh. thầy ghi chú: phí 3% Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ của nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán. Điều này gây ra một số khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc triển khai nghiệp vụ này. thầy ghi chú: không phải do luật 6.5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán. - Tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành): Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho công ty chứng khoán. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết. Hoạt động này tương đối đa dạng, bao gồm: + Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các TSHH và TSVH của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. + Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty... mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu. + Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp...: khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp về các vấn đề về kỹ thuật, phương pháp tiến hành sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí... + Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc các chuyên viên tư vấn sẽ sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả... Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải: • Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp • Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn • Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào • Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thậy để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó • Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn. Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nhà tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân tích sẽ đem lại uy tín cho nhà tư vấn. 6.6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác - Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán. - Lư ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán, vì vậy lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại SGD được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng; mặt khác nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạc chứng chỉ chứng khoán... - Bán khống (short-selling) trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ... Bán khống là một khái niệm tài chính còn tương đối mới mẻ đối với TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số TTCK thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở TTCK ở các nước phát triển. Nghiệp vụ kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đã được bắt nguồn ít nhất từ thế kỷ thứ 18 ở Anh. Trong giao dịch chứng khoán, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Bán khống một cổ phiếu là giao dịch hoàn toàn đối lập với việc mua một cổ phiếu. Bán khống một cổ phiếu có nghĩa là người bán đang cho rằng giá cổ phiếu đó sẽ sụt giảm chưa không giống như khi mua 1 cổ phiếu và hy vọng giá của nó sẽ tăng lên. Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ đi vay cổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả lại, nhà đầu tư đó sẽ phải mua chứng khoán với giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ. Để đảm bảo an toàn, CTCK triển khai nghiệp vụ này thường yêu cầu người vay chứng khoán ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ hơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong quá trình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống (người vay) phải bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giảm thì người vay có thể rút bớt ra để sử dụng. Bán khống chứng khoán cũng là một hình thức khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi họ vẫn có thể kiếm được lời khi cổ phiếu giảm giá, trong khi mua bán theo cách bình thường, họ chỉ kiếm được lời khi cổ phiếu tăng giá. Khoản 9, điều 71 Luật chứng khoán quy định về nghĩa vụ của CTCK như sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”. Như vậy, luật thì không cấm nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo lộ trình phát triển công ty chứng khoán của UBCKNN thì đến năm 2009 nghiệp vụ bán khống mới có quy chế hưỡng dẫn thực hiện. Theo quy định hiện hành, khách hàng phải ký quỹ đủ 100% tiền thì mới được mua chứng khoán, có nghĩa là không được “mua khống”. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động lách được quy định này, chẳng hạn với hoạt động repo hoặc cầm cố chứng khoán thì khách hàng có thể nhận thên vốn để tiếp tục mua cổ phiếu. Nhà đầu tư cần vốn nhưng không muốn bán đứt số chứng khoán mình hiện có, có thể bán cho CTCK với mức giá cụ thể, đồng thời cam kết mua lại sau một thời gian với một mức giá xác định. Đây chính là nghiệp vụ repo (mua bán cổ phiếu có kỳ hạn). Còn cho vay cầm cố chứng khoán là việc thế chấp, thường là cổ phiếu (cả niêm yết và OTC), để vay tiền của CTCK hoặc ngân hàng trong một thời gian nhất định, mức vay thường được tính bằng 20-50% thị giá, tuỳ theo quy định cuả bên nhận cầm cố. Trong thời hạn vay mà thị giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức quy định thì người vay phải nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho bên nhận cầm cố, nếu không bên nhận cầm cố có quyền thanh lý cổ phiếu. Cả cầm cố và repo đều là những nghiệp vụ lách luật hợp pháp nhằm giúp nhà đầu tư “mua khống”. Hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán cũng đã xuất hiện với tên gọi: “ứng trước tiền bán chứng khoán”. Hiện nay, để thực hiện nghiệp vụ này, các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3. Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí nhất định. Một số công ty thực hiện ứng trước tiền chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi có kết quả khớp lệnh và khách hàng có thể dùng để mua chứng khoán ngay trong phiên giao dịch. - Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng... - Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGD. - Repo chứng khoán: là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu...) của chính mình trong một khoản thời gian thoả thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp. Trên thực tế tại Việt Nam, repo trái phiếu đã được tiến hành từ cuối năm 2003 và repo cổ phiếu là năm 2007, hoạt động repo chứng khoán chưa sôi động và có nhiều khoảng gián đoạn. Tháng 5/2008 UBCKNN đã yêu cầu các công ty ngừng ký hợp đồng repo. Nhưng nghiệp vụ này đã được khởi động lại từ cuối năm 2008 và đầu năm nay. 7. Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán 7.1. Chức năng cơ bản của công ty chứng khoán - Tạo cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi và người sử dụng vốn (qua nghiệp vụ phát hành và bảo lãnh phát hành) - Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá, khớp lệnh) - Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán - Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (qua hoạt động tự doanh và nhà tạo lập thị trường) 7.2. Vai trò của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. Do vậy, các CTCK giữ vai trò quan trọng thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK. - Đối với tổ chức phát hành CTCK qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vị nhà phát hành. Thị trường chứng khoán hoạt động dựa trên nguyên tắc trung gian, do đó, các nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian, các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn cho nền kinh tế nhờ TTCK - Đối với nhà đầu tư CTCK làm giảm chi phí và thời gian giao dịch cho nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư. TTCK cũng tương tự như tất cả các thị trường khác, để tiến hành giao dịch, người mua người bán phải có cơ hội gặp nhau, thẩm định chất lượng hàng hóa và thoả thuận giá cả. Tuy nhiên, TTCK với những đặc điểm riêng của nó như người mua người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hoá là “vô hình”, vì vậy để cung cầu gặp nhau thẩm định chất lượng, xác định giá cả thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho một cuộc giao dịch để phục vụ thu thập, phân tích, xử lý thông tin... Hơn nữa, giá chứng khoán luôn luôn thay đổi cùng với mức độ rủi ro cao sẽ làm nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin. CTCK với lợi thế chuyên môn hoá, trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trò tư vấn đàu tư, tìm kiếm đối tác và làm trung gian mua bán chứng khoán, giúp nhà đầu tư giảm chi phí trong từng giao dịch. Mặt khác, với trình độ chuyên môn cao, uy tín nghề nghiệp, CTCK sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện đầu tư một cách hợp lý nhất. - Đối với thị trường chứng khoán + Vai trò trước hết của CTCK là tổ chứng trung gian môi giới trên thị trường CK thông qua việc mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả nhà đầu tư và tổ chức phát hành. CTCK huy động vốn tư nơi nhàn rỗi để đầu tư chứng khoán có hiệu quả, làm cầu nối cung-cầu chứng khoán. + Góp phần tạo lập giá, điều tiết và bình ổn giá trên thị trường Giá chứng khoán là do thị trường quyết định, nhưng để đưa ra một mức giá cuối cùng người mua và người bán phải thông qua CTCK làm trung gian mua bán. Các CTCK là thành viên của thị trường nên họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp các CTCK cùng với nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên, do vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK. Trên thị trường thứ cấp: tất cả các lệnh mua bán thông qua CTCK được tập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác định theo quy luật cung cầu. Các CTCK cong thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều CTCK đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường – mua chứng khoán vào khi giá giảm và bán chứng khoán dữ trữ ra khi giá quá cao. Dĩ nhiên sự can thiệp của CTCK chỉ là có hạn, phụ thuộc vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán. Tuy vậy, nó vẫn có ý nghĩa nhất định, có tác động đến tâm lý đầu tư các nhà đầu tư trên thị trường. Với vai trò này, các CTCK góp phần tích cực vào sự tồn tại và phát triển bền vững của thị trường CK. + Góp phần tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính TTCK làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính nhưng chính CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp 1: qua hoạt động bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những huy động được lượng vốn lớn đi vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính được đầu tư vì các CK qua đợt phát hành sẽ được mua bán trên thị trường cấp 2. Điều này làm giảm rủi ro và tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư. Trên thị trường cấp 2: do thực hiện cá giao dịch mua và bán các CTCK giúp nhà đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Do