logo

Hội An

Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có một chiều dài lịch sử bốn trăm năm mươi năm, ra đời dưới thời các chúa Nguyễn
Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có một chiều dài lịch sử bốn trăm năm mươi năm, ra đời dưới thời các chúa Nguyễn, xứng đáng được nghiên cứu thật sâu sắc về giá trị văn hóa và nghệ thuật, các hoạt động kinh tế và văn hóa xã hội. Đô thị Hội An chỉ chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số, thật nhỏ với đô thị cổ Bến Nghé-Sài Gòn- Gia Định rộng bề thế, chỉ có bề dày khoảng 500 năm, thật mong hơn nhiều so với Kẻ Chợ- Kinh Kỳ- Đông Đô- Thăng Long- Hà Nội với hàng ngàn năm văn hiến, không có quần thể di tích lịch sử đồ sộ và phong cách hữu tìnhh như cố đô Phú Xuân Huế thế mà làm sao miền đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kỳ lạ đến như thế, không chỉ đối với người dân ở mọi miền đất nước Việt Nam mà cả đối với các du khách và với các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia của các châu lục trên thế giới. Vì thế mà trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam và thế giới rất quan tâm tới việc nghiên cứu về khu phố cổ Hội An với hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học viết về khu phố cổ Hội An. Đó là một Khu phố cổ rộng khoảng 2 km2 , gồm nhiều dãy phố nhỏ hẹp, như bàn cờ với hàng trăm ngôi nhà cổ, các công trình kiến trúc, di tích, các dấu ấn, văn bản, thư tịch. . . Có giá trị văn hoá – lịch sử rất cao, hiện nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, cách Thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Đất nước ta đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử với biết bao cuộc chiến tranh liên miên và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, hầu hết các đô thị cổ như Thăng Long Kẻ Chợ, Phố Hiến . . Và các công trình văn hoá – lịch sử của dân tộc ta bị phá huỷ gần hết thì việc khu phố cổ Hội An còn tồn tại một tổng thể hầu như nguyên vẹn với một số lượng lớn các di tích với kiến trúc độc đáo có tuổi hàng mấy trăm năm là một niềm may mắn vô bờ cho dân tộc ta. Do vậy, không những Hội An trở hành đô thị cổ duy nhất của nước ta còn tồn tại mà Hội An cũng là một trường hợp hiếm hoi trên thế giới. Hội An không chỉ trở thành tài sản có giá trị văn hoá – lịch sử lớn lao của dân tộc ta mà còn trở thành di sản văn hoá của toàn nhân loại. Ngày 1 tháng 1 12 năm 1999, khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Hội An ngày càng được quan tâm, chú ý và nghiên cứu tìm hiểu nhiều hơn để bảo tồn được các di sản quý giá này của nước ta và nhân loại, và công việc nghiên cứu để tìm ra những giá trị văn hoá – lịch sử độc đáo, riêng biệt này đòi hỏi rất nhiều công sức, tâm huyết và thời gian. Hiện nay, nhiều người tiếp tục nghiên cứu các mối giao lưu tiếp xúc với các quốc gia khác (Nhật Bản, Trung Quốc, Philipin, . . ) không chỉ là trong các thế kỷ XV - XVII mà còn trong cả nền văn hoá Sa Huỳnh trước thế kỷ XV của người Champa cổ tại Hội An là một công trình nghiên cứu văn hoá – lịch sử tuyệt vời, có thể đem lại rất nhiều bất ngờ cho lịch sử phát triển của Hội An vốn chứa biết bao nhiều là bí ẩn văn hoa – lịch sử chưa được giải mã hết. Trong đó, mối quan hệ giao lưu Việt – Nhật ở Hội An được chú ý đến nhiều hơn. Có lẽ người ta cho rằng chính mối giao lưu đó đóng vai trò là động lực thúc đẩy cho sự phát triển rực rỡ cua Hội An trong thế kỷ XVI – XVII. Tôi cũng đồng ý với ý kiến đó và vì tôi rất muốn tìm hiểu về đô thị cổ Hội An, do đó tôi viết bài báo cáo này nhằm nêu một số nét sơ lược tìm hiểu về mối quan hệ Việt – Nhật tại Hoi An, và qua bài báo cáo này tôi muốn bày tỏ mong muốn được tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Nhật và có thể đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển mối quan hệ Việt – Nhật ngày càng tốt đẹp hơn. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI AN: Hoàn cảnh địa lý : Khi tìm hiểu về Hội An, trước tiên chúng ta không thể không nhắc đến quá trình ra đời và phát triển của Hội An. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Khu đô thị cổ Hội An, hay thương cảng Hội An trước kia, ra đời vào khoảng thế kỷ XVI, phát triển mạnh vào thế kỷ XVII – XVIII. Vùng đất này có rất nhiều đặc điểm địa lý thích hợp cho việc phát triển một cảng biển. Trước 2 tiên, Hội An nằm dọc hai bên bờ sông Thu Bồn, với các cửa sông thông ra biển sâu và rộng, thuận tiện cho các tàu bè ra vào buôn bán. Nơi đây còn có nhiều mặt địa lý tự nhiên, xã hội, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi cho việc hình thành một thương cảng như vị trí địa lý của cửa biển cách các cảng biển khác một cách hợp lý, chế độ khí hậu gió mùa ổn định hàng năm, . . . Đặc biệt, Hội An nằm trong vùng đất màu mỡ với nhiều sản vật như vải vóc, thóc gạo, gỗ quý hiếm, kim loại quý, lâm sản dồi dào. . . Ưu thế về địa lý và sự giàu có về tài nguyên khiến cho khu vực này thu hút được nhiều thương gia nước ngoài đến đây. Vị trí địa lý góp phần quan trọng trong việc hình thành nên cảng biển Hội An sầm uất trong quá khứ. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên; phía nam giáp huyện Duy Xuyên; phía bắc giáp huyện Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An nằm ở phía bắc sông thu Bồn, tỉnh Quãng Nam, trên bờ biển Nam Trung bộ của Việt Nam. Thành phố Hội An cách về phía tây bắc của thành phố Tam Kỳ( Tỉnh lỵ của Quãng Nam) chừng 50km về phía Đông Nam của Thành phố và Đà Nẵng khoảng 30 km. Nằm ở vùng cửa sông thu bồn, Hội An có mạng lưới đường thủy dài khoảng 34 km và rất gần biển. Hội An có nhiều biển và làng chài, như bãi biển Phước Trạch- một bãi biển tuyệt đẹp với nhiều rặng phi lao và xã Cẩm Thanh( cách về phía Tây của Hội An khoảng 3km, nằm ngay cửa sông Thu Bồn, gẫn bãi bồi Thuận Tình. Ngoài khơi là một quần đảo được biết đến với cái tên Cù Lao Chàm. Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo nhỏ: hòn lao, hòn khô mẹ, hòn khô con, hòn tai, hòn dài, hòn mồ, hòn ông. Cù Lao Chàm có tổng diện tích là 15,5km2, trong đó rừng chiếm 90% diện tích, đất nông nghiệp chiếm 7%, còn lại 3% diện tích là khu dân cư với số dân khoảng 2.800 người. Phân chia hành chính Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường và 4 xã: 3 Phường: Cẩm An Cẩm Châu Cẩm Nam Cẩm Phô Cửa Đại Minh An Sơn PhongTân An Thanh Hà Xã: Cẩm Hà Cẩm Kim Cẩm Thanh Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm). Dân cư Hội An trở thành thành phố vào tháng 1 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu và một phần nhỏ huyện Điện Bàn. LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI AN. THỜI TIỀN SỬ: Lịch sử thương cảng Hội An bắt nguồn từ thời sa huỳnh muộn từ năm 200 TCN đến năm 200 SCN. Các di tích khảo cổ học từ thời Sa Huỳnh bao gồm mộ chum, với những công cụ, đồ trang sức bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại…. đã được tìm thấy tại các di chỉ khảo cổ học ở Cẩm Hà, Thanh Hà, Cẩm Phô, Cẩm Thanh. Các loại đồng tiền Trung Quốc