logo

Giáo trình Các nhóm thuốc hạ đường huyết

Có 7 nhóm thuốc hạ đường máu: 1. Insulin 2. Nhóm Biguanid 3. Nhóm sulfonylurea(sunfamit hạ đường huyết) 4. Nhóm ức chế enzym α-glucosidase 5. Nhóm Glitazone 6. Nhóm Benfluorex 7. Kết hợp thuốc
Các nhóm thuốc hạ đường huyết Có 7 nhóm thuốc hạ đường máu: 1. Insulin 2. Nhóm Biguanid 3. Nhóm sulfonylurea(sunfamit hạ đường huyết) 4. Nhóm ức chế enzym α-glucosidase 5. Nhóm Glitazone 6. Nhóm Benfluorex 7. Kết hợp thuốc: + Kết hợp giữa Glibenclamid với Metformin: BD Glucovan + Kết hợp giữa Rosiglitaron với Metformin 1. Nhóm Biguanid: * Cơ chế: - ức chế tân sinh glucose ở gan - Tăng nhạy cảm insulin ở tổ chức ngoại vi - Tăng sử dụng glucose ở cơ, giảm hấp thu glucose ở ruột - ức chế tổng hợp lipid nên làm giảm cholesteron và TG máu - Có tác dụng gây chán ăn nên tốt đối với bệnh nhân ĐTĐ có béo phì * Đặc điểm tác dụng: Vì nó không kích thích tuỵ tiết insulin nên không gây hạ glucose máu khi sử dụng đơn độc - Còn dùng trong điều trị chống béo phì Còn dùng Metfocmin c * Các nhóm: 03 - Phenethybiguaid - Buthylbiguanid - Methylbiguanid: Metfocmin(BD: Glucofase viên 500mg, 850mg, 1000mg * Tác dụng phụ: - Rối loạn tiêu hoá do đó phải dùng cùng bữa ăn và bắt đầu bằng liều thấp - Toan hoá do tăng acid lactic * CĐ: Hay sử dụng cho bn ĐTĐ thể béo, bn ĐTĐ có bệnh tim mạch vì thuốc có khả năng cải thiện tình trạng của lớp nội mạc mạch máu, tăng cường vi tuần hoàn * CCĐ: - BN có tiền sử nhiễm toan lactic - Nhiễm khuẩn - Bệnh gan thận cấp hoặc mạn - Can thiệp phẫn thuật - Suy tim, suy hô hấp, truỵ tim mạch, sốc - Vữa xơ động mạch - Bệnh nhân đang dùng các thuốc chống oxy hoá như salisilat, barbiturat, kháng histamin - Phụ nữ có thai và cho con bú 2. Nhóm sulfonylurea: * Cơ chế tác dụng: - Kích thích tế bào ở tuỵ đảo tiết insulin - Làm tăng nhạy cảm với insulin - Giảm đề kháng insulin - Giảm sự kết dính tiểu cầu - Bình thường hoá quá trình tiêu fibrin - Giảm hoạt tính gốc tự do - Làm chậm tiến triển bệnh lý võng mạc * CĐ: - ĐTĐ trung bình tuổi trên 35-40 - ĐTĐ nhẹ điều trị chế độ ăn không kết quả * CCĐ: - ĐTĐ nặng trong tình trạng hôn mê - ĐTĐ người trẻ tuổi - Hạ bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu - Đang có nhiễm khuẩn, can thiệp phẫu thuật - Phụ nữ có thai và cho con bú - Suy gan, thận * Tác dụng phụ: - Dị ứng ngoài da: đỏ da, ngứa, nổi mày đay - Rối loạn tiêu hoá: ăn không ngon, đau thượng vị - Hạ bạch cầu, tiểu cầu do đó phải kiểm tra định kỳ 7-10 ngày số lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu(hay gặp với carbutamid và chlorpropamid) * Các nhóm thuốc: - Thế hệ 1: Tolbutamid, Chlorpropamid, Carbutamid. Nhóm này nay ít dùng vì độc tính cao với thận(do trọng lượng phân tử lớn) - Thế hệ 2: + Glibenclamid: BD Maninil viên 5mg, Daonil viên nén 1,25mg, 2,5mg, 5mg + Gliclazid: BD Diamicron viên nén 80mg, Predian viên nén 80mg + Glimepirid:BD Amaryl viên nén 2mg, 4mg Thế hệ 2 ít độc độc hơn so với thế hệ 1. Cliclazid có tác dụng đặc hiệu lên kênh KATP làm phục hồi đỉnh tiết sớm của insulin, còn làm tăng nhạy cảm của mô ngoại vi với insulin Lưu ý là khi sử dụng sulfonylurea là làm tăng cân và dễ gây hạ glucose máu. Để hạn chế tác dụng phụ này người ta phối hợp Sulfonylurea với biguanid như Glucovance gồm Metfocmin 500mg Glibenclamid 2,5mg hoặc 5mg, liều khởi đầu 1viên/24h uống cùng bữa ăn , tuỳ theo đường huyết