logo

Dưới Triều Tây Sơn

Vào cuối thế kỷ thứ XVIII tại Việt Nam, bộ máy hành chánh của chúa Nguyễn trở nên thối nát và làm cho người dân bất mãn, khiến họ đứng lên ủng hộ cuộc nổi dậy của anh em Tây Sơn tỉnh Bình Định
GIAI ĐOẠN II DƯỚI TRIỀU TÂY SƠN (1777-1800) Vào cuối thế kỷ thứ XVIII tại Việt Nam, bộ máy hành chánh của chúa Nguyễn trở nên thối nát và làm cho người dân bất mãn, khiến họ đứng lên ủng hộ cuộc nổi dậy của anh em Tây Sơn tỉnh Bình Định. Nhờ thế Tây Sơn đánh chiếm được Phú Xuân từ tay nhà Nguyễn rồi Thăng Long từ tay họ Trịnh. Công cuộc truyền giáo tại miền Trung và Nam Việt do Giám mục Pigneau de Béhaine, mà người dân thường gọi là Bá Đa Lộc, phụ trách. Việc truyền giáo lúc bấy giờ ở Đàng Ngoài và ngay ở Đàng Trong gặp nhiều trở ngại. Một số giáo sĩ đổ thừa những khó khăn gây ra bởi thái độ và những hoạt động của Giám mục Bá Đa Lộc. Chính trong thời điểm đen tối của Giáo Hội, Đức Mẹ hiện ra ở La Vang, Quảng Trị năm 1798. CHƯƠNG MƯỜI MỘT CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÀNG TRONG DƯỚI TRIỀU TÂY SƠN Từ Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía Bắc chống nhau với họ Trịnh, phía Nam đánh lấy Chiêm Thành và Cao Mên, và truyền đến đời Võ Vương. Võ Vương lập cung điện ở Phú Xuân và phong cho con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu làm thế tử. Năm 1765 Võ Vương mất, bấy giờ thế tử cũng mất rồi. Con của thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ, và người con lớn của Võ Vương cũng mất. Tờ di chiếu lập người con thứ hai là Hiếu Khương Vương lên nối nghiệp chúa, nhưng khi ấy người quyền thần là Trương Phúc Loan đốt tờ di chiếu đi, và lập người con thứ 12 của Võ Vương mới 12 tuổi lên làm chúa gọi là Định Vương1 hay Huệ Vương. Hiếu Khương Vương bị giam giữ và chết trong tù, để lại 2 người con là Nguyễn Phúc Đổng và Nguyễn Ánh.2 Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác khiến trong nước ai cũng oán giận. Vì thế tại ấp Tây Sơn cách 25 cây số phía tây bắc Quy Nhơn, có ba anh em họ Hồ3 tên là Nhạc, Lữ, và Huệ, dấy binh đánh phá tại Quy Nhơn. Thừa cơ náo loạn, chúa Trịnh đem quân vào chiếm Phú Xuân làm cho cơ nghiệp nhà Nguyễn phải sụp đổ. Muốn khởi loạn, ba anh em Tây Sơn lấy họ mẹ là Nguyễn, để dễ thu phục nhân tâm vì đất trong Nam vẫn là đất của chúa Nguyễn. Người anh cả Nguyễn Nhạc là người can đảm và có nhiều mưu mô. Muốn chiếm thành Quy Nhơn, ông chui vào trong cũi và sai người khiêng vào nộp cho ông tuần phủ tỉnh Quy Nhơn, tên là Nguyễn Khắc Tuyên. Nguyễn khắc Tuyên cho đưa cũi vào trong thành. Đến nửa đêm Nhạc trốn ra khỏi cũi, chặt đầu tuần phủ Tuyên cùng bộ hạ, rồi mở cửa cho quân Tây Sơn vào chiếm Thành.4 Người Trung Hoa địa phương cũng nổi lên giúp Tây Sơn dưới sự điều khiển của Lý Tài. Sau lúc chiếm Quy Nhơn, Tây Sơn chớp nhoáng xua quân chiếm Quảng Nam và Quảng Ngãi.5 Biết tình thế triều Nguyễn nguy ngập, Trịnh Sâm sai đại tướng Hoàng Ngũ Phúc vào Bố Chánh viện cớ đánh Trương Phúc Loan. Lúc bắt được Trương Phúc Loan, Trịnh Sâm tuyên bố phải giúp nhà Nguyễn dẹp nhóm phiến loạn Tây Sơn, rồi đem quân vào chiếm Phú Xuân và kéo quân vào Quảng Ngãi. Tây Sơn biết không thể đánh chống cả hai bên, nên mới điều đình Trịnh Sâm cho làm tiên phong tướng quân tiến đánh họ Nguyễn đang đóng quân ở Gia Định. Đến năm 1777 Nguyễn Nhạc được phong trấn thủ Quảng Nam. Yên tâm về mặt Bắc, Tây Sơn tiến đánh Gia Định nơi đồn trú của chú cháu họ Nguyễn. Nguyễn Huệ cho quân đuổi bắt được Định Vương, và cả Đông Cung Thái tử Nguyễn Phúc Dương.6 Nguyễn Phúc Dương lấy hiệu là Tân Chính Vương, không phải là con mà là cháu của 1 Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 344. Có tác giả lại ghi chính Võ Vương chỉ định Định Vương lên nối nghiệp chúa. Xem: - Schreiner, Les Institutuions Annamites en Basse Cochinchine (Sài Gòn, 1900), Tập I, trg 145. 2 BSEI, (Sài Gòn, Octobre, Décembre 1935), trg 114. 3 Trần Trọng Kim, op. cit., trg 345. 4 Trương Vĩnh Ký, Cours d’Histoire Annamite (Sài Gòn, 1877), Tập II, trg 180. Sau khi Nguyễn Nhạc chém đầu ông Tuần phủ cùng bộ hạ, quân chúa Nguyễn không kháng cự đầu hàng vì mất chỉ huy, và mở cửa thành cho quân Tây Sơn vào. 5 Tavernier, Compte-rendu Critique de Gia Long de Marcel Gaultier (Sài Gòn, 1932), trg 23. 6 Trần Trọng Kim, op. cit., trg 344. Định Vương còn có tên là Huệ Vương. Huệ Vương. Nguyễn Phúc Dương là con của Thế Tử Nguyễn Phúc Hiệu.7 Bị bắt tại làng Cao Giang trong tỉnh Long Xuyên, giải về Saigon cả hai chú cháu đều bị giết, chỉ có một mình Nguyễn Ánh thoát được.8 Năm 1786, Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc sai em là Nguyễn Huệ làm Tiết Chế, rể là Vũ Văn Nhậm làm Tả Quan Đô Đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh đã về đầu hàng được làm Hữu Quan Đô Đốc, đem quân thủy bộ ra đánh Phú Xuân tức Huế, lấy cớ Phò Lê Diệt Trịnh. Nguyễn Huệ hạ được thành và bắt được viên trấn thủ Phạm Ngô Cầu. Theo lời yêu cầu của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đánh họ Trịnh. Trịnh Khải tự tử năm 1786.9 Nguyễn Huệ vào yết kiến vua Lê ở Thăng Long. Nguyễn Nhạc sợ em ở lâu ngoài Bắc có sự biến đổi gì chăng, liền vội vã suốt ngày đêm ra thẳng Thăng Long. Sau khi để vua Lê Chiêu Thống hoàn toàn tự chủ, đúng với loan truyền “Diệt Trịnh Phò Lê” anh em Tây Sơn đều rút về Nam, để Nguyễn Hữu Chỉnh giữ đất Nghệ An. Bấy giờ quyền bính ở Bắc Việt lại trở về nhà Lê, nhưng vì Lê Chiêu Thống bất tài, nên Trịnh Bồng lên thao túng quyền hành. Vua Lê phải cầu cứu với Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp yên được họ Trịnh, nhưng rồi cũng chuyên quyền không khác gì các chúa Trịnh. Nguyễn Huệ phải can thiệp, sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra bắt Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh đại bại và bị giết. Vua Lê Chiêu Thống bèn cầu cứu nhà Thanh. Năm 1788, Nhà Thanh phái Tôn Sĩ Nghị đem quân bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Qui Châu và Vân Nam sang đánh Tây Sơn. Nguyễn Huệ thấy nước nhà lâm nguy, tự xưng là Hoàng Đế hiệu Quang Trung, rồi cất đại binh đi đánh nhà Thanh đang thừa cơ xâm lấn non sông đất Việt. Đêm 30 Tết, Quang Trung hạ các đồn Ngọc Hồi, Hà Hồi và đè bẹp quân Thanh ở Đống Đa, đánh đuổi tới tận cửa Nam Quan. Trưa ngày mồng 5 Tết năm 1789 Quang Trung giải phóng Thăng Long, lập nền thống nhất nước nhà. I. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁM MỤC BÁ ĐA LỘC TẠI NAM VIỆT (1776-1784) 1. Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh (1776-1784) Lúc chủng viện Hòn Đất ở Hà Tiên được dời đi Pondichéry, India, cha Pigneau de Béhaine, còn gọi là Đức Cha Bá Đa Lộc, đi theo các chủng sinh và làm giáo sư chủng viện ở Pondichéry. Lúc ban đầu chủng viện được tạm tá túc trong nhà của linh mục quản lý Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc Paris. Về sau chủng viện được đưa tới làng Virampatnam, cách Pondichéry chừng hai cây số. Vào năm 1771 chủng viện có 39 học viên gồm 12 Trung Hoa, 19 Việt (16 từ Đàng Trong, 5 từ Đàng Ngoài), 4 Thái Lan, 1 Cao Mên và 1 Mã Lai. Như vậy chủng viện này là một chủng viện chung cho cả Đông Nam Á. Vì địa lý xa xôi và vấn đề chính trị có thể gây phiền phức và ngộ nhận nên các thừa sai Đàng Ngoài thành lập một chủng viện riêng ở Vĩnh Trị. Tại Đàng Trong, thừa sai La Court năm 1741 sáng lập chủng viện riêng ở Thợ Đúc, nhưng đến năm 1750 Võ Vương giả tán chủng viện. 7 Launay, Histoire Générale de la Socièté des Missions (Paris, 1894), Tập II, trg 32. - Tavernier, op. cit., trg 25. 8 Võ Vương có nhiều con: Người con thứ 2, Hiếu Khương Vương, sinh Nguyễn Ánh; người con thứ 9, Nguyễn Phúc Hiệu, sinh Nguyễn Phúc Dương; và người con thứ 16 là Định Vương. 9 Trịnh Sâm say đắm nàng Đặng Thị Huệ (tục gọi là bà chúa chè), bỏ con trưởng là Trịnh Khải, mà lập con của Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán lên làm Thế Tử. Vì thế năm 1782 Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán được lên ngôi chúa. Năm 1770, thừa sai Nicolas Levasseur theo lệnh của Giám Mục Piguel thành lập một chủng viện trên một cù lao giữa sông Cửu Long.10 Chủng viện này được đức cha Bá Đa Lộc dời về Cây Quao năm 1775, và bị Cao Mên thiêu hủy năm 1777. Cha Bá Đa Lộc được sắc lệnh của Giáo Tông cử làm Giám mục phó cho Giám mục Piguel. Cha được tấn phong năm 1774 tại Madras, India. Cha đến Macao năm 1775, rồi về Hà Tiên theo lời mời của ông trấn thủ Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ, người gốc Trung Hoa. Ông này nhường cho cha Bá Đa Lộc một khu đất khá rộng gần thành phố để xây cất một ngôi làng cho những người di dân Công giáo khắp nơi đổ về vì giặc giã và thiên tai. Các thừa sai ước lượng số tỵ nạn lên tới nghìn người. Làng này mang tên là Phi Nha Lêu (Pigneau). Nguyễn Ánh gặp cha Bá Đa Lộc trong lúc ngôi làng đang được xây cất. Cha đề nghị cho Nguyễn Ánh núp trốn trong chính nhà mình, trong khi đó người chú Đại Vương và cháu Đông Cung Thái tử Nguyễn Phúc Dương bị Tây Sơn bắt ở Long Xuyên và giết ở Sài Gòn.11 Sau một tháng ẩn trú, Nguyễn Ánh đem mẹ và những người nghĩa thiết ẩn trốn trong một cù lao hiu quạnh trong vịnh Thái Lan. Cuối năm 1776, tất cả miền Nam đều dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn. Bình định phương Nam tương đối đã xong, Tây Sơn vội vã kéo quân về Quy Nhơn và Phú Xuân chỉ để Tổng Đốc Chu làm Trấn Thủ Gia Định. Biết vậy Nguyễn Ánh chiêu mộ những người còn trung thành với nhà Nguyễn thành một đạo binh, đổ bộ ở Cà Mau, và lần lượt chiếm Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1777 Nguyễn Ánh chiếm lại Nam Việt hiện thời và tự xưng là Nguyên Soái Đông Sơn.12 Cũng năm này Tây Sơn mang quân đi đánh, nhưng không diệt được vì Nguyễn Ánh nhờ những tướng tài giỏi, và sự giúp đỡ của ông trấn thủ Hà Tiên để có thể đương đầu với Tây Sơn. Nguyễn Ánh tiếp tục Bắc tiến, chiếm Bình Thuận, Phú Yên. Năm 1778 Cao Mên có loạn. Nguyễn Ánh can thiệp và thành lập chính phủ Bảo Hộ ở Cao Mên, đặt tướng Hồ Văn Lâm làm toàn quyền ở Cao Mên. Để tiện việc cai trị, Nguyễn Ánh đóng đô ở Bắc Biên Hòa và tự xưng là chúa. Năm 1779, Nguyễn Ánh sinh được một con trai đặt tên là Nguyễn Cảnh, và cha Bá Đa Lộc làm thái phó cho Nguyễn Cảnh. Ở Hà Tiên, ngoài giám mục ra còn có các thừa sai Levasseur, Faulet, Leclair và Morvan. Vì việc truyền giáo ở Nam Việt còn khó khăn, nên tất cả các thừa sai được gởi đi giảng đạo ở Lào và Cao Mên, ngoại trừ giám mục và cha Morvan. Lúc chủng viện còn ở Cây Quáo, thừa sai Morvan rồi thừa sai Leclair làm giám đốc. Ở Hà Tiên ngày Lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, năm 1775 giám mục phong chức cho các thầy. Năm 1778 nhiều bọn cướp và hải tặc ở Cao Mên tràn sang đốt khu nhà chung, giết 7 bà phước và 4 chủng sinh. Vì vùng Hà Tiên không được an toàn, đức cha Bá Đa Lộc đành dời tiểu chủng viện đến Tân Triều tỉnh Biên Hòa.13 Cũng vào thời kỳ này, bốn thừa sai sau nhiều cố gắng nỗ lực lọt vào được Trung Việt, nhưng việc liên lạc với giám mục rất khó khăn nên thừa sai Labarbette được chọn làm Giám Mục Phó. Tại Tân Triều, Giám mục Bá Đa Lộc có dịp giao thiệp với Nguyễn Ánh. Điều chắc chắn là Nguyễn Ánh không muốn trở lại đạo, nhưng qua sự gặp gỡ với giám Mục mà bỏ được những thành kiến không hay đối với đạo Công Giáo. 10 AMEP, Tập 745, trg 186. 11 Gần chùa Kim Chương trong trại Võ Tánh ngày nay (1995). Xem: - Hứa Hoành, Nam Kỳ Lục Tỉnh (Houston, 1995), trg 178. 12 Louvet, Monseigneur d’ Adran (Paris, 1900), trg 63. Généralissime des Montagnards de l’ Est. 13 Trương Bá Cần, Công Giáo Đàng Trong (TPHCM, 1992), trg 48. Các ngày Chúa Nhật, chúa cho phép các quan có đạo dự thánh lễ. Chính Nguyễn Ánh thường năng đi lễ và lắng nghe cách lý thú những bài giảng của giám mục vì ngài rất thông thạo tiếng Việt. Ảnh hưởng của ngài rất lớn trong triều đình, và nhờ vậy mà các thừa sai được tự do truyền giáo bất cứ đâu. 2. Tây Sơn Chiếm Sài Gòn (1780) và Giám mục Bá Đa Lộc Trốn về Hà Tiên Năm 1780 Nguyễn Ánh tự xưng vương, rồi phong cho Đỗ Thành Nhân làm chức Ngoại Hữu Phụ Chính Thượng Tướng Công. Nhưng về sau, Đỗ Thành Nhân bị Nguyễn Vương nghi ngờ tạo phản, nên bị giết khiến quân binh trung thành của tướng Đỗ Thành Nhân quay lại chống.14 Thừa dịp này Tây Sơn Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem quân từ Qui Nhơn, với sự trợ giúp của quân Cờ Đen hiện đang chiếm đóng Bình Thuận và Phú Yên, vào đánh Nguyễn Vương. Tây Sơn còn đem 100 chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, đánh nhau với quân Nguyễn Vương ở Thất Kỳ Giang. Trận ấy quân Nguyễn Vương thua to. Một người Pháp tên là Manuel làm chủ chiếc tàu phải đốt tàu mà chết. Tây Sơn chiếm Sài Gòn và chém giết tất cả người di dân Trung Hoa ở Chợ Lớn không phân biệt trẻ già trai gái, vì họ đã giúp Nguyễn Vương chống lại Tây Sơn. Trong một tháng hơn 10.000 xác bị liệng xuống sông (1), sinh ra nạn dịch tả ghê gớm. Nguyễn Ánh phải bỏ Sài Gòn về đất Tam Phụ rồi ra lánh nạn ở Phú Quốc. Giám mục Bá Đa Lộc vì tình thế bắt buộc, nên bỏ Biên Hòa chạy trốn với các thừa sai và học sinh, để lại Nam Việt ba linh mục bản xứ và một giáo sĩ dòng Phan Sinh Fedinand Olmedilla. Giáo sĩ bị bắt ở Cái Nhum, dẫn lên Sài Gòn và bị chém đầu tại Chợ Quán tháng 8- 1782. Cha Bá Đa Lộc và đoàn tùy tùng về lại làng Phi Nha Lêu ở Hà Tiên. Ngôi làng bây giờ chỉ còn là một đống tro tàn vì người Thái sau khi chiếm Cao Mên đã tràn qua cướp phá mấy tỉnh lân cận. Giám mục bắt đầu xây dựng lại sự nghiệp với vỏn vẹn mấy túp lều tranh. Tưởng thế là yên phận, nhưng Nguyễn Nhạc đem quân thôn tính Cao Mên, lập nền bảo hộ và bắt vua Cao Mên phải trao cho Tây Sơn những người Việt Nam trốn trong xứ. Thế là công việc kiến thiết chủng viện phải bãi bỏ. Giám mục trốn tránh sang Mạc Bắc. Trong 7 tháng, Tây Sơn giết vô số người Công giáo và hủy diệt nhiều nhà thờ. Các giáo sĩ phải lẻn trốn lên vùng rừng núi. Dẹp yên được miền Nam, Tây Sơn trở về Phú Xuân để lại tướng Đỗ Xuân Trập với 3.000 binh sĩ phòng thủ. Tháng 10-1782, Nguyễn Ánh tấn công và chiếm lại Sài Gòn. Nhờ dịp này, Giám mục Bá Đa Lộc trở về Việt Nam, nhưng vẫn để các thừa sai và học sinh ở họ Mạc Bắc. Mặc dù tình thế còn nguy hiểm, ngài cố gắng viếng thăm bổn đạo, rửa tội cho 93 người và tiếp tục việc giảng đạo cho hàng nghìn người. 