logo

Giáo trình Não và các loại u não

Não là một khối mô mềm, xốp. Não được bảo vệ bởi các xương sọ và 3 lớp màng mỏng gọi là màng não. Dịch não tuỷ lưu thông trong não làm đệm nước cho não. Dịch này chảy qua các khoảng trống giữa các màng não và qua các khoảng trống trong não gọi là não thất.
Não và các loại u não 1. Não là gì? Não là một khối mô mềm, xốp. Não được bảo vệ bởi các xương sọ và 3 lớp màng mỏng gọi là màng não. Dịch não tuỷ lưu thông trong não làm đệm nước cho não. Dịch này chảy qua các khoảng trống giữa các màng não và qua các khoảng trống trong não gọi là não thất. Não và các cấu trúc kề cận: Não thất chứa đầy dịch não tuỷ, tuỷ sống, màng não, sọ Một mạng lưới các dây thần kinh mang những mệnh lệnh đi và về giữa não và phần cón lại của cơ thể. Một số dây thần kinh đi thẳng từ não đến hai mắt, hai tai, và các bộ phận khác của đầu. Những thần kinh khác chạy dọc trong tuỷ sống để kết nối não với các phần còn lại của cơ thể. Ở trong não và tuỷ sống, các tế bào đệm (glial cells) bao bọc quanh tế bào thần kinh và giữ chúng nằm yên tại ví trí. Não chỉ huy những việc chúng ta chủ động làm (như đi bộ và nói chuyện) và những việc mà cơ thể thực hiện một cách vô ý thức (như hô hấp). Não còn chịu trách nhiệm về các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác), về trí nhớ, cảm xúc, và nhân cách. Ba phần quan trọng của não kiểm soát các hoạt động khác nhau: + Não: Não là phần lớn nhất của não bộ. Nó ở vị trí trên cùng của não bộ. Não sử dụng những thông tin từ các giác quan để cho ta biết điều gì đang xảy ra chung quanh và chỉ dẫn cho cơ thể cách thức đáp ứng. Nó kiểm soát việc đọc, suy nghĩ, học tập, lời nói, và cảm xúc. Não chia làm 2 phần bán cầu não phải và trái, kiểm soát những hoạt động riêng biệt. Bán cầu não phải kiểm soát hoạt động của các cơ bên trái của cơ thể. Bán cầu não trái kiểm soát hoạt động của các cơ bên phải của cơ thể. + Tiểu não: Tiểu não nằm dưới não và ở phía sau của não bộ. Tiểu não kiểm soát sự cân bằng và các hoạt động phức tạp như đi và nói chuyện. + Thân não: Thân não kết nối não và tuỷ sống. Thân não kiểm soát cảm giác đói và khát. Thân não còn kiểm soát nhịp thở, thân nhiệt, huyết áp, và các chức năng cơ bản khác của cơ thể. Các phần quan trọng của não bộ: Não, tuyến tùng, tuyến yên, thân não, tiểu não, tuỷ sống 2. Ung thư là gì? Ung thư bắt đầu từ các tế bào, đơn vị cơ bản của các mô. Mô tạo ra các cơ quan bộ phận của cơ thể. Bình thường, tế bào tăng trưởng và phân chia thành những tế bào mới tuỳ theo yêu cầu của cơ thể. Khi tế bào già đi, chúng sẽ chết, và những tế bào mới sẽ thay thế chỗ. Đôi khi quy trình này bị rối loạn. Những tế bào mới hình thành khi cơ thể không cần đến chúng, và những tế bào già nua lại không chết đi. Những tế bào dư thừa này tạo ra một khối mô gọi là bướu hoặc u. 3. U não lành tính và u não ác tính là gì? Các u não có thể lành tính hoặc ác tính: a. U não lành tính không chứa tế bào ung thư - Thường các u lành có thể cắt bỏ đi và ít tái phát trở lại. - Ranh giới của u lành thường rõ ràng. Tế bào của u lành không xâm lấn mô xung quanh hoặc di căn đi các nơi khác của cơ thể. Tuy vậy, u lành có thể chèn ép những vùng nhạy cảm của não và gây ra những vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng. - Không giống u lành ở những vị trí khác trên cơ thể, u lành ở não đôi khi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. - U lành ở não có thể trở thành ác tính, tuy rất hiếm gặp. b. U ác tính ở não chứa tế bào ung thư - U ác tính ở não thường nặng và đe doạ đến tính mạng. - Chúng phát triển rất nhanh và xâm chiếm mô lành chung quanh. - Rất hiếm khi tế bào ác tính trong khối ung thư não tách ra và di chuyển đến các nơi khác của não, đến tuỷ sống, hoặc những phần khác của cơ thể (di căn). - Đôi khi u ác tính không lan rộng đến các mô bình thường. U có thể bị bao bọc bởi một lớp mô, hoặc xương sọ. Đây là dạng u bị bao bọc (encapsulated). 4. Các giai đoạn của khối u U não thường được phân theo giai đoạn: từ giai đoạn sớm (giai đoạn I) đến giai đoạn muộn (giai đoạn IV). Giai đoạn của u dựa trên hình ảnh của tế bào quan sát thấy trên kính hiển vi. Tế bào u ở giai đoạn muộn bất thường hơn và tăng trưởng nhanh hơn tế bào u ở giai đoạn sớm. 5. U não nguyên phát là gì? U khởi phát từ tế bào của não được gọi là u não nguyên phát. U não nguyên phát được đặt tên theo type tế bào hoặc vị trí của não. U não nguyên phát thường gặp nhất là các u tế bào đệm (gliomas). Chúng hình thành từ những tế bào đệm (glial cells). Có nhiều typ glioma: - U tế bào hình sao (Astrocytoma): U khởi phát từ những tế bào đệm hình sao còn gọi là tế bào sao (astrocytes). Ở người lớn, astrocytoma thường khởi phát từ não. Ở trẻ em, chúng hình thành từ thân não, não, và