logo

Giới thiệu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của ASEAN - Quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng rau, quả sau thu hoạch

Khóa đào tạo này là một hoạt động trong dự án Các hệ thống bảo đảm chất lượng Rau và Quả các nước châu Á (viết tắt là QASAFV). Dự án này là một trong 10 dự án được đề xướng trong khuôn khổ Chương trình hợp tác phát triển Australia - Asean (AADCP).
Giới thiệu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của ASEAN - Quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng rau, quả sau thu hoạch Giới thiệu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của ASEAN Quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng rau, quả sau thu hoạch Việt Nam 8/2005 Dự án hệ thống đảm bảo chất lượng rau, quả ASEAN Giới thiệu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của ASEAN Quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng rau, quả sau thu hoạch Khoá đào tạo giảng viên Việt Nam 8/2005 Dự án hệ thống đảm bảo chất lượng rau, quả ASEAN Số dự án 1100123 Liên hệ: Giám đốc dự án – Phòng phát triển kinh doanh RMIT International Pty Ltd Level 5, 225 Bourke Street MELBOURNE VIC 3000 AUSTRALIA Tel. +61 3 9925 5110 Fax: +61 3 9925 5153 E-mail [email protected] Nếu cần thêm thông tin về dự án, tham khảo trang web www.aphnet.org Mục lục Lời nói đầu Thuật ngữ Phần 1. Giới thiệu khoá học _____________________________________________ 2. Các yếu tố toàn cầu và khu vực về chất lượng và an toàn thực phẩm ______ 3. Các yêu cầu trong dây chuyền cung ứng _____________________________ 4. Chất lượng sản phẩm là gì? _______________________________________ 5. Đánh giá chất lượng sản phẩm_____________________________________ 6. Chất lượng sản phẩm tổn thất sau thu hoạch như thế nào? ______________ 7. Mối nguy về an toàn thực phẩm ____________________________________ 8. Nguồn ô nhiễm phát sinh từ mối nguy an toàn thực phẩm _______________ 9-11. Thực địa______________________________________________________ 12. GAP trong quản lý chất lượng sản phẩm _____________________________ 13. GAP trong quản lý an toàn thực phẩm _______________________________ 14. Xây dựng GAP ASEAN __________________________________________ 15. Những điểm chính đã học trong khoá đào tạo _________________________ 16. Đào tạo nông dân _______________________________________________ 17. Đánh giá khoá học ______________________________________________ Tham khảo và các thông tin bổ sung Mục lục Lời nói đầu Chuẩn bị cho lớp đào tạo Ông Scott Ledger TS. Robert Premier Ông Rod Jordan Ông Bruce Tomkins Bà Jodie Campbell Ông Leigh Barker Ông Mick Bell Giảng viên TS. Robert Premier Ông Scott Ledger Ông Bruce Tomkins Ông Rod Jordan Đầu mối liên hệ của dự án Ông Mick Bell Giám đốc Dự án – Phòng Phát triển Kinh doanh RMIT International Pty Ltd Level 5, 225 Bourke Street Melbourne Victoria 3000 Australia Tel. +61 3 9925 5139 Fax +61 3 9925 5153 [email protected] Bản quyền © Ban Thư ký ASEAN 2005 Giữ trọn bản quyền. Được phép sao chép và phân phát các tài liệu này cho mục đích đào tạo hoặc các mục đích phi thương mại khác mà không cần phải xin phép bằng văn bản trước từ tổ chức giữ bản quyền với điều kiện tổ chức sao chép tài liệu để sử dụng phải được thừa nhận. Cấm sao chép các tài liệu này để bán hoặc cho các mục tiêu thương mại khác nếu không được tổ chức giữ bản quyền cho phép bằng văn bản. Lưu ý Các quan điểm trình bày trong những tài liệu này không phải là của Ban Thư ký ASEAN và Ban Thư ký