ngũ thù, vương mãng với những hiện vật sắt kiểu tây hán, dáng dấp văn hóa Đông Sơn, Óc Eo, đã chứng minh một điều thú vị rằng, ngay từ thời Sa Huỳnh đã có giao thương với các cộng đồng cư dân đến từ Trung Hoa và từ Nam, Trung Bộ Việt Nam. Di chỉ khảo cổ học Cù Lao Chàm chứng tỏ rằng nơi đã có con người cư trú cách đây trên 3.000 năm. THỜI KỲ CHĂM PA. Trước thế kỷ 2 Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I, II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú: Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hóa Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2.000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh. 4 Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2.000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thủy sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hóa trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một cảng- thị sơ khai, là nền móng cho các cảng-thị sau này. Cùng chung ý kiến đó, Theo giáo sư phan huy lê thì: “trước khi Hội An ra đời, vùng cửa sông thu bồn đã trải qua thời kỳ văn hóa sa huỳnh và chăm pa mà nhiều nhà khoa học quan gọi là thời kỳ tiền Hội An. Khảo cổ học đã phát hiện và khai quật nhiều di tích văn hóa sa huỳnh muộn( khoảng thế kỷ 1, 2 tr. C.n đến thế kỷ 1 s. C.n) trên các cồn cát bên tả ngạn sông thu bồn thuộc xã cẩm hà như an bang, hậu xá, thanh chiêm. Rõ rang cư dân sa huỳnh đã cư trú trên một số cồn cát, doi đất cao hạ lưu sông thu bồn. văn hóa chăm pa cũng để lại dấu tích ở xã cẩm hà, cẩm thanh qua những di vật gốm sứ trung quốc có niên đại thế kỷ 9( hậu xá 1-2, cẩm hà), 12-13( bàu đá, cẩm thanh), 14( tràng sỏi, cẩm hà). Đặc biệt kết quả thám sát và khai quật địa điểm bãi làng( 5-1998 và 5-1999) trên cù lao chàm đã tìm thấy gốm chăm thô, gốm trung quốc thế kỷ 9-10, gốm islam thế kỷ 9, thủy tinh nguyên liệu có nguồn gốc từ funstat ( ai cập), một sồ đồ thủy tinh gia dụng sản xuất từ ai cập, I ran khoảng thế kỷ 9”.1 1 Phan huy lê. Hội an- di sản văn hóa thế giới. tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4.2004. 5 Thế kỉ 2 - Thế kỉ 15 Đường phố Hội An Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao ( Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ. Trong suốt thời kỳ chăm pa(từ thế kỷ 2 đến 15), Hội An được biết đến với cái tên Lâm Ấp phố( khu phố Chămpa) và là một khu phố chính của vương quốc Trà Kiệu( miền Trung Việt Nam ngày nay). Giữa thế kỷ 9 và 10, Lâm Âp phố trở thành một cảng thị quan trọng, thu hút nhiều thương nhân A Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm như tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt…. Những phế tích móng Chăm, những giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm ( tượng vũ 6 công thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera…..) cùng những mãnh gốm sứ Trung Quốc và Trung Cận Đông, đồ trang sức, những mãnh thủy tinh màu được phát hiện đã minh chứng cho sự buôn bán nhộn nhịp ở Lâm Ấp phố trong suốt thời kỳ Chămpa. Và giáo sư phan huy lê cũng khẳng định: “những di tích và di vật mà khảo cổ học tìm thấy chứng tỏ kh mà kinh đô trà kiệu và thánh địa mỹ sơn của chăm pa xây dựng trên thượng lưu sông thu bồn thì vùng cửa sông và cù lao chàm hẳn có một vị trí trọng yếu trong phòng vệ đất nước và là cửa ngõ giao thương với thế gới bên ngoài. Trên mặt đất, vùng quan hội an cũng còn để lại một số dấu tích và di vật có nguồn gốc chăm như di tích kiến trúc ở lùm bà vàng( thanh chiêm- cẩm hà), ở an bang( cẩm hà), bức tượng trong miếu thần hời( an bang- cẩm hà), tượng thờ ở lăng bà lồi( cẩm thanh), tượng voi trước đình xuân mỹ( cẩm hà), giếng chăm rải rác ở nhiều nơi nhất là ở trung phường. những địa danh như cù lao chàm, cửa đại cheiem, kẻ chàm, cồn chăm… cũng còn lưu giữ lại dấu ấn của lịch sử - văn hóa chăm pá. Thư tịch cổ của trung quốc có nói đến một “lâm ấp phố” nào đó mà phía ngoài là lúi chàm hiện nay. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có đủ cứ liệu khoa học để chỉ ra một carngt hị của vương quốc chăm pa ở vùng cửa sông thu bồn mà thế kỷ 9-10 đã có quan hệ giao thương với thế giới trung quốc và ả rập”2. ở đây cũng xin lưu ý một vấn đề là với những kết quả nghiên cứu cho đến nay thì trong phạm vi phố cổ Hội An chưa tìm thây dấu tích của cảng thị chăm pa xưa, nghĩa là nếu có một cảng thị chăm pa thì vị trí không nằm trong phố cổ Hội An. Trở lại vấn đề, chúng ta thấy, thời kỳ huy hoàng của vương quốc Chămpa cũng khá ngắn ngủi do cuộc chiến tranh liên miên với đại Việt và Khmer. Cuối cùng, người Đại Việt đã chiếm lấ ưu thế và mở rộng dần về phía Nam. Lý Thánh Tông (1054-1072) Vua đầu tiên mở mang bờ cỏi xuống phía Nam...người Chiêm thường quấy phá người Việt, Lý Thánh Tông đem quân đánh 2 Phan huy lê. Hội an- di sản văn hóa thế giới. tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4.2004. 7 tới Ðồ Bàn năm (1069) bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman III) Chế Củ nhường 3 châu thuộc phía Bắc Chiêm Thành là Bố Chánh ( bắc Quảng Bình) Ðịa Lý ( Quảng Trung và nam Quảng Bình) Ma Linh (Quảng Trị) đổi lấy tự do. Ðược đất nhà vua chiêu mộ dân chúng đến khai khẩn đất đai Lịch sử thay đổi qua nhiều triều đại đến đời Trần Thánh Tông (1258-1278) nhường ngôi cho con Trần Anh Tông (1293-1314). Làm Thái Thượng Hòang sang thăm Chiêm Thành hai nước Việt Chiêm ban giao tốt đẹp. Có thể ngài thấy từ Quảng Trị trở ra đất hẹp khô cằn khó phát triển, phương Bắc Trung Hoa luôn quấy phá, bước qua đèo Hải Vân về phía Nam là đồng bằng phì nhiêu, bờ biển trải dài, hy vọng phát triễn về kinh tế... Vùng đất hứa hẹn cho tương lại nên ngài hứa gã Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân. Năm bính ngọ 1306 Vua Chiêm là Chế Mân ( Jaya Simhavarman ) trị vì năm (1288-1307) làm lễ thành hôn với Huyền Trân Công Chúa,được tấn phong làm Hoàng Hậu gọi là Paramecvari. Chàng rể Chế Mân làm sính lễ dâng hai Châu Ô và Châu Lý, cuộc hôn nhân nầy tạo ngoại giao tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Chiêm Trần Anh Tông (1293-1314) anh của Huyền Trân Công Chúa, thâu nhận hai Châu trên đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu. Hoá châu gồm Ðiện Bàn và Duy Xuyên ngày nay. Ðại Việt cho di dân đến khai phá, từ đó có cơ hội cho các Triều đại kế tiếp tiến dần về phương Nam. Năm 1307 Vua Chế Mân từ trần theo tục Chiêm Thành, Hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân phải hỏa thiêu theo chồng. Tục lệ nầy người Ấn giáo còn áp dụng gọi là Suttee (trà tỳ) sau năm 1829 bỏ hẳn. Vua Trần Anh Tông thương em, cử phái đoàn do tướng Trần Khắc Chân sang Chiêm Thành chia buồn, lợi dụng cơ hội nầy giải thoát Huyền Trân đem về nước. Có thể ngoại giao của hai nước Chiêm và Việt từ đó bất hòa Nhà Trần suy yếu bị nhà Hồ chiếm ngôi, Chế Bồng Nga (Pô Bin Swor 1360- 1390) vua mạnh nhất của Chiêm Thành đem quân sang đánh phá Ðại Việt vào các năm 1377 và 1378. Năm 1390 đánh Thanh Hoá, tiến lên sông Hồng đánh với 8 tướng Trần Khắc Chân, Chế Bồng Nga bị Ba