logo

Giáo trình quản trị doanh nghiệp


II Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Mục lục Chương I..............................................................................................................................2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN............................................................................2 VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN...............................................................................2 I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần.........................................................2 III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị công ty ................................................................7 4. Đảm bảo minh bạch và công khai thông tin trong CTCP ...........................25 Chương III.........................................................................................................................29 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN................................................................................................29 .......................................................................................................................................29 1. Những yêu cầu về việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản trị công ty cổ phần......................................................................................................................29 Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của th ị trường vốn, thị trường tiền tệ. CTCP là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển [4, tr.18]. Từ góc độ pháp lý, ta có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của một công ty cổ ph ần như sau: Một là, công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập. Hai là, công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản n ợ bằng tài sản riêng của công ty. Ba là, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhi ều ph ần bằng nhau gọi là cổ phần. Bốn là, quản lý ủy quyền theo cơ cấu hội đồng và tách biệt với chủ sở hữu. Trước một vấn đề như vậy, nhiệm vụ của pháp luật công ty là đưa ra những hình thức tổ chức hoạt động có thể tạo điều kiện bảo vệ các nhóm quyền lợi sau đây một cách hài hòa và ổn định: - Nhóm quyền lợi của những người trực tiếp kinh doanh - Quyền lợi của những nhà đầu tư vốn, những người muốn trực tiếp tham gia vào thành quả kinh doanh, mà bản thân không tr ực ti ếp kinh doanh. - Quyền lợi của những người cho vay (ngân hàng, tổ ch ức tín dụng, các quỹ đầu tư, người sở hữu các loại trái phiếu), người cung ứng hàng hoá, người lao động. Chính vì thế, vấn đề làm sao tạo ra sự tự do không quá lớn, sự giám sát không quá yếu để khuyến khích người quản trị (khái niệm người quản trị được dùng dưới đây để chỉ những người có quyền quản lý và ki ểm soát công ty, thường là thành viên ban giám đốc, HĐQT hoặc nh ững cổ đông đa số, chiếm cổ phần chi phối trong công ty) hành động m ột cách năng động, sáng tạo, linh hoạt vì lợi ích của chủ sở hữu công ty là một bài toán khó từ hàng trăm năm nay – một bài toán của nhiều th ế kỷ [21, tr.364]. Corporate governance, tạm dịch là quản trị công ty, tiếp cận công ty từ phương diện phân quyền và chế ước giữa các tác nhân ảnh h ưởng tới sự điều hành của một doanh nghiệp. Quản trị công ty trước hết không phải là khái niệm được hiểu giống nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty. - Theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), "quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa cổ đông, hội đồng quản trị, các chức danh quản lý và những người có lợi ích liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, công ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó". [47] - Quản trị doanh nghiệp còn được hiểu theo hai nghĩa, "quản trị doanh nghiệp theo nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý – giám sát c ủa chủ sở hữu với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định h ướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng hơn, quản trị doanh nghiệp gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của công ty. Về mặt tổ chức, quản trị công ty là tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên liên quan nhằm: xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt đạt đ ược mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty" [49 , 13/12/2004,11:15] - Theo Ngân hàng thế giới (WB), "quản trị công ty là m ột h ệ th ống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân l ực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của một hệ th ống quản trị công ty là: (i) tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, (ii) bảo đ ảm th ực thi các quyền của tất cả các cổ đông, (iii) các thành viên trong hội đồng qu ản tr ị có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết". II. Quản trị công ty cổ phần xét theo phương di ện kết h ợp hài hòa lợi ích của các bên Mỗi công ty là tổng hoà các mối quan h ệ phức t ạp, vì v ậy, luôn tiềm ẩn những xung đột về lợi ích có thể nảy sinh sau các quy ết đ ịnh c ụ thể của công ty. Trong nội bộ doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và cổ đông đều mong muốn công ty kinh doanh có hi ệu qu ả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đông, sự tách biệt giữa người quản lý và quyền sở hữu đã tạo nên nh ững xung đ ột về lợi ích. Một là: xung đột về lợi ích giữa cổ đông thiểu số với nhóm cổ đông sở hữu đa số cổ phần nắm quyền kiểm soát công ty Hai là: xung đột giữa cổ đông với những người quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, sự xung đột quyền lợi của các nhóm người này không gay gắt đến mức chúng chỉ có thể được giải quyết bằng pháp lu ật, mà cơ chế của thị trường luôn tác động góp phần vào sự giải quyết các xung đột đó. Bởi vì, tất cả những người tham gia đều cần sự thành công của doanh nghiệp và những người tham gia này cần một cách thức nào đó để dung hòa các mối quan tâm về lợi ích, kết hợp hiệu qu ả các ngu ồn l ực và mở rộng khả năng phát triển. Lịch sử công ty trên thế giới được biết đến ba loại mô hình quản lý công ty là: Mô hình Anh - Mỹ, mô hình châu Âu lục địa và mô hình Nhật Bản. Mỗi mô hình đều có đặc điểm chung và đặc điểm riêng, nhưng đều có mục tiêu là tạo khả năng để chủ sở hữu (cổ đông) có thể quản lý được những người điều hành công ty một cách tốt nhất. Như đã phân tích ở trên, CTCP là một chủ thể pháp luật, có cơ cấu tổ chức độc lập đối với các cổ đông; là chủ sở hữu tài sản của công ty, là nguyên đơn, bị đơn trong tố tụng. Các cổ đông không có quyền trực tiếp đối với tài sản trong công ty. Cổ đông thực hiện quyền cổ đông bằng cách biểu quyết trong cuộc họp ĐHĐCĐ. Việc điều hành kinh doanh giao cho HĐQT – những người có khả năng kinh doanh và các giám đốc điều hành. Xem xét từ các nước trên có thể thấy được một số đặc trưng sau về cơ cấu tổ chức của một công ty ngày nay bao gồm chủ yếu là: Chủ sở hữu (cổ đông); HĐQT hoặc Hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành [26, tr.187-188]. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này như sau: * Chủ sở hữu công ty (cổ đông) là người cung cấp vốn đầu tư hoặc vốn cổ phần, có một số quyền cơ bản sau: - Bầu và bãi nhiệm HĐQT hoặc Hội đồng giám sát. - Thông qua hoặc không thông qua một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của công ty như thay đổi Điều lệ; sáp nhập, tăng gi ảm vốn công ty. - Quyết định mức lãi cổ tức và hưởng thụ lãi. * Hội đồng quản trị là cơ quan thay mặt chủ sở hữu (cổ đông) thực hiện việc quản lý công ty thông qua việc thực hiện những nhi ệm v ụ ch ủ yếu sau: - Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc điều hành; - Giám sát hoạt động quản lý điều hành của giám đốc điều hành; - Xem xét và thông qua các quyết định quan trọng khác không trực tiếp do chủ sở hữu (cổ đông) quyết định. * Giám đốc điều hành của công ty thường không phải là một người mà là một số người do HĐQT lựa chọn và bổ nhiệm. Thực chất được gọi là bộ máy điều hành công ty hoặc các quản trị gia của công ty. Giám đốc điều hành thực hiện chức năng điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty. Tất cả các mô hình trên đây có thể dễ dàng nhận thấy rằng bằng cơ chế phân quyền đã định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, c ơ quan trong công ty như các cổ đông, HĐQT, Giám đốc điều hành. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và chi phối lẫn nhau. Đồng thời, đảm bảo cho cổ đông quản lý giám sát một cách tốt nhất với các nhà quản trị điều hành công ty. Mô hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ có nền tảng là s ự tách biệt giữa quản lý với sở hữu vốn trong CTCP. Trong mô hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ, dựa trên ba nguyên tắc sau: Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập (independent directors) để kiềm chế quyền lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đ ầu t ư vào công ty. Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành m ạnh v ề tài chính của các công ty dự kiến phát hành cũng như đang phát hành chứng khoán ra công chúng, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP hoạt động kém hơn mức trong ngành hay c ủa th ị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng, các nhà đầu tư s ẽ ph ản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban giám đốc công ty. Ở Việt Nam, quan hệ giữa cổ đông trong nhiều công ty hiện nay thường thu hẹp trong phạm vi quan hệ gia đình, xã h ội nh ư h ọ hàng, dòng tộc, bạn bè, đồng hương. Theo báo cáo tổng kết của Tổ công tác thi hành LDN, thì đại bộ phận CTCP ở nước ta có quy mô nhỏ, mang tính gia đình; người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, giám đốc, qu ản đốc, cán bộ kỹ thuật… của công ty. Người chủ sở hữu trong công ty (đ ặc biệt là các CTCP thuộc sở hữu tư nhân) cùng một lúc th ực hi ện hàng lo ạt các chức năng và vai trò khác nhau trong tổ ch ức kinh doanh c ủa doanh nghiệp. Ngoài quan hệ góp vốn cùng kinh doanh, họ còn có quan h ệ huy ết thống, họ hàng, bạn bè hết sức thân thiết… Vì vậy, trong quản lý nội bộ và tổ chức kinh doanh rất khó phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý quy ền l ợi và nghĩa vụ của người chủ, người quản lý và người lao động; "tính phi chính thức" trong quá trình ra quyết định… đang chi ph ối quản lý, đi ều hành của phần lớn các CTCP. Mô hình quản lý, điều hành kiểu châu Âu lục địa được đặc trưng bởi sự tham gia đáng kể của các định chế tài chính trung gian: các ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa là cổ đông và thực hiện quyền do các cổ đông khác ủy nhiệm, bởi vậy ảnh hưởng của họ trong quản trị các công ty là rất đáng kể. Mô hình quản lý, điều hành kiểu Nhật Bản có đặc đi ểm khá n ổi bật là vai trò của các cổ đông pháp nhân (ngân hàng, các quỹ, các công ty…) rất lớn, có thể xem là đóng vai trò trung tâm. Trên thực tế, ở Nhật, các ngân hàng lớn thường được uỷ quyền thay mặt cổ đông giám sát, quản lý các công ty, xem xét các kế hoạch của công ty, trong trường hợp công ty làm ăn kém thì những ngân hàng này th ường can thi ệp và s ẽ bu ộc công ty phải thay bộ máy điều hành quản lý công ty hoặc buộc phải đưa ra các chiến lược kinh doanh mới. Trong mô hình quản trị công ty của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, các mối quan hệ gia đình, các cổ đông ẩn, ảnh hưởng của Nhà nước và các thiết chế khác cũng có thể tác động đáng kể tới quản trị công ty [25, tr.6-7]. Trong bất kỳ mô hình nào, việc minh bạch hóa thông tin liên quan đến công ty và giám sát những người quản trị cũng là những công cụ chính nhằm giúp cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình. III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị công ty 1. Về quyền của các cổ đông Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý kinh doanh đã làm nảy sinh những rủi ro được nhận thức từ lâu về sự khác nhau về lợi ích giữa cổ đông với các nhóm người quản trị nắm bắt quy ền lực chi ph ối và khống chế công ty. Để củng cố lòng tin của cổ đông và theo đó tăng nguồn vốn đầu tư tư nhân cho lĩnh vực kinh doanh cần được đảm bảo khi nhà đầu tư hiểu rõ thông tin về công ty và hệ thống pháp luật, các cơ chế quản lý nội bộ công ty có khả năng ngăn chặn được khả năng trục lợi của người điều hành hoặc các cổ đông chi phối. Do đó, quy định về quản trị công ty cần phải bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của cổ đông. Những quyền lợi cơ bản của cổ đông bao gồm quy ền: (i) ch ọn phương thức đăng ký quyền sở hữu; (ii) chuyển nhượng cổ phần; (iii) mỗi cổ phần được một phiếu bầu; (iv) Được cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết về công ty một cách thường xuyên và k ịp th ời; (v) tham dự họp và bỏ phiếu biểu quyết tại ĐHĐCĐ; (vi) bầu