logo

Hải Phòng

Tài liệu tham khảo về Hải Phòng
Hải Phòng Hải Phòng — Thành phố trực thuộc Trung ương — Tên hiệu: Thành phố Hoa phượng đỏ Tọa độ: 20°51′59″N 106°40′57″E Quốc gia Việt Nam Vùng Bắ c Bộ Thành lập thành phố 1888 Đại biểu Quốc hội 10 Chính quyền Thành phố trực thuộc - Kiểu TW - Chủ tịch UBND thành Trịnh Quang Sử phố - Chủ tịch HĐND thành Nguyễn Văn Thuận phố - Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thuận Diện tích - Tổng cộng 1.507,57 km² (582,1 mi²) Dân số (tháng 9, 2007) - Tổng cộng 1884685 - Mật độ 1.250,1/km² (3.237,9/mi²) Múi giờ G (UTC+7) Mã bưu chính 35 Mã điện thoại 31 Dân tộc Việt, Hoa Bảng số xe 15-16 ISO 3166-2 VN-62 Phân chia hành chính 7 quận và 8 huyện Website: http://www.haiphong.gov.vn/ Hải Phòng là một thành phố cảng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Hải Phòng là đô thị loại 1 - thành phố trực thuộc trung ương, là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu, phát triển vận tải biển tại Hải Phòng là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng cũng lấy phát triển kinh tế biển là chính; có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ. Hành chính Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành: • Quận Dương Kinh • Quận Đồ Sơn • Quận Hải An • Quận Hồng Bàng • Quận Kiến An • Quận Lê Chân • Quận Ngô Quyền • Huyện An Dương • Huyện An Lão • Huyện đảo Bạch Long Vĩ • Huyện đảo Cát Hải • Huyện Kiến Thụy • Huyện Thủy Nguyên • Huyện Tiên Lãng • Huyện Vĩnh Bảo Lịch sử Hải Phòng là vùng đất cổ đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây, và được gắn với các cái tên Hải tần phòng thủ. Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo. Đến triều đại nhà Hậu Lê (giai đoạn Lê sơ), vùng này nằm trong xứ Hải Dương (là miền cực đông duyên hải của xứ này). Tới nhà Mạc vì đây, là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh. Sau đó, từ nhà Lê trung hưng đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải Dương (1831). Năm 1871 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ[1]. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Như vậy, nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là từ: • Tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ 1. • Tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng • Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ty sở nha Hải phòng sứ hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1871 đời Tự Đức, với căn cứ như sau: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn"[2]. Năm 1887, người Pháp cho thành lập tỉnh Hải Phòng tách vùng lân cận cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương. Đến năm 1888, chính xác là tháng 7/1888- có tên thành phố Hải Phòng, lại lập thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng từ tỉnh Hải Phòng. Đến năm 1962 thì tỉnh Kiến An được nhập về thành phố Hải Phòng. Giao thông Cầu Bính Cầu Bính là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại, khánh thành ngày 13 tháng 5 năm 2005. Cầu có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, chiều cao thông thuyền 25 m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, kết cấu dầm thép bêtông liên hợp, liên tục 17 nhịp, hai tháp cầu bằng bêtông cốt thép có chiều cao tới 101,6 m. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị. Cầu Bính được hoàn thành do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ với tổng mức đầu tư 943 tỷ đồng: trong đó, hơn 8 tỷ yên thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và 141,5 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước. Kinh tế Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp ngân sách đứng thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hà Nội). Năm 2006 đóng góp khoảng 9.752 tỷ đồng và năm 2007 dự tính là 12.000 tỷ đồng. Xem thêm Dự toán thu ngân sách năm 2006 của các tỉnh thành Việt Nam. Biểu tượng Hoa Phượng vĩ là biểu tượng của thành phố cảng Hải Phòng. Loài hoa này được trồng nhiều bên các con đường trong thành phố. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net