logo

Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006

Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/2007/TT-NHNN Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2007 THÔNG TƯ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam Căn cứ quy định tại Điều 67 Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn thi hành Nghị định như sau: Phần I QUY ĐỊNH CHUNG I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định, áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 2. “Đại diện có thẩm quyền” là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài, ngân hàng Việt Nam tham gia liên doanh, tổ chức là thành viên tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài; những người được họ uỷ quyền bằng văn bản; những người có đủ thẩm quyền theo Điều lệ hoặc quy định nội bộ của các tổ chức này để ký các văn bản quy định tại Thông tư này và thực hiện các công việc liên quan trong phạm vi thẩm quyền được giao. 3. “Người điều hành” bao gồm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và trưởng, phó các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp. 1 www.mot.gov.vn 4. “Khai trương hoạt động” là việc bắt đầu tiến hành hoạt động ngân hàng; “ngày khai trương hoạt động” là ngày bắt đầu hoạt động. III. ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP MỞ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI; GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI; GIẤY PHÉP MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI (SAU ĐÂY GỌI CHUNG LÀ GIẤY PHÉP) 5. Điều kiện cấp Giấy phép 5.1. Điều kiện áp dụng chung đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài a) Ngân hàng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép; b) Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức trung bình và ổn định (stable) trở lên, chứng tỏ được khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi; c) Ngân hàng nước ngoài có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu sau đây: - Đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ít nhất 8% trở lên và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác theo thông lệ quốc tế; có tỷ lệ nợ xấu (NPL) dưới 3% vào năm trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép; - Hoạt động có lãi ít nhất trong ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin cấp giấy phép; d) Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ có khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế; đã ký kết cam kết (bản ghi nhớ, thoả thuận, thư trao đổi và các văn bản khác có giá trị tương đương) về hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước. 5.2. Điều kiện mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngoài những điều kiện chung nêu tại điểm 5.1 trên đây, để được cấp Giấy phép mở chi nhánh, ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ) phải đáp ứng những điều kiện sau: 2 www.mot.gov.vn a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng gồm: - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; - Người điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động ngân hàng; Tổng Giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây: + Có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật; + Có bằng đại học hoặc trên đại học các chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, quản trị kinh doanh; + Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu ba (03) năm. - Có phương án kinh doanh khả thi, trong đó tối thiểu phải có phương án kinh doanh, hoạt động trong ba (03) năm đầu theo hướng dẫn về hồ sơ tại điểm 6.1.b của Thông tư này; - Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép mở chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam; - Cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ có văn bản bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam; - Ngân hàng nước ngoài có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam ; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. b) Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm tài chính trước năm xin cấp giấy phép. 5.3. Điều kiện thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngoài những điều kiện chung nêu tại điểm 5.1 trên đây, để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau: a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng gồm: 3 www.mot.gov.vn - Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính Phủ; - Người quản trị, điều hành của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Ngân hàng; thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, người điều hành phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, người điều hành của tổ chức tín dụng; - Có phương án kinh doanh khả thi, trong đó tối thiểu phải có phương án kinh doanh, hoạt động trong ba (03) năm đầu theo hướng dẫn về hồ sơ tại điểm 6.2.b của Thông tư này; - Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có Điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. b) Ngân hàng nước ngoài và các thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tham gia thành lập ngân hàng liên doanh, thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; c) Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm xin cấp giấy phép; d) Ngân hàng nước ngoài và các thành viên góp vốn phải có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc: - Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành và hoạt động cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam; - Đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. e) Các ngân hàng Việt Nam tham gia góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh hoặc các tổ chức nước ngoài không phải là ngân hàng nước ngoài tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng phải là các ngân hàng, tổ chức có uy tín, có năng lực tài chính, hoạt động lành mạnh, kinh doanh hiệu quả, có lãi theo các nguyên tắc nêu trên của Thông tư này. Cụ thể, các ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm; - Có tổng tài sản tối thiểu 10.