đó làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính. + Vai trò cung cấp dịch vụ cho TTCk CTCK với các chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch vụ cần thiết góp phần cho TTCK hoạt động ổn định. CTCK giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của TTCK, là chất “xúc tác”, không thể thiếu cho hoạt động của TTCK. - Đối với các cơ quan quản lý thị trường Các CTCK có vai trò cugn cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường. CTCK thực hiện được vai trò này bởi họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định phát luật vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của CTCK (cần phải công khai minh bạch). Các cơ quan quản lý nhờ các thông tin này có thể kiểm soát và chống các hoạt động lũng đoạn, bóp méo thị trường. II. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM A. Thực trạng 1. Giai đoạn 2000 – 2005 Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán Ngày 28/11/1996, Chính phủ ra nghị định thành lập Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán thuộc UBCKNN 20/7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM chính thức đi vào hoạt động với: 4 CTCK 2 cổ phiếu niêm yết: Công ty cổ phần điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có 2 phiên giao dịch. Giá trị cổ phiếu niêm yết lad 270 tỷ đồng (theo mệnh giá) Trong những năm đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non nớt, số nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, không nhiều cá nhân, tổ chức mặn mà với việc thành lập CTCK. Thị trường chứng khoán phát triển chậm, không có biến động lớn. Đến 05/05/2001 mới chỉ có 5 công ty niêm yết và 7 công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm tiếp theo. Số lượng các CTCK sau 3 năm hoạt động chỉ là 12 công ty với tổng số vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán. Số lượng mã cổ phiếu được giâo dịch trên thị trường không cao (73 mã) với giá trị vốn hoá không lớn. Thị trường mới chỉ có 14000 nhà đầu tư. Số nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài không lớn. Tình trạng trên là do thị trường chứng khoán chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ ta thấy vn- index không tăng mà thậm chí còn sụt giảm trong 3 năm đầu. Năm 2004 và 2005 thị trường có nhiều chuyển biến tích cực. VN index liên tục tăng. Qua 5 năm TTGDCK TP.HCM đã vận hành hệ thống giao dịch thông suốt và an toàn trên 1000 phiên giao dịch, với giá trị giao dịch bình quân phiên cuả toàn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng năm 2000 lên 81 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2005. Bức tranh chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu tư tăng 35%, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Đây là cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán tăng số khách hàng, số lượng nhà đầu tư từ dưới 3000 tài khoản vào năm 2000 đã đạt trên 24300 tài khoản, trong đó có 250 nhà đầu tư là tổ chức Cũng trong năm 2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động là một động lực lớn cho TTCK và cũng là một cơ hội lớn cho các CTCK. Qua 5 năm hoạt động đã có 14 CTCK được thành lập và hoạt động trên TTCK. Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các CTCK SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của các CTCK không chỉ thể hiện qua việc mở rộng hoạt động ra một số tỉnh-thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Bình Dương, Cần Thơ... mà tiềm lực về vốn và nguồn nhân lực cũng không ngừng gia tăng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thị trường 1.2. Chất lượng hoạt động Tính đến năm 2004, các công ty chứng khoán (CTCK) mở rộng hoạt động nghiệp vụ, có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan: Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ người đầu tư cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hoá. Các mô hình đầu tư mới như quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn... cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hàng hoá để người đầu tư lựa chọn. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoán trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, Internet... được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho người đầu tư. Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2004 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phòng tài chính để tăng vốn điều lệ. Cụ thể: + Về kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ được cấp phép: Các CTCK đã chủ động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK, tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua thị trường chứng khoán. Trong năm 2004, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 công ty và tư vấn cổ phần hoá cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN của nhà nước. Trong năm 2004 đã có 6/13 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với tổng giá trị chứng khoán trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ đồng. + Về kết quả kinh doanh: Hầu hết các CTCK đều có lãi. So với năm 2003, doanh thu tự doanh tăng 8 lần (tự doanh trái phiếu chiếm 90% tổng giá trị tự doanh), doanh thu môi giới tăng 3 lần và doanh thu tư vấn tăng 1.6 lần. + Về tiềm năng phát triển: các CTCK bắt đầu xác định thế mạnh nghiệp vụ của từng công ty. Một số công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ (như Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Công thương) + Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thành lập Hiệp hội kinh doanh chứng khoán VN (VASB) để phối hợp hoạt động giữa các hội viên và thúc đẩy phát triển thị trường CK, bước đầu đã tham gia nghiệp vụ cho các nhân viên hành nghề. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế tồn tại: - Khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường CK cũng như các công ty CK vẫn chưa hoàn thiện. Chúng ta chưa có Luật chứng khoán, hệ thống các văn bản về chứng khoán và thị trường CK hiện hành có tính pháp lý chưa cao và còn nhiều bất cập. Các văn bản pháp quy ở mức thấp vì vậy không bao trùm được hết phạm vi hoạt động của thị trường, chưa tạo ra được một thể chế hoàn chỉnh theo nguyên lý hoạt động vốn có của nó. Điều này đã gây khó khăn cho các công ty CK trong việc hoạt động cũng như chấp hành luật. Văn bản pháp lý cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán là Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 144), sau 5 năm vận hành cho thấy hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán còn hạn chế, chưa đầy đủ và đồng bộ, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây: Thứ nhất, về việc phát hành chứng khoán ra công chúng: Nghị định 144 chỉ điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng của các công ty cổ phần, không điều chỉnh việc phát hành cổ phiếu của các DN nhà nước cổ phần hoá, việc phát hành chứng khoán của các tổ chức tín dụng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần. Điều này làm hạn chế việc phát triển thị trường sơ cấp, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Thứ hai, về thị trường giao dịch chứng khoán: Nghị định 144 chỉ điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán tại các trung tâm giao dịch CK, do vậy, các giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do đang diễn ra khá sôi động mà không có sự quản lý của Nhà nước. Thứ ba, về tổ chức hoạt động của Trung tâm giao dịch CK: Nghị định 144 quy định Trung tâm giao dịch CK là đơn vị sự nghiệp có thu, điều này là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo thông lệ quốc tế, các Trung tâm giao dịch CK thường tổ chức theo mô hình công ty. Tính độc lập của Trung tâm giao dịch CK không cao, đặc biệt là công tác quản trị điều hành còn mang tính hành chính, thẩm quyền về giám sát các hoạt động giao dịch trên trung tâm giao dịch CK còn hạn chế. Thứ tư, về giám sát và xử lý vi phạm: Nghị định 144 không bao hàm hết các hành vi vi phạm và chưa xác định rõ nguyên tắc xử phạt cũng như thẩm quyền xử phạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hạn chế này có ảnh hưởng đến sự công khai, minh bạch của khuôn khổ pháp lý trên phương diện quản lý Nhà nước cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Thứ năm, về khả năng phát triển thị trường và hội nhập: Nghị định 144 có những quy định chưa được rõ ràng và chuẩn mực theo nguyên tắc thị trường, vì vậy sẽ có khó khăn khi thị trường phát triển ở trình độ cao và khi VN hội nhập với thị trường quốc tế. - Quy mô của thị trường cổ phiếu nhỏ nên chưa thu hút được các nhà đầu tư. Với 30 công ty niêm yết mà đa phần là các DN vừa và nhỏ, tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu hiện chỉ vào khoảng 0,6% GDP (nếu tính cả trái phiếu thì tổng giá trị niêm yết toàn thị trường là 30.800 tỷ đồng, chiếm 4,8% GDP), hãy còn quá nhỏ để có thể đại diện cho nền kinh tế. Quy mô nhỏ đã gây khó khăn cho các công ty CK trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Hơn nữa “miếng bánh nhỏ” này lại bị các ông lớn như SSI, Bảo Việt ... nắm giữ đa phần nên sẽ càng khó khăn cho các công ty nhỏ và mới. - Cơ chế hoạt động của thị trường CK chưa thực sự ổn định đã ảnh hưởng xấu đến các công ty CK. - Năng lực trình độ của cán bộ quản lý, các nhân viên hành nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển lâu dài của thị trường. Điều này cũng dễ hiểu vì thị trường CK VN là một thị trường non trẻ, thiếu kinh nghiệm. - Máy móc thiết bị chưa hiện đại nên việc giám sát và thông tin của thị trường không hiệu quả, hệ thống công nghệ thông tin còn ở trình độ thấp - Chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên thị trường CK chưa cao, tính minh bạch và hiệu quả còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng công tác công bố thông tin, chất lượng hoạt động của trung tâm giao dịch CK cũng như các thành viên thị trường. Các biểu hiện vi phạm trên thị trường ở một số CTCK cũng như công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng đầu tư, các giải pháp phát triển thị trường chưa đồng bộ. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: tính chủ động, hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát hoạt động Thị trường CK chưa cao. Chưa có một chương trình hành động thống nhất để phát huy vai trò và khả năng của các thành viên thị trường trong nỗ lực chung để phát triển thị trường CK, đặc biệt là vai trò phối kết hợp của các Bộ, ngành, địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường CK còn hạn chế. Đồng thời, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn của cán
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net