ASEAN cũng không phải xác nhận cho mức độ chính xác của tài liệu này. Vì vậy Ban Thư ký không phải chịu trách nhiệm hay nghĩa vụ pháp lý nào về việc sử dụng những thông tin trong tài liệu này. Việc tham khảo tài liệu của các tổ chức khác cũng không thuộc trách nhiệm của Ban Thư ký ASEAN. Lời nói đầu Thuật ngữ Chữ viết tắt AADCP Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN-Australia ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia Codex Ủy ban An toàn Thực phẩm Codex FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp GAP Thực hành nông nghiệp tốt HACCP Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn MRL Mức dư lượng tối đa Produce Rau quả QA Đảm bảo chất lượng QASAFV Hệ thống đảm bảo chất lượng đối với rau quả ASEAN WHO Tổ chức Y tế Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Chất lượng rau quả Tổn thương lạnh Rối lọan xảy ra khi giữ rau quả ở nhiệt độ dưới mức mà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường. Trái cây hô hấp Trái cây có tốc độ hô hấp tăng nhanh đột ngột trong quá trình đột biến chín và sản sinh ra nhiều khí carbonic. Khí quyển kiểm Kiểm sóat không khí xung quanh sản phẩm bằng cách giảm soát lượng oxy và/hoặc tăng khí carbonic nhằm nâng cao tuổi thọ rau quả. Chất lượng ăn Biện pháp cảm quan đánh giá sản phẩm bao gồm hình thức, tươi điều kiện, độ mịn, mùi vị và giá trị dinh dưỡng. Etylen Nội tiết tố thực vật sinh ra tự nhiên và hấp thụ khí hydrocarbon để kiểm soát quá trình chin của trái cây. Độ ẩm Lượng nước bốc hơi trong không khí - thường thể hiện dưới dạng ‘độ ẩm tương đối’, là tỉ lệ áp suất hơi nước trong không khí so với áp suất hơi bão hòa tại cùng một nhiệt độ. Độ chín Một giai đọan phát triển trong quá trình sinh trưởng của rau quả. Chất lượng Tổng hợp các đặc tính của sản phẩm có ý nghĩa trong việc đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu của người tiêu dùng. Thuật ngữ Mối nguy chất Yếu tố làm giảm chất lượng rau quả lượng Hô hấp Quá trình tế bào sống hấp thu ôxy và thải ra khí carbonic. Quá trình chín tiếp diễn cho đến khi bắt đầu quá trình lão hóa. Chín Quá trình thay đổi đặc tính chất lượng theo hướng phù hợp để ăn. Già hóa Giai đọan trong vòng đời của rau quả mà tại đó quá trình phát triển kết thúc và phá vỡ, làm cho sản phẩm bắt đầu già chết. Sinh vật gây Các loài sinh vật, nhất là vi khuẩn và nấm, xâm nhập và làm hỏng giảm chất lượng sản phẩm. Thoát hơi nước Quá trình rau quả bị mất nước. Cấu trúc rau quả Đánh giá về tổng thể cảm nhận sản phẩm qua đường miệng - Kết hợp tất cả các bộ phận của miệng, răng và tai. An toàn thực phẩm Làm sạch Lọai bỏ đất đá, chất bẩn, dầu mỡ và các dị vật khác. Ủ phân Quá trình các chất hữu cơ trong điều kiện nóng ẩm và bị phân hủy bởi vi sinh vật. Ô nhiễm Sự xâm nhập hoặc lan truyền mối nguy an tòan thực phẩm sang rau quả hoặc yếu tố đầu vào có tiếp xúc với rau quả như đất, nước, thiết bị và con ngừơi. Phân động vật Chất thải tiết ra từ ruột động vật và con người. Mối nguy an toàn Bất cứ đặc tính hoặc chất hóa học, sinh học hoặc vật lý nào có thực phẩm khả năng làm cho rau quả tươi trở thành nguy cơ khó chấp nhận đối với sức khỏe người tiêu dùng. Mức dư lượng tối Lượng hóa chất tối đa mà quy định của chính phủ cho phép có đa (MRL) trong rau quả tươi bán cho người tiêu dùng. Vi sinh vật gây Sinh vật tác động đến sức khỏe con người. Những loài sinh vật bệnh này rất nhỏ, chỉ có thể quan sát được qua kính hiển vi. Thuốc BVTV Hóa chất phòng trừ dịch hại - sâu, bệnh, cỏ dại. Nước uống Nước mà con người có thể uống được. Vệ sinh Sử dụng hóa chất, nhiệt và các biện pháp khác nhằm làm giảm mức độ vi sinh vật. Truy nguyên Theo dõi quá trình vận chuyển rau quả trong chuỗi cung cấp để xác định nguồn gốc sản phẩm và các quá trình diễn ra. Thời gian cách ly Khoảng thời gian tối thiểu cho phép từ thời điểm phun thuốc bảo vệ thực vật tới khi thu hoạch sản phẩm. Sinh vật gây hại Chuột, chim, gián và các loài động vật, côn trùng khác có khả năng là nguồn gây ô nhiễm cho rau quả. Thuật ngữ Bài 1 Giới thiệu khoá học 1.1 Giới thiệu dự án QASAFV Khoá đào tạo này là một hoạt động trong dự án Các hệ thống bảo đảm chất lượng Rau và Quả các nước Châu Á (viết tắt là QASAFV). Dự án QASAFV là một trong 10 dự án được đề xướng trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Phát triển Ôxtrâylia – ASEAN (AADCP). Chương trình AADCP được Tổ chức Viện trợ nước ngoài của Ôxtrâylia tài trợ - AusAID và công ty ACIL của Ôxtrâylia là nhà thầu quản lý chương trình của AusAID Dự án QASAFV do Công ty Thương mại Quốc tế RMIT phối hợp với Bộ Nông nghiệp Bang Victory và Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp Bang Queensland quản lý. Mục đích • Hỗ trợ xây dựng một môi trường phát triển doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ có khả năng cạnh tranh cho các nước khu vực Châu Á trong đó đặc biệt tập trung vào chất lượng và an toàn thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp. Mục tiêu chung • Thúc đẩy quy trình hệ thống bảo đảm chất lượng (QA) thực phẩm và nông nghiệp tốt nhất. Mục tiêu cụ thể: • Tăng cường hệ thống chuyển giao thông tin, hỗ trợ việc phát triển hệ thống QA cho ngành làm vườn của các nước Châu Á • Tạo cơ sở cho việc thiết kế các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng gen thích hợp cho các loại rau và quả ở các nước Châu Á Khoá đào tạo này là một trong những hoạt động nhằm đạt được mục tiêu thứ 2. 1.2 Giới thiệu về khoá học Đối tượng mục tiêu: • Những giảng viên và những người chịu trách nhiệm về việc đề xướng an toàn thực phẩm và chất lượng ở Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Mục đích và phạm vi: • Tăng nhận thức về quy trình nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm sau thu hoạch và an toàn lương thực trên các trang trại trồng rau và hoa quả. • Tăng cường năng lực cho các giảng viên để đào tạo cho nông dân về quy trình nông nghiệp tốt để quản lý an toàn lương thực và chất lượng sản phẩm. • Cung cấp các trang thiết bị đào tạo cho học viên để hỗ trợ việc tiến hành đào tạo nông dân về quy trình nông nghiệp tốt để quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. 1 – Giới thiệu Phiên bản 1.0 Trang 1 Các kết quả học (mục tiêu): Các học viên sẽ: • Nhận thức được các yếu tố toàn cầu và trong khu vực dẫn đến việc tăng nhu cầu về hệ thống an toàn thực phẩm và chất lượng • Nhận thức được các nhân tố khác nhau trong dây chuyền cung cấp rau quả và các yêu cầu đối với người nông dân về chất lượng và an toàn thực phẩm bị chi phối như thế nào bởi yêu cầu của các khách hàng và cuối cùng là người tiêu dùng. • Nhận thức được rằng an toàn thực phẩm và bảo đảm chất lượng cần phải dựa trên cơ sở quy trình nông nghiệp tốt và các hướng dẫn ASEAN GAP đang được xây dựng • Nhận thức được rằng có nhiều yếu tố nội lực và ngoại lực quyết định chất lượng sản phẩm và các phương pháp đánh giá chất lượng • Nhận thức được các nguyên nhân dẫn đến việc giảm chất lượng sau thu hoạch và việc sử dụng các quy trình nông nghiệp tốt để ngặn chặn hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến chất lượng. • Nhận thức được các nguy cơ tiềm tàng đối với vấn đề an toàn thực phẩm mà có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch và các nguồn nhiễm bệnh • Nhận thức được yêu cầu đối với các quy trình nông nghiệp tốt để quản lý an toàn lương thực trong sản xuất và thao tác thu hoạch trên cánh đồng. • Nhận được các kiến thức và các nguyên vật liệu nguồn để tiến hành đào tạo nông dân về quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm 1.3 Về cuốn sách này Cuốn sách này sẽ cung cấp các thông tin để hỗ trợ cho việc tiến hành khoá đào tạo. Gồm các thông tin về: • Các thông tin cơ bản và các nguyên tắc để hỗ trợ cho từng chủ đề • Các bài tập thực hành để củng cố kiến thức nhận thức từng chủ đề • Các tra cứu để nhận thêm các thông tin về chủ đề Trong khoá đào tạo có thể cung cấp thêm các thông tin. 1 – Giới thiệu Phiên bản 1.0 Trang 2 Chương trình khoá đào tạo Ngày 1 - Thứ hai Bài 1 Giới thiệu khoá học 8:00-9:30 Đăng ký Khai mạc 1 Giới thiệu khoá đạo tạo, giảng viên và học viên 9:30-10:00 Nghỉ giữa giờ Bài 2 Cơ sở của khoá học 10:00-12:00 Các yếu tố vùng và toàn cầu chi phối nhu cầu về an toàn lương thực và chất 2 lượng 3 Các yêu cầu về dây chuyền cung cấp 12:00-13:30 Ăn trưa Bài 3 Chất lượng sản 13:30-15:30 4 Chất lượng sản phẩm là gì? 5 Đánh giá chất lượng sản phẩm 15:30-16:00 Nghỉ giữa giờ 16:00-17:00 6 Chất lượng sản phẩm bị giảm đi khi thu hoạch như thế nào? Ngày 2 - Thứ ba 8:00-10:00 Chất lượng sản phẩm bị giảm đi khi thu hoạch như thế nào? (tiếp) 10:00-10:30 Nghỉ giữa giờ Bài 4 An toàn lương thực 10:30-12:00 7 Các rủi ro về an toàn thực phẩm 8 Các nguồn nhiễm bệnh từ các rủi ro về an toàn thực phẩm 12:00-13:30 Ăn trưa 13:30-15:30 Các nguồn nhiễm bệnh từ các rủi ro về an toàn thực phẩm (tiếp) 15:30-16:00 Nghỉ giữa giờ Bài 5 Đi thực địa 16:00-17:00 9 Giới thiệu và chuẩn bị cho chuyến đi thực địa Ngày 3- Thứ tư Đi thăm doanh nghiệp kinh doanh nông sản và siêu thị thành phố hoặc cửa hàng 7:30-18:00 10 bán lẻ Ngày 4 Thứ năm Bài 6 Quy trình nông nghiệp tốt – GAPS 8:00-10:30 11 Những điểm chính học được trong chuyến đi thực địa 12 Các quy trình nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm 10:30-11:00 Nghỉ giữa giờ 11:00-12:00 13 Các quy trình nông nghiệp tốt để quản lý an toàn thực phẩm 12:00-13:30 Ăn trưa 13:30-15:30 Các quy trình nông nghiệp tốt để quản lý an toàn thực phẩm (tiếp) 15:30-16:00 Nghỉ giữa giờ 16:00-17:00 14 Phát triển GAP ASEAN Ngày 5Thứ sáu Bài 7 Phát triển việc đào tạo 8:00-10:30 15 Những điểm chính học được trong chuyến đi thực địa 16 Các quy trình nông nghiệp tốt để quản lý chất lượng sản phẩm 10:30-11:00 Nghỉ giữa giờ Bài 8 Kết thúc khoá học 11:00-12:00 17 Đánh giá khoá học Bế mạc khoá học 1 – Giới thiệu Phiên bản 1.0 Trang 3 Các yếu tố toàn cầu và khu vực Bài 2 dẫn đến nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm 2.1 Các yếu tố toàn cầu dẫn đến việc tăng nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng Thương mại điện tử Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng Các cộng đồng đòi Các yếu tố hỏi tính trách nhiệm toàn cầu Gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp Các chính sách nhà nước Các chính sách pháp lý của nhà nước - Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Các yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm bán lẻ. Thực phẩm an toàn Chất lượng tốt 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 1 Những thay đổi lối sống của người tiêu dùng Lối