logo

HIV / AIDS và Giáo dục

Sự lan truyền của HIV / AIDS đang làm tổn thương các nỗ lực giáo dục cho mọi mục đích của quốc gia, đe doạ vào đảo ngược mọi thành tích đã đạt được trong việc đem lại một nền giáo dục có chất lượng. HIV / AIDS không chỉ gây đau ốm và chết chóc trong giới nhà giáo và những người đang được huấn luyện làm giáo viên mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục về mặt số lượng và thành phần dân số ở độ tuổi đến trường....
TIEÀM NAÊNG CHÖA ÑÖÔÏC KHAI THAÙC CUÛA HIEÄU TRÖÔÛNG ÑEÅ TAÊNG CÖÔØNG ÑOÁI PHOÙ CUÛA TRÖÔØNG HOÏC VÔÙI HIV/AIDS HIV/AIDS & GIAÙO DUÏC Tham Luaän Soá III Wijngaarden, Jan; Mallik, Arun; và Shaeffer, Sheldon Tiềm năng chưa được khai thác của hiệu trưởng để tăng cường đối phó của trường học với HIV/AIDS : HIV/AIDS & Giáo dục / do Jan Wijngaarden, Arun Mallik và Sheldon Shaeffer soạn. Bangkok: UNESCO Bangkok, 2005. 4 tr. (Tham luận số 3) 1. HIV/AIDS. 2. Giáo dục về AIDS. 3. Hệ thống giáo dục. 4. Các nhà quản lý giáo dục. 5. Giáo dục giới tính. I. Tựa đề. (Nhiều kỳ) ISBN 92-9223-064-6 © UNESCO 2005 Do Cơ quan Giáo dục Châu Á và Thái bình dương của UNESCO xuất bản P.O. Box 967, Prakanong Post Office Bangkok 10110. Thailand In tại Thái lan Cách trình bày tư liệu và những tên gọi dùng trong suốt ấn phẩm này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của UNESCO về mức độ hợp pháp của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào, cũng như biên giới hay ranh giới của chúng. HIV/AIDS/05/OS/363-300 ự lan truyền của HIV/AIDS đang làm tổn thương các nỗ lực Giáo dục cho mọi Mục đích của S các quốc gia, đe dọa đảo ngược mọi thành tích đã đạt được trong việc đem lại một nền giáo dục có chất lượng. HIV/AIDS không chỉ gây đau ốm và chết chóc trong giới nhà giáo và những người đang được huấn luyện làm giáo viên, mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục về mặt số lượng và thành phần dân số ở độ tuổi đến trường. Nó là một hiểm họa lớn đối với hệ thống giáo dục. Tác động của đại dịch này lên các hệ thống giáo dục châu Phi cho thấy rằng các nước châu Á cần phải học những kinh nghiệm này và quả quyết hơn trong hành động. Nếu không làm gì để chống lại nạn dịch, ở một số vùng ảnh hưởng của HIV/AIDS có thể sẽ nặng nề như thực tế đã xảy ra ở vùng ven sa mạc Xa ha ra ở châu Phi. Tác động này ảnh hưởng đến nhu cầu, cung cấp, chất lượng, nội dung và hoạch định trong hệ thống giáo dục (Shaeffer 1994; Kelly 2000; Ngân hàng Thế giới 2002; Wijngaarden và Shaeffer 2003). Giáo dục và HIV/AIDS Tuy bị HIV/AIDS đe dọa, chính ngành giáo dục lại là một trong những hy vọng chính chống lại đại dịch này và những hậu quả tai hại của nó (Nhóm Công tác liên ngành về Giáo dục của UNAIDS 2002; Ngân hàng Thế giới 2002). Do chưa có thuốc chữa hoặc vắc xin phòng tránh, giáo dục về giới tính/ngừa HIV và truyền kỹ năng cũng như quan niệm để giảm thiểu khả năng con người bị HIV/AIDS tấn công là những công cụ hiệu quả nhất chống lại đại dịch này. Vì vậy ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu chống nạn dịch này. Bộ Giáo dục (MOE), hiệu trưởng và giáo viên các trường có vai trò chủ chốt trong hệ thống nhà trường nhằm giảm thiểu sự lan truyền của bệnh dịch bằng cách tuyên truyền giáo dục về sức khỏe để ngăn ngừa HIV/AIDS. Chỉ các nhà giáo mới có cơ hội tác động đến quan niệm của giới trẻ về giới tính và quan hệ tình cảm, và dạy cho họ các kỹ năng trước khi mạo hiểm. Ngành giáo dục có thể làm nhiều việc để ngăn ngừa HIV/AIDS/STI bằng cách giúp giới trẻ có thêm kiến thức, quan niệm đúng đắn và kỹ năng