3. Tây Sơn Đánh Bại Quân Thái Lan Cứu Viện Nguyễn Ánh; Nguyễn Ánh Nhờ Bá Đa Lộc Cầu Cứu Chính Phủ Pháp Tháng Giêng 1783 Tây Sơn tái chiếm Sài Gòn. Hải quân Tây Sơn đuổi Nguyễn Ánh qua đảo Phú Quốc. Nguyễn Ánh chạy trốn về Côn Sơn. Nhiều lúc cùng cực Nguyễn Ánh và các tùy tùng phải hái rau và củ chuối để ăn. Nghe tin Nguyễn Ánh thất trận, Giám mục Bá Đa Lộc qua Thái Lan cùng với thừa sai Liot, hai giáo sĩ Phan Sinh, ba linh mục Việt Nam trong đó có linh mục Hồ Văn Nghi. Về sau cha Nghi sẽ làm trung gian giữa các quan triều đình của Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc lúc người đi sứ bên Pháp. 14 Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine (Paris, 1924), Tập III, trg 70-71. Đến Thái Lan, Giám mục lập trường tại Chatabun cho một họ đạo ở Đàng Trong lưu lạc đến đây,15 và cử thừa sai Liot làm Giám Đốc chủng Viện. Không hiểu với mục đích gì mà Giám mục hay lang thang ở Vịnh Thái Lan. Tháng Giêng 1784 ngài gặp Nguyễn Ánh. Ở Côn Sơn quân Tây Sơn xiết chặt vòng vây, và quân Nguyễn Ánh nếu ở lại thì một là chết đói và hai là phải rơi vào tay địch. Nguyễn Ánh thừa lúc giông to bão lớn đem cả tàn quân chạy trốn vào Vịnh Thái Lan. Trong 7 ngày không có thời giờ tiếp tế nước ngọt, tất cả thủy thủ tưởng là chết khát ở giữa biển mênh mông. Chính lúc ấy một binh sĩ nhận thấy nước biển đổi sắc, lấy tay múc uống và reo lên: “Nước Ngọt! Nước Ngọt!” Nước đem lại sự sống cho 700 thủy thủ đoàn, bấy giờ chỉ còn lại một chiếc ghe cũ kỹ và 15 chiếc thuyền. Cha Bá Đa Lộc tuy nghèo túng nhưng cũng chia lương thực cho Nguyễn Ánh và quan quân. Nguyễn Ánh được yên ủi phần nào và lóe lên tia sáng hy vọng và bền chí kiên tâm. Cha Bá Đa Lộc khuyên Nguyễn Ánh cầu cứu nước Pháp, nhưng phải cho Hoàng Tử Cảnh đi làm tin mới được. Nguyễn Ánh theo lời giao hoàng tử Cảnh và quốc ấn, rồi làm tờ quốc thư cho Giám mục được quyền tự liệu, thương nghị với chính phủ Pháp để xin viện binh. Tờ quốc thư đó có 14 khoản đại lược yêu cầu nước Pháp giúp cho 1.500 quân, súng ống đạn dược, cùng nhiều chiến thuyền. Bù lại, Nguyễn Ánh sẽ nhường cho Pháp Côn Sơn, Cửa Hàn16 và cho người Pháp được độc quyền buôn bán ở Việt Nam. Mặc dù đã bàn định như thế, nhưng Nguyễn Ánh thật lòng còn chần chừ chưa muốn xin nước Pháp cứu viện, vì lúc mất Sài Gòn năm 1783, một tướng của Nguyễn Ánh là Chu Văn Tiếp chạy sang cầu cứu Thái Lan. Thái Lan gửi 20.000 quân và 300 chiến thuyền qua cứu viện. Lực lượng Tây Sơn đè bẹp quân Thái ở Rạch Gầm và Xoài Mút gần Mỹ Tho. Châu Văn Tiếp tử trận. Hành binh xong Nguyễn Huệ về Quy Nhơn, để đô đốc Đặng Văn Chân ở lại Gia Định. Không thể trông vào Thái Lan để đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh mới hối thúc cha Bá Đa Lộc đi cầu cứu nước Pháp. 4. Công Việc Truyền Giáo ở Nam Việt (1779-1784) Tại Nam Việt, trong vùng kiểm soát của Nguyễn Ánh, Công Giáo không những được tự do như các tôn giáo khác mà còn được ưu đãi, nhưng vì số nhà truyền giáo quá ít nên kết quả thâu lượm không được bao nhiêu. Trong suốt thời gian từ năm 1778-1782 ở tại Nam Việt chỉ có một thừa sai Pháp, ba linh mục Việt Nam (Phaolô Hồ Văn Nghi, Anrê Tôn và Gioan Nhất), và một ít các cha dòng Phan Sinh. Thừa sai Liot là thừa sai Pháp duy nhất đến Nam Việt vào năm 1778, và chủ yếu làm việc tại chủng viện Tân triều. Cũng trong thời gian nầy có hai cha dòng Phan Sinh Diego Jumilla và Oldemilla được phép Nguyễn Nhạc truyền giáo trong vùng Tây Sơn kiểm soát ở Quảng Nam.17 Chính cha Jumilla cứu thoát Huệ Vương và người em lúc họ bị Tây Sơn Nguyễn Lữ truy nã gắt gao ở tại 15 Trương Bá Cần, op. cit., trg 68. 16 Trần Trọng Kim, op. cit., trg 353. Nguyễn Ánh nhường cho Pháp Faifo. Nhưng trong quốc thư không thấy nói tới Faifo, chỉ trong khoản 3 đề cập Cửa Hàn mà hồi ấy người Pháp gọi là Touron: “Que M. L’Évêque d’Adran sera chargé de proposer au nom du roi et de son conseil de faire cession et de donner au roi de France en pleine et entière souveraineté, l’Ile qui forme le port principal de toute la Cochinchine, appelée par les Francais le port Touron et par les Cochinchinois Hainan, pour y faire des établissements, en la manière et forme qu’ils jugeront plus à propos.” Trong khoản này có chữ Hainan, lẽ ra phải viết là Hội An. Hội An có phải là Faifo không? Hình như không vì thời ấy người ta thường gọi Faifo là Hải Phố (Magasin de la mer). Tourane là Touron (Pháp), hoặc là Đà Nẵng (Chàm), hoặc Cửa Hàn (Việt), hoặc Hội An (Tàu). Xem: - Louvet, Mgr d’Adran (Paris, 1900), trg 150. - Taboulet, La geste Francaise en Indochine (Paris, 1955), Tập I, trg 189. - Faure, Mgr Pigneau de Béhaine (Paris, 1891), trg 124. 17 Trương Bá Cần, op. cit., trg 19. Trấn Biên. Cha giấu họ dưới gầm giường là nơi mà Tây Sơn không lục soát. Có lẽ vì hành động này mà Nguyễn Ánh có cảm tình với cha Jumilla, nhưng trái lại cha Bá Đa Lộc không mấy thân tình với cha.18 Cha Jumilla chết đột ngột năm 1781. Tháng 4-1782 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem quân vào tái chiếm Gia Định. Hai cha dòng Phan Sinh Santiago Ginestar và Manuel Castuera cùng với giám mục chạy trối chết sang Thái Lan. Cha Ferdinand Oldemilla lưu lại vì nghĩ rằng trước kia đã được Nguyễn Nhạc cấp giấy phép cho giảng đạo nên hy vọng không ai sẽ động tới cha. Ngược lại cha bị bắt và triệu tới dinh của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc nổi giận quát: “Linh mục phản bội! Nhà ngươi đã hứa cho một chuyến tàu chở vật liệu đồng, nhưng khi trở lại, ngươi đem cho ông Chung (một danh xưng khác của Nguyễn Ánh) cùng với súng ống đạn dược để tiêu diệt vương quốc chúng ta.”19 Nguyễn Nhạc truyền tống ngục và dẫn giải cha về Quy Nhơn về tội gián điệp và phản bội, nhưng ông quan phụ trách ra lệnh chém đầu giáo sĩ ở Gia Định.20 Cuối tháng 10 năm 1782 sau lúc anh em Tây Sơn rút về Quy Nhơn, Giám mục Bá Đa Lộc và đoàn tùy tùng lại trở về Nam Việt. Ngài đi thăm viếng các họ đạo trong vùng kiểm soát của Nguyễn Ánh. Vào lúc khó khăn như vậy cũng có 93 người lớn xin chịu phép rửa tội, và ngày lễ thánh Giuse năm 1783 ngài thêm sức cho 400 người. Được tin anh em Tây Sơn sắp sửa trở lại Nam Việt, ngài phân chia công việc. Linh mục Gioan Nhất ở lại Sài Gòn; linh mục Anrê Tôn trốn ở vùng biên giới Cao Mên và linh mục Hồ Văn Nghi vì còn ốm, nên theo giám mục. Lần nầy Giám mục phải rời xa giáo phận trong một thời gian dài 6 năm cho đến khi Nguyễn Ánh chiếm được Sài Gòn tháng 9-1788. Lúc ấy, Nam Việt chỉ còn hai linh mục Việt Nam. Chẳng bao lâu sau, hai linh mục dòng Phan Sinh Santiago Ginestar và Emmanuel Castuera từ Cao Mên về Sadec. Hai