sống của người tiêu dùng thay đổi và các xu hướng xã hội đang diễn ra ở các nước trên thế giới khi dân số trở nên già hơn và giàu có hơn. Một số những thay đổi lối sống Châu âu như: • Việc tăng tỷ lệ lao động nữ • Nhiều hộ gia đình 1 người • Nhiều cặp sống chung không đẻ con • Tăng số lượng những người già và những người về hưu • Nhiều bữa ăn “khám phá” bên ngoài • Thời gian chuẩn bị bữa ăn ít hơn • Tăng thói quen ăn vặt, ăn nhẹ và giảm bữa ăn ở nhà • Tăng mối quan tâm về an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người • Các thức ăn bên ngoài và ăn kiêng đa dạng nhiều hơn Những thay đổi này đã tạo ra một sự chuyển biến trong công việc bán lẻ: • Nhiều thuận tiện hơn • Dừng tại 1 nơi mua bán nhiều hơn • Nhiều thức ăn nhanh • Nhiều loại thức ăn và nhiều lựa chọn • Nhiều sản phẩm nhãn mác • Môi trường cửa hàng sạch hơn, vệ sinh hơn và lành mạnh • Giờ mở cửa hàng dài hơn Kết quả là nhu cầu bán lẻ thực phẩm an toàn và chất lượng tốt cao hơn. Tăng tự do thương mại và toàn cầu thương mại • Thương mại giữa các nước tăng khi những hàng rào thương mại như thuế quan bị bãi do hình thành các Hiệp định Thương mại (WTO). • Tự do thương mại hơn nghĩa là nhiều nước hơn có thể tham gia vào một sân chơi. Điều này tạo cơ hội cho các nước có mức lương thấp hơn có thể cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi nhiều lao động như sản xuất nông nghiệp. • Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế đã được Uỷ ban Codex xây dựng và nhiều nước yêu cầu tuân thủ những tiêu chuẩn này đối với các sản phẩm nhập khẩu. Codex gắn với các Hiệp định WTO. • Các tiêu chuẩn chất lượng cũng đã được xây dựng vì thế rau quả cũng tương đồng không kể xuất xứ từ nước nào. Sự gia tăng ưu thế siêu thị toàn cầu • Các dây chuyền siêu thị được thiết lập ở nhiều nước hơn do những cơ hội được tạo ra từ những thay đổi về kiểu sống. 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 2 • Các siêu thị có những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng cho dù ở bất cứ đâu các gian hàng ở các nơi trên thế giới có những sản phẩm như nhau, an toàn cho tất cả người tiêu dùng. • Để có các sản phẩm giống nhau và được cung cấp quanh năm, các siêu thị có các nguồn sản phẩm từ nhiều nước trên thế giới Cửa hàng Carrefour mới ở Cửa hàng Aldi - tất cả các cửa hàng Trung Quốc tại các nước trưng bày giống nhau Các chính sách nhà nước • Việc xây dựng luật vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước đã cải thiện được sức khoẻ của người dân. • Phần lớn các nước đã quyết định xây dựng MRL’s (Mức thặng dư thuốc trừ sâu tối đa cho phép) đối với các chất hoá học sử dụng trong sản xuất rau và quả để bảo vệ người tiêu dùng. Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm Các cộng đồng trên thế giới đang đòi hỏi tính trách nhiệm trong những lĩnh vực: • Bảo vệ môi trường • Phúc lợi cho công nhân (các mối quan hệ công nghiệp) • GMO’s (Sản phẩm biến đổi gen) Các đòi hỏi về tính trách nhiệm thường dẫn tới việc cấm những sản phẩm hoặc chỉ ra những ấn phẩm có hại khi tính trách nhiệm không nêu ra được những lĩnh vực đã được đề cập ở trên. Thương mại điện tử Xu hướng toàn cầu trong việc sử dụng thương mại điện tử để mua và bán hàng tăng. Đây là điểm xuất phát của công ty hoặc cá nhân. Việc thay đổi này theo hướng mua những sản phẩm như rau và quả không nhìn thấy bằng mắt. Nghĩa là các đặc điểm chi tiết của sản phẩm và các điều khoản an toàn thực phẩm đã được xây dựng và tận dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm là những cái đã được nói. 