logo

Du lịch thế giới từ tháng 5-8/2003

Với tình hình suy thoái kinh tế bao trùm một số thị trường nguồn trọng điểm, kết quả của toàn khu vực trong 8 tháng đầu năm không có sự nổi bật. Trong số các thị trường du lịch outbound chủ chốt của Châu Âu như Đức, Hà Lan... tất cả đều ghi nhận sự sụt giảm trong chi tiêu du lịch quốc tế.
Du lịch Thế giới từ tháng 5 – 8/2003 (Lược dịch từ tài liệu của nhóm Hàn thử biểu Du lịch Thế giới - WTO Tập 1, Số 2, Tháng 10/2003) Số liệu Du lịch ngắn hạn Du lịch quốc tế: Lượt khách, Thu nhập và Chi tiêu Trong 4 tháng đầu năm 2003, hoạt động du lịch thế giới chịu tác động nặng nề của cuộc xung đột tại Iraq và tiếp đó là sự bùng nổ của dịch SARS. Về tình hình địa chính trị, niềm tin của công chúng về an toàn du lịch đã dần dần được khôi phục cùng với sự chấm dứt của chiến tranh. Mặc dù tình trạng bất ổn ngày càng trầm trọng thêm bởi những vụ khủng bố xảy ra liên tiếp trong những tháng tiếp theo tại Riyadh, Casablanca, Jakarta và Mumbai, những vụ việc này gây tác động ít hơn so với những sự kiện đã diễn ra trước đó bởi lẽ công chúng ngày nay dường như chấp nhận rằng thế giới không phải luôn là chốn bình yên để sinh sống như họ đã từng ước ao. Khi xung đột tại Iraq đã lắng xuống và dịch SARS nằm trong tầm kiểm soát, câu hỏi lớn còn tồn tại là những tác động thực sự lên hoạt động du lịch ở từng khu vực là gì và liệu cầu du lịch có phục hồi được hay không và nếu có thì với tốc độ nào. Theo số liệu thống kê lượng khách đến của hơn 100 quốc gia thì hầu hết các điểm đến đã có những bước tiến trong việc khắc phục những tổn thất do cuộc chiến tại Iraq và nỗi lo sợ về SARS. Tuy nhiên, tình trạng yếu kém kéo dài của nền kinh tế đã tiếp tục hạn chế khả năng phục hồi nhanh hơn tại nhiều khu vực, đặc biệt là Tây Âu. Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 1 Kết quả theo khu vực1 Châu Âu Với tình hình suy thoái kinh tế bao trùm một số thị trường nguồn trọng điểm, kết quả của toàn khu vực trong 8 tháng đầu năm không thực sự nổi bật. Trong số các thị trường du lịch outbound chủ chốt của châu Âu, bao gồm Đức (-6%), Hà Lan (-7%), Thụy Sĩ (-6%), Áo (-1%), Thụy Điển (-13%), Đan Mạch (-8%) và Bỉ (- 1%), tất cả đều ghi nhận sự sụt giảm trong chi tiêu du lịch quốc tế. Tình trạng này được phản ánh rõ trong kết quả tại hầu hết các điểm đến du lịch được các thị trường này ưa chuộng. Hơn thế, châu Âu vừa trải qua một mùa hè kéo dài và khô nóng bất thường, gây ảnh hưởng tới lưu lượng khách mùa hè truyền thống từ phía Bắc đổ xuống phía Nam; thực tế là nhiều người dân phía Nam ở lại nhà hoặc chỉ đi du lịch ở những điểm gần nhà. Nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn những kỳ nghỉ trong nước do điều kiện kinh tế; xu hướng này đã bắt đầu được các chính phủ nhận biết và đưa ra những biện pháp ưu đãi thông qua các chương trình thanh toán đặc biệt tương tự như đã triển khai tại Ba Lan và Hungary. Đi ngược lại xu hướng chung có Pháp và Italy, cả hai nước đã chi nhiều hơn 4% trong nửa đầu năm nay. Tại khu vực Bắc Âu, Vương quốc Anh và Ireland cũng nằm ngoài khuynh hướng chung. Trên thực tế, Anh là một trong những điểm sáng hơn cả xét trên cả phương diện du lịch inbound và outbound. Quốc gia này đã hồi phục trở lại từ mức tồi tệ trong những tháng có chiến sự và kết thúc 8 tháng đầu năm nay ở mức tương đương cùng kỳ năm 2002 (+0,5%). Xét về du lịch outbound, 1 Trong số này, bên cạnh việc cung cấp và phân tích số liệu về Lượt khách Du lịch Quốc tế, nhóm chuyên gia còn thực hiện phân tích hai chỉ tiêu khác, đó là Thu nhập Du lịch Quốc tế và Chi tiêu Du lịch Quốc tế. Như vậy, du lịch inbound có thể được đánh giá qua cả số lượng và thu nhập; cũng tương tự, quy mô du lịch outbound có thể thấy được qua xem xét sự gia tăng chi tiêu từ các thị trường nguồn trọng điểm – BBT. Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 2 người dân nước này đã chi tiêu nhiều hơn gần 5% trong nửa đầu năm nay. Ba thị trường trọng điểm truyền thống là Pháp, Tây Ban Nha và Italy tiếp tục giảm sút hoặc không cho thấy dấu hiệu thay đổi nào. Pháp chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như cháy lớn, đình công, dòng hải lưu nóng, tràn dầu và phong trào bài Pháp của dân Mỹ đã chấp nhận mức giảm 8% đối với công suất phòng khách sạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số liệu này mới chỉ phản ánh hoạt động kinh doanh khách sạn và do đó, nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự giảm sút của lượng cầu liên khu vực từ Bắc Mỹ và châu Á. Sản phẩm du lịch của Pháp cho thị trường nội vùng tương đối mạnh hơn với các loại cơ sở lưu trú khác như lều trại, nhà cho thuê, nhà nghỉ… Nếu so sánh thì trong nửa đầu năm nay, thu nhập của Pháp từ du lịch quốc tế không mấy thay đổi. Tây Ban Nha kết thúc 8 tháng với mức tăng 0,4% về lượng khách quốc tế đến nước này. Riêng trong tháng 8 bị giảm 6,8%, nhưng con số âm này là vì đối chiếu với kết quả quá xuất sắc của tháng 8/2002. Italy đã chứng kiến sự sụt giảm lượng khách đến liên tục kể từ tháng 4, dẫn đến 3,5% thua lỗ trong vòng 7 tháng đầu năm. Nguyên nhân chính là sự giảm sút trong lượng cầu đường dài từ Hoa Kỳ và Nhật Bản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch văn hóa tại nhiều thành phố lớn, trