logo

Giữ chân người tài: "Hãy là lãnh đạo, đừng là ông chủ"

Làm chủ những tập đoàn khổng lồ thường là ước mơ của mỗi doanh nhân khi bắt đầu lập nghiệp. Tuy nhiên, "doanh nghiệp nhỏ thì cần cách lãnh đạo của một ông chủ nhỏ, chứ không thể áp dụng kiểu ngồi trên cao chỉ đạo".
Giữ chân người tài: "Hãy là lãnh đạo, đừng là ông chủ" (Lanhdao.net) - Làm chủ những tập đoàn khổng lồ thường là ước mơ của mỗi doanh nhân khi bắt đầu lập nghiệp. Tuy nhiên, "doanh nghiệp nhỏ thì cần cách lãnh đạo của một ông chủ nhỏ, chứ không thể áp dụng kiểu ngồi trên cao chỉ đạo". Đó là quan điểm của ông Nguyễn Quang Trung - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Công nghệ Thông tin HBC Việt Nam. Và cách mà ông chọn để lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ là tập trung tìm kiếm, sử dụng người tài, dựa trên... thuyết Ngũ hành và học thuyết Maslow. Ông Nguyễn Quang Trung. Dùng người tài: không nên chỉ nhìn vào thành tích quá khứ * Tìm kiếm người tài luôn là vấn đề làm các lãnh đạo đau đầu. Ông quan niệm thế nào là người tài? - Hiểu nôm na thì người tài có chút khác biệt với nhân viên bình thường. Đó là những người mang lại cho công ty những giá trị và lợi ích thiết thực. Tất nhiên, họ sẽ hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc. * Ông tìm kiếm nhân tài ở đâu? - Người tài đến từ mọi nơi, có thể từ thông tin tuyển dụng, quảng cáo, qua giới thiệu, qua mối quan hệ hay tình cờ phát hiện. Doanh nghiệp nào chẳng muốn có người tài. Vấn đề ở chỗ, tìm người tài là phải qua một quá trình làm việc và quan sát họ làm việc, chứ không phải là mình tìm, mình phỏng vấn ngay, rồi mình nói, "A, tôi tìm được người tài rồi". Cái gì cũng phải có thời gian, không thể vội được. * Như vậy đánh giá người tài rất khó? - Người tài không có nghĩa là sẽ xuất sắc ở tất cả các lĩnh vực. Nếu người ta có tài mà được đặt đúng chỗ, phát huy được khả năng thì đó là điều tuyệt vời nhất. Còn những người tài không được đặt đúng chỗ, người ta sẽ thấy bơ vơ trong vị trí mới của họ. Như vậy là rất lãng phí chất xám. Người tài, phát hiện đã khó, đặt người ta vào đúng vị trí còn khó hơn. Do đó, người tài phải là người phù hợp với công ty, đem lại những giá trị thiết thực, chứ không nên chỉ nhìn vào thành tích quá khứ của họ. Giữ chân người tài bằng... Ngũ hành và học thuyết Maslow * Tìm người tài rất khó, giữ được họ còn khó hơn. Làm sao để họ không ra đi trong khi khả năng của công ty có lúc sẽ hạn chế? - Có những cái tưởng là khó, nhưng biết được cái mấu chốt của nó, thì lại dễ dàng và rất đơn giản. Hãy làm sao để họ luôn cảm thấy rằng mình là người cầu tài, tôn trọng họ và đánh giá cao sự cống hiến của họ thì họ sẽ trung thành với mình. Trong hoàn cảnh nguồn lực của công ty có hạn, người lãnh đạo phải xử lý được nhu cầu và nguyện vọng của mỗi cá nhân một cách khoa học, nhạy cảm và cả tính nghệ thuật. * Vậy xử lý vấn đề này như thế nào? - Tôi thấy áp dụng học thuyết Maslow (và triết học phương Đông về Ngũ hành tương sinh tương khắc) vào việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của cá nhân là rất khoa học. Nhu cầu đầu tiên là về vật chất, nhu cầu thứ hai là về an toàn, nhu cầu được giao tiếp, được tôn trọng. Nhu cầu cuối cùng và cao nhất là nhu cầu được thể hiện và muốn có thành tích. Đối người tài, thì nhu cầu này cao hơn người bình thường. Như vậy, điều cơ bản là người lãnh đạo phải nhạy cảm hiểu hết được nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân ở từng thời điểm khác nhau. Có những người nhu cầu về vật chất và an ninh của họ rất cao, muốn giữ họ lại, mình phải trả lương cao. Thế nhưng với người đặt nhu cầu thể hiện và lập thành tích là cao nhất thì mình lại phải tạo điều kiện bằng cách giao cho người ta những việc mang tính chất thử thách để giữ người ta. Không phải cứ trả lương cao là được vì nếu công việc nhàm chán cũng chưa chắc đã giữ được chân người ta. Do đó, phải tùy từng cá nhân mà mình áp dụng các biện pháp khác nhau. Không có công thức chung áp dụng cho mọi người tài. Áp dụng học thuyết Maslow vào triết học phương Đông dễ thấy: âm dương ngũ hành có Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tương sinh, tương khắc thì nhu cầu của con người cũng có 5 cung bậc. Nhu cầu vật chất được quy vào hành Thổ. An toàn thuộc về hành Kim. Giao tiếp hành Thủy. Tôn trọng hành Mộc. Thể hiện thành tích áp dụng vào hành Hỏa. Tất nhiên từ lý thuyết đến thực tế có khoảng cách nhất định nhưng khi mình áp dụng mình thấy tương đối đúng, khoa học và có hiệu quả. Người ta nói, Thổ khắc Thủy, Mộc kích Hỏa chẳng hạn. Người tài thích thể hiện, thích khẳng định ở cung Hỏa. Tôn trọng ở cung Mộc. Muốn người tài hết mình với mình thì mình phải tôn trọng người ta, tức là kích Mộc để Hỏa tăng lên. Khi khó khăn, lãnh đạo rất dễ cô đơn * Nếu một ngày nào đó, công ty của ông đứng trước nguy cơ, hoặc xuất hiện nhân tố có thể gây rủi ro, tâm thế của ông như thế nào? - Lúc đó lại càng phải thể hiện vai trò lãnh đạo. Bởi vì trong những hoàn cảnh như vậy, doanh nhân rất dễ bị cô đơn, rất khó để người khác chia sẻ cùng mình. Phải làm thế nào để nhân viên, khi thuận lợi cũng như khó khăn, họ đồng tâm đồng sức với mình đây? Trả lời được câu hỏi đó cũng là thể hiện nghệ thuật lãnh đạo của mình. Căn bản phải để cho đồng sự, đồng nghiệp của mình hiểu được những khó khăn nguy cấp đó, để họ trụ lại công ty cùng với mình.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net