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2% tổng dư nợ, không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân 4 www.mot.gov.vn hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép; - Kinh doanh có lãi trong ba (03) năm liên tiếp trước năm xin cấp giấy phép. 5.4. Điều kiện mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài a) Tổ chức tín dụng nước ngoài là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước nguyên xứ; b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam; c) Tổ chức tín dụng nước ngoài có quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc có nhu cầu tìm kiếm, thúc đẩy, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam; d) Tổ chức tín dụng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép. 6. Hồ sơ xin cấp giấy phép 6.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài a) Đơn xin cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký (Phụ lục 1a đính kèm); b) Phương án kinh doanh chứng minh được tính khả thi; bao gồm các nội dung chủ yếu, tối thiểu sau đây: - Sự cần thiết thành lập, nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, khả năng quản lý các loại hình rủi ro, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động ngân hàng và quản lý rủi ro; - Địa bàn hoạt động và nguồn nhân lực dự kiến; - Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ; hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cơ chế phòng chống rửa tiền được tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; - Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động kinh doanh; - Bảng tổng kết tài sản; báo cáo thu nhập và chi phí; báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chỉ số tài chính lớn, các tỷ lệ an toàn dự kiến và các thuyết minh liên quan chứng minh được lợi ích kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế trong ba (03) năm đầu hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 5 www.mot.gov.vn c) Điều lệ của ngân hàng nước ngoài; d) Lý lịch (có xác nhận của ngân hàng nước ngoài) và các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài; e) Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp; g) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng chứng minh việc này. h) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật và tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước khi xin cấp giấy phép, chứng tỏ được khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại tiết a, c điểm 5.1 nêu trên; i) Văn bản của cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế; k) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của ngân hàng nước ngoài; l) Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard & Poor, Fitch…) xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng nước ngoài; m) Văn bản của ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam ; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; n) Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của ngân hàng nước ngoài cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai. 6.2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: a) Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia liên doanh cùng ký (Phụ lục 1b đính kèm); Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt 6 www.mot.gov.vn động ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng mẹ ký (Phụ lục 1c đính kèm); b) Phương án kinh doanh (đã được các bên liên doanh, ngân hàng mẹ, các thành viên góp vốn thông qua) chứng minh được tính khả thi; bao gồm các nội dung chủ yếu, tối thiểu sau đây: - Sự cần thiết thành lập, nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, khả năng quản lý các loại hình rủi ro, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động ngân hàng và quản lý rủi ro; - Địa bàn hoạt động và nguồn nhân lực dự kiến; - Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ; hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cơ chế phòng chống rửa tiền được tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; - Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động kinh doanh; - Bảng tổng kết tài sản; báo cáo thu nhập và chi phí; báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chỉ số tài chính lớn, các tỷ lệ an toàn dự kiến và các thuyết minh liên quan chứng minh được lợi ích kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế trong ba (03) năm đầu hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. c) Lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan nơi cá nhân đó đang làm việc; cơ quan quản lý, theo dõi lý lịch cá nhân…) và các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; d) Danh sách các thành viên góp vốn, mức góp vốn điều lệ và phương án góp vốn cụ thể; trong đó các thành viên phải cùng ký, cam kết và nêu rõ: Giá trị vốn góp bằng ngoại tệ, bằng tiền đồng Việt Nam, bằng tài sản (trong trường hợp này phải có văn bản chứng minh quyền sở hữu và định giá tài