cha lo mục vụ trong vùng này được một thời gian rồi ra ngoài Trung. Cha Gioan Nhất cũng như cha Anrê Tôn phải hoạt đông cách bí mật trong tỉnh Đồng Nai do Tây Sơn kiểm soát. Tình hình tông giáo thật là bi đát vì chiến tranh loạn lạc và nhất là vì thiếu linh mục. Những họ đạo đông đúc xưa kia, nay chỉ còn một nửa, và một số rất đông giáo hữu chưa có dịp xưng tội hơn 15 năm, 20 năm, và ngay cả 30 năm. III. BÁ ĐA LỘC VẬN ĐỘNG GIÚP NGUYỄN ÁNH (1784-1789) Năm 1784, Giám mục Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh qua Pháp, cùng với đoàn tùy tùng gồm có quan Phó Vệ Úy Phan Văn Nhân, quan Cai Nguyễn Văn Khiêm, 40 binh sĩ và linh mục Hồ Văn Nghi.21 Nguyễn Ánh sang trú ẩn ở Thái chờ kết quả. Lúc tới Pháp, Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh được yết kiến vua Louis XVI. Hoàng gia Pháp giao cho De Montmorin, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao lo việc ký kết với Bá Đa 18 BSEI (1940), số 3-4, trg 84 19 Thư tiếng Espanha của cha dòng Phan Sinh Ginestar viết năm 1784 được dịch đăng trong BSEI (1940) số 3-4, trg 90-91. Nguyễn Nhạc nhầm tưởng giáo sĩ Oldemilla là thừa sai D’ Arcet là người mà Tây Sơn đã nhờ về Âu Châu làm công chuyện trên. 20 Trần Phổ, Dòng Phanxicô ở Việt Nam, chép cha Oldemilla bị bắt ở Cái Nhum và bị chém trên bờ sông Sài Gòn, nhưng có người nói ông bị chém ở nhà thờ Chợ Quán. 21 Faure, op. cit., trg 54. - BNLS (Hà Nội, 1987), trg 383. Lộc. Văn kiện Ngoại Giao và Chính Trị được soạn thảo và ký tại Điện Versailles ngày 28-11- 1787, gồm 10 khoản mà sau đây là những khoản quan trọng:22 Khoản 2: Vua nước Pháp thuận giao cho Nguyễn Ánh 4 chiến thuyền, một đạo binh gồm 12.000 bộ binh, 200 pháo binh và 250 hắc binh (Cafres). Khoản 3: Vì Vua nước Pháp có lòng giúp như vậy, Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho Pháp Côn Sơn và Cửa Hàn. Sự hiện diện của Hoàng tử Cảnh, gây nên mối thịnh tình của các giới quan chức Pháp đối với Nhà Nguyễn không phải là ít. Ai lại không chạnh lòng thương khi thấy một cậu bé ngây thơ phải xa quê hương xứ sở, đang mịt mù trong khói lửa chiến tranh. Hoàng tử Cảnh có bộ mặt khôi ngô, tính tình điềm đạm dễ thương. Ở Pháp Giám mục Bá Đa Lộc rất hãnh diện về cậu học sinh của mình. Paris cũng như Versailles nô nức đón tiếp Hoàng tử. Thậm chí đến anh thợ làm mũ cũng ra một sáng kiến mốt riêng gọi là mốt “Ông Hoàng.” Mũ này là một cái khăn lớn bằng lụa chít quanh đầu. Các bà các cô, để tỏ thịnh tình với Ông Hoàng Á Đông, đua nhau búi tóc củ hành như cô xẩm. Trong một thời gian ở Paris dân chúng chỉ nói về Hoàng tử Cảnh.23 Công việc ngoại giao xong xuôi, phái đoàn Việt Nam sửa soạn trở về nước. Hoàng gia Pháp giao cho Bá Tước Conway thi hành theo như văn kiện ký kết. Lúc về tới Pondichéry, vì có sự bất bình giữa Giám mục và Conway, nên ông này tìm cách cản trở việc giúp đỡ Nguyễn Ánh. Biết thế, Giám mục Bá Đa Lộc tự mình đi chiêu mộ người và mua súng ống tàu bè. Theo ý kiến của Alexis Faure, “nếu Chính Phủ Pháp mà sẵn lòng giúp Bá Đa Lộc, có lẽ ông đã giúp Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam ngay từ thời thế kỷ XVIII. Như vậy Pháp không cần phải dùng đến võ lực sau này.24 Quả quyết như thế không đúng với sự thật. Trong Hiệp Ước Versailles không có một khoản nào nói đến nền bảo hộ ấy, mà chỉ có khoản buộc Việt Nam phải nhường cho Pháp Cửa Hàn và Côn Sơn mà thôi. Như thế nghĩa là Việt Nam vẫn còn hoàn toàn chủ quyền của mình mới nhường cho Pháp thế được. Nếu tất cả Việt Nam phải thuộc quyền bảo hộ thì khoản 3 đó thật sự không cần thiết, vì lúc đó không những Pháp có quyền ở Cửa Hàn hay Côn Sơn, mà là còn ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam đứng ngang hàng với Pháp, trong việc ký kết và thi hành văn kiện ngoại giao cũng như quân sự.25 Giám mục Bá Đa Lộc mong muốn có sự giúp đỡ của Pháp, là để về sau này giữa Việt Nam và Pháp có mối bang giao dễ dàng, và nhờ đó sẽ có sự thuận lợi cho việc truyền giáo. Nhưng dù sao thì công việc của cha cũng gợi nên nhiều thắc mắc. Lúc phái đoàn sang Pháp cầu cứu, Nguyễn Ánh đến trú ở Thái Lan, và trợ giúp vua Thái đánh đuổi giặc cướp từ Miến Điện và Mã Lai hay đến quấy nhiễu. Vì thế ông được triều đình Thái kính nể. Lúc ở Thái Lan, nghe tin anh em Tây Sơn đánh nhau và lòng dân còn quyến luyến với nhà Nguyễn, tháng 07-1787 Nguyễn Ánh lén đem quân về nước và chiếm lại được Long Xuyên, rồi đổ bộ ở Cần Giờ, làm cho Nguyễn Lữ khiếp sợ. Nhờ Võ Tánh, một vị tướng tài giỏi, Nguyễn Ánh có thể chống lại Tây Sơn, và năm 1788 chiếm lại được Sài Gòn. Đang lúc ông chuẩn bị đợi ngày Bắc Tiến thì và viện binh Pháp về tới gồm một hạm đội chiến thuyền cùng binh lính, súng 22 Muốn rõ chi tiết văn kiện này xem: - Louvet, op. cit., trg 149. - Faure, op. cit., trg 123. 23 Louvet, op. cit., trg 132. 24 Trần Trọng Kim, op. cit., trg 392. 25 Louvet, op. cit., trg 155. ống đạn dược.26 Cùng đến Việt Nam có 4 thừa sai Yves Pocard, Pierre Le Labousse, Pierre Lavoué và Jean Grillet. Linh mục Hồ Văn Nghi giới thiệu các thừa sai với Nguyễn Ánh. Hình 29: Hoàng tử Cảnh tại Versailles, Pháp (1779-1801). Tháng 7-1789 chiến thuyền Méduse vào Vũng Tàu. Giám mục cùng Hoàng tử lên bộ gặp Nguyễn Ánh ở một trại binh gần đó. Nguyễn Ánh vui mừng đến thăm chiến thuyền giữa những tiếng đại bác nổ rền trời chào mừng. Các tướng như Chaigneau, Vannier Forcant, Ollivier, và Dayot không những là cố vấn quân sự của Nguyễn Ánh mà thôi, mà còn là những chiến sĩ tận lực với Nguyễn Ánh để đánh Tây Sơn. Dayot chỉ huy lực lượng Hải Quân và Ollivier chỉ huy Lục Quân. Cả hai đều ở dưới quyền tối cao của Nguyễn Ánh. 26 La Dryade và Le Pandour. Hàng năm cứ đến mùa gió mùa, hải quân nhà Nguyễn lại ra đánh Quy Nhơn. Do đó trong dân gian mới có câu hát: “Lạy Trời cho chóng gió nồm Để cho chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra.” IV. HOẠT ĐỘNG CỦA BÁ ĐA LỘC SAU KHI TRỞ LẠI VIỆT NAM (1789-1799 ) 1. Hoạt Động Truyền Giáo Tại Nam Việt sau lúc Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định năm 1788, Giám mục Bá Đa Lộc về lại Saigòn cùng với một số thừa sai như Jean Tarin, Pillon Barthélémy Boisserand, Jean Baptist Leblanc. Cha đặt tòa giám mục tại Thị nghè. Trụ sở cũng chỉ làm bằng tre như các nhà khác. Vì phần đất giao cho dòng Phan Sinh quá lớn mà dòng lại khan hiếm nhân sự nên dòng đã mời các thừa sai Pháp đến làm việc. Một cha dòng Phan Sinh được cử làm tổng đại diện. Sự tranh chấp quyền hành thuở xưa giữa các thừa sai nay tạm thời biến mất và có sự thân thiện giữa các cha dòng và cha triều. Tháng 6-1792 Giám mục đưa chủng viện từ Chantaboun về Tân Triều tỉnh Đồng Nai theo lời yêu cầu của Nguyễn Ánh. Để tỏ lòng quý mến công việc giáo dục của Giám mục, ông cấp lương thực và tiền nong cho chủng viện và chuẩn cho tất cả ai ở trong chủng viện điều được miễn quân dịch.27 Năm 1798 Giám Mục thành lập đại chủng viện tại Lái Thiêu, và cử thừa sai Boisserand làm giám đốc. Theo thừa sai