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 3 2.2 Các yếu tố trong khu vực chi phối nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm Nhập khẩu/xuất khẩu Du lịch của người Châu á tăng Thu nhập tăng Du lịch tăng Thay đổi kiểu sống/sở Các yếu tố vùng thích của người tiêu dùng Cơ sở hạ tầng Gia tăng các phát triển siêu thị Các chính sách pháp lý của nhà nước – Luật vệ sinh và an toàn thực phẩm. Các yêu cầu an toàn thực phẩm và chất lượng bán lẻ . Thực phẩm an toàn Chất lượng tốt 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 4 Thu nhập tăng • Ở Đông nam Châu Á, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, đặc biệt nhóm tuổi từ 20 đến 39 tuổi. • Khi thu nhập cá nhân và gia đinh tăng, nhu cầu tiêu tiền vào những thứ ngoài nhu cầu thiết yếu tăng. • Thu nhập nhiều hơn khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều thực phẩm mới và lạ. Nhu cầu về chất lượng cao hơn cũng tăng. • Thu nhập tăng dẫn tới việc mua sắm tủ lạnh, lò vi sóng và ôtô, dẫn tới việc ưa thích siêu thị hơn, thay thế mô hình cửa hàng. Thay đổi lối sống người tiêu dùng • Những thay đổi lối sống ở khu vực Đông nam Châu Á dưới đây theo ngay sau xu hướng của những khu vực khác trên thể giới khi thu nhập tăng. • Tăng tỷ lệ những hộ gia đình nhỏ và gia đình một người. • Bộc lộ những ảnh hưởng của Phương tây là đang thay đổi sở thích về đi mua sắm, nấu ăn và thói quen ăn uống. • Trình độ giáo dục tăng nghĩa là nhận thức tốt hơn về giá trị dinh dưỡng và an toàn lương thực trong ăn kiêng. Xuất khẩu/Nhập khẩu • Tự do thương mại hơn giữa các nước đã tạo ra việc dễ dàng hơn để tiếp cận tới việc nhập khẩu và để xuất khẩu. • Nhập khẩu có xu hướng tăng khi thu nhập tăng. • Các siêu thị luôn tìm kiếm các nguồn sản phẩm như rau và quả rẻ hơn để tăng tính cạnh tranh. Các nước Châu Á có lợi thế về sản xuất rau và quả tương đối rẻ vì thế có đòi hỏi cao trên các thị trường xuất khẩu cung cấp chất lượng tốt và an toàn khi ăn. Phát triển cơ sở hạ tầng • Việc phát triển đường sá và giao thông đã tạo thuận lợi cho việc phát triển các dây chuyền siêu thị. • Việc phát triển các hệ thống mua sắm siêu thị tập trung hoá đòi hỏi các trang thiết bị đồng bộ (ví dụ như giữ, làm lạnh, làm chín). 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 5 Sự gia tăng các siêu thị • Những thay đổi trong lối sống và việc tăng thu nhập làm thay đổi sở thích đi mua sắm theo hướng mua sắm tại một siêu thị. • Các thành phố chính của Malaysia – 60% khối lượng quả và 35% khối lượng rau là được bán thông qua các dây chuyền bán lẻ hiện đại. • Băngkok – 40% khối lượng quả và 30% khối lượng rau là được bán thông qua các dây chuyền bán lẻ. • Các hệ thống mua sắm tập trung hoá kết hợp với các siêu thị dẫn tới “các nhà cung cấp được ưa thích hơn” và yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm cụ thể. Du lịch tăng • Du lịch ở khu vực Châu Á ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với những người du lịch Phương tây. • Những thay đổi về bán lẻ đang diễn ra để phục vụ cho thị hiếu về đồ ăn và mua sắm của người phương tây. • Chất lượng thực phẩm cần phải tương tự như những tiêu chuẩn mà khách du lịch thường dùng tại nước họ. • Thực phẩm cần phải an toàn để khách di lịch không bị ốm và lượng du lịch không bị giảm. Tăng du lịch bởi người Châu á Điều này đặt người Châu Á vào kiểu bán lẻ hiện đại, các loại sản phẩm nhiều hơn và việc sẵn có các sản phẩm sạch trái vụ. 