chọn và bãi nhiệm các thành viên trong HĐQT; (vii) Được chia lợi nhuận c ủa công ty; (viii) các cổ đông cần được nhận phần thu nhập của mình từ lợi nhuận còn lại của công ty; (ix) các cổ đông thiểu số cần phải được bảo vệ. Các cổ đông cần có quyền tham gia và được thông tin m ột cách đầy đủ và thích đáng về các quyết định liên quan đến các thay đổi quan trọng của công ty như: (i) thay đổi, sửa chữa điều lệ và các tài liệu quan trọng khác của công ty; (ii) cho phép phát hành thêm c ổ ph ần; iii) các giao dịch đặc biệt; Các cổ đông cần được tạo điều kiện tham gia một cách hiệu quả và bỏ phiếu tại cuộc họp ĐHĐCĐ và cần được thông báo về quy chế họp ĐHĐCĐ, bao gồm những thủ tục bỏ phiếu: - Các cổ đông cần được cung cấp các thông tin cần thi ết và k ịp th ời về thời gian, địa điểm và chương trình của cuộc họp ĐHĐCĐ, cũng như các thông tin đầy đủ và kịp thời về các vấn đề sẽ được thảo luận và quyết định tại cuộc họp. - Các cổ đông có cơ hội để chất vấn HĐQT và có quy ền đ ưa ra các vấn đề vào chương trình của cuộc họp, tùy thuộc vào những hạn chế nhất định. - Cổ đông cần được tham gia một cách có hiệu quả vào các quyết định quan trọng về quản trị công ty, như đề cử và bầu ch ọn thành viên HĐQT. - Các cổ đông có quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc vắng mặt (qua ủy quyền) và có hiệu lực như nhau. Quy định về quản trị công ty cần được bảo đảm đối xử công bằng với tất cả các cổ đông, kể cả cổ đông thiểu số và cổ đông người nước ngoài. Tất cả các cổ đông đều được tạo cơ hội được h ưởng nh ững đền bù hợp lý nếu quyền của họ bị xâm hại. Cổ đông của cùng loại cổ phần phải có quyền biểu quyết như nhau và tất cả cổ đông sở hữu cùng loại cổ phần phải được đối xử công bằng như nhau. Các cổ đông thiểu số cần được bảo vệ khỏi sự lạm dụng của các cổ đông nắm quy ền ki ểm soát một cách gián tiếp hay trực tiếp, đồng th ời, cần có c ơ ch ế đ ền bù thiệt hại có hiệu quả. Thành viên HĐQT và các chức danh quản lý quan trọng phải thông báo cho HĐQT về việc họ trực tiếp, gián tiếp hoặc đại diện cho một bên thứ ba, có lợi ích liên quan đến các giao dịch hoặc các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. [47] 2. Về Hội đồng quản trị Để đổi lấy những lợi ích như trách nhiệm hữu hạn, thời gian hoạt động vô thời hạn và khả năng chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư trao quyền quản lý công ty cổ phần cho một nhóm người được ủy thác nhi ệm vụ ra những quyết định vì lợi ích cao nhất của công  ty và mọi nhà đầu tư vào công ty chứ không vì một bộ phận nhà đầu tư nào đó. Nhóm người được ủy thác này, được các cổ đông bầu chọn, được gọi là HĐQT. HĐQT hoạt động theo chế độ tập thể, tức là từng thành viên HĐQT không có thẩm quyền của HĐQT. Các thành viên HĐQT cũng th ực thi quyền của mình thông qua các cuộc họp, các quyết định th ường ghi nhận trong các biên bản họp HĐQT. Mỗi thành viên HĐQT có một phi ếu bầu, không kể số cổ phần nắm giữ, không thể ủy quyền để bỏ phiếu như cổ đông. Phần lớn pháp luật điều chỉnh các CTCP liên quan đến HĐQT, v ới nhiều quy định cụ thể được xây dựng nhằm củng cố lòng tin của nhà đ ầu tư rằng các thành viên HĐQT sẽ làm những điều đúng đắn. HĐQT chịu trách nhiệm quản lý hoặc định hướng cho các hoạt động của công ty. Nhưng các lợi ích của cổ đông, thành viên HĐQT và người quản lý đôi khi có thể xung đột. Chẳng hạn, một số cổ đông có thể muốn nhận cổ tức, trong khi các cổ đông khác và những người điều hành lại muốn tái đầu tư lợi nhuận và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghi ệp. HĐQT phải giải quyết những lợi ích xung đột này thông qua những quy ết định vì lợi ích cao nhất cho công ty và mọi cổ đông của công ty. Do đó, quy định về quản trị công ty phải đảm bảo HĐQT có vai trò lãnh đạo chiến lược trong công ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý công ty cũng như trách nhiệm của HĐQT trước công ty và các cổ đông. Đối với các thành viên HĐQT phải có trách nhiệm, bổn ph ận chính sau: - Trung thành: Bổn phận chính của các thành viên HĐQT là trung thành với lợi ích của các cổ đông. HĐQT phải thông báo cho các c ổ đông những thông tin có thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ một cách đầy đủ, không được thu lợi cá nhân qua các giao dịch của công ty, phải thông báo