tiểu não. - Glioma thân não: U hình thành từ phần thấp nhất của não. Gliom thân não thường gặp ở trẻ em và tuổi trung niên. - U màng não thất (Ependymoma): U hình thành từ các tế bào lót các não thất hoặc kênh trung tâm của tuỷ sống. Thường gặp nhất ở trẻ em và thanh niên. - Oligodendroglioma: U này hiếm gặp và hình thành từ những tế bào tạo thành chất mỡ bao quanh và bảo vệ các sợi thần kinh. U thường khởi phát ở não. U phát triển chậm và thường không lan ra các mô chung quanh. Thường gặp ở tuổi trung niên. Một số typ u não không khởi phát từ tế bào đệm (glial cells). Các u thường gặp nhất là - Medulloblastoma: U thường hình thành từ tiểu não. Đây là loại u não thường gặp nhất ở trẻ em. - U màng não (Meningioma): Khởi phát từ màng não. Thường tăng trưởng chậm. - U tế bào Schwann (Schwannoma): U khởi phát từ tế bào Schwann. Những tế bào này lót cho thần kinh kiểm soát sự cân bằng và thính giác của cơ thể. Thần kinh này ở tai trong. Còn gọi là u thần kinh thính giác. Thường gặp ở người lớn. - U sọ hầu (Craniopharyngioma): U phát triển ở đáy não, gần tuyến yên. U này thường gặp ở trẻ em. - U tế bào mầm của não (Germ cell tumor) : U khởi phát từ tế bào mầm. Đa số u tế bào mầm hình thành ở não xảy ra ở người dưới 30 tuổi. Loại u tế bào mầm thường gặp nhất ở não có tên là germinoma. - U vùng tuyến tùng (Pineal region tumor): Loại u não hiếm gặp này khởi phát từ tuyến tùng hoặc từ các mô gần tuyến tùng (pineal gland). Tuyến tùng nằm ở giữa não và tiểu não. 6. U não thứ phát là gì? Khi ung thư lan toả từ vị trí ban đầu đến vị trí khác trong cơ thể, u mới hình thành sẽ có cùng loại tế bào bất thường và cùng tên gọi với u nguyên phát. Ung thư từ một bộ phận khác của cơ thể di chuyển đến não được gọi là u não thứ phát hoặc ung thư di căn. U não thứ phát gặp thường xuyên hơn so với u não nguyên phát. 7. Nguyên nhân u não - Ai là người có nguy cơ cao bị u não? Hiện chưa biết chính xác nguyên nhân u não. Rất khó giải thích tại sao người này bị u não nhưng người khác lại không bị. Tuy nhiên, u não rõ ràng là một bịnh không lây truyền từ người này sang người khác. Các nghiên cứu đã cho thấy có một số yếu tố nguy cơ trong việc hình thành u não nguyên phát, đó là: - Nam giới: Nhìn chung, nam thường bị u não nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, u màng não thường gặp ở nữ nhiều hơn. - Chủng tộc: U não thường gặp ở người da trắng nhiều hơn so với các chủng tộc khác. - Tuổi: Đa số u não gặp ở người từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên, u não lại là loại ung thư thường gặp đứng hàng thứ hai ở trẻ em sau ung thư bạch cầu (Leukemia). U não thường gặp ở trẻ < 8 tuổi so với trẻ lớn. - Tiền sử gia đình: Người có tiền sử gia đình bị u tế bào đệm (gliomas) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác. + Phóng xạ: Người làm việc trong môi trường phóng xạ (công nghiệp hạt nhân) có nguy cơ u não cao hơn. + Formaldehyde: Các nhà giải phẫu bệnh học và người làm nghề ướp xác sử dụng formaldehyde có nguy cơ ung thư não cao hơn. + Vinyl chloride: Công nhân ngành nhựa plastic phơi nhiễm với vinyl chloride có nguy cơ u não tăng cao. + Acrylonitrile: Những người làm việc trong ngành chế tạo sợi tổng hợp và nhựa plastic phơi nhiễm với acrylonitrile có nguy cơ u não cao hơn. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu xem việc sử dụng điện thoại di động có tăng nguy cơ u não? Tuy nhiên cho đến nay chưa thấy có mối liên hệ nào rõ rệt. Các nhà khoa học cũng đang tiếp tục nghiên cứu xem chấn thương đầu có tăng nguy cơ u não. Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa tìm thấy sự liên quan rõ rệt. hiều người có nguy cơ cao nhưng không bị u não. Ngược lại nhiều người bị u não nhưng lại không thấy có yếu tố nguy cơ nào cả. 8. Triệu chứng của u não? Triệu chứng của u não tuỳ thuộc kích thước, typ khối u, và vị trí của nó. Triệu chứng xuất hiện khi khối u chèn ép lên thần kinh hay những vùng riêng biệt của não bộ. Triệu chứng còn có thể do não bị sưng phù lên hoặc do dịch tiết tích luỹ nội sọ. Những triệu chứng thường gặp nhất của u não là: - Nhức đầu (thường nặng nhất vào buổi sáng) - Buồn nôn và nôn - Thay đổi trong giọng nói, thị trường của 2 mắt hoặc thính giác - Khó khăn trong giữ thăng bằng và động tác đi lại - Thay đổi trong tính khí, nhân cách, hoặc khả năng tập trung - Rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ - Giật cơ hoặc vặn cơ (động kinh) - Tê hoặc châm chích tay chân Các triệu chứng này không đặc hiệu cho u não. Một số bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Khi có các triệu chứng kể trên thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán và điều trị tình trạng này cho bạn.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net