họ cần có để trì hoãn quan hệ tình dục, giảm số đối tác tình dục và dùng bao cao su để tránh lây nhiễm. Các nhà giáo cần dạy cách ứng xử giúp cho thanh thiếu niên có lựa chọn lành mạnh về giới tính và các vấn đề khác có liên quan đến sức khỏe. Việc khuyến khích nam nữ thiếu niên tôn trọng bản thân và người khác là một bước đầu quan trọng. Họ cần làm giúp các em hiểu rằng chỉ có thể có quan hệ tình dục khi cả hai bên đều tự nguyện. Giáo trình cần cho trẻ em cơ hội học và thực hành các kỹ năng sống, như các kỹ năng giao tiếp và ra quyết định, để củng cố các mặt khác trong sự phát triển của trẻ nhỏ và vị thành niên. Các mặt khác nhau của việc giáo dục toàn diện về HIV/AIDS/STI phải được liên kết chặt chẽ trong các chủ đề thích hợp như sức khỏe tái sinh, kinh tế gia đình, sinh hoạt gia đình, khoa học tự nhiên và xã hội. Thêm vào đó ngành giáo dục cần làm giảm nỗi sợ HIV/AIDS và người bị mắc HIV/AIDS bằng cách khuyến khích sự quan tâm, cảm thông và thái độ không lên án trong giới học trò để giảm bớt nỗi nhục nhã và sự kỳ thị đối với nhóm người này. Nhà trường nên được giúp sức tích cực tìm kiếm những trẻ bị lây nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV trong cộng đồng của họ và thuyết phục các em (hoặc cha mẹ/người bảo trợ cho phép các em) quay trở lại hoặc ở lại trường. Lý do để Huy động Ngành Giáo dục vào Cuộc chiến Chống HIV/AIDS Để giúp huy động các tiềm năng của ngành giáo dục, năm 2002 Cơ quan Giáo dục khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO đã soạn ra những lý lẽ chung và bộ công cụ thông tin về giáo dục và HIV/AIDS nhằm giác ngộ và giúp các quan chức trung cao cấp của Bộ Giáo dục các nước để củng cố phản ứng của ngành giáo dục đối với HIV/AIDS. Sau khi bộ Công cụ cho các Bộ Giáo dục về Giáo dục và HIV/AIDS được soạn và được “người gióp ý ngang hàng” góp ý, nó đã được hoàn thành và in ra vào nửa đầu năm 2003. Từ đó 10 nước đã dịch và áp dụng thành công bộ Công cụ này trong hoàn cảnh cụ thể của mình (Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Kazakhstan, Lào, Pakistan, Uzbekistan, và Việt Nam), ngoài ra Thái lan, Iran, và Nepal hiện đang dịch nó. Trong quá trình áp dụng ở một số nước, người ta mới thấy rõ rằng những người chủ chốt trong cuộc – khi đa số đều hiểu sự cần thiết phải củng cố quyết tâm của các cấp quản lý cao của ngành giáo dục – đồng thời cũng muốn có một bộ công cụ dành cho các hiệu trưởng, cấp lãnh đạo nhà trường và các giáo viên. Trong nhiều trường hợp “người góp ý ngang hàng” ở cấp quốc gia đề nghị có sự chỉnh sửa cho nhóm đối tượng này. Vì thế rõ ràng nên soạn và giới thiệu một tài liệu tương tự cho nhóm đối tượng này nhằm giải quyết các nhu cầu cụ thể của họ ở cấp nhà trường và đưa ra những hướng dẫn thực hành chú trọng hơn vào những vấn đề “cụ thể”. Các hiệu trưởng và giáo viên có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc làm giảm bớt nỗi sợ và sự thiếu hiểu biết xung quanh HIV/AIDS nói chung và nỗi ám ảnh và sự kỳ thị người bị HIV/AIDS nói riêng. Dự án do UNICEF hỗ trợ ở Sampatong, miền Bắc Thái lan là một ví dụ điển hình (Devine 2002). Lý lẽ Ở Cấp Nhà trường Những lý lẽ biện hộ ở cấp nhà trường lại càng thuyết phục hơn nếu xét xu thế phi tập trung hóa ngành giáo dục trên toàn thế giới cho phép nhà trường nhiều quyền tự trị hơn. Như Kandasamy và Blaton đã bàn trong tài liệu Các Hiệu trưởng: những Nhân vật Chính trong Cải cách Giáo dục do UNESCO xuất bản, đó không phải bao giờ cũng là do các trường đòi hỏi nhiều quyền tự trị hơn mà đôi khi một phần lại là do các cấp