logo

Giáo trình môn Luật lao động

Giáo trình môn Luật lao động có kết cấu nội dung gồm 13 chương, trình bày về: khái quát chung về luật lao động, quan hệ pháp luật lao động, địa vị pháp lý của công đoàn, thỏa ước lao động tập thể, việc làm và học nghề,...Mời các bạn cùng tham khảo.
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG Đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật là một hoặc một nhóm những quan hệ xã hội cùng loại. Luật lao động là một ngành luật độc lập điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. 1. Quan hệ lao động - Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động. Quan hệ lao động xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của con người. - Quan hệ lao động tồn tại phụ thuộc vào một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Mỗi một hình thái kinh tế xã hội có một kiểu tổ chức lao động phù hợp, trong đó có một loại quan hệ lao động tiêu biểu thích ứng với nó. Song bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, quan hệ lao động đều có những yếu tố giống nhau như : + Thu hút con người tham gia lao động + Phân công và hiệp tác lao động + Đào tạo và nâng cao trình độ lao động + Các biện pháp duy trì kỷ luật lao động + Các biện pháp bảo đảm điều kiện lao động + Phân phối sản phẩm lao động. + Tái sản xuất sức lao động Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tồn tại nhiều loại quan hệ lao động. Các loại quan hệ này đa dạng đan xen nhau mà luật lao động không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ lao động được. Có ba loại quan hệ lao động tiêu biểu • Nhóm thứ nhất : Quan hệ lao động trong các cơ quan nhà nước . Nhóm quan hệ này bao gồm các công chức, viên chức Nhà nước, các chức vụ do bầu cử, bổ nhiệm, lực lượng vũ trang nhân dân. Với tư cách là công chức Nhà nước, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước vừa là người lao động, vừa là người đại diện cho quyền lực nhà nước. Đặc điểm này do chính yêu cầu khách quan của việc tổ chức và điều hành bộ máy Nhà nước, do vậy việc thực hiện quan hệ lao động trong cơ quan nhà nước phải theo chế độ riêng từ tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng thưởng đến kỷ luật. Loại quan hệ này được xác lập trên cơ sở tuyển dụng bằng một quyết định có tính chất hành chính và chế độ làm việc, tiền lương của người lao động đều do Nhà nước trực tiếp qui định. Nhóm quan hệ này thuộc đối tượng ngành luật Hành chính điều chỉnh. • Nhóm thứ hai : Quan hệ lao động trong các hợp tác xã. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật. Quan hệ lao động giữa xã viên với hợp tác xã hình thành không phải bằng con đường tuyển dụng hay ký kết hợp đồng lao động mà bằng con đường gia nhập và kết nạp thành viên. Xã viên góp vốn trong hợp tác xã là chủ sở hữu đối với tài sản, có quyền trực tiếp sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Xã viên có quyền bàn bạc thảo luận trong Đại hội xã viên các vấn đề về sử dụng tài sản, phân chia thu nhập của hợp tác xã. Xã viên có quyền ngang nhau trong biểu quyết kể cả vốn nhiều hay ít. Xã viên có quyền ngang nhau trong việc quản lý, kiểm tra giám sát Hợp tác xã. Như vậy, có thể nói quan hệ trong Hợp tác xã là một tổng thể tổng hợp không tách rời giữa quan hệ lao động với quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Quan hệ này do Luật Hợp tác xã điều chỉnh. • Nhóm thứ ba : Quan hệ lao động được thiết lập thông qua giao kết hợp đồng lao động. Trong quan hệ này người lao động chỉ là người bán sức lao động bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào mà pháp luật không cấm. Người lao động sử dụng sức lao động là phương tiện đảm bảo cho cuộc sống của mình nhưng họ không bao giờ được quyết định các vấn đề quản lý điều hành công việc của doanh nghiệp, đơn vị mặc dù họ có quyền tham gia vào một số lĩnh vực trong quản lý, kinh doanh. + Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp, đơn vị có quyền quản lý điều hành đơn vị, có quyền tuyển chọn, sử dụng lao động và trả công cho người lao động. Người sử dụng lao động có toàn quyền trong việc tăng giảm lao động căn cứ theo nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị. Giữa người sử dụng lao động và người lao động được gắn kết bằng việc mua bán sức lao động. Theo đó, sức lao động được coi là một loại hàng hoá mang tính chất đặc biệt. Quan hệ mua bán sức lao động xuất hiện trên cơ sở ý chí tự nguyện của người lao động và người sử dụng lao động và nó luôn mang màu sắc của quan hệ hàng hoá - tiền tệ. + Có thể nói, quan hệ lao động được hình thành thông qua hình thức giao kết hợp đồng được xem là loại quan hệ đặc biệt và tiêu biểu trong nền kinh tế thị trường. Quan hệ này có các đặc điểm sau: * Về chủ thể: Một bên là người lao động làm công ăn lương và một bên là người sử dụng lao động. * Về đối tượng : Các bên thực hiện quan hệ lao động thông qua việc mua và bán sức lao động. * Về cơ sở phát sinh quan hệ: Quan hệ này được thiết lập thông qua việc giao kết hợp đồng lao động. Quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh bao gồm : ồ Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước ( kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, tổ chức chính trị và chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nước, hộ gia đình). đ Quan hệ lao động giữa người lao động không phải là các nhân viên nhà nước ( điều 4 Bộ luật lao động ) với các cơ quan nhà nước ( cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp ). ệ Quan hệ lao động giữa người lao động với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài. ớ Quan hệ lao động giữa người nước ngoài với các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng lao động là người nước ngoài. ớ Quan hệ lao động giữa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được ký kết với người sử dụng lao động Việt Nam hoặc nước ngoài. Ngoài các quan hệ lao động nói trên, trong một số trường hợp luật lao động cũng điều chỉnh nhóm quan hệ lao động đối với các công chức viên chức nhà nước, đối với xã viên hợp tác xã, đối với các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội nếu trong các văn bản áp dụng riêng cho từng đối tượng chỉ rõ những điều khoản được áp dụng riêng một số qui định của Bộ luật lao động. Tóm lại, quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động được thiết lập thông qua hình thức hợp đồng lao động là loại quan hệ đặc biệt. — Về tính chất, quan hệ lao động vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. — Về quy mô, quan hệ lao động vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính tập thể. — Về lợi ích, quan hệ lao động vừa mang tính thống nhât, vừa mang tính mâu thuẫn. — Về mặt pháp lý, quan hệ lao động vừa mang tính bình đẳng vừa mang tính phụ thuộc. — Về mặt nội dung, quan hệ lao động vừa cụ thể vừa không xác định. 2. Các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động Quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động là những quan hệ phát sinh từ những quan hệ lao động, gắn liền với quá trình lao động và có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ lao động, bao gồm các quan hệ sau : - Quan hệ về việc làm và đào tạo nghề. - Quan hệ giữa công đoàn với người sử dụng lao động + Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội được tự nguyện lập ra đại diện cho tập thể người lao động tham gia vào quan hệ lao động để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. + Công đoàn là cầu nối trung gian giải quyết hài hoà quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, gắn quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân người lao động với tập thể lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động trên cơ sở thương lượng, thoả thuận không trái quy định của pháp luật. - Quan hệ về Bảo hiểm xã hội + Bảo hiểm xã hội việc bảo đảm vật chất cho người lao động khi họ gặp rủi ro, hiểm nghèo hoặc khi hết tuổi lao động. Quan hệ về bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở hình thành quan hệ lao động và các bên tham gia quan hệ lao động đóng góp phí bảo hiểm xã hội. Người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nếu đã có đủ các điều kiện theo luật định. - Quan hệ về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động + Quan hệ về bồi thường thiệt hại có liên quan chặt chẽ đến quan hệ lao động. Quan hệ này phát sinh trên cơ sở các bên đã thiết lập quan hệ lao động theo luật định. Quan hệ bồi thường thiệt hại trong luật lao động chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động. - Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ lao động. Tranh chấp lao động có thể là tranh chấp giữa một bên là người lao động với một bên là người sử dụng lao động hoặc giữa một bên là tập thể lao động với người sử dụng lao động. Quá trình giải quyết tranh chấp lao động làm phát sinh mối quan hệ giữa các bên tranh chấp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó. - Quan hệ quản lý, thanh tra nhà nước về lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động. Quan hệ về quản lý và thanh tra lao động là quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động trong lĩnh vực chấp hành các qui định của Nhà nước về sử dụng lao động. Các quan hệ này gắn bó chặt chẽ với quan hệ lao động, bảo đảm cho quan hệ lao động phát triển hài hoà ổn định ngăn chặn các vi phạm pháp luật lao động xảy ra. II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 1 -Khái niệm phương pháp điều chỉnh Nếu đối tượng điều chỉnh là căn cứ thứ nhất để phân định tính độc lập của một ngành luật thì phương pháp điều chỉnh là căn cứ thứ hai bổ trợ để xác định ngành luật ấy. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng của ngành luật đó điều chỉnh. - Phương pháp điều chỉnh của luật lao động là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên quan hệ lao động và quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. 2. Các phương pháp điều chỉnh của luật lao động - Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của đối tượng điều chỉnh, luật lao động sử dụng các phương pháp điều chỉnh sau : + Phương pháp thoả thuận + Phương pháp mệnh lệnh + Phương pháp tác động của tổ chức công đoàn a/ Phương pháp thoả thuận : Thoả thuận được hiểu là sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể khi tham gia xác lập quan hệ lao động. Phương pháp này là một phương pháp quan trọng trong luật lao động được áp dụng chủ yếu trong quá trình xác lập quan hệ lao động, thương lượng, ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động ... Phương pháp thoả thuận trong luật lao động có những điểm riêng so với phương pháp thoả thuận trong luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản, các chủ thể khi tham gia vào quan hệ này độc lập, bình đẳng với nhau về địa vị cũng như về lợi ích kinh tế. Chính vì vậy phương pháp thoả thuận trong luật dân sự được sử dụng triệt để trong quá trình từ khi thiết lập quan hệ đến khi chấm dứt quan hệ, sự thoả thuận dựa trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các chủ thể trong quan hệ. Ngược lại, trong luật lao động, các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động không bình đẳng, độc lập với nhau về địa vị và lợi ích kinh tế, người lao động thường rơi vào vị trí thế yếu và phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Do đó, sự thoả thuận dựa trên cơ sở của sự bình đẳng tương đối của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Xuất phát từ yếu tố này, Nhà nước thường có những quy định nhằm hạn chế sự lạm dụng những ưu thế từ phía người sử dụng lao động, bảo vệ người lao động để họ bình đẳng với người sử dụng lao động. Phương pháp thoả thuận được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp sau : + Xác lập quan hệ lao động ( cá nhân, tập thể ) + Pháp luật quy định các giới hạn nhất định, các bên có quyền thoả thuận trong giới hạn đó (Quy định quyền lợi ích mức tối thiểu, trách nhiệm mức tối đa). + Áp dụng khi ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể. + Áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. b/ Phương pháp mệnh lệnh Do yêu cầu của việc tổ chức và điều hành quá trình lao động mà yếu tố quyền uy được sử dụng. Phương pháp mệnh lệnh trong luật lao động thể hiện quyền uy của người sử dụng lao động đối với người lao động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Trong luật lao động, phương pháp mệnh lệnh được sử dụng hợp lý và có những điểm khác biệt so với phương pháp mệnh lệnh trong luật hành chính. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hành chính có địa vị không bình đẳng với nhau, một bên mang quyền lực nhân danh Nhà nước có quyền ra mệnh lệnh bắt buộc với một bên có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính vì vậy, phương pháp mệnh lệnh trong luật hành chính mang tính cứng rắn và thể hiện quyền lực của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý. Trong luật lao động, phương pháp mệnh lệnh không thể hiện quyền lực Nhà nước mà thể hiện quyền uy của chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng trong các trường hợp sau : + Tổ chức và quản lý lao động. + Xác định nghĩa vụ của người lao động. + Quy định quyền năng cho người sử dụng lao động ( bố trí điều hành người lao động, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm kỷ luật lao động). c- Phương pháp tác động của tổ chức Công đoàn : Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật lao động. Phương pháp này được sử dụng để tác động tới những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động, có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động thường rơi vào vị trí thế yếu do đó tổ chức Công đoàn được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động khi thoả thuận hợp đồng lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động ... Pháp luật trao cho Công đoàn những quyền năng pháp lý nhất định để Công đoàn tham gia quan hệ đại diện cho tập thể người lao động. Qua việc phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật lao động, có thể định nghĩa : “ Luật lao động là một ngành luật độc lập bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động, hình thành trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”. III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm Các nguyên tắc của luật lao động là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động. 2. Các nguyên tắc chung Là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và chi phối hệ thống các quy phạm pháp luật. Các ngành luật khác nhau đều có các nguyên tắc chung cơ bản như sau: - Nguyên tắc kinh tế. - Nguyên tắc chính trị. - Nguyên tắc dân chủ. - Nguyên tắc xã hội. - Nguyên tắc đạo đức. - Nguyên tắc tư tưởng văn hoá. - Nguyên tắc pháp lý. 3. Các nguyên tắc đặc thù của luật lao động a - Nguyên tắc bảo vệ người lao động ộ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp không bị phân biệt đối xử của người lao động. Điều 55 Hiến pháp 1992 qui định : “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch đào tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”. Với quy định này pháp luật đã tạo ra một hành lang pháp lý để cho công dân được quyền lựa chọn việc làm, ngành nghề và đảm bảo cho công dân khi tham gia vào quan hệ lao động có các quyền : + Lựa chọn công việc cụ thể, nghề nghiệp theo khả năng của bản thân. + Lựa chọn nơi làm việc thích hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân và gia đình. Tự do xác lập quan hệ lao động với bất kỳ chủ sử dụng lao động nào và nơi nào mà pháp luật không cấm. + Người lao động có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động. + Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Khi tham gia vào quan hệ lao động tuỳ khả năng của mình người lao động có thể lựa chọn với tư cách là người làm thuê hoặc người thuê mướn, sử dụng lao động và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, nguyên tắc này phải đảm bảo trong việc quản lý lao động trong phạm vi khu vực cũng như trên toàn lãnh thổ để giúp cho việc điều tiết phân công lao động cân đối và hợp lý giữa các vùng, miền. Để hoạt động quản lý lao động có hiệu quả thì nhu cầu sử dụng lao động phải phù hợp cân đối với hệ thống đào tạo. Nhà nước cần quy định các chính sách đãi ngộ tương xứng với đặc thù tính chất công việc, địa điểm làm việc và quy định các điều kiện tuyển dụng phù hợp với từng ngành nghề trên cơ sở tôn trọng quyền tự do lựa chọn việc làm và ngành nghề, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo. ộ Trả lương theo thoả thuận nhưng không thấp hơn tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định : Tiền lương là giá cả sức lao động, phản ánh giá trị sức lao động, là cơ sở cho sự thoả thuận của các bên. Tiền lương do các bên thoả thuận trong hợp đồng lao động được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Tiền lương chịu sự tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trường do đó Nhà nước không trực tiếp quy định mức tiền lương cụ thể cho từng đơn vị kinh tế hoặc người lao động mà để cho các bên thoả thuận với nhau. Để bảo đảm cuộc sống cho người lao động tránh sự bóc lột từ phía người sử dụng lao động, pháp luật quy định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải tuân thủ khi trả lương. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc trả lương trong những trường hợp đặc biệt như làm đêm, làm thêm giờ, ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động... ộ Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động : Pháp luật đảm bảo cho người lao động đựơc làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo hộ lao động, quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực này. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động được hưởng các quyền sau : + Được đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động. + Được hưởng chế độ trang bị phương tiện cá nhân. + Được hưởng chế độ bồi dưỡng sức khoẻ đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. + Được bảo đảm các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. ệ Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động. Quyền nghỉ ngơi là một quyền cơ bản của người lao động để phục hồi sức khoẻ, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động. Nhà nước quy định thời gian nghỉ ngơi hợp lý và người sử dụng lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện. Trách nhiệm của Nhà nước và của người sử dụng lao động là phải tạo mọi điều kiện để người lao động thực hiện được quyền này. ề Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động được quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật thừa nhận vai trò của Công đoàn với tư cách là người đại diện hợp pháp cho tập thể lao động. Ngoài việc quy định các quyền của Công đoàn, pháp luật cũng quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tôn trọng các quyền của Công đoàn, không được phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn hoặc dùng các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức, hoạt động của Công đoàn. ủQuyền được hưởng bảo hiểm xã hội Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động. Pháp luật bảo đảm quyền hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng cách quy định các loại hình bảo hiểm, các chế độ trợ cấp, nguồn trợ cấp, cách thức trợ cấp và quy định trách nhiệm của Nhà nước, đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. ộ Đảm bảo quyền được đình công theo quy định của pháp luật Quyền đình công của người lao động được pháp luật ghi nhận tại điều 7 và được cụ thể hoá ở chương XIV Bộ luật Lao động. Để đảm bảo cho người lao động thực hiện quyền đình công hợp pháp của mình, pháp luật cấm những hành vi cản trở quyền đình công, trù dập trả thù người tham gia hoặc lãnh đạo đình công. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các điều kiện của cuộc đình công hợp pháp, hạn chế các cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động và lợi ích của xã hội. b- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động là một bên trong quan hệ lao động được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua việc ghi nhận cho họ có các quyền sau : + Tự do kinh doanh, điều hành lao động. + Sở hữu tài sản, vốn, tư liệu sản xuất. + Tuyển chọn, bố trí lao động . + Tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. + Ban hành nội quy lao động. + Khen thưởng, xử lý các vi phạm kỷ luật lao động ... c- Kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội Chính sách kinh tế và chính sách xã hội là hai mặt nằm trong chính thể thống nhất. Chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế còn chính sách kinh tế là cơ sở, tiền đề để thực hiện chính sách xã hội. Nếu như pháp luật lao động tách rời hoặc coi nhẹ chính sách xã hội sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động, góp phần đẩy mạnh những tiêu cực của cơ chế thị trường, ngược lại nếu chỉ chú ý đến vấn đề xã hội quá mức so với điều kiện kinh tế thì sẽ không có tính khả thi. Pháp luật lao động chỉ đưa ra các giới hạn nhất định, các bên sẽ thương lượng thoả thuận trong giới hạn này phù hợp với điều kiện, khả năng của từng chủ thể. Để đảm bảo đời sống cho người lao động không bị phân biệt đối xử thì luật lao động khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật công nghệ, cải tiến điều kiện lao động cho người lao động trên cơ sở đó phải bảo đảm việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động, xây dựng các nhà trẻ, lớp mẫu giáo để cho lao động nữ yên tâm công tác. Như vậy, chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải được kết hợp hài hoà góp phần phát triển doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận để tăng trưởng kinh tế nhưng cũng đảm bảo đời sống cho người lao động xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng. IV. HỆ THỐNG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Hệ thống luật lao động là tổng hợp các quy phạm luật lao động theo một hệ thống thống nhất, trong đó các quy phạm có quan hệ chặt chẽ với nhau thành từng nhóm được gọi là các chế định. Hệ thống luật lao động được phân thành hai phần : phần chung và phần riêng. 1. Phần chung Phần chung bao gồm những quy phạm có tính chất quy định chung có liên quan đến hầu như cả ngành luật hoặc những lĩnh vực rộng lớn có tính chất bao trùm nhiều mặt của quan hệ lao động. Phần chung bao gồm các nhóm quy phạm quy định : - Đối tượng và phạm vi điều chỉnh cảu ngành luật. - Các nguyên tắc của ngành luật. - Địa vị pháp lý của ngành luật. - Thoả ước lao động tập thể. - Quản lý và thanh tra nhà nước về lao động. - Việc làm và học nghề. 2 - Phần riêng Phần riêng gồm những quy phạm chỉ điều chỉnh từng mặt của quan hệ lao động hoặc từng lĩnh vực cụ thể nhất định. Phần riêng bao gồm : - Hợp đồng lao động. - Tiền lương. - Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. - Bảo hộ lao động. - Bảo hiểm xã hội. - Giải quyết tranh chấp lao động. - Chú ý : Việc phân chia hệ thống luật lao động ra làm phần chung và phần riêng chỉ có tính chất tương đối. Trong mỗi chế định có thể bao gồm những quy phạm nằm ở cả phần riêng lẫn phần chung. V. NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG Nguồn của một ngành luật là hình thức biểu hiện sự tồn tại của ngành luật ấy. Các quy phạm của luật lao động cũng có những hình thức biểu hiện của nó, đó là các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Một văn bản được coi là nguồn của luật lao động phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Nguồn của luật lao động có nhiều loại văn bản được phân loại tuỳ thuộc vào các tiêu chí khác nhau. - Nếu căn cứ theo chủ thể ban hành : có văn bản của cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý, cơ quan liên tịch. - Nếu căn cứ theo phạm vi hiệu lực có : văn bản của cơ quan nhà nước trung ương, của cơ quan địa phương, của doanh nghiệp. - Nếu căn cứ theo cấp độ hiệu lực pháp lý có : văn bản luật, văn bản dưới luật, văn bản nội bộ ... 1. Văn bản luật a/ Hiến pháp 1992 Điều 10, Điều 55, Điều 56 chương I b/ Luật : - Bộ luật lao động 23/06/1994 - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động 2/4/2002. - Luật Công đoàn 30/6/1990. - Luật Doanh nghiệp Nhà nước 26/11/2003. - Luật Doanh nghiệp 12/6/1999. 2. Văn bản dưới luật a/ Pháp lệnh : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 11/4/1996. b/ Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. * Nghị định 39/2003/NĐ/CP ngày 14/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm. * Nghị định 81/2003/NĐ/Cp ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. * Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi. * Nghị định 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung Nghị định 195/CP. * Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể. * Nghị định 93/CP ngày 11/11/2002 sửa đổi Nghị định 196/CP. * Nghị định 114/CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về về tiền lương. * Nghị định 44/CP ngày 09/05/1993 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. * Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động và vệ sinh lao động. * Nghị định 110/CP ngày 27/12/2002 sửa đổi Nghị định 06/Cp ngày 20/1/1995. * Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/NĐ-Chính phủ ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. c/ Thông tư của các Bộ và liên tịch * Thông tư 20/TT-LĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ lao động –Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ về tuyển lao động. * Thông tư 21/TT-LĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ lao động –Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động. * Thông tư 12/TT-LĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ lao động –Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. * Thông tư 19/2003/TT-LĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ lao động –Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ. * Thông tư 09/TT-LB ngày 13/4/1995 quy định điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động . d/ Quy định nội bộ - Là các văn bản do người sử dụng lao động hoặc Công đoàn xây dựng, ban hành. - Chứa đựng những qui định có tính bắt buộc. - Được xây dựng đúng thủ tục quy định.. - Được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn hoặc được đăng ký. Quy định nội bộ bao gồm : + Nội quy lao động ( điều lệ nội bộ doanh nghiệp). + Thoả ước lao động tập thể. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Tại sao nói Luật lao động là một ngành luật độc lập? Câu 2. Tại sao quan hệ lao động là quan hệ mang tính đặc biệt? Câu 3. Tại sao phương pháp tác động của tổ chức công đoàn được coi là phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật lao động? Câu 4. So sánh nguyên tắc bảo vệ người lao động và nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động? Câu 5. Tại sao nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể được coi là nguồn nội bộ của Luật lao động.? CHƯƠNG II: QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG I. QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG : 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động a - Khái niệm Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức và cá nhân cần phải tuyển chọn và sử dụng lao động và họ trở thành người có nhu cầu thuê mước sức lao động. Để đảm bảo cuộc sống, công dân có khả năng lao động có thể làm việc cho mọi người sử dụng lao động và như vậy họ là người có nhu cầu cho thuê sức lao động. Khi bên cho thuê sức lao động và bên có nhu cầu thuê sức lao động gặp nhau thì quan hệ lao động được hình thành. Trong quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động các bên phải tuân theo những quy định của pháp luật lao động và điều kiện tuyển dụng, mức độ bảo đảm quyền lợi tối thiểu cho người lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này. Quan hệ pháp luật lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tuyển chọn và sử dụng sức lao động của người lao động được các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ mang những quyền và nghĩa vụ nhất định. + Về chủ thể : Người lao động và người sử dụng lao động . + Về nội dung : Quan hệ này phát sinh trong quá trình tuyển chọn, sử dụng sức lao động và các chủ thể tham gia có những quyền, nghĩa vụ nhất định ( thực hiện đúng hợp đồng lao động, đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động...) + Cơ sở hình thành quan hệ : Khi có quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh thì quan hệ pháp luật lao động được hình thành. b - Đặc điểm : Quan hệ pháp luật lao động là một dạng của quan hệ pháp luật nên nó mang đặc điểm chung của một quan hệ pháp luật bao gồm các đặc điểm sau: + Mang tính ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ lao động thông qua hành vi xử sự của các chủ thể. + Quan hệ phát sinh trên cơ sở có các quy phạm pháp luật lao động tác động tới. + Các bên tham gia quan hệ lao động có các quyền và nghĩa vụ nhất định. + Quan hệ này được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Quan hệ pháp luật lao động là một quan hệ đặc biệt do đó ngoài những đặc điểm chung nó còn mang những đặc điểm riêng sau : Thứ nhất, khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tự mình thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết mà không dịch chuyển cho người thứ ba trừ trường hợp được người sử dụng lao động đồng ý. Đây là đặc điểm của quan hệ lao động bởi trình độ chuyên môn và khả năng nghề nghiệp của người lao động là căn cứ để các bên thiết lập quan hệ lao động và giao công việc. Vấn đề thực hiện công việc không chỉ liên quan đến tiền lương mà còn liên quan đến các yếu tố khác như các quyền về nhân thân, trách nhiệm nghề nghiệp, thái độ ý thức của người lao động, trình độ của người lao động. Thứ hai, trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động lệ thuộc vào sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Về mặt pháp lý, quyền quản lý điều hành được coi là một đặc quyền của người sử dụng lao động. Cơ sở của quyền này xuất phát từ khía cạnh kinh tế và đòi hỏi của quá trình quản lý sản xuất của các đơn vị sử dụng lao động. Đặc quyền này không có trong quan hệ dịch vụ vì các bên của quan hệ dịch vụ thường chỉ có liên quan đến nhau về kết quả lao động và tiền công, bên thuê dịch vụ không có quyền tổ chức, điều hành, giám sát trực tiếp công việc, địa điểm làm việc của người làm dịch vụ. Quan hệ lao động trong luật hợp tác xã không phát sinh trên cơ sở hợp đồng thuê mướn lao động, xã viên là người có quyền trực tiếp sử dụng tài sản, có quyền thảo luận các vấn đề phân chia thu nhập của hợp tác xã nên người quản lý không thực sự có quyền kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình lao động của xã viên như trong quan hệ lao động. Quyền quản lý, điều hành trong luật lao động do người sử dụng lao động thực hiện, người lao động phải tuân thủ các chỉ thị, mệnh lệnh hợp pháp của người sử dụng lao động nhưng nhìn chung người lao động không phải chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh. Khi đơn vị sử dụng lao động thua lỗ, người lao động vẫn được pháp luật bảo đảm tiền lương nếu họ hoàn thành nghĩa vụ được giao. Thứ ba, trong quá trình phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật lao động thường có sự tham gia của tổ chức Công đoàn. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của quan hệ lao động. Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động thường ở vào vị trí thế yếu so với người sử dụng lao động. Chính vì vậy pháp luật trao cho Công đoàn quyền năng đại diện cho tập thể người lao động, Công đoàn tham gia trong suốt quá trình thiết lập đến chấm dứt quan hệ lao động để bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động. Tuỳ từng cấp Công đoàn, tuỳ lĩnh vực mà mức độ tham gia của tổ chức này là khác nhau, song sự tham gia mang tính bắt buộc. 2- Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ lao động có những điều kiện nhất định được pháp luật thừa nhận. Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là người lao động và người sử dụng lao động. a- Người lao động Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định : “ Lao động là quyền, nghĩa vụ của công dân”, song không phải mọi công dân đều trở thành chủ thể của luật lao động. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động công dân phải thoả mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Năng lực pháp luật lao động là khả năng pháp luật quy định cho công dân được hưởng quyền và có thể thực hiện những nghĩa vụ của người lao động. Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của công dân trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật lao động để gánh vác những nghĩa vụ và thực hiện những quyền lợi của người lao động. Năng lực hành vi lao động bao gồm 2 yếu tố có tính chất điều kiện là thể lực và trí lực. Điều kiện thể lực mà công dân phải có là tình trạng sức khoẻ bình thường, có thể thực hiện được một công việc nhất định, có khả năng lao động. Điều kiện trí lực là khả năng nhận thức của công dân đối với hành vi lao động mà họ thực hiện và với mục đích công việc họ làm. Như vậy để có năng lực hành vi lao động, công dân phải đạt độ tuổi nhất định, có sự phát triển bình thường, có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi lao động. Luật lao động quy định người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động, xuất phát từ các lý do sau : + Khi công dân đạt 15 tuổi, họ có thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lao động, có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi lao động của mình. + Căn cứ vào yếu tố kinh tế- xã hội ( lực lượng lao động trong xã hội, quan hệ cung cầu, cơ cấu và nhu cầu làm việc của công dân). + Đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật Quốc gia và pháp luật Quốc tế . Công ước 138 khoản 2 điều 3 quy định “ Tuổi tối thiểu được quy định theo đúng đoạn 1 điều này sẽ không được dưới độ tuổi học xong chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi ”. Ngoài ra, trong quan hệ pháp luật lao động còn có chủ thể có năng lực hành vi lao động không đầy đủ. Những người dưới 15 tuổi cũng có thể tham gia quan hệ pháp luật lao động để làm những công việc ngành nghề nhất định do yêu cầu đặc trưng của công việc như các ngành văn hoá, nghệ thuật nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Trong một số trường hợp pháp luật quy định sự hạn chế năng lực pháp luật do lỗi của người lao động như người lao động có hành vi vi phạm pháp luật bị cấm làm một số ngành nghề nhất định hay bị cấm đảm nhận một chức vụ hoặc làm một công việc nào đó. Trong một số trường hợp pháp luật quy định sự hạn chế năng lực chủ thể vì lợi ích của chủ thể như đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động tàn tật, lao động cao tuổi... b. Người sử dụng lao động . Điều 6 Bộ luật lao động quy định “ Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ... có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động”. Luật lao động quy định điều kiện tuyển chọn và sử dụng lao động cho từng doanh nghiệp, cơ quan ... Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các hợp tác xã, các cơ quan, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam khi tham gia tuyển dụng lao động phải có tư cách pháp nhân. Đây là điều kiện để Nhà nước thừa nhận năng lực lao động của các cơ quan, tổ chức nói trên. Kể từ thời điểm Nhà nước thừa nhận hoặc thành lập pháp nhân thì pháp nhân này được quyền tuyển chọn và sử dụng lao động. Các pháp nhân này thực hiện năng lực hành vi lao động thông qua người đại diện hợp pháp hoặc người được uỷ quyền trong tuyển chọn và sử dụng lao động. - Đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải có tư cách pháp nhân hoặc có đăng ký kinh doanh, có giấy phép kinh doanh. Riêng đối với doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận điều lệ. - Đối với cá nhân, hộ gia đình muốn tuyển dụng lao động phải đủ 18 tuổi trở lên, phát triển bình thường, có nơi cư trú hợp pháp, có khả năng đảm bảo tiền công và điều kiện lao động cho người lao động. 3- Khách thể của quan hệ pháp luật lao động Khách thể của quan hệ pháp luật nói chung là hành vi của các công dân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật, thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Việc xác định khách thể của quan hệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng đảm bảo tính chính xác, cụ thể của nội dung quan hệ pháp luật. Tuy nhiên khi xác định khách thể của quan hệ pháp luật lao động vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm cho rằng, khách thể của quan hệ pháp luật lao động là sức lao động. Vì khi tham gia quan hệ lao động, người lao động muốn sử dụng sức lao động để có thu nhập đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình, còn người sử dụng lao động muốn có sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy, khách thể của quan hệ pháp luật lao động là hành vi lao động. Song hành vi lao động lại gắn bó chặt chẽ không tách rời sức lao động là đối tượng của hợp đồng lao động. Tuyển dụng lao động là một quá trình do vậy sức lao động chỉ là “ tiền thân” của hành vi lao động, còn hành vi lao động mới là “ cái” mà các chủ thể hướng tới. 4. Nội dung của quan hệ pháp luật lao động Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Trong quan hệ này quyền và nghĩa vụ mang tính tương ứng, quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật. a- Quyền và nghĩa vụ của người lao động Trong quan hệ lao động người lao động có các quyền sau : - Được trả lương theo thoả thuận giữa các bên trên cơ sở quy định của pháp luật. - Được bảo hộ lao động . - Được bảo hiểm xã hội. - Được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận giữa các bên. - Được thành lập hoặc gia nhập tổ chức Công đoàn. - Được hưởng phúc lợi tập thể. - Được tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy và quy định của pháp luật. - Được quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. - Được quyền đình công theo quy định của pháp luật. Người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau : + Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động. + Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động. + Tuân thủ theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. b- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động có các quyền sau : - Được tuyển chọn, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. - Được khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động. - Được cử đại diện để thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau : + Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các thoả thuận khác với người lao động. + Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác. + Đảm