Liot, năm 1799 tiểu chủng viện Tân Triều có 50 học sinh và đại chủng viện Lái Thiêu có 24 sinh viên. Chủng viện Lái Thiêu hoạt động đến 1833 tức là năm mà Minh Mạng bắt đầu cấm đạo. Tại Nam Việt lúc bấy giờ không có nhà nữõ tu nào vì tất cả đã tự giải tán sau năm 1782, chỉ còn có một nhà nữ tu duy nhất tại Cao Mên. Dưới đời Võ Vương giáo phận Đàng Trong có đến 100.000 bổn đạo nhưng vì chiến tranh và Tây Sơn giết hại, nên khi Nguyễn Ánh khôi phục lạị, chỉ còn 60.000 người. Tuy nhiên theo báo cáo của một vài thừa sai, có những địa phương và có những thời buổi dưới triều Tây Sơn, người Công Giáo không bị quấy nhiễu, được tự do đi lại và tự do hành đạo. Tại Nam Việt mặc dù được hoàn toàn tự do rao giảng Tin Mừng nhưng kết quả không bao nhiêu. Mỗi năm có độ 300 người xin chịu phép rửa tội, hoặc ít hơn.28 Nhiều lý do cấp thời điển hình như đời sống đắt đỏ, các công trình công cộng phải thực hiện sau chiến tranh, tìm kế sinh nhai, v.v., nhưng còn những lý do khác sâu xa hơn. Các quan trong triều đình tìm dịp để phá hoại Giáo Hội, vì người Công Giáo xúc phạm đến các vị thần linh khi từ chối không quỳ gối trước các vị thần linh ấy. Những người sùng Phật oán ghét các giáo sĩ và giáo dân. Các sư sãi tìm cách gây ảnh hưởng trên các bà có tiếng tăm để chấn hưng Phật Giáo trên sự sụp đổ của Công Giáo.29 Những người thương gia Âu châu, không nghe lời khuyên can của các thừa sai, ăn ở bê tha và vô lễ khiến người dân bản xứ ác cảm với họ, 27 Launay, Histoire Générale de la Société des Missions (Paris, 1894), Tập III, trg 265 và thư của thừa sai Boisserrand ngày 20-2-1792. 28 Launay,Histoire Gédérale des Missions Étrangères (Paris, 1894), Tập III, trg 262. 29 Nouvelles Lettres Édifiantes, Tập 7, trg 350-351. và ác cảm luôn với các vị thừa sai, và với tông giáo mà quý vị ấy rao giảng. Đó là những ù lý do mẫu đưa ra để độc giả có thể hiểu được vì sao vào thời bấy giờ việc rao giảng Tin Mừng không tiến triển được. Nhưng lý do chính không phải đã được trình bày như trên mà chính là một trở ngại to lớn do Nguyễn Ánh chân thành trình bày với Giám mục Bá Đa Lộc trước lúc ly trần. 2. Quan Niệm của Nguyễn Ánh Đối với Đạo Công Giáo Từ lúc Giám mục Bá Đa Lộc trở về Việt Nam, Nguyễn Ánh rất thịnh tình đối với người Công Giáo. Ông hình như vui tươi hơn mỗi khi có dịp gặp gỡ đàm thoại cùng Giám mục. Nguyễn Ánh năng nói với các quan trong đình thần rằng: “Về mọi phương diện, người Âu Châu vượt hẳn người Việt chúng ta. Không những họ giỏi hành quân trên bộ dưới nước, mà còn có một sự hiểu biết về thiên văn, chính trị và nghệ thuật. Những người thông thái như thế không lẽ lại theo một tà đạo? Vả lại họ cũng có học hỏi đạo chúng ta.” Nghe như vậy các thừa sai vui mừng và nhủ thầm không bao lâu nước Việt Nam chắc sẽ có một ông vua Công Giáo. Nhưng như thế là lầm, vì Nguyễn Ánh không bao giờ muốn theo đạo Công Giáo. Thật ra Nguyễn Ánh cả đời thầm ghét đạo là đàng khác,30 cái thứ đạo cấm người ta không được gian dâm, không được cưới nhiều vợ. Một con người như Nguyễn Ánh - con người thú, con người xương thịt, con người say đắm trong nhục dục - thì làm sao có thể ưa chuộng được cái đạo ngăn cấm những chuyện ngang trái đó. Chính Nguyễn Ánh đã tuyên bố với các thừa sai rằng: “Đạo các ông là một đạo tốt lành nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được? Tôi không thể nào chỉ cưới có một vợ.”31 Nhưng lý do chính khiến Nguyễn Ánh mất thiện cảm với Công Giáo có thể là sau đây. Từ lúc Hoàng tử Cảnh từ chối không đến phục lạy trước bàn thờ tổ tiên trong một ngày giỗ tổ chức vào cuối tháng 7-1789 làm Nguyễn Ánh nhức nhối tột độả. Ông vứt bỏ mũ áo rồi nghẹn ngào nói rằng ông là một người cha bất hạnh. Ông tựỉ nghĩ làm sao Giatô giáo lại cho phép tín đồ của mình quên ông bà tổ tiên? Việc thờ cúng tổ tiên chỉ là một nghi thức có tính cách xã hội. Ông tâm sự với Giám mục: “Trẫm biết là tổ tiên trẫm không còn nữa và tất cả những gì trẫm làm không ích gì cho họ và cho trẫm. Song le trẫm muốn tỏ cho mọi người thấy rằng trẫm không quên tổ tiên và muốn cho thần dân trong nước thấy nơi trẫm một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với các bậc tổ tiên. Trẫm hy vọng rằng lễ nghi nầy có thể dung hòa với Giatô giáo và theo cái nhìn của trẫm thì không còn gì có thể ngăn cản toàn vương quốc của trẫm theo tông giáo. Trẫm đã nghiêm cấm ma thuật và bói toán vì đó là những việc sai quấy và buồn cười, nhưng trẫm nhất quyết tôn trọng việc thờ cúng tổ tiên như trẫm đã trình bày với thượng sư vì trẫm coi đó là một yếu tố quan trọng của nền giáo dục trong vương quốc. Trẫm yêu cầu thượng sư hãy chú ý đến vấn đề này. Đây làụ sự mong muốn của người thường dân mà nhất là của những thần dân đang phục vụ trong guồng máy của chính phủ. Thượng sư thấy rõ trong năm trẫm phải dự nhiều nghi lễ do triều đình ấn định. Với tất cả quan chức của nhà nước, nếu có nhiều thần dân Giatô giáo không được phép tham dự thì trẫm phải tham dự hầu như là một mình và như thể sẽ mất sự uy nghiêm của triều đình. Trái lại nếu thượng sư cùng với trẫm giải thích cho thần dân hiểu điều mà những người hiểu biết nhất tin, thì các quan lại Giatô giáo cũng như các quan lại khác của triều đình cùng với 30 Louvet, op. cit., trg 263. 31 Ibid, trg 270. trẫm tham dự và cùng dâng cúng tổ tiên thì còn lý do gì ngăn cản trẫm giao phó cho họ những trọng trách lớn đối với đất nước.”32 Không những Pigneau mà một số thừa sai cốt cán như Boiret, Boisserand và Labartette nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề.33 Đàng khác Nguyễn Ánh sau lúc quan sát, ông nhận định rằng không nguyên Hoàng tử Cảnh mà các quan lại Giatô giáo trong triều đình, tuân giữ lề luật Giatô giáo một cách chi li, và ông không có cách gì để thuyết phục họ trở về việc thờ cúng tổ tiên. Mặc dù loạn lạc không học được nhiều, nhưng Nguyễn Ánh có một trí khôn sắc sảo, mà trong các quan cận thần dễ ai có trí thông minh như ông. Lanh lẹ và có trí nhớ lạ thường, đã thế lại hoạt động không ngừng. Nguyễn Ánh tính tình cứng rắn và đa nghi. Cũng vì những lý do ấy mà Nguyễn Ánh đã giết lầm một số thuộc hạ trung thành,34 khiến bạn bè và những người bạn đồng liêu đã từng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn xa lìa ông lần hồi. Giám mục can thiệp và xin Nguyễn Ánh trước lúc giết ai hãy hỏi ý kiến của ông. Ít ra vì nể Giám mục mà Nguyễn Ánh trung thành với lới hứa tha mạng cho những ai ngài xin ân xá. Ngài dùng quyền này để cứu nhiều người vô tội, và cứu cả những kẻ đã từng cáo gian ngài nữa. Tại địa phương, giáo dân gặp nhiều trở ngại hòa đồng với người ngoại giáo. Điển hình là mỗi năm vào dịp đầu xuân, mỗi người theo lệ phải đóng góp ít nhiều để làm lễ tế trời, cầu xin cho nước nhà thịnh vượng, nhưng người Công Giáo khước từ viện lý do chỉ dâng lễ cho một mình Thiên Chúa. Lý trưởng trong làng báo cáo về triều đình rằng người Giatô từ chối không tham dự các nghi lễ chính vì Giatô Giáo thông đồng với