rõ, công khai và không được tham gia bỏ phiếu đối với các vấn đề làm ăn, giao dịch mà cá nhân thành viên đó có lợi ích liên quan. - Mẫn cán và thận trọng: Đây là bổn phận chung của các thành viên HĐQT. Các thành viên HĐQT cần phải mẫn cán và th ận trọng cho l ợi ích tối cao của công ty và cổ đông . "HĐQT là công cụ gây sức ép cân bằng quyền chủ sở hữu của cổ đông với sự tuỳ nghi, hay tự do của các nhà quản lý trong điều hành doanh nghiệp. Do đó, HĐQT cần thực hiện giám sát có tầm chiến lược đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời, trực tiếp giám sát, đánh giá và khen thưởng đối với hoạt động quản lý. HĐQT còn phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống kế toán và báo cáo tài chính và theo dõi quá trình công khai hoá và trao đổi thông tin. Vai trò và nhiệm vụ của các thành viên HĐQT phụ thuộc vào luật quốc gia cũng như vào Điều lệ công ty. Tầm quan trọng của quyền sở hữu khác nhau giữa các nước. Ở Mỹ, nhiệm vụ của HĐQT là hành động vì lợi ích của cổ đông, trong khi ở Hà Lan mục tiêu lại là đạt được sự cân bằng hợp lý trong ảnh hưởng của tất cả các cổ đông; ở Đức, các thành viên HĐQT có nhiệm vụ không chỉ đối với cổ đông của công ty, luật pháp bắt buộc các doanh nghiệp lớn phải có đại diện người lao động trong HĐQT" [21, tr.88]. 3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động Khung khổ quản trị công ty phải đảm bảo rằng các quyền của những người có liên quan được pháp luật bảo hộ và các quyền này phải được tôn trọng. Khung khổ quản trị doanh nghiệp phải đưa ra được các biện pháp hữu hiệu xử lý vi phạm các quyền nói trên. Đồng th ời, nó cũng cần khích lệ những người có liên quan thực hiện vai trò của họ trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và của thị trường. Để hạn chế hành động tư lợi của người điều hành hoặc cổ đông chi phối, các thông tin về thu nhập và các giao dịch liên quan t ới l ợi ích cá nhân c ủa h ọ đều cần được công khai. Theo khoản 17 Điều 4 LDN năm 2005, thì người có liên quan là t ổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp v ới doanh nghi ệp trong các trường hợp sau đây: a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có th ẩm quy ền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con; b) Công ty con đối với công ty mẹ; c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quy ết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp; d) Người quản lý doanh nghiệp; đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông s ở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy đ ịnh tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này; g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các đi ểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quy ết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó; h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quy ết định của công ty. Thù lao cho cán bộ quản lý phải gắn với mức l ợi nhu ận và hi ệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Toàn bộ mức thù lao, thu nh ập cần phải được công khai hóa trong báo cáo tài chính. Các trình tự xác định mức thù lao cũng cần được công khai hóa. 4. Về công khai hóa thông tin và sự minh bạch Để giám sát các nhà điều hành, các biện pháp minh bạch hoá tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Như vậy các quy chế tiết lộ thông tin, báo cáo tài chính và s ự giám sát bởi các cơ quan kiểm toán ngày càng trở thành một y ếu t ố đ ịnh h ướng quản trị doanh nghiệp, vì lợi ích của cổ đông và lợi ích công cộng. Công khai thông tin là đòi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là các quyền liên quan tới khả năng kiểm soát của nhà đầu tư đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đông chi ph ối ph ải có cơ chế để kiểm soát bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả để nhà đầu tư có thể yên tâm về tài sản của mình. Quy định về quản trị công ty phải đảm bảo việc công khai hóa một cách kịp thời và chính xác những thông tin về tất cả các vấn đề quan trọng của công ty. Các thông tin cần được chuẩn bị, được kiểm toán và công b ố th ống nhất theo các tiêu chuẩn về kế toán, tài chính. Các cuộc ki ểm toán hàng năm cần được thực hiện bởi các kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan của quá trình xây dựng