Lậu Kê làm phản chỉ điểm. Chiến thuyền của Chế Bồng Nga bị bắn trúng tử trận. Từ đó Chiêm Thành bị suy yếu. Vua Hồ Hán Thương (1401-1407) sai Ðỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm Ba Ðích Lại (Virabhadravarman) thua nhường đất Chiêm Ðộng (Thăng Bình) Thượng Hoàng Hồ Qúy Ly đòi thêm miền Cổ Lũy Ðộng (Quảng Ngãi)3 (1) Quân Minh đánh Ðại Việt, bắt gia đình nhà Hồ (1407) Vua Chiêm là Trà Toàn lợi dụng lúc thay chủ đổi ngôi, đem đại quân đánh chiếm phần đất đã nhường cho nhà Hồ. Lê Thánh Tông (1460-1479) bị Chiêm Thành đem quân quấy phá. Vua Lê phản công hành quân tới Kinh đô Ðồ Bàn 1471 bắt Trà Toàn và Trà Toại. Chấm dứt chiến tranh Việt Chiêm, chiếm vùng đất mới đổi tên thành Hoài Nhơn. Sát nhập vào bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghiã, trở thành Quảng Nam Thừa Tuyên Ðạo. Danh từ QUẢNG NAM được chính thức đi vào Lịch sử. Quảng Nam có nghiã là mở rộng về phương Nam, bắt đầu trang sử mới cho lưu dân Việt, từ đó khai phá và mở mang bờ cỏi đến đồng bằng sông Cửu Long (Mekong).và dừng lại năm 1884 khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam và các nước Ðông Dương THỜI KỲ ĐẠI VIỆT:nghép bài vào 3 Quảng Nam trong lịch sử trang 37 của Trần Gia Phụng biên khảo Toronto 2000 9 Thế kỉ 15 - Thế kỉ 19 Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên cửa như trong hình THỜI KỲ ĐẠI NAM Thời kỳ đại nam bắt đầu từ đầu thế kỷ 19(1802) kéo dài đến năm 1945. Thời kỳ này đã đánh dấu triều đại Nguyễn, do gia đình họ nguyễn sáng lập và xây dựng kinh thành Huế- phía bắc của Hội An. Trong thời kỳ triều Nguyễn nhiều thương nhân tiếp tục đến Hội An để trao đổi hàng hóa. Trong suốt mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, các thương nhân Trung Hoa thường lưu trú dài ngày. Họ đã xây dựng các mối quan hệ với người dân địa phương. Các thương nhân trung hoa thường cưới vợ người Việt để thiết lập sự nghiệp buôn bán lâu dài ở Hội An. Vị trí địa ký Quá trình lịch sử Giá trị văn hóa 10 Khảo sát một số địa danh: phần ảnh và phầnĐi tìm phố nhật và phố hoa Kết luận Giá trị của di sản hội an: Hội An được chính phủ việt nam công nhận là di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia và năm 1999 unesco công nhạn là di sản văn hóa thế giới. điều đó đủ khẳng định những giá trị của di ản lịch sử- văn hóa Hội An, một di sản quý của việt nam và của thế giới. tuy nhiên, nhận thức về giá trị của một di sản lớn là kết quả của quá trình tìm tòi, khám phá, quá trình nghiên cứu khoa học không bao gời dừng lại và không nên đưa ra kết luận cuối cùng. Với những thành quả nghiên cứu mang tín hợp tác quốc tế cho đến nay, cùng với kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, cũng như thông qua chuyên đề địa lý học lịch sử việt nam, chúng tôi thấy có thể nêu lên những giá trị tiêu biểu sau đây, kể cả những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục nghiên cứu và thảo luận: 1. về mặt lịch sử, Hội An dưới góc độ một trung tâm thương mại lớn có quan hệ rộng rãi với trong nước và thế giới, thì phạm vi hoạt động trực tiếp không chỉ giới hạn trong phố cổ Hội An mà còn bao quát cả cửa song thu bồn, bao gồm 11 cả cù lao chàm ngược lên đến dinh chime. Từ không gian đó, đi vào chiều sâu của lịch sử thì vùng Hội An đã từng có một cảng thị của vương quốc chăm pa mà những phát hiện khảo cổ học ở cù lao chàm cho thấy đã có những quan hệ giao lưu với thế giới trung quốc và ả rập thế kỷ 9- 10. thời kỳ tiền Hội An đó là một dấu nối có nhiều ý nghĩa