Tây Sơn. Biết vậy, Giám mục ra lệnh tổ chức trong tất cả các họ đạo những buổi cầu nguyện cho quốc gia hòa bình thịnh vượng theo lễ nghi Công Giáo, và trong buổi đó đều mời các hương chức trong làng đến dự, và tiếp theo là buổi tiếp tân. Các thừa sai yêu cầu chức dịch trong làng đừng thâu tiền những người Công Giáo về việc cúng tế. Chẳng mấy hương chức trong làng thỏa thuận lời yêu cầu vì không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm tiền. Giám mục Bá Đa Lộc đem việc này trình bày với Nguyễn Ánh, và xin chuẩn cho người Công Giáo khỏi phải đóng góp trong việc tế tự, và làm theo lễ nghi Công Giáo. Nguyễn Ánh rất khó xử, một đàng nếu ông không chịu, ông sẽ trở thành người vô ơn đối với Giám mục, đàng khác Nguyễn Ánh muốn giữ quyền hành mình trên mọi người dân lương cũng như giáo. Nguyễn Ánh lầm tưởng rằng, nếu ông chuẩn cho họ khỏi nộp tiền cúng tế thì họ sẽ không còn kính sợ ông. Nguyễn Ánh bèn mang sự việc ra trước triều đình để bàn cãi, một mưu mô để phê bác lời yêu cầu vì Nguyễn Ánh thừa biết các quan ghen tuông với Giám mục nên chắc chắn thể nào Hội Đồng cũng không chấp nhận lời yêu cầu. Thế là trước mặt Giám mục, Nguyễn Ánh vô trách nhiệm tuyên bố sắc lệnh: “Người Công Giáo có phải mất tiền cúng tế hay không là tùy vào các các hương chức trong làng. Các ông vẫn có quyền bắt phải nạp vì đó là một tục lệ của quốc gia.” Sắc lệnh này dĩ nhiên gây cho người Công Giáo nhiều sự phiền phức. Năm 1797, nhân ngày sinh nhật của Hoàng tử Cảnh, Nguyễn Ánh bắt ép một ông quan Công Giáo lạy bài vị tổ tiên của nhà Nguyễn, nhưng ông quan kia bảo thà chết chứ không thể vâng lệnh vua trong việc này. Tức tối đến cực độ, Nguyễn Ánh quát to lên: 32 Thư của Pigneau ngày 17-8-1789 đề cập ý kiến của Nguyễn Ánh về vấn đề thờ cúng tổ tiên không khác gì ý kiến của Khang Hy và các cha dòng Tên giảng đạo bên Trung Hoa. Xem: - Chương Mười, số II về Lễ Nghi Trung Hoa. - Launay, Histoire Générale de la Société (Paris, 1894), Tập III, trg 320-321. 33 Launay, op. cit., trg 322-323, 326-327, 333-336. Thư của các thừa sai. 34 Điển hình là tướng Đỗ Thành Nhân. - Đồ khốn nạn! Ta đã nuôi dạy khanh, đã ban cho khanh nhiều của cải danh vọng, thế mà khanh từ chối lạy tổ tiên ta sao? Đồ vô ơn! Vả lại ta có buộc khanh bỏ đạo đâu? Ta có bắt khanh tế thần đâu? Ta chỉ bảo khanh lạy bài vị để tỏ ra cung kính tổ tiên ta. Ta hỏi có cái gì ngăn cản khanh vâng lời ta? - Muôn tâu Hoàng Thượng, hạ thần vẫn luôn luôn kính trọng Hoàng Thượng, làm sao hạ thần dám khinh dể tổ tiên Hoàng Thượng được. Tổ tiên Hoàng Thượng đã mất từ lâu, hạ thần không tin các ngài còn ở trong bài vị này. Vì thế đạo của hạ thần dạy cấm lạy các bài vị. - Ta cũng thế, nào ta có tin là tổ tiên ta còn trong bài vị này bao giờ, nhưng ta bắt lạy để tỏ lòng biết ơn với tổ tiên ta. Thượng Sư có bảo với ta nhiều lần, người Giatô có thể lạy bài vị của ông bà tổ tiên, không có gì là dị đoan trong việc đó cả. - Hạ Thần rất lấy làm lạ nếu Đức Cha tuyên bố được phép làm một việc mà lề luật đạo cấm ngặt. Phần hạ thần, hạ thần sẽ không lạy bài vị. Quá uất ức, Nguyễn Ánh quát: - Tiên sư nhà mày, vậy mày sẽ không lạy tao lúc tao chết hở mày? Các quan trong triều đều la ó lên: - Tâu Hoàng Thượng, không, ông ấy sẽ không lạy đâu. Ông ấy tuyên bố nhiều lần rằng ông ấy chỉ lạy người sống chứ không lạy người chết. Nguyễn Ánh quát: - Tên vô đạo. Thế mà người ta vẫn bảo là người Giatô Giáo trung thành. Đuổi nó ra khỏi 35 điện. Nguyễn Ánh đã bịa lời nói dối lúc cả quyết Bá Đa Lộc cho phép lạy bài vị. Thời ấy, Giám mục Bá Đa Lộc cũng như các thừa sai Pháp, các cha dòng Phan Sinh,và dòng Đa Minh đều cho lạy bài vị là một việc dị đoan, chỉ có các cha dòng Tên nói rằng việc ấy không dị đoan.36 Vì Giám mục không đồng ý kiến với Nguyễn Ánh, nên Nguyễn Ánh mới tìm cách để bắt lỗi ngài. Một hôm Nguyễn Ánh rủ Giám Mục đi dạo bằng ngựa về vùng đồng quê. Lúc đi ngang qua một cái miếu nhỏ, Nguyễn Ánh xuống ngựa xá mấy cái với bộ điệu rất cung kính. Giám mục vì kính nể vua cũng xuống ngựa nhưng đứng xa xa. Lúc vua lên ngựa rồi, Giám mục cho ngựa phi ngang qua miếu đến kịp Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh vừa cười vừa hỏi, “Ngài làm gì lúc nãy vậy?” Đức cha đáp, “Thưa Hoàng Thượng, tôi làm việc mà phép lịch sự bắt tôi phải làm đối với Hoàng Thượng, nhưng người ta sẽ không nghi tôi đã thờ lạy ma quỷ.” Nguyễn Ánh biết ý nên không dám đi sâu vào câu chuyện nữa. Nền luân lý và lễ nghi tông giáo khiến cho Nguyễn Ánh mất thiện cảm đối với đạo ít nhiều. Ông có một tâm tình biết ơn Giám mục Bá Đa Lộc, và với vua Louis XVI nữa, mặc dù nhà vua Pháp chưa giúp cho Gia Long được như ý muốn. Trong cuộc Cách Mạng Pháp, vua Louis đã bị xử tử bởi chính người Công Giáo. Biến cố lịch sử này tạo ra một cuộc bách đạo dã man trên toàn nước Pháp, và đồng thời gây một khích động rất lớn đối với Gia Long. Các thừa sai không còn nhờ được sự giúp đỡ của nước Pháp về mặt vật chất nên phải nhờ cậy bổn đạo giúp đỡ và che chở. Từ lúc Giám mục về nước, Tây Sơn càng bắt đạo ráo riết hơn ở những nơi mà Nguyễn Ánh chưa chiếm được, nhất là ở Phú Xuân và Bắc Việt. Lúc nghe tin Tây Sơn bách hại người Công Giáo, Nguyễn Ánh khoái trá nói rằng, “Chúng nó càng tàn sát, tiêu diệt Giatô Giáo thì Giatô Giáo sẽ ủng hộ chúng ta.” 35 Louvet, op. cit., trg 286-287. 36 S.I. (Huế, 1940), trg 108. Giám mục hối thúc Gia Long chiếm thành Quy Nhơn. Tháng 8-1799 ngài thọ bệnh mất ở Quy Nhơn. Ở mặt trận, Nguyễn Ánh giữ kín không cho binh sĩ biết. Hoàng tử Cảnh đưa xác Thượng Sư của mình về Gia Định. Ngày 02-11-1799, sau khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh cấp tốc kéo quân về Gia Định và làm lễ an táng một cách hết sức trọng thể. Tất cả triều đình, binh sĩ và nhân dân tiễn đưa linh cữu Giám mục Bá Đa Lộc tới nơi an nghỉ cuối cùng. Có hơn 12.000 binh sĩ và 120 con voi đi hầu linh cữu của ông. Các sử gia ước lượng có tới 40.000 người đến dự đám tang.37 Lúc tới Gò Vấp, Nguyễn Ánh rơi lệ đọc một bài điếu văn vô cùng thống thiết, và phong ông làm Thái Tử Thái Phó Bi Nhu Quận Công. Nguyễn Ánh có lòng biết ơn sâu xa đối với Giám mục Bá Đa Lộc. Ông truyền lệnh xây lăng và cho một trung đội 50 binh sĩ canh gác thường xuyên. Tới năm 1820 trước khi tắt thở, Gia Long còn nhắn nhủ cho Minh Mạng công ơn của Giám mục.38 Người dân thường gọi lăng ấy là Lăng Cha Cả. 3. Hoạt Động Văn Hóa của Giám mục Bá Đa Lộc Sau lúc chủng viện Hòn Đất được dời đến Virampatnam, một ngôi làng nhỏ tại Pondichéry ở Ấn Độ,39 Giám mục Bá Đa Lộc chú tâm lo về việc giáo dục của các chủng sinh gồm người Việt Nam, Thái Lan và Trung Hoa. Họ nói tiếng khác nhau nhưng đọc được một thứ chữ viết chung là chữ Hán. Giám mục thông thạo chữ Hán, chữ Nôm và tiếng quốc ngữõ. Trong những năm ở Pondichéry Giám mục dành thì giờ để biên soạn một cuốn sách giáo lý và một cuốn tự điển Việt Nam - Latinh. Cuốn sách giáo lý được in tại Quảng Đông40 năm 1774 nghĩa là 123 