sản hợp lệ); e) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của các thành viên góp vốn; g) Hợp đồng liên doanh có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật đối với ngân hàng liên doanh; hợp đồng và thoả thuận góp vốn giữa các thành viên góp vốn đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài. h) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của các thành viên góp vốn; i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ chấp thuận cho ngân hàng nước ngoài được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 7 www.mot.gov.vn liên doanh, cho phép ngân hàng mẹ và các thành viên góp vốn nước ngoài khác được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng chứng minh việc này. k) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật và tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài, các thành viên góp vốn nước ngoài khác trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước khi xin cấp giấy phép, chứng tỏ được khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại tiết a, c điểm 5.1 nêu trên; l) Văn bản của cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế; m) Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard & Poor, Fitch…) xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng nước ngoài; n) Điều lệ tổ chức và hoạt động của các thành viên góp vốn; o) Dự thảo Điều lệ ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; p) Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn về việc: - Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; - Đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. q) Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của các thành viên góp vốn cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai. 6.3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép mở Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài: a) Đơn xin mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài ký (Phụ lục số 1d đính kèm). Đơn xin mở Văn phòng đại diện phải ghi rõ mục đích, phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện; 8 www.mot.gov.vn b) Bản sao Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp; c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản cho phép thì phải có bằng chứng chứng minh việc này. d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài; e) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của tổ chức tín dụng nước ngoài; g) Lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam (có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài); h) Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai. 7. Thủ tục, quy trình cấp phép, nội dung Giấy phép 7.1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép được lập thành hai (02) bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh, trong đó: a) Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ các trường hợp sau đây: - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước; - Các báo cáo tài chính thường niên được lập trực tiếp bằng tiếng Anh. b) Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định của pháp luật về công chứng; riêng bản dịch các báo cáo tài chính thường niên có thể do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và chức năng dịch thuật xác nhận. Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) và được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh. 7.2. Toàn bộ hồ sơ gốc nêu trên được lập thêm hai (02) bản và gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, sau đây gọi tắt là Vụ các Ngân hàng). Trong thời hạn 20 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo về tình trạng hồ sơ và đề nghị bổ sung thông tin, hồ sơ (nếu chưa đủ, chưa hợp lệ). Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin, hồ sơ bổ sung, Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân 9 www.mot.gov.vn hàng) có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo tiếp về tình trạng hồ sơ theo nguyên tắc trên. 7.3. Sau khi nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) có văn bản gửi lấy ý kiến các cơ quan dưới đây về đề nghị cấp Giấy phép: a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở của chi nhánh, của ngân hàng, hoặc của văn phòng đại diện. b) Bộ Công an (Cục An ninh Kinh tế). c) Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. d) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở của chi nhánh, của ngân hàng, hoặc của văn phòng đại diện. Trong thời hạn 30 ngày làm việc (riêng đối với trường hợp hồ sơ xin mở văn phòng đại diện là 20 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan liên quan nêu trên có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng). Trường hợp không nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan trong thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước coi như cơ quan đó không có ý kiến phản đối đối với đề nghị cấp Giấy phép. 7.4. Trong thời hạn 90 ngày làm việc (riêng đối với trường hợp hồ sơ xin mở văn phòng đại diện là 30 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do. 7.5. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung và thời hạn hoạt động trong Giấy phép (theo phụ lục số 2a, 2b, 2c, và 2d đính kèm); thời hạn hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tối đa không quá 99 năm; thời hạn hoạt động văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tối đa không quá 5 năm. IV. GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG 8. Điều kiện để được gia hạn thời hạn hoạt động: 8.1. Điều kiện đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: a) Hoạt động hiệu quả, có lãi; không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng; không có các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác trong ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin gia hạn thời hạn hoạt động cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động; 10 www.mot.gov.vn b) Bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. 8.2. Điều kiện đối với ngân hàng nước ngoài: a) Luôn thực hiện tốt các cam kết của Ngân hàng nước ngoài đối với chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; b) Ngân hàng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ chấp thuận cho tiếp tục duy trì hoạt động của chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; c) Cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ thực hiện tốt cam kết với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phối hợp quản lý, giám sát và trao đổi thông tin giám sát hoạt động ngân hàng; d) Ngoài các điều kiện nêu trên, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép gia hạn thời hạn hoạt động căn cứ theo các điều kiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mới (cấp Giấy phép lần đầu) tại các điểm 1, 2 và 3 khoản 5 Mục III nêu trên. 8.3. Điều kiện đối với văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài a) Văn phòng đại diện không vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong thời gian ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin gia hạn thời hạn hoạt động cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động; b) Ngoài điều kiện nêu trên, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép gia hạn thời hạn hoạt động căn cứ theo các điều kiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mới (cấp Giấy phép lần đầu) quy định tại điểm 5.4 Mục III nêu trên. 9. Hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động a) Đơn đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ), của tổ chức tín dụng nước ngoài ký (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài); và do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh ký (đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh). Trong Đơn cần giải trình, nêu rõ khả năng cũng như cam kết đáp ứng được các điều kiện nêu tại khoản 8 Mục III nêu trên. b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị Ngân hàng liên doanh về việc tiếp tục gia hạn thời hạn hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. 11 www.mot.gov.vn c) Báo cáo tổng quan tình hình hoạt động kể từ khi được cấp Giấy phép; trong đó có báo cáo cụ thể về tình hình hoạt động, kinh doanh ba (03) năm gần nhất và phương án hoạt động, kinh doanh trong thời gian tới sau khi được gia hạn thời hạn hoạt động. d) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài; các thành viên góp vốn khác trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh . e) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài: - Cho phép ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài, các thành viên góp vốn nước ngoài khác tiếp tục duy trì hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; - Cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật và tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài, các thành viên góp vốn nước ngoài khác trong vòng ba (03) năm liên tiếp trước khi xin gia hạn thời hạn hoạt động, chứng tỏ được khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại tiết a, c điểm 5.1 Mục III nêu trên. g) Các tài liệu khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 10. Thủ tục, quy trình gia hạn thời hạn hoạt động a) Hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải nộp cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) trước khi thời hạn hoạt động kết thúc tối thiểu là 180 ngày; đối với văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài trước tối thiểu 60 ngày. b) Việc lập hồ sơ, thủ tục, và quy trình gia hạn thời hạn hoạt động được thực hiện như đối với trường hợp cấp Giấy phép mới quy định tại khoản 7 Mục III Phần I Thông tư này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không yêu cầu phải hợp pháp hoá lãnh sự chứng thực con dấu, chữ ký đối với hồ sơ gia hạn thời hạn hoạt động, trừ trường hợp cần thiết đối với một số tài liệu quan trọng mà theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cần được chứng thực. V. LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP VÀ LỆ PHÍ GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG 11. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép hoặc được chấp thuận gia hạn, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài phải nộp lệ phí cấp Giấy phép, lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động tại Sở Giao dịch – Ngân hàng Nhà nước. 12 www.mot.gov.vn 12. Mức lệ phí cấp Giấy phép và lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động do Bộ Tài chính quy định. Số lệ phí này không được khấu trừ vào vốn pháp định và không được hoàn trả lại trong bất kỳ trường hợp nào. VI. ĐĂNG KÝ VÀ KHAI TRƯƠNG HOẠT ĐỘNG 13. Để tiến hành hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại Điều 15 Nghị định. 14. Chậm nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính) về ngày khai trương hoạt động, việc đáp ứng đủ các điều kiện để được khai trương hoạt động, trong đó có điều kiện thiết lập được hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ phù hợp đảm bảo phòng ngừa và quản lý rủi ro có hiệu quả; đồng thời thông báo về ngày khai trương hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của chi nhánh, trụ sở của ngân hàng, và cho các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. 15. Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tạm ngừng, chưa được tiến hành hoạt động nếu xét thấy chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được khai trương hoạt động; đặc biệt là khi hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hệ thống tin học và kho quỹ chưa bảo đảm vận hành hiệu quả và an toàn. VII. XỬ LÝ NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHI GIÁ TRỊ THỰC CÓ CỦA VỐN ĐƯỢC CẤP CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI, VỐN ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GIẢM THẤP HƠN MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH 16. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc Ngân hàng mẹ (đối với trường hợp Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) phải đảm bảo góp đủ số vốn điều lệ, vốn được cấp thiếu hụt so với vốn pháp định trong vòng 06 tháng kể từ ngày giá trị thực có của vốn điều lệ, vốn được cấp bị giảm thấp hơn mức vốn pháp định. VIII. CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC TỔ CHỨC TỪ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SANG NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI HOẶC NGƯỢC LẠI 17. Điều kiện chuyển đổi 13 www.mot.gov.vn Các trường hợp chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện như đối với trường hợp cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài quy định tại điểm 1 và điểm 3 khoản 5 Mục III Phần I của Thông tư này. 18. Hồ sơ chuyển đổi 18.1. Chuyển từ Ngân hàng liên doanh sang Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Hồ sơ chuyển đổi ngân hàng liên doanh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài được lập như hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài quy định tại điểm 6.2 Mục III phần I của Thông tư này. Ngoài ra, Ngân hàng liên doanh có nhu cầu chuyển đổi còn phải nộp: a) Đơn đề nghị chuyển đổi ngân hàng liên doanh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài do chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh ký; b) Biên bản (hoặc Nghị quyết) họp Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh thống nhất việc chuyển đổi từ ngân hàng liên doanh sang mô hình hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài; c) Hợp đồng (hoặc cam kết) chuyển nhượng vốn của bên Việt Nam trong liên doanh cho bên nhận chuyển nhượng vốn nước ngoài. Việc chuyển nhượng vốn phải đảm bảo có một ngân hàng nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài. 18.2. Chuyển từ ngân hàng 100% vốn nước ngoài sang ngân hàng liên doanh Hồ sơ chuyển đổi ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành ngân hàng liên doanh được lập như hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh quy định tại điểm 6.2 Mục III Phần I của Thông tư này. Ngoài ra, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có nhu cầu chuyển đổi còn phải nộp: a) Đơn đề nghị chuyển đổi ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành ngân hàng liên doanh do chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài ký; b) Biên bản (hoặc nghị quyết) họp Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài thống nhất việc chuyển đổi từ ngân hàng 100% vốn nước ngoài sang mô hình hoạt động ngân hàng liên doanh; c) Hợp đồng (hoặc cam kết) chuyển nhượng vốn cho bên Việt Nam tham gia liên doanh. 14 www.mot.gov.vn Việc chuyển nhượng vốn phải đảm bảo tỷ lệ quy định tại Điều 46 của Nghị định (mức góp vốn của Bên nước ngoài tối đa không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh). 19. Thủ tục và quy trình chuyển đổi 19.1. Việc lập hồ sơ, thủ tục, và quy trình cấp phép chuyển đổi được thực hiện như đối với trường hợp cấp Giấy phép mới quy định tại khoản 7 Mục III phần I Thông tư này. 19.2. Sau khi nhận được Giấy phép mới và quyết định thu hồi Giấy phép cũ của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải thực hiện đăng báo công bố về những nội dung này và thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, tiến hành khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 14, 15 của Nghị định, quy định tại Mục VI phần I của Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan. IX. ĐỒNG TIỀN SỬ DỤNG TRONG HẠCH TOÁN, TÀI CHÍNH, BÁO CÁO 20. Đồng tiền được sử dụng để hạch toán là Đồng Việt Nam. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có nhu cầu hạch toán bằng ngoại tệ để báo cáo cho Hội sở chính của ngân hàng nước ngoài, phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Tài chính để được xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. 