lãnh đạo cấp quốc gia muốn trốn tránh trách nhiệm của bản thân. Phi tập trung hóa cần phải đi kèm với các chính sách và việc giải thích cho các hiệu trưởng và thành viên cộng đồng về ý nghĩa của vai trò tự trị mở rộng của nhà trường so với cấp trung ương. Các lĩnh vực tự trị phải được định nghĩa và kèm theo một hệ thống hỗ trợ vững mạnh và nhất quán, nhất là đối với hiệu trưởng các trường mới thành lập hoặc ở vùng xa (Kandasamy và Blaton, 2004:147-149). Chúng tôi tin rằng trong khi điều quan trọng là đem lại cho giới trẻ, phụ huynh và các nhà giáo những thông tin và kỹ năng cần thiết, mặt khác cũng rất cần chú trọng việc hỗ trợ mạnh mẽ và bàn luận với các hiệu trưởng nhà trường, vì hiện tại họ hoàn toàn không sẵn sàng cho việc này. Họ thường là những người canh cổng quan trọng và có ảnh hưởng – nhất là ở những nước mà một phần của giáo trình được quyết định ở cấp quận huyện, và HIV/AIDS còn chưa phải hoặc chưa đủ là một bộ phận của giáo trình chính (đa số các nước khu vực châu Á-Thái bình dương là như vậy). Không chỉ là sự phát triển tất yếu của bộ công cụ lập luận hiện có dành cho các cán bộ trung cao cấp ngành giáo dục, bộ công cụ mới dành cho các hiệu trưởng, lãnh đạo nhà trường và giáo viên còn là một phần không thể thiếu trong đối sách toàn diện của ngành giáo dục hiện đang được phát triển trong khuôn khổ Sáng kiến Toàn cầu về Giáo dục và HIV/AIDS (EDUAIDS), đã được UNESCO và UNAIDS HIV/AIDS & Giáo dục khởi xướng năm 2004. 2 Tại sao Tập trung vào Hiệu trưởng Nhà trường? Tạm cho rằng ở nhiều nước đã có những tài liệu ấn bản dành cho lớp trẻ. Trong một trong những dự án của mình Cơ quan UNESCO khu vực Châu Á Thái bình dương đang tập trung cải thiện và mở rộng khả năng truy cập thông tin cần thiết cho giáo viên để giảng dạy về HIV/AIDS, sức khỏe tái tạo và sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên theo chúng tôi biết hiện không có tài liệu nào dành riêng cho hiệu trưởng các trường. Ngoài xu hướng tăng cường tính tự trị của các trường ở đa số các nước nói trên còn có bảy lý do chính đáng để tập trung vào hiệu trưởng các trường: 1. Hiệu trưởng thường là người có ảnh hưởng trong cộng đồng và có thể là gương mẫu về hành vi tốt– cả cả về việc phòng ngừa HIV (tuyên truyền hành vi có trách nhiệm và lối sống lành mạnh) và làm giảm sự nhục nhã/kỳ thị, cũng như truyền bá sự quan tâm săn sóc và hỗ trợ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS. Một số sáng kiến như dự án Sampatong ở miền Bắc Thái lan đã cho thấy rõ rệt tiềm năng này bằng việc đảo ngược thái độ của cộng đồng, làm cho họ cảm thông và hỗ trợ những thành viên cộng đồng bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi bệnh dịch này. 2. Ở một số nước hiệu trưởng và giáo viên có tiếng nói lớn trong việc quyết định các phần giáo trình. Nhất là ở những nước HIV/AIDS còn chưa phải là hoặc chưa đủ là một bộ phận hữu cơ của giáo trình, và việc soạn giáo trình được phi tập trung hóa cao (nghĩa là do nhà trường hay quận huyện quyết định), các nhà giáo có thể là nguồn thông tin quan trọng cho học sinh tiếp xúc với việc phòng ngừa HIV/AIDS trong lớp học. 3. Ở những nước mà giáo dục giới tính còn quá nhạy cảm do văn hóa, hiệu trưởng nhà trường có thể phải đương đầu với sự phản kháng của cộng đồng (kể cả các nhóm tôn giáo). Họ phải được trang bị các lý lẽ, cũng như thông tin và kiến thức để bảo vệ quyết định cung cấp cho lớp trẻ thông tin, quan điểm và kỹ năng phòng chống HIV của mình. 4. Trong trường hợp giáo trình quá tải hiệu trưởng có thể là người tổ chức có hiệu