lịch sử và văn hóa giữa chăm pa và đại việt. sau khi ra đời vào cuối thế kỷ 17, Hội An nhanh chóng phát triển thành một cảng thị phồn thịnh nhat của việt nam và vào loại nổi tiếng của đông nam á. Thế kỷ 17 là thời kỳ phát đạt của các đô thị trung đại việt nam (hay cận thế theo quan niệm phân kỳ cảu sử gia nhật bản) ở cả đàng trong và đàng ngoài. Nhưng phần lớn các đô thị này đều mang cấu trúc chung: vừa là trungt âm chính trị( của chính quyền trung ương hay địa phương) vừa là trung tâm kinh tế với hai bộ phận cấu thành: thành= chính trị+ thị= kinh tế. có thể bộ phận trng tâm chính trị( thành) rồi bộ phận trung tâm kinh tế( thị) bổ sung sau như đại lam, thăng long, phú xuân, gia định, biên hóa, hà tiên… cũng có thể đô thị xuất hiện và phát triển đến một mức độ nào đó rồi chính quyền địa phương đặt là trị sở để kiểm soát như phố hiến, đà nẵng…. đặc điểm này là xuất phát từ sự phát triển sơm của chế độ quan chủ tập quyền mà tất cả các 12 đô thị đều nằm trong hệ thống hành chính và chịu sự quản lý, kiểm soát của chính quyền trung ương hoặc địa phương. Khác với phương tây và nhật bản, do những đặc điểm lịch sử khác biệt, sớm xuất hiện những thành thị tự do với quyền quản lý và phòng vệ của những hội đồng hay tổ chức đại diện cho tầng lớp thị dân. Hội An ra đời trên một vị trí thuận lợi và phát triển thành một đô thị, kiểu đô thị- thương cảng, tuy cũng nằm dưới sự quản lý của chúa nguyễn mà trực tiếp dinh trấn quảng nam. Nhưng trong lịch sử tồn tại, Hội An không giữ vai trò trị sở của chính quyền, ngoại trừ hai trường hợp ngắn mấy năm đầu đời gia long, nhà nguyễn tạm dời trấn ding quảng nam từ dinh chiêm về Hội An trước khi xây dựng dinh trấn mới ở thanh chiêm và chính quyền pháp cũng có lúc đặt trị sở ở tỉnh quảng nam tại Hội An rồi chuyển về đà nẵng.4 trị sở chính quyền đặt tạm ở Hội An lại diễn ra vào lúc suy thoái của đô thị này. Tại Hội An, trong tời thịnh đạt thế kỷ 17, ngoài thương điếm hà lan, còn có hai khu phố người nhạt và người hoa với quyền tự quản khá lớn- mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau- như được cử trưởng khu, có luật lệ riêng và được sống theo phong tục mỗi nước. một số đô thị khác cuxngcos lúc có thương điếm nước ngoài và người hoa vẫn thường có xu hướng sống theo cộng đồng cùng quê hương, lập thành bang và có hội quán riêng, nhưng 4 Xem vị trí dinh chiêm…. 13 quyền tự quản của khu phố người nước ngoài ở Hội An cao hơn. Chính sách mở cửa của chúa nguyễn cùng với kế cấu thoáng đạt đó phải chăng là những nhân tố bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Hội An. 2. về kinh tế và văn hóa: Hội An là một tr ong những cảng thị việt nam nằm trên con đường tơ lụa trên biển và phát triển trong hệ thống thương mauij châu á. Hải trình giao lưu kinh tế- văn hóa tren biển này dọc theo bờ biển việt nam cho đến ny đã có thể xác định một số cảng thị việt nam ra đời trên con đường giao thương này. Sớm nhất là cảng thị óc eo( kiên giang) vào những thế kỷ đầu C.n với những quan hệ mật thiết với trung quốc, ấn độ, ba tư và la mã5; rồi đến một cảng thị nào đó của chăm pa vùng cù lao chàm- cửa song thu bồn trong khoảng thế kỷ 9-10( chưa xác định rõ vị trí) có quan hệ với trung quốc và is lam thương cảng vân đồn( quãng ninh) phát triển thời lý, trần, lê( thế kỷ 11- 17) và Hội An. Nhưng khác với trước, từ thế kỷ 16-17 “con đường tơ lụa trên biển” của châu á đã nối thông với châu âu qua hải trình vòng qua châu phi, bắt đầu hình thành hệ thống thương mại thế