bảo việc trả lương và các chế độ khác. + Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động. + Cộng tác với Công đoàn trong lĩnh vực lao động và đời sống. 5- Những căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động Quan hệ pháp luật lao động phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có ba yếu tố sau: + Quy phạm pháp luật. + Chủ thể + Sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý là các sự kiện thực tế, cụ thể được pháp luật ghi nhận, khi xảy ra sẽ tạo thành những hậu quả pháp lý tác động đến quan hệ lao động. Sự kiện pháp lý trong luật lao động thường rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, việc xác định sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng. a- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động là sự kiện tuyển chọn người lao động vào làm việc tại đơn vị sử dụng lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động thể hiện ý chí của hai bên trên cơ sở tự do và tự nguyện của các chủ thể. Luật lao động không thừa nhận quan hệ lao động do các bên ép buộc hoặc lừa dối cũng như sự can thiệp của chủ thể thứ ba, trừ những trường hợp đặc biệt. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt thì việc giao kết hợp đồng là sự kiện pháp lý chủ yếu và phổ biến làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động. b-Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động. Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động là sự kiện làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. - Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động do ý chí hai bên bên như trường hợp hai bên thoả thuận thay đổi nội dung hợp đồng đã giao kết. - Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động do ý chí của một bên chủ thể như : Người sử dụng lao động chuyển người lao động sang làm công việc khác do người lao động vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động điều chuyển người lao động làm công việc trái nghề khi doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh. - Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động do ý chí của người thứ ba (cơ quan y tế, toà án) như trường hợp : Quyết định của Toà án cấm người lao động đảm nhận chức vụ hoặc công việc trong một thời gian nhất định. c- Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động là sự kiện làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. - Sự kiện pháp lý xảy ra do ý chí của con người có thể do ý chí của hai bên, do ý chí của một bên và do ý chí của người thứ ba. + Do ý chí của hai bên : trường hợp hợp đồng lao động hết hạn, các bên thoả thuận chấm dứt, công việc thoả thuận đã hoàn thành. + Do ý chí một bên : người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động bị người sử dụng lao động sa thải... + Do ý chí của bên thứ ba : Toà án tuyên bố người lao động bị tù giam, tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, cấm làm công việc cũ... - Sự kiện pháp lý xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người ( sự biến pháp lý) khi người lao động hoặc người sử dụng lao động chết, mất tích. II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM 1. Quan hệ đảm bảo việc làm giữa Nhà nước và người lao động - Pháp luật quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo việc làm cho người lao động như sau : + Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình làm việc quốc gia, quyết định chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch 5 năm và hàng năm. + Bộ Lao động-Thương binh và xã hội chủ trì lập kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. + Nhà nước lập quỹ quốc gia về việc làm. + Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh xây dựng chương trình làm việc của địa phương, định hướng, kiểm tra chương trình việc làm của cấp huyện và xã, lập quỹ giải quyết việc làm và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình việc làm. 2. Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa người sử dụng lao động và người lao động. - Người sử dụng lao động phải tuân thủ pháp luật về việc làm, thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản về việc làm trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. - Người sử dụng lao động không có quyền thay đổi công việc trái với nguyện vọng của người lao động, giải quyết việc làm cho người lao động đặc thù, lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh ngề nghiệp. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại, bổ túc nghề cho người lao động. Khi sa thải người lao động phải có căn cứ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 3. Quan hệ giữa các trung tâm dịch vụ việc làm và bên thuê dịch vụ. Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội do Nhà nước hoặc các đoàn thể, hội quần chúng thành lập. Trung tâm dịch vụ việc làm có các quyền sau : + Được tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm. + Giải quyết công việc làm tại chỗ theo quy định của pháp luật. + Thu lệ phí, học phí, phí theo quy định. Trung tâm dịch vụ việc làm có các nghĩa vụ sau : — Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề. — Giới thiệu người lao động đến những nơi đang cần người làm việc và học nghề ở những nơi phù hợp. — Tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. — Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và việc làm theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ HỌC NGHỀ. 1. Khái niệm quan hệ pháp luật về học nghề . Quan hệ pháp luật về học nghề là quan hệ giữa người học nghề và cơ sở dạy nghề trong quá trình dạy và học nghề được các quy phạm pháp luật lao động đièu chỉnh, trong đó các chủ thể tham gia mang những quyền và nghĩa vụ nhất định. Quan hệ pháp luật về học nghề mang những đặc điểm sau : - Chủ thể tham gia quan hệ học nghề gồm có người học nghề và cơ sở dạy nghề. - Các bên tham gia quan hệ pháp luật về học nghề thiết lập quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở sự thoả thuận trong hợp đồng học nghề. - Trong quá trình sử dụng lao động, người sử dụng có trách nhiệm đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, đào tạo lại, bổ túc nghề cho người lao động. 2- Quy định của pháp luật đối với người học nghề. Khi tham gia quan hệ pháp luật về học nghề, người học nghề phải có các điều kiện theo luật định. Người học nghề phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, người học nghề phải đủ độ tuổi và sức khoẻ theo quy