logo

Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại

Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1994).
HIỆP ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP UỶ BAN HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (1994). Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "hai bên ký kết"); Với mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy sự phát triển và quan hệ hợp tác kinh tế hữu nghị giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau; Đã thoả thuận như sau: ĐIỀU 1 Hai bên ký kết thoả thuận thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Trung (sau đây gọi tắt là "Uỷ ban"), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ý kiến và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước. ĐIỀU 2 Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban là: 1 Thúc đẩy sự phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời tích cực đưa ra kiến nghị để phát triển sự hợp tác đó. 2. Đôn đốc và giúp đỡ việc thực hiện các thoả thuận có liên quan trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại mà hai nước đã ký kết, nghiên cứu và thúc đẩy giải quyết các vấn đề này nảy sinh trong quá trình thực hiện các thoả thuận đó. 3. Cùng nhau tìm kiếm những khả năng hợp tác đa dạng trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước. ĐIỀU 3 3.1 Uỷ ban gồm có phân ban Việt Nam và phân ban Trung Quốc, mỗi phân ban có một chủ tịch và một thư ký; 3.2 Chủ tịch phân ban của hai bên thông báo cho nhau các thành viên và những thay đổi của thành viên phân ban nước mình. 3.3 Công việc hàng ngày của Uỷ ban do thư ký của hai bên giải quyết. ĐIỀU 4 4.1 Uỷ ban mỗi năm họp một lần hoặc khi cần thiết di hai bên thoả thuận luân phiên ở hai nước. Địa điểm, thời gian, nội dung, chương trình họp và cấp bậc của chỉ tịch hai bên tại mỗi kỳ họp do hai bên bàn bạc quyết định; 4.2 Mỗi kỳ họp sẽ do chủ tịch Uỷ ban của hai bên ký biên bản hội nghị; 4.3 Kết thúc mỗi kỳ họp, chủ tịch của hai bên ký kết biên bản hội nghị; 4.4 Trước mỗi kỳ họp của Uỷ ban, khi cần thiết có thể có cuộc họp các quan chức cao cấp hoặc nhóm công tác; 4.5 Ngôn ngữ làm việc của Uỷ ban là tiếng Việt Nam và tiếng Trung Quốc. ĐIỀU 5 Việc ký kết Hiệp định này không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các Hiệp định khác mà hai nước đã ký kết. Việc chấm dứt Hiệp định này không ảnh hưởng đến hiệu lực và việc thực hiện của bất kỳ thoả thuận và / hoặc hợp đồng nào của hai bên Việt Nam và Trung Quốc ký kết theo Hiệp định này. ĐIỀU 6 Mọi sự khác nhau giữa hai bên ký kết liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị. ĐIỀU 7 Hai bên ký kết đòng ý có thể tiến hành sửa đổi và bổ sung bản Hiệp định này. Bất kỳ ý kiến sửa đổi và bổ sung nào của Hiệp định, sẽ là bộ phận không thể tách rời của bản Hiệp định này và sẽ có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết xác nhận với nhau. ĐIỀU 8 Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký kết, thời hạn hiệu lực là 3 năm. Nếu trong vòng 6 tháng trước khi Hiệp định hết hạn, một trong hai bên ký kết không thông báo cho phía bên kia bằng văn bản việc chấm dứt Hiệp định này, thì thời hạn hiệu lực của Hiệp định này sẽ tự động kéo dài thêm một năm và tiếp tục kéo dài theo thể thức đó. Hiệp định này ký kết tại Hà Nội ngày 22 tháng 12 năm 1994, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, hai loại văn bản có giá trị như nhau. ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG NGHĨA VIỆT NAM HOA Lê Văn Triết Ngô Nghị
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net