giới. trong bối cảnh đo, Hội An có điều kiện phát triển thành một trung tâm kinh tế- văn hóa mang tính quốc tế trong quan hệ giao lưu với nhiều nước đông á, đông nam á, nam á và cả một số nước phương tây. Mối quan hệ 5 Xem BÀI THẦY NHUNG 14 giao lưu nay được ghi nhận trong tư liệu chữ viết của việt nam và những nước có lien quan, nhiều nhất là nhật bản, trung quốc, hà lan, anh, pháp, đồng thời được lưu lại dấu ấn qua những tư liệu khảo cổ học, đặc biệt quan trọng là tư liệu gốm xứ. Về kinh tế, Hội An là trung tâm quy tụ hang hóa đàng trong để xuất khẩu ra nước ngoài và cũng là nơi phân bố hang hóa nhập khâu đi bốn phương. Đây là thương cảng tiếp đón thuyền buôn nhiều nước đến mua bán hang hóa trực tiếp với việt nam và cũng là một đầu mối trung chuyên để thương nhân nhật bản tìm mua sản phẩm của trung quốc cấm nhập khẩu vào nhật bản hay công tuy phương tây thực hiện phương thức buôn bán từ châu á đến châu á. Bên cạnh thuyền buồn cập bến và rời bến theo mùa giáo là những thương gia, chủ yếu là người nhạt, người hoa tạo lập phố xá, buôn bán tại chỗ và đóng vai trò trung gain trong giao dịch và mua bán giữa việt nam với các nước và giữa các nước với nhau. Những hoạt động thương mại đan xen phong phú, đa dạng và mang tính quốc tế đó tạo nên sự phồn vinh của Hội An. Về văn hoa, Hội An là một trung tâm giao tiếp văn hóa của các địa phương, các tộc người trong nước với nhiều nền văn hóa nước ngoài. Qua quan hệ buôn bán, sự tiếp xúc, quá trình chung sống… nhiều ảnh hưởng và yếu tố văn hóa của người 15 nhật, người hoa và các cộng đồng cư daa nước ngoài khác đã được cư dân Hội An tiếp nhận và dần dần dung hợp với văn hóa bản địa. Hội An trong lịch sử đã giao thao với nhiều nền văn hóa bên ngoài, nhưng ản hưởng văn hóa để lại dấu ấn đậm nét nhât là văn hóa trung quốc qua người hoa sống lâu dài ở đây. Hội An còn là một cửa ngõ đón nhật một số ảnh hưởng văn hóa phương tây. Năm 1615 từ ma cao, một phái đoàn dòng tên được cử đến Hội An gồm 1 người ý, 2 người bồ đào nha và 2 người nhật. năm 16?? Linh mục fran ces co di pina, người bồ đào nha, đến Hội An và là nhà truyền giáo thông thạo tiếng việt đầu tiên. Tiếp theo ch ris to for o bo rri, người ý, đến thương cảng này và ở lại đàng trong 5 nam cho đến năm 1622. ông đã viết cuốn sách miêu tả đàng trong năm 1621, trong đó có những tư liệu quý giá về fai fo- Hội An. Sau đó nhiều giáo sĩ đến đàng trong qua cảng Hội An, trong đó có gas par de amaral, Antonio barbosa, alexandre de Rhodes… và một số người nhật theo đạo ky tô phải rời đất nước sau khi có lệnh cấm đạo và trục xuất giáo sĩ. Hội An là nơi họ cập bến đàng trong và cũng là thương cảng họ sống nhiều năm lui tới để giữ lien hệ với tổ chức của họ ở nước ngoài. F. di pina, ch. Borri, gaspar de amiral, Antonio barbosa và a. de Rhodes là những giáo sĩ giòi tiếng việt và là tác giả những cuốn từ điển 16 việt bồ( gaspar de amaral), bồ- việt( Antonio barbosa), việt- la tinh- bồ(a. de Rhodes) cùng một số hồi ký và sách miêu tả về đất nước, xã hội, con người, văn hóa của đàng trong đương thời. đó là cơ sở và quá trình hình thành chữ quốc ngữ mà thực chất là thành quả của quan hệ giao lưu văn hóa việt nam với phương tây, cụ thể là sự du nhập hệ thống chữ cái la tinh do các giáo sĩ phương tây đưa vào để phiên âm tiếng việt trong nhu cầu học tiếng việt đẻ trực tiếp giảng đạo của họ. chữ quốc ngữ còn tiếp tục quá trình cải tiến, sửa đổi để tiến tới chữ quốc ngữ hiện đại nay mà về áu người việt càng ngày