21. Bộ Tài chính có trách nhiệm sao gửi văn bản thể hiện kết quả xử lý nêu trên cho Ngân hàng Nhà nước để nắm và phối hợp quản lý. X. NHỮNG THAY ĐỔI PHẢI ĐƯỢC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHẤP THUẬN BẰNG VĂN BẢN 22. Ngoài các thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản đã được quy định tại các phần khác trong Thông tư này; chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi tên; mức vốn điều lệ, vốn được cấp; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; nội dung, phạm vi hoạt động. 23. Hồ sơ đối với các thay đổi nêu trên được thực hiện như sau: 23.1. Trường hợp thay đổi tên: a) Đơn đề nghị đổi tên do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hoặc người có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ký. Trong đơn cần nêu rõ lý do của việc xin đổi tên; riêng đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cần nêu rõ đề nghị sửa đổi Điều lệ do thay đổi tên gọi. 15 www.mot.gov.vn b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài về việc đổi tên; văn bản chấp thuận việc đổi tên ngân hàng nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài). c) Các văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết. 23.2. Thay đổi mức vốn điều lệ, vốn được cấp a) Đơn đề nghị thay đổi mức vốn điều lệ, vốn được cấp do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, người có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ký. Trong đơn cần nêu rõ lý do của việc thay đổi (tăng, giảm vốn), thời gian thực hiện; đồng thời nêu rõ đề nghị sửa đổi Điều lệ (đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài). b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất trí với việc thay đổi mức vốn điều lệ. c) Trường hợp ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh tăng vốn do có sự thay đổi về thành viên tham gia góp vốn sẽ phải gửi thêm hồ sơ theo quy định tại Mục VI phần III về ”Hồ sơ chuyển nhượng vốn cho đối tác mới ngoài ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc ngoài ngân hàng liên doanh”. d) Các văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết. 23.3. Thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động a) Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký. Trong đơn cần giải trình rõ lý do, bản chất của việc thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động, nêu rõ đề nghị sửa đổi Điều lệ (nếu có) do việc thay đổi này. b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất trí đối với việc thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động. c) Các văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết. 23.4. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài ký; trong đơn cần nêu rõ lý do của việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ. 16 www.mot.gov.vn b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất trí đối với nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ. (Quy định này không áp dụng đối với những trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ do các thay đổi nêu tại các điểm 1, 2, 3 nói trên của khoản này) c) Các văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết. 24. Thủ tục và quy trình xử lý a) Các hồ sơ đề nghị thay đổi nêu trên phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng). Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận các đề nghị thay đổi nêu trên. Trong trường hợp từ chối Ngân hàng Nhà nước giải thích rõ lý do. b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải thực hiện đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh (đối với những thay đổi có liên quan đến nội dung giấy đăng ký kinh doanh), với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật và đăng báo trên 2 số liên tiếp của một báo Trung ương và một báo địa phương về nội dung thay đổi. Phần II CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI I. MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG 25. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở điểm giao dịch ngoài địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ghi trong Giấy phép dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ việc đặt máy rút tiền tự động (ATM). 26. Việc đặt máy ATM, đặt và sử dụng các thiết bị ngoại vi phục vụ thanh toán thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt, được thực hiện theo quy định liên quan của pháp luật và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 27. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đặt đơn vị, bộ phận không thực hiện giao dịch với khách hàng ngoài địa điểm của chi nhánh sau khi có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể. II. CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM CHI NHÁNH 28. Hồ sơ xin chuyển địa điểm: 28.1. Trường hợp cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 17 www.mot.gov.vn a) Đơn xin chuyển địa điểm chi nhánh do Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký; trong đơn phải nêu rõ (hoặc có văn bản giải trình kèm theo) về sự cần thiết chuyển địa điểm, địa điểm nơi chuyển đến, vị trí, diện tích, chứng minh được sự phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng và đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn kho quỹ. b) Văn bản, tài liệu chứng minh chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chi nhánh tại địa điểm mới nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. 28.2. Trường hợp ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ngoài các tài liệu nêu tại điểm 28.1 nêu trên, trong đó đơn xin chuyển địa điểm phải do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký, ngân hàng nước ngoài phải nộp bổ sung: a) Phương án hoạt động ba (03) năm đầu tại địa bàn mới, chứng minh được tính khả thi của việc chuyển đến địa điểm mới; bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Sự cần thiết chuyển đến địa điểm mới, nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng; - Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động kinh doanh; - Bảng tổng kết tài sản; báo cáo thu nhập và chi phí; báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chỉ số tài chính lớn, các tỷ lệ an toàn dự kiến và các thuyết minh liên quan chứng minh được lợi ích kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế trong 3 năm đầu hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại địa bàn mới. b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép ngân hàng nước ngoài chuyển chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến hoạt động tại địa điểm mới (trong trường hợp văn bản trước đây của cơ quan này quy định rõ địa bàn tỉnh, thành phố tại Việt Nam nơi ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh). 