năm sau cuốn Giáo Lý Tám Ngày của cha Đắc Lộ. Nhà xuất bản Serampour tại Ấn Độ năm 1838 cho in lại cuốn giáo lý này. Cuốn tự điển Việt - Latinh hiện còn bản viết tay lưu trữ tại Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc Paris. Cuốn tự điển nầy rất hữu ích cho các thừa sai Âu châu học tiếng Việt hoặc cho người Việt học tiếng Latinh. Sau này Giám mục Taberd tu chỉnh lại và có tựa là Dương Hiệp Tự Vị. So sánh với cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La của cha Đắc Lộ trước kia (1651), thì tự điển này rất hoàn chỉnh về mặt ngôn ngữ, từ ngữ và văn phạm qua sự tiến triển gần 200 năm. Rất nhiều từ ngữ vựng vẫn còn áp dụng cho đến ngày hôm nay.41 Giám Mục Bá Đa Lộc còn là tác giả hai cuốn sách Tứ Chung và Giảng Nghĩa Evang Ngày Chúa Nhật và Các Ngày Lễ Trọng. Đáng tiếc thay, hai quyển sách này đã bị mất tích, không còn bản thảo lưu trữ. Ngài cũng có mộng mở nhà in riêng để ấn loát Kinh Thánh và sách 37 Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine, Documents Historiques, Tập III, trg 392, Paris, 1924. - Tavernier, Mgr Pigneau de Béhaine (Paris, 1934), trg 41. 38 Lăng đã bị chính quyền Việt Cộng san bằng sau năm 1975. Những hành động này thường xẩy ra ở các nước bán khai, các nước mà trình độ văn hóa còn thấp kém, không coi trọng các di tích lịch sử. 39 Xem Chương Sáu, số IV, mục 2 về Chủng Viện Hòn Đất. Cuối năm 1765 vì tình hình Thái Lan không được yên nên chủng viện Chantaboun được dời về Hòn Đất, gần thị xã Hà Tiên, với thừa sai Andrieux làm giám đốc, và thừa sai Artaud làm giám học. Năm 1766 thừa sai Andrieux mất, thừa sai Boiret làm giám đốc cho tới khi cha Pigneau đến thay thế chức vụ này. Cha Pigneau sinh ngày 2-11-1741 tại làng Origny, tỉnh Aisne miền Bắc nước Pháp, chịu chức năm 1765. Sau đó cha lên đường đi Đàng Trong. Cha là một người có tài và được đánh giá cao. 40 Launay, op. cit., Tập III, trg 9. 41 Theo Giám Mục Taberd thì bản thảo của cuốn tự điển này đã làm mồi cho lửa trong một cuộc hỏa hoạn xảy ra năm 1777 tại Cà Mau. Nhưng thực sự cuộc hỏa hoạn không xảy ra tại Cà Mau mà tại chủng viện Cây Quao, Hà Tiên, do quân đội Cao Mên gây nên và đã thiêu rụi các sách tiếng Việt, tiếng Mên, tiếng Portugal và tiếng Latinh. Xem : - Trương Bá Cần, op. cit., trg 30. vở Công Giáo. Ngài gửi người qua Macao học nghề in ấn, nhưng mộng ấy không thành do hoàn cảnh ở Việt Nam lúc bấy giờ. V. VIỆC CAI QUẢN GIÁO PHẬN Sau lúc được tấn phong giám mục tại Madras, India, chắc hẳn Giám mục Bá Đa Lộc đã có những ýù định phải làm những gì. Trong một thư gởi Thánh Bộ Truyền Giáo, ngài thố lộ muốn mở trường học, và một chủng viện với hy vọng trong một vài năm sẽ có những giáo lý viên được huấn luyện vững chắc. Ngài cũng như các đại diện tông tòa trước như các giám mục Lambert de la Motte, Deydier, De Bourges ở Đàng Ngoài rất ngại ảnh hưởng của các Hội dòng, nhất là dòng Phan Sinh đang hoạt động rất mạnh tại Đàng Trong. Có lẽ cũng vì vậy mà lúc vừa mới được sắc phong chức thì cha liền vận động với Tòa Thánh xin một số quyền hạn có lợi cho mình và cho các đại diện tông tòa làm việc tại Việt Nam lúc bấy giờ. Do những đòi hỏi này mà sinh ra những tranh chấp kéo dài giữa các thừa sai Pháp và dòng Phan Sinh, nhưng rồi thừa sai Pháp bao giờ cũng thắng thế đối với dòng Phan Sinh cũng như đã thắng thế đối với dòng Tên. Giám mục yêu cầu được phái các linh mục đến những nơi không có linh mục, kể cả những nơi đã được phân chia cho các tu sĩ dòng đảm nhiệm. Yêu cầu thứ hai liên quan đến các thầy giảng. Chỉ có các đại diện tông tòa hay tổng đại diện của mình mới có quyền bổ nhiệm các giáo lý viên kể cả trong các giáo xứ do các cha dòng phụ trách. Trong toàn giáo phận chỉ có một cuốn giáo lý, một cuốn lịch do đại diện tông tòa phát hành, và chỉ những sách tiếng Việt do đại diện tông tòa cho phép mới được in và phổ biến42 mà không cần đến sự chấp thuận của bề trên dòng Phan Sinh.43 Năm 1776 Bộ Truyền Giáo sau một cuộc họp chấp thuận những yêu cầu của Giám mục Bá Đa Lộc. Không hiểu trong phiên họp ấy có đại diện dòng Phan Sinh hay không, nhưng Thánh Bộ lưu ý Giám mục phải tỏ ra hòa hoãn khi thương thảo với các tu sĩ dòng Phan Sinh.44 Vì trước kia Giám mục đã từng phụ trách chủng viện ở Hòn Đất và Virampatnam, Pondichéry, Ấn Độ nên ngài muốn áp dụng những kinh nghiệm sẵn có để cùng với các giáo sư chủng viện đưa ra một nội quy có 19 điều mà sau đây là những điều chính: Điều I: Đào tạo một hàng giáo sĩ tại chỗ, ở đó phải lập một vài nhà đào tạo và tìm ứng cử viên để gởi vào các trường đào tạo ấy. Điều II: Không nên phong chức linh mục cho người bản xứ trước 30 hay 40 tưổi. Điều III: Cho ở chung với các thừa sai một số các ứng cử viên để huấn luyện họ cho đến khi họ tới tuổi được nhập chủng viện. Ngay đối với ứng cử viên đã tới tuổi được nhập chủng viện, họ cũng phải ở với các cha ít nhất là 6 tháng trước lúc nhập chủng viện. Điều IV: Góp chung các khoản thù lao như bổng lễ, các lợi tức bất cứ từ đâu đến để nuôi sống các nhà đào tạo.45 Điều V đến điều XIX nói về điều hành và xử dụng quỹ chung này.46 42 Khoản này tương tự như khoản cấm trong chế độ cộng sản hiện tại (1996) ở Việt Nam, Không ai có quyền in và phổ biến bất cứ một tài liệu gì nếu không có phép của cơ quan chính phủ. 43 Launay, op. cit., Tập II, trg 5-7. 44 Launay, op. cit., tập III, trg 29. 45 Việc đóng góp này không rõ là chung cho các thừa sai trong giáo phận Đàng Trong và Cao Mên, hay chỉ riêng cho các vị phụ trách giáo dục ở chủng viện. 46 Các thừa sai ở chủng viện cùng ký ngày 10-5-1775. Không những vậy, Giám mục còn muốn cải tổ ngành giáo dục cho tất cả giáo xứ trong giáo phận nhờ vào hoạt động của giáo lý viên. Nhưng từ năm 1750 vì số giáo lý viên quá ít oi nên không thể thực hành được. Giám mục cũng muốn cải tổ lại các giáo họ và giáo xứ bằng cách huấn luyện các ông biện cho những công việc hành chính và giữ gìn sổ sách. Trong lúc chờ đợi những người được huấn luyện hẳn hoi, thì những người có đức hạnh và khả năng, các ông câu ông trùm, tạm thời gánh vác việc điều hành giáo xứ. Những nỗ lực và phương cách cải tổ mới lạ cùng với lòng chân tình mở mang cánh đồng truyền giáo của Giám mục Bá Đa Lộc đáng được ghi nhớ.47 VI. NHỮNG THẮC MẮC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁ ĐA LỘC Từ mấy thế kỷ trước, các Giáo Tông và Bộ Truyền Giáo đã ra chỉ thị cho các thừa sai chỉ chuyên lo giảng Phúc Âm và tránh theo một bè đảng chính trị nào, vì như thế sẽ có hại đến việc truyền giáo. Do đó nhiều giáo sĩ báo cáo về Rôma phản đối hành động của Giám mục Bá Đa Lộc. Những lời báo cáo này dựa trên những lý lẽ vững chắc, xác đáng chứ không phải là vu cáo vu vơ.48 “Vì cha giúp Nguyễn Aùnh chống lại Tây Sơn, nên buộc lòng phải bỏ giáo phận lúc Tây Sơn tràn đến. Bổn đạo trong giáo phận miền Nam của ông có đến 60.000 người, tất cả những người ấy đều cần đến sự săn sóc của ông, là chủ chiên của họ. Trông nom đàn chiên Chúa giao cho là