càng giữ vai trò quyết định. Hội An là một trong những nơi tiếp nhận đầu tiên ki tô giáo và giữ vị trí quan trọng trong buổi đầu ra đời của chữ quốc ngữ. 3. lịch sử Hội An đã đi vào quá khứ, nhưng điều hết sức may mắn là cả một quần thế di tích của thương cảng này còn được bảo tồn cho đến nay làm cho Hội An không chỉ được phản ánh qua các trang sử mà còn hiển thị trước mặt chúng ta, ít ra là một bộ phận đang tồn tại trên mặt đất mà phần tiếp theo chúng tôi cố gắng phục dựng lại đôi nét về khu phố cổ được coi là trung tâm của Hội An, quần thể di tích gồm những công trình mang tính tôn giáo, đền, miếu, hội 17 quán, mộ cổ; những kiến trúc dân dụng như nhà phố, nhà ở, giếng cổ cùng với cầu, dấu tích đường sá, bến, chợ… Nguyễn Văn Xuân Hội An thật sự được thành lập vào sơ niên thế kỷ XVII. Ngay từ những năm đầu, nó đã trực thuộc vào dinh trấn Thanh Chiêm ở cách đó chừng 10 cây số. Trấn này gọi là Quảng Nam, trước kia gồm các phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn; về sau, kết hợp phủ Điện Bàn thành ra bốn phủ. Vị đứng đầu dinh trấn trong nhiều năm, bao giờ cũng là các con Chúa và sau đều trở thành nguyên thủ tức là Chúa Nguyễn như Nguyễn Phước Nguyên, Phước Lan, Phước Tần... Do lẽ trấn quan trọng, giàu có (hồi đó rất nhiều vàng trên mặt đất, rừng có nhiều trầm hương quế, thú lạ) nên được thiên hạ ở tứ xứ đổ về buôn bán: Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp... Khách đến, ngoài việc mậu dịch còn có nhiều người chuyên về tôn giáo, du lịch, lánh nạn, mở đường thông thương... Hội An được ưa chuộng còn vì một lẽ khá mới lạ đối với thời ấy nay còn được nhiều quốc gia ở Đông và Đông Nam Á tiếp diễn: Chúa Nguyễn xem nó như một đặc khu kinh tế, đặc khu thương mãi. Việc tổ chức ngoại kiều dành cho chính các người đứng đầu nhóm thương nhân theo qui hoạch được Chúa qui định. Do đó, chúng ta thấy phố người Hoa đều lấy trưởng phố là ngoại kiều. Giai đoạn này có mấy sự việc lớn của xã hội Nhật Bản và Trung Quốc ảnh hưởng sâu rộng đến các giới người Hoa và Nhật Bản. Người Nhật thì bị Mạc phủ cấm đạo Thiên Chúa phải lánh sang Hội An, Đà Nẵng hành đạo. Người Hoa vì tổ quốc bị quân Mãn Thanh chiếm cứ, những người yêu nhà Minh, tổ chức công cuộc "Phản Thanh phục Minh" phải vượt biển để tiếp tục kháng chiến hoặc để làm dân nhà Minh, phụng thờ nhà Minh. 18 Phố cổ Hội An hay Hoài Phố - là một khu vực phố cổ trong thành phố Hội An, được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Biểu tượng của đô thị cổ Hội An Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An Địa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Chùa Cầu (còn gọi là Cầu Nhật Bản, hay Lai Viễn Kiều)được xây dựng từ năm 1693 đến năm 1696, là công trình kiến trúc độc đáo do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16. Sau nhiều lần trùng tu, các yếu tố kiến trúc Nhật Bản đã dần mất đi, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam và Trung Quốc. 19 Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Nhà cổ Tấn Ký Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Một góc phố cổ Là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với sự kết hợp hài hòa của ba nền văn hóa Nhật, Trung, Việt. Ngôi nhà nổi tiếng với đôi liễn bách điểu (có khắc bài thơ mà mỗi nét chữ là một con chim đang dang rộng cánh bay) và chén Khổng Tử. Nhà cổ Quân Thắng Địa chỉ: 77 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Nhà cổ Phùng Hưng Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net