có thể tăng 1-2v /ngày sau 1-2 tuần điều trị Đồng thời cũng để hạn chế tác dụng phụ này người ta đã thay đổi dạng bào chế là loại giải phóng chậm MR(Modified Release): Diamicron MR 35mg * 1viên/ngày 3. Nhóm ức chế α-glucosidase * Cơ chế: ức chế enzym α-glucosidase -enzym có tác dụng phá vỡ carbohydrat thành đường đơn. Tác dụng này làm chậm hấp thu monosaccharid do vậy làm hạ thấp glucose máu sau bữa ăn * Các nhóm thuốc: - Thế hệ 1(nhóm Acarbose): BD Glucobay viên 50mg, 100mg Tác dụng phụ: Tiêu chảy, sinh hơi ở ruột, dị ứng, độc với gan nên nay ít ưa dùng - Thế hệ 2(nhóm Voglibose): BD Basen 0,2mg, 0,3mg: ức chế quá trình phân huỷ đường đôi nên ít tác dụng không mong muốn hơn thế hệ 1. Nhóm này hiện nay được dùng phổ biến. Liều 3viên/ngày uống ngay trước bữa ăn * CCĐ: - Bệnh nhân có bệnh lý ruột mạn tính - Dị ứng thuốc - Phụ nữ có thai và cho con bú * Chú ý: Cần sử dụng phối hợp với thuốc hạ đường huyết nhóm khác 4. Nhóm Glitazone(Thiazolidinedione): Làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hoá PPARγ(peroxisome proliferator activated receptor γ- receptor gamma -hoạt hoá tăng sinh tiểu thể) vì vậy làm tăng thu nạp gluocse từ máu. Thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở cơ vân, còn ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan Các nhóm thuốc: Pioglitazone và Rosiglitazone Tác dụng phụ: tăng cân, giữ nước, rối loạn chức năng gan 5. Nhóm benfluorex: * Cơ chế: - Giảm đề kháng insulin ở gan và cơ - Giảm TG và tăng HDL-cholesteron máu ưu điểm thuốc: Không gây hạ đường huyết, không có nguy cơ nhiễm toan do tăng acid lactic, không độc với gan, không tương tác với các thuốc chống đông cũng như bất lợi với khi kết hợp với các biện pháp điều trị khác * CCĐ: - ĐTĐ ở bệnh nhân có viêm tuỵ mạn, - ĐTĐ ở trẻ em - Phụ nữ có thai và cho con bú * BD: Mediator viên nén 150mg * Lựa chọn thuốc * Đối với nhóm Metfomin/Glitazon: - Nên chọn trong các trươờng hợp: Béo phì, RL lipid máu - Không nên chọn trong TH: Nhiễm toan lactic, Thiếu oxy tổ chức * Đối với nhóm Sulfonylurea: - Nên chọn trong các TH: Glucose máu đói > 13,7mmol/l, Glucose máu bất kỳ > 16,5mmol/l - Không nên chọn: Hạ glucose máu, Tăng cân trở lại, Dị ứng thuốc * Đối với nhóm Acarbose-Voglibose: - Nên chọn: Tăng glucose máu sau ăn - Không nên chọn: Rối loạn tiêu hoá * Đối với nhóm Glitazone; - Nên chọn: Béo phì,RL lipid máu, điều trị Metfocmin không kết quả - Không nên chọn trong các TH: Bệnh mạch vành, bệnh gan * Mục tiêu điều trị ĐTĐ theo khuyến cáo của tổ chức ĐTĐ Hoa Kỳ -2007: Mục tiêu điều trị(ABC): A: Giảm HbA1c < 6,5% B: (Blood pressure)Hạ HA(nếu có tăng HA) < 130/80mmHg( với người có suy thận là < 125/75mmHg) C: Giảm HDL-C < 2,6mmol/l nếu không có bệnh mạch vành, nếu có bệnh mạch vành thì HDL-C < 1,7mmol/l Nếu không làm được XN HbA1C thì mục tiêu là: Glucose máu lúc đói < 6,0 mmol/l, Glucose máu sau ăn 2h < 7,8 mmol/l HbA1C: Trong máu gluocse gắn với hemoglobin trong hồng cầu tạo thành phân tử glycosylat hemoglobin. ở người trưởng thành(Adult) phân tử này gọi là HbA. Phân tử này có nhiều thành phần HbA1a1, HbA1a2, HbA1b, and HbA1c trong đó HbA1c chiếm nhiều nhất. Trong đái tháo đường đường máu tăng dẫn tới lượng HbA1c tăng. XN HbA1c chỉ có ý nghĩa trong việc theo dõi kết quả điều trị chứ không có ý nghĩa trong chẩn đoán
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net