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 6 2.3 Các yêu cầu đối với các hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm Các dây chuyền siêu thị toàn cầu dchi phối các yêu cầu về kinh doanh theo dây chuyền cung cấp, ủng hộ những người nông dân thực hiện các hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhiều hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm đã được phát triển trên toàn thế giới. Đối với các trang trại, tất cả những hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Quy trình Nông nghiệp tốt (GAP). Các ví dụ về Hệ thống Chất lượng và An toàn thực phẩm EUREPGAP SQF 1000 và 2000 Tesco – Lựa chon tự nhiên Tiêu chuẩn Hà Lan HACCP Tiêu chuẩn Woolworths QA Tiêu chuẩn Kỹ thuật bán lẻ của Anh GAP Quy trình nông nghiệp tốt 2.4 Các đề xướng trong khu vực và trên thế giới Các đề xướng trên thế giới Các đề xướng trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm như:: • WHO (Tổ chức Y tế Thế giới ) cùng với FAO (Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên Hiệp Quốc) được thành lập để chăm sóc sức khoẻ thế giới trong đó có cả an toàn thực phẩm, thông qua việc thực hiện một Chiến lược toàn cầu về an toàn thực phẩm. Codex được thành lập dưới tổ chức này và đưa ra các hướng dẫn về mức thặng dư thuốc trừ sâu tối đa cho phép (MRL) và vệ sinh thực phẩm. • WTO (Tổ chức Thương mại Quốc tế) được thành lập để hỗ trợ trao đổi thương mại công bằng giữa các nước. Codex gắn với các Hiệp định WTO. • CIES - Diễn đàn Kinh doanh Thực phẩm - một mạng lưới kinh doanh thực phẩm toàn cầu độc lập mà hiện nay đang hoạt động theo hướng hài hoà hoá các hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm. 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 7 Những đề xướng trong khu vực Những đề xướng cụ thể trong khu vực Châu á gồm có: • ASEAN – Hỗ trợ các nước trong khu vực Châu Á hợp tác với nhau để tăng sự đồng nhất về chính trị và thương mại. Dự án QASAFV (Hệ thống bảo đảm chất lượng cho Rau và Quả các nước trong khu vực Châu á mà trong đó có khoá đào tạo này là một cách tiếp cận cộng tác giữa các nước thành viên của khu vực Châu Á với Ôxtrâylia. • Các chương trình phát triển khu vực đã được hợp tác thành lập để hỗ trợ các khu vực và các nước cụ thể. Một số nhà cung cấp như: – Chương trình AusAID CARD ở Việt Nam (Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn). – WB – Ngân hàng Thế giới và IFC (Tổ hợp Tài chính Quốc tế) – ADB – Ngân hàng Phát triển Châu Á – JBIC – Ngân hàng Hợp tác Phát triển Nhật bản – Chương trình Hợp tác Kinh doanh Đan Mạch – CIDA – Tổ chức Phát triển Quốc tế Canađa – SIDA – Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển • Các qui trình chất lượng và an toàn thực phẩm quốc gia: – Hệ thống Q của Thái lan – Hệ thống SALM Malaysia – Hệ thống GAP – VF của Singapore – Hệ thống INDON GAP của Inđônêsia 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 8 Bài tập 2.1 Đề bài 1 Các yếu tố dẫn đến nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm của rau và quả sạch. Câu hỏi 1 Những yếu tố cụ thể gì trong khu vực của anh/chị chi phối nhu cầu về rau và quả chất lượng tốt? Câu hỏi 2 Những yếu tố cụ thể gì trong khu vực của anh/chị chi phối nhu cầu về an toàn thực phẩm? Đề bài 2 Những đề xướng trong khu vực về chất lượng và an toàn thực phẩm Câu hỏi 1 Có những đề xướng hoặc những chương trình gì để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong khu vực của anh/chị? 2 – Những yếu tố khu vực và toàn cầu Phiên bản 1.0 Trang 9
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net