và nội dung báo cáo tài chính c ủa công ty. Chương II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đông 1. Các quyền của cổ đông nói chung theo quy đ ịnh c ủa pháp luật Hoạt động cổ đông bao gồm: Giám sát về hoạt động của công ty; thực hiện quyền cổ đông; tham dự hội nghị cổ đông; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Do đó, quy định về quản trị công ty tốt sẽ đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông và tất cả các bên có quyền và lợi ích liên quan, tạo ra môi trường minh bạch và thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Xét về khía cạnh quản trị công ty, LDN năm 2005 đã phát triển thêm những đổi mới và tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của cổ đông so với LDN năm 1999. Trong Luật có các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu; công khai thông tin và minh b ạch hoá cơ chế quản trị công ty; các quyền của HĐQT và cơ ch ế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hi ện nay. Cụ thể, LDN năm 2005 đã thiết lập được những cơ chế h ợp lý để bảo vệ cổ đông phổ thông (bao gồm cả cổ đông sáng lập), th ừa nh ận các quyền cơ bản của cổ đông phổ thông, cụ thể: - Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ - Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp cổ đông ph ổ thông của cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được s ự ch ấp thu ận của ĐHĐCĐ. - Quyền nhận và cung cấp thông tin - Quyền của cổ đông không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần ph ổ thông: i) quyền yêu cầu tòa án xem xét và hủy bỏ các quyết định của ĐHĐCĐ; ii) Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ ph ần khi bi ểu quy ết ph ản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ; iii). Khi công ty giải th ể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty - Bảo vệ cổ đông lớn, như bảo đảm cho họ quyền tham gia quản lý, điều hành và chi phối công ty. - Quy định về kiểm soát giao dịch tư lợi, như hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận (Điều 120). - Các quyền tham gia vào hoạt động quản lý của công ty 2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số Bên cạnh việc tạo cơ sở pháp lý cho các cổ đông có điều kiện và cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, thì LDN năm 2005 cũng bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số như: - Cổ đông có quyền xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các ngh ị quy ết của ĐHĐCĐ (điểm e khoản 1 Điều 79); nhóm cổ đông sở h ữu trên 10% t ổng s ố c ổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc m ột t ỷ l ệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quy ền sau đây: Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. - Một số cơ chế khá hiệu quả nhằm bảo vệ quy ền của cổ đông đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới được thừa nhận trong LDN năm 2005. - Quy định cho phép cổ đông ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ ba để chủ thể này biểu quyết thay mình tại các cuộc họp ĐHĐCĐ. - Quy định cho phép nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc m ột t ỷ l ệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ cho người triệu tập họp ĐHĐCĐ. Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải chấp nhận và đưa kiến ngh ị này vào d ự ki ến chương trình và nội dung cuộc họp (trừ trường hợp kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung; v ấn đ ề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ; và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty). Kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận. Với trường hợp cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua l ại cổ ph ần c ủa mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua quyết định. Đây là một công cụ hữu hiệu mà tất cả các cổ đông đều có quyền sử dụng để bảo vệ l ợi ích c ủa mình theo các điều kiện quy định. II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng qu ản tr ị và Ban kiểm soát của công ty 1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị Theo thông lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp - nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. HĐQT được xác định là "cơ quan quản lý công ty" và "có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết tất cả các vấn đ ề, trừ các v ấn đ ề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ", khoản 2 Điều 108 LDN năm 2005 đã quy định khá đầy đủ quyền và nhiệm vụ của HĐQT. So v ới quy ền và nhiệm vụ được quy định trong LDN năm 1999 thì quyền và nhiệm vụ c ủa HĐQT được quy định ở LDN năm 2005 (khoản 2 Điều 108) có quy định thêm thẩm quyền về giám sát của HĐQT, cụ th ể: giám sát, ch ỉ đ ạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuy nhiên, các quy định về quyền và nhiệm vụ của HĐQT v ẫn nghiêng về khía cạnh quản lý trực tiếp và còn mờ nhạt về vấn đề giám sát. So với LDN năm 1999, thì LDN năm 2005 quy định về cách th ức t ổ chức và vận hành của cơ quan này đã có một số thay đ ổi cơ b ản theo hướng cởi mở, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong phần v ốn c ủa mình bỏ ra để kinh doanh và tiếp cận gần hơn với các qui tắc đ ược th ừa nhận rộng rãi, cụ thể: Về HĐQT, LDN năm 1999 không quy định tiêu chuẩn của thành viên HĐQT. Trong điều kiện và thực tế ở Việt Nam, điều này là hoàn toàn phù hợp với các công ty cổ phần khu vực tư nhân. Tuy nhiên đối với các CTCP lớn, CTCP có sự tham gia vốn của đối tác nước ngoài hoặc CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số thì n ảy sinh nhi ều vấn đề không thể kiểm soát được. Vấn đề này, LDN năm 2005 áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp (đại bộ ph ận số doanh nghiệp hiện nay), gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, CTCP, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt tính chất sở h ữu và thành phần kinh tế (khác với LDN năm 1999), vì thế sẽ có các CTCP có sự tham gia vốn của đối tác nước ngoài hoặc CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số. Do đó, để tránh nh ững v ấn đ ề n ảy sinh không thể kiểm soát được, LDN năm 2005 đã quy định rõ tiêu chuẩn của thành viên HĐQT. "1. Thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm qu ản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ ph ần ph ổ thông ho ặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. 2. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ ph ần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là ng ười liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ" (Điều 110) Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT, Luật quy định c ụ th ể như sau: (i) HĐQT có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm; thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn ch ế. (ii) HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT m ới được bầu và tiếp quản công việc. (iii) Trường h ợp có thành viên đ ược bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời h ạn còn lại của nhiệm kỳ HĐQT. (iv) Thành viên HĐQT không nh ất thiết phải là c ổ đông của công ty. Quy định như trên là hợp lý và phù h ợp với đặc thù của m ỗi doanh nghiệp, ĐHĐCĐ được tự quyền quyết định số thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam và được thể hiện cụ thể trong Điều lệ công ty. Để tạo áp lực cho các thành viên HĐQT phải hoàn thành nhi ệm vụ được giao, thực hiện đúng các nghĩa vụ và trách nhiệm theo luật định, LDN năm 2005 đưa ra quy định "…thành viên HĐQT có th ể bị mi ễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ mà không cần nêu lý do" (khoản 2 Điều 115). [khoản 1 Điều 84 LDN năm 1999 quy định hai trường hợp theo đó thành viên HĐQT bị miễn nhiệm (bị mất hoặc h ạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc từ chức); còn các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, kết quả là thành viên HĐQT chỉ có thể bị thay thế khi hết nhiệm kỳ, không phụ thuộc vào năng lực, hiệu quả và mức độ hoàn thành các nghĩa vụ của họ. Sự thiếu vắng quy định thay th ế thành viên HĐQT của cổ đông, nhóm cổ đông đa số sẽ gây tổn thất cho nhóm này, khi thành viên HĐQT có những quyết định không phù hợp trái với ý định của "ông chủ lớn". Rõ ràng cơ cấu này chưa tạo đủ áp lực buộc thành viên HĐQT phải hoạt động với hiệu năng cao nhất, th ực hi ện đầy đủ nhất các nghĩa vụ và trách nhiệm của họ]. Liên quan đến thành viên HĐQT độc lập, thực tế hoạt động của các CTCP thời gian qua cho thấy, thành viên HĐQT đều tham gia đi ều hành; không có thành viên “độc lập” như thường thấy trong các công ty cổ phần ở các nước theo trường phái Thông luật. Chính