29. Thủ tục và quy trình chuyển địa điểm 29.1. Sau khi nhận đủ hồ sơ xin chuyển địa điểm, Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) có văn bản gửi lấy ý kiến các cơ quan dưới đây về đề nghị chuyển địa điểm: a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động và nơi dự kiến chuyển đến. b) Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. c) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động và nơi dự kiến chuyển đến. 18 www.mot.gov.vn 29.2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan nêu trên có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng). Trường hợp không nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan trong thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước coi như cơ quan đó không có ý kiến phản đối đề nghị chuyển địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 29.3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin chuyển địa điểm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc từ chối. Trong trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước giải thích rõ lý do trong văn bản. 29.4. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, trong thời hạn 180 ngày, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn tất việc thực hiện, giải quyết các nghĩa vụ, quyền lợi đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan; thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng báo về việc chuyển địa điểm, các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật và tiến hành hoạt động tại địa điểm mới. III. MỞ THÊM CHI NHÁNH 30. Điều kiện mở thêm chi nhánh 30.1. Điều kiện đối với chi nhánh (các chi nhánh) ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: a) Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, không có các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác trong ba (03) n ăm liên tiếp liền kề trước năm xin mở thêm chi nhánh cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép mở thêm chi nhánh. b) Hoạt động hiệu quả, có lãi; bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. 30.2. Điều kiện đối với ngân hàng nước ngoài: a) Luôn thực hiện tốt các cam kết của ngân hàng nước ngoài đối với chi nhánh (các chi nhánh) hoạt động tại Việt Nam; b) Ngân hàng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ chấp thuận cho mở thêm chi nhánh tại Việt Nam; c) Cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ thực hiện tốt cam kết với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phối hợp quản lý, giám sát và trao đổi thông tin giám sát hoạt động ngân hàng; d) Ngoài các điều kiện nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp Giấy phép mở thêm chi nhánh theo các điều kiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mở chi nhánh 19 www.mot.gov.vn ngân hàng nước ngoài (cấp Giấy phép mới) tại điểm 1 và điểm 2 khoản 5 Mục III phần I Thông tư này. 31. Hồ sơ, thủ tục và quy trình cấp giấy phép: Hồ sơ, thủ tục và quy trình cấp Giấy phép, nội dung Giấy phép được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cấp Giấy phép mới) tại mục III phần I Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét, miễn trừ các tài liệu đã có trong hồ sơ xin cấp Giấy phép mở chi nhánh trước đó của ngân hàng nước ngoài và thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự chứng thực con dấu, chữ ký. IV. SỬ DỤNG VỐN ĐƯỢC CẤP Việc sử dụng vốn được cấp của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 32. Để đầu tư, phục vụ kinh doanh, cho vay, gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước theo các quy định liên quan của pháp luật và phải tuân thủ quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, về quản lý giao dịch vốn của Việt Nam. 33. Mua, đầu tư vào tài sản cố định, tài sản phục vụ kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không quá 50% vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 34. Đối với số vốn được cấp gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải có cam kết (do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký) đảm bảo sẽ chuyển đầy đủ số vốn này về Việt Nam ngay khi Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu. V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Tuỳ thuộc loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ), Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình, nội dung hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và theo các nguyên tắc sau đây: 35. Căn cứ loại hình hoạt động của ngân hàng mẹ là ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, và các loại hình ngân hàng khác, Ngân hàng Nhà nước quy định chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện loại hình hoạt động ngân hàng tương ứng theo loại hình hoạt động của ngân hàng mẹ và theo Luật các tổ chức tín dụng. 36. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó trên cơ sở nguyên tắc không phân biệt đối xử (được thực hiện 20 www.mot.gov.vn
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net