quả các “câu lạc bộ trẻ” hoặc các hình thức hoạt động ngoại khóa khác như thảo luận học hỏi bạn bè về phòng tránh HIV/ AIDS, có thể bằng cách liên hệ với Trung tâm Học tập Cộng đồng (CLC) hoặc với các Tổ chức phi chính phủ (NGO) sở tại hoặc các nhóm thanh thiếu niên. 5. Các hiệu trưởng thường phải giải quyết sự phản đối của các phụ huynh đối với việc cho phép các học sinh bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi bệnh dịch học chung lớp với con cái họ do sợ hãi. Hiệu trưởng phải đủ sức chống lại sự sợ hãi đó của phụ huynh (và có thể cả các giáo viên nữa) và giải thích được rõ ràng là không có gì nguy hiểm khi ngồi chung lớp học với người nhiễm HIV miễn sao đã thực hiện các biện pháp an toàn cơ bản. 6. Các hiệu trưởng thường có trách nhiệm làm theo đúng các chính sách và hướng dẫn từ trung ương hoặc tỉnh. Ở nhiều nước (trong đó có Cămpuchia, Việt Nam, Thái lan, và Philippines), có các luật và chính sách rất tốt, chẳng hạn về chống kỳ thị đối với các giáo viên và nhà quản lý Tiềm năng Chưa được Khai thác của Hiệu trưởng trường bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, về bảo vệ quyền được đi học của trẻ em, về việc giữ lại con em những gia đình bị ảnh hưởng bởi AIDS, hoặc về quyền của giáo viên được xin trợ cấp hoặc cứu chữa khi ốm. Tuy nhiên đa số các luật và quy định này không xuống được đến cấp trường, và do đó giáo viên và hiệu trưởng không biết là có các quy định đó. Bộ Công cụ này sẽ “dịch” các quy định và luật hiện hành ở cấp quốc gia sang cấp nhà trường và đính kèm để tham khảo. 7. Hiệu trưởng có thể đóng vai trò người huy động vốn ở những vùng nghèo tài nguyên bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhất là ở những nước có hệ thống giáo dục không được chính quyền trung ương hướng dẫn hay tài trợ đầy đủ. Người ta mong đợi UNESCO và các cơ quan đối tác của nó sẽ soạn thảo, kiểm nghiệm và thi hành một bộ công cụ cho các hiệu trưởng và lãnh đạo nhà trường ở Thái lan và có thể cả ở các nước châu Á khác trong năm 2006 với nguồn tài trợ từ UNAIDS. 3 Tham khảo Devine, S. Một cách Tiếp cận Đa ngành đối với Dịch vụ Hoạch định cho Trẻ mồ côi vì AIDS, Huyện Sanpatong, Chiang Mai [Thailand]. Bangkok: UNICEF, 2001. Kandasamy, M. và Blaton, L. Các Hiệu trưởng: những Nhân vật Chính trong Cải cách Giáo dục: Báo cáo về bảy nước châu Á. Paris: Viện Hoạch định Giáo dục Quốc tế/UNESCO, 2004. Kelly, M. Hoạch định Giáo dục trong Bối cảnh HIV/AIDS. Chùm bài về Cơ sở Của Dịch vụ Hoạch định Giáo dục #66. Paris: Viện Hoạch định Giáo dục Quốc tế/UNESCO, 2000. Kelly, M. Nơi Giáo dục và AIDS gặp nhau. Harare: UNESCO, 2000. Cơ quan UNESCO về Giáo dục Khu vực Châu Á Thái bình dương. HIV/AIDS và Giáo dục: Bộ công cụ cho các Bộ Giáo dục. Bangkok: UNESCO, 2003. Shaeffer, S. Tác động của AIDS đối với Giáo dục: Điểm lại Sách báo và Kinh nghiệm. Paris: Ban Giáo dục Phòng ngừa của UNESCO, 1994. Nhóm Công tác Liên ngành về Giáo dục của UNAIDS. HIV/AIDS và Giáo dục: Một Cách Tiếp cận Chiến lược. Paris: Viện Hoạch định Giáo dục Quốc tế/UNESCO, 2002. Wijngaarden, J. and Shaeffer, S. “Ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với Trẻ em và Lớp trẻ Châu Á: Điểm lại các Nghiên cứu và Chắt lọc các Hậu quả đối với Ngành Giáo dục.” Bài báo viết cho hội thảo về Dự báo Tác động của AIDS đối với Ngành Giáo dục Đông Nam Á, 12-14 tháng 12 năm 2002, Bangkok, Thailand. Ngân hàng Thế giới. Giáo dục và HIV/AIDS: Cửa số Hy vọng. Washington: Ngân hàng Thế giới, 2002. HIV/AIDS & Giáo dục 4
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net