vì vậy, khả năng của HĐQT giám sát ban điều hành thông qua một uỷ ban giám sát, hay thông qua đơn vị kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp, là vấn đề rất y ếu kém, thậm chí, HĐQT chưa làm được việc đó. Tránh vết xe đổ PJICO bằng quản trị tốt Một trong những bài học mà các chủ sở hữu PJICO rút ra sau v ụ việc Tổng giám đốc bị bắt là do HĐQT và ban ki ểm soát đ ều làm việc kiêm nhiệm, thời gian dành cho công ty quá ít d ẫn đ ến sai ph ạm cũng không biết. Vấn đề này đang được nhiều công ty cổ phần Việt Nam rút kinh nghiệm. [46, 20/6/2005, 11:20 GMT+7] Nhằm giám sát sự lạm quyền của ban giám đốc, khoản 4 Điều 109 LDN năm 2005 quy định: "Thành viên Hội đồng quản trị không nh ất thi ết phải là cổ đông của công ty". Thành viên HĐQT độc lập là những người không có liên quan gì đến các thành viên HĐQT giữ chức vụ điều hành, họ không có quan hệ kinh doanh hay quan hệ gì khác với công ty, quan chức công ty. Do không tham gia trực tiếp vào việc qu ản lý nên h ọ không có c ơ hội như ban giám đốc để lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng. Tuy nhiên h ọ phải là những người “có trình độ chuyên môn, kinh nghi ệm trong qu ản lý kinh doanh hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại điều lệ công ty” (khoản 1 Điều 110). Luật mới còn quy định “cuộc họp của HĐQT được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên” (khoản 8 Điều 112), là cao hơn luật cũ (chỉ cần hai phần ba). Đồng thời, một số yêu cầu liên quan đến họp HĐQT nay đã được nâng lên thành luật, gồm các đ ề ngh ị c ủa Ban kiểm soát, tổng giám đốc, của năm người quản lý và của hai thành viên HĐQT. Vậy, dù HĐQT có 11 người thì cũng ch ỉ cần hai người yêu cầu là phải họp. (Trong các quy định của LDN năm 1999, ngoài Chủ tịch HĐQT thì không nhắc gì đến các đối tượng khác được quyền triệu t ập cuộc họp HĐQT. Vì vậy, trong thời gian qua có nhiều vấn đề lộn xộn ở các CTCP, hiện tượng phổ biến là Chủ tịch đã trì hoãn ho ặc t ừ ch ối tri ệu tập họp HĐQT ngay cả khi có yêu cầu từ các thành viên khác. Hậu quả tiềm ẩn là các thành viên không có cùng quan điểm với Ch ủ tịch HĐQT nên không thể hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật định, ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị công ty). Luật mới cũng quy định việc bầu HĐQT theo thể th ức bầu d ồn phiếu (điểm c khoản 3 Điều 104). 2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban kiểm soát Theo thông lệ quốc tế chung, thì giám sát công tác qu ản lý đi ều hành là chức năng của HĐQT; còn Ban kiểm soát nếu có là “tai m ắt” của chủ sở hữu với chức năng giám sát HĐQT, Tổng Giám đốc và c ủa nh ững người quản lý điều hành khác. Trước khi có LDN năm 2005, thực tế cho th ấy vai trò th ực s ự c ủa Ban kiểm soát còn yếu hơn cả trong quy định của pháp luật. Trong hoạt động, Ban kiểm soát thường mới chỉ thực hiện những yêu cầu, đề ngh ị của HĐQT, chưa thật sự khẳng định được tính độc lập trong quá trình công tác thực tế. Ban kiểm soát thường bị HĐQT chi phối. Bởi vì, thành viên HĐQT đều đồng thời là những cổ đông lớn; và cũng chính h ọ đã l ựa chọn và bầu các thành viên Ban kiểm soát; đồng thời, quy ết định cả v ề công ăn việc làm, về địa vị của thành viên Ban kiểm soát trong công ty, v ề tiền lương và thu nhập khác của các thành viên Ban kiểm soát [xem phụ lục 2]. Theo LDN năm 2005, CTCP có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng s ố c ổ ph ần c ủa công ty phải có Ban kiểm soát. Về địa vị pháp lý, Ban ki ểm soát là "c ơ quan" c ủa ĐHĐCĐ, được các cổ đông ủy nhiệm giám sát, đánh giá hoạt động của HĐQT. Ban kiểm soát thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc T ổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; ch ịu trách nhi ệm tr ước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau: (Điều 123) - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung th ực và mức đ ộ c ẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. - Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý c ủa HĐQT. Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác qu ản lý c ủa HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên. - Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần ph ổ thông trong
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net