logo

Giáo trình Đại cương viêm âm đạo

Là một bệnh lý rất phổ biến tại PK + Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều khó chịu cho người phụ nữ + Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trở ngại “giao tiếp”
Đại cương viêm âm đạo 1) Khái niệm: Là một bệnh lý rất phổ biến tại PK + Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều khó chịu cho người phụ nữ + Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trở ngại “giao tiếp” + Đối với thai kỳ có thể : . Tăng nguy cơ sanh non . Tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản . Thai nhẹ ký (tăng nguy cơ 40%) 2) Yếu tố bảo vệ: _ Tính acid : + thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt , thấp nhất trước lúc rụng trứng và trước khi có kinh + chịu ảnh hưởng bởi Estrogen _ Quần thể vi khuẩn thường trú _ Viêm âm đạo khi : + Thay đổi pH âm đạo + VK thường trú thành VK gây bệnh + Lây lan qua đường QHTD 3) Ba tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp là: _ Gardnerella vaginalis _ Candida albicans _ Trichomonas vaginalis Bởi vậy sẽ có 3 dạng viêm âm đạo thường gặp là: _ Nhiễm khuẩn âm đạo do Gardnerella vaginalis (Bacterial vaginosis) _ Viêm âm đạo do nấm Candida _ Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis 4) Tiếp cận _ Lý do đến khám chủ yếu vì huyết trắng _ Huyết trắng là dịch tiết không phải máu từ đường sinh dục: cổ trong, cổ ngoài, âm đạo, tiền đình, âm hộ. Có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của người phụ nữ _ Phải trả lời 2 câu hỏi: a. Huyết trắng là sinh lý hay bệnh lý? b. Nếu là bệnh lý, thì do tác nhân nào? _ Bệnh sử: + Ngày kinh chót – Chu kỳ kinh nguyệt + Tính chất huyết trắng: vị trí, màu sắc, mùi , lượng, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt? + Hoàn cảnh xảy ra? Sau giao hợp, sau dùng thuốc (kháng sinh kéo dài, corticoide),sau khám phụ khoa, sau sanh + Triệu chứng kèm: ngứa? Bỏng rát, đau hố chậu, giao hợp đau… + Điều trị trước đó 5) Khám a/Quan sát vùng âm hộ-tầng sinh môn: dấu hiệu viêm? Vết gãi, quan sát tuyến Skene, Bartholin b/Đặt mỏ vịt: quan sát _ Âm đạo: + Đặc điểm huyết trắng? + Niêm mạc có viêm? + Có vật lạ? _ Cổ tử cung: + Lộ tuyến + Niêm mạc _ Lấy huyết trắng làm xét nghiệm c/Khám trong: Xác định CTC và 2 phần phụ xem: _ Dính hay di động tốt? _ Đau khi di dộng? _ Phần phụ có nề, đau? _ Không quên xoa niệu đạo, xem có mủ chảy ra niệu đạo hay tuyến Skene? 6) Cận lâm sàng: _ Hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây viêm âm đạo _ Bệnh phẩm: khí hư lấy từ cùng đồ bên âm đạo (chú ý không lấy máu hoặc dịch tiết từ lỗ cổ tử cung) _ pH dịch âm đạo _ Whiff test (test KOH) _ Soi tươi + Soi trực tiếp với dd muối sinh lý + Nhuộm Gram hoặc xanh Methylene "Clue cell": là tế bào biểu mô lát bị bao phủ bởi rất nhiều vi khuẩn (chủ yếu là Gadnerella Vaginalis) đến mức bờ của tế bào không còn được rõ ràng. Có giá trị cao trong chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo. Whiff test: hay Amine test là xét nghiệm nhỏ dung dịch Potasium (KOH) 10% vào dịch âm đạo, kết quả dương tính khi có mùi cá thối bay lên ngay sau khi nhỏ 7) Ý nghĩa của pH dịch tiết âm đạo: _ pH = 3,8 - 4,5: + phổ Lactobacilli, nhưng có thể nhiễm nấm _ pH = 4,8–5,5: + Nghi ngờ phổ vi khuẩn bình thường bị phá huỷ + Nhiễm khuẩn âm đạo (do Garnerella vaginalis) + Trichomonas + Sau điều trị kháng sinh đặt âm đạo + tăng bạch cầu _ pH > 6: + Viêm âm đạo ở trẻ em gái chưa dậy thì + Viêm teo âm đạo ở người mãn kinh + Vỡ ối/đang có thai.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net