bổn phận của một Giám Mục và ngài đã không chu toàn trọng trách đó. “Vả lại trong lúc ông chạy trốn, vì cố tâm giúp Nguyễn Ánh, ông đã không giúp được bổn đạo, mà ngược lại bổn đạo bị hà hiếp khổ cực cũng vì ông. Đến đâu Tây Sơn cũng tàn sát người Công Giáo vì nghĩ rằng người Công Giáo là tay chân, là phần tử của Nguyễn Ánh. Nếu Bá Đa Lộc không giúp nhà Nguyễn khôi phục, chắc gì Tây Sơn đã sát hại người Công Giáo?” Sở dĩ Giám mục Bá Đa Lộc hành động như vậy, có lẽ vì cha hy vọng Nguyễn Ánh sẽ là một Constantin thứ hai, làm cho Việt Nam trở nên một nước Công Giáo, như Constantin xưa kia đã làm cho Rôma theo đạo Công Giáo.49 Nhưng sự thật trớ trêu. Nguyễn Ánh không những không theo đạo như Constantin, mà còn ra một sắc lệnh chế nhạo đạo Công Giáo50 khi ông ta còn chân ướt chân ráo bước lên ngai vàng, mà Giám mục đã dày công chuộc lại cho ông. Đó là chưa nói tới những hành động bài giáo đẫm máu của bộ ba Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức là con, cháu và chắt của Nguyễn Ánh. Lịch sử đã chứng minh sự khôn ngoan của Bộ Truyền Giáo, lúc Bộ ra chỉ thị cấm các thừa sai nhúng tay vào những việc có tính cách chánh trị. Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, thừa sai phải xử sự khôn ngoan đừng để cho qua lời nói hành động của mình có thể ngờ vực là mình đứng về phe này hay phe khác. Lòng yêu thương tha thiết và chân tình của Giám mục Bá Đa Lộc đối với người dân Việt Nam thật không thể chối cãi được. Cuộc đời đạo hạnh khiêm nhường của ngài rất đáng kính phục, nhưng rất nhiều người không đồng ý với những hành vi của ngài. Điển hình là Giám Mục Le Bon ở Thái Lan và cha dòng Phan Sinh Diego Jumilla. 47 Trương Bá Cần, op. cit., trg 45. 48 Louvet, op. cit., trg 95, 102, 103. 49 Louvet, op. cit., trg 101. - Faure, Pigneau de Béhaine (Paris, 1891), trg 57. 50 Louvet, La Cochinchine Religieuse (Paris, 1885), Tập II, trg 16. Ngay từ năm 1778 Giám mục Le Bon bày tỏ ý kiến của mình không những cho Giám mục Bá Đa Lộc mà còn cho hết mọi người biết: “Các vua chúa ở trần gian nầy khi có chiến tranh thì dĩ nhiên có quyền xin viện trợ và muốn xin viện trợ từ bất cứ nơi đâu. Đó là việc của họ,ỉ đó là quyền của họ, việc đó chỉ liên quan tới họ. Là những nhà truyền giáo, chúng ta phải xa lánh đừng giây mình vào chính trị và quân sự.51 Không có gì xa lạ với tinh thần truyền giáo cho bằng những chuyện đó. Không có gì phá hoại công cuộc truyền giáo cho bằng những việc đóù. Hãy để cho thế gian lo việc thế gian, còn chúng ta hãy lo việc Chúa và những việc liên quan tới tông giáo.” Trong lá thư gởi cho Bộ Truyền Giáo ngày 27-7-1780, Giám mục Le Bon viết rằng: “Giám Mục Bá Đa Lộc là người chỉ huy lực lượng hành quân. Các tướng tá được lệnh phải tham khảo ý kiến của Giám Mục. Năm 1778 chính Giám Mục đã giúp quân Đàng Trong đánh chiếm Cao Mên.52 Nếu mỗi người trong chúng tôi xử sự như Giám Mục Bá Đa Lộc trong khu vực truyền giáo thì chúng tôi sẽ đi đến chỗ chống đối gây chiến với nhau, tranh nhau xem ai thắng ai.”53 Thật ra Giám Mục Bá Đa Lộc không tham gia một cách lộ liễu vào các hoạt động hành chính và quân sự của Nguyễn Ánh, nhưng thật sự ngài đứng hẳn về phe của Nguyễn Ánh để chống lại Tây Sơn khi đặt trụ sở truyền giáo của giáo phận ngay trong căn cứ của Nguyễn Ánh tại Tân Triều. Nếu ngài ngại không muốn đặt trụ sở tại Chợ Quán hay tại Lái Thiêu vì hai địa điểm trên thuộc về các cha Phan Sinh, thì tại sao ngài không đặt tại Bến Gỗ ở Biên Hòa là nơi có trụ sở của thừa sai ngoại quốc Paris. Về việc quân Đàng Trong chiếm Cao Mên năm 1778, chính Đỗ Thành Nhân đem quân đánh Cao Mên. Sau lúc bình định đất nước này, ông đặt lên ngai vàng Ang Eng, con của Ang Tông, và để phụ tá của ông là Hồ Văn Lân làm quan bảo hộ ở tại Cao Mên rồi rút về Nam Việt. Tiếng tăm ông lừng lẫy khiến Nguyễn Ánh nghi ngờ và giết chết ông một cách oan uổng.54 Về việc tiến quân vào Cao Mên, Giám mục quả thật đã dùng uy tín của mình để ngăn cản nhưng vô hiệu vì Nguyễn Ánh không muốn nghe theo những ý kiến hòa bình của cha. Vị đại diện tông tòa ở Macao Marchin viết rằng: “Giám Mục (Pigneau) đã hết sức lo lắng cho nhữngg người Công Giáo Cao Mên nên nhà vua đã ra lệnh cho các vị chỉ huy không được quấy phá giáo dân, không được động tới người cũng như của cải. Nhà vua yêu cầu Giám Mục cho một giám sát viên đi theo quân đội để thi hành lệnh nầy.” Người được chỉ định làm giám sát viên là cha Phaolô Hồ Văn Nghị, một linh mục nổi tiếng được nhiều giáo hữu biết đến. Cha tháp tùng theo quân đội Đàng Trong không phải để đánh giặc mà chỉ để bảo vệ người Công Giáo Cao Mên. 51 Đa số thường phân biệt chính trị công dân và chính trị đảng phái. Chính trị công dân là những hoạt động mà tất cả người công dân có nhiệm vụ phải làm, như việc đi bầu. Các giám mục Hoa Kỳ gọi đó là một nhân đức, vì chúng ta có phận sự đi bầu cho những ứng cử viên tôn trọng nhân quyền, dân quyền, lề luật tự nhiên, lề luật Thiên Chúa, lề luật Giáo Hội và cương quyết không bầu cho những người vi phạm các lề luật đó. Thí dụ, không bầu cho những người trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ phá thai, đồng tính luyến ái, ly dị, v.v... Chính trị đảng phái là hành động của một người dân với tính cách là thành phần của một đảng phái, hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tài với mục đích tuyên truyền cho đảng và đưa đảng tới chỗ chiếm chính quyền. Người Công giáo với tư cách là một người công dân được tự do tham gia hay không tham gia vào hoạt động chính trị đảng phái, trừ những đảng đi ngược lại đường lối của Giáo Hội như đảng Cộng Sản vô thần. 52 Faulet chép quân Cao Mên và quân Tây Sơn lùng bắt Pigneau tại Cây Quao vào cuối tháng 7-1777. Xem: - Launay, Histoire Générale de la Société (Paris, 1894), Tập III, trg 131-132. 53 Ibid, trg 95. 54 Lê Thành Khôi, Le Việtnam Histoire and Civilisation (Paris, 1955), trg 299. Tuy nhiên có người loan tin sai lạc nói rằng cha Nghi chỉ huy quân đội, và cũng có người nhầm lẫn cha Nghi với giám mục và quả quyết chính giám mục chỉ huy quân đội.55 Trước lúc giết tướng Đỗ Thành Nhân, một tướng có tài và có công, Nguyễn Ánh đêm hôm tìm đến hỏi ý kiến của giám mục. Ngài trả lời dứt khoát cho Nguyễn Ánh rằng: “Là một người Công Giáo và là một thủ lãnh của Giáo Hội Công Giáo tại Đàng Trong, tôi không thể tham dự trực tiếp hay gián tiếp vào việc giết người. Thật là tai hại biết bao nếu tôi nhúng tay vào một sự việc như vậy. Xin nhà vua đừng nài ép tôi cho ý kiến nữa.” Lúc đó Nguyễn Ánh cảm thấy mình bị bỏ rơi và khóc trong phiền muộn. Ông ra về mà lòng chưa quyết định được gì.56 55 Launay, op. cit., trg 313. 56 Nguyễn Ánh đã ra lệnh hạ sát tướng Đỗ Thành Nhân. Sự việc này gây bất mãn trong hàng ngũ quân đội. Độc giả cũng lấy làm bỡ ngỡ vì Bá Đa Lộc có thể lên tiếng can thiệp để cứu một vị tướng mà ông quen biết, và Giám Mục đã không làm điều ấy, thật đáng tiếc.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net