định tại điều 22 Bộ luật Lao động : “ Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất đủ 13 tuổi và phải có đủ sức khoẻ, phù hợp với yêu cầu của nghề theo học”. Ngoài ra trong một số trường hợp độ tuổi học nghề có thể cao hơn 13 tuổi áp dụng đối với các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 3- Quy định của pháp luật đối với cơ sở dạy nghề. - Đối với cơ sở dạy nghề công lập, bán công, dân lập tư thục có số học sinh từ 10 người trở lên, cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã được tổ chức thành lớp học có thu phí phải có các điều kiện sau : + Có cơ sở dạy lý thuyết, thực hành, phương tiện bảo đảm dạy nghề đạt trình độ, kỹ năng nghề theo mục tiêu đã đăng ký. + Có đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt trình độ chuẩn theo luật Giáo dục. + Có chương trình dạy nghề theo luật định. + Có vốn, tài sản riêng đủ bảo đảm để hoạt động dạy nghề. + Phải đăng ký hoạt động dạy nghề. - Đối với cơ sở dạy nghề tư thục, cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã có dưới 10 người, học nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà, có thu học phí cần các điều kiện sau : + Có địa điểm dạy nghề, trang thiết bị thực hành nghề phù hợp với nghề dạy. + Có người thành thạo nghề hướng dẫn thực hành. + Có đủ công cụ, nguyên vật liệu để thực hành. + Phải đăng ký theo quy định của pháp luật. - Đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm dạy nghề với hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, việc thành lập phải tuân thủ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000. IV. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. 1. Khái niệm Quan hệ pháp luật giữa Công đoàn với người sử dụng lao động là quan hệ giữa người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động với tổ chức Công doàn về các vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh trong đó các bên tham gia mang những quyền và nghĩa vụ nhất định. - Về chủ thể : Người sử dụng lao động và Công đoàn. - Về nội dung : Quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ pháp luật lao động giữa người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn. - Về tính chất quan hệ : Đây là quan hệ pháp luật lao động tập thể. 2. Thời điểm phát sinh và chấm dứt quan hệ. Quan hệ pháp luật giữa Công đoàn và người sử dụng lao động phát sinh khi tổ chức Công đoàn được thành lập và Công đoàn lâm thời được thừa nhận. Quan hệ này chấm dứt khi một trong hai chủ thể hoặc cả hai chủ thể vì lý do nào đó, không còn tồn tại nữa. ( Đơn vị sử dụng chấm dứt hoạt động, các công đoàn viên xin ra khởi Công đoàn). 3. Nội dung quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động với tổ chức Công đoàn . Nội dung quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động với tổ chức Công đoàn là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Tổ chức Công đoàn có những quyền và trách nhiệm cơ bản sau đây : + Giám sát người sử dụng lao động và người lao động thực hiện hợp đồng lao động và pháp luật lao động. + Thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động. + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm : + Không được phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn. + Không được dùng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của Công đoàn. + Tôn trọng các quyền của Công đoàn. + Tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện chức năng của mình. V. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI. Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội được phân làm hai nhóm chính : + Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội. + Quan hệ pháp luật về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 1. Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội. Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội là quan hệ giữa các bên tham gia bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc đóng góp và quản lý quỹ bảo hiểm được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau : + Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương. + Người lao động đóng 5% tiền lương. + Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm. + Tiền sinh lời của quỹ. + Các nguồn khác. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý thống nhất quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ và công khai theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ. 2. Quan hệ pháp luật về thực hiện bảo hiểm xã hội. Quan hệ pháp luật về thực hiện bảo hiểm xã hội là quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm là người lao động đang hoặc đã tham gia vào quan hệ lao động. Trong một số trường hợp người được bảo hiểm còn là thành viên của gia đình người lao động. Người lao động muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội phải có đủ các điều kiện luật định như thời gian đóng bảo hiểm, tuổi đời, mức độ suy giảm khả năng lao động. Khi người lao động có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì được hưởng các chế độ sau : + Chế độ trợ cấp ốm đau. + Chế độ trợ cấp thai sản. + Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Chế độ hưu trí. + Chế độ tử tuất. VI. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI. 1. Khái niệm : Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại là sự bồi thường bằng vật chất khi có vi phạm về quyền và nghĩa vụ của chủ thể này gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ của chủ thể kia trong quá trình lao động. 2. Phân loại quan hệ bồi thường thiệt hại. a/ Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản. Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản xảy ra khi: + Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm các cam kết trong nội quy, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. + Người sử dụng lao động không đảm bảo điều kiện lao động, các quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà pháp luật quy định cụ thể mức bồi thường và cách thức thực hiện bồi thường. b- Quan hệ bồi thường do chấm dứt hợp đồng lao động. Quan hệ này phát sinh do một bên quan hệ lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật lao động (vi phạm điều kiện chấm dứt hoặc vi phạm thời hạn báo trước.) - Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp ( nếu có). - Nếu người lao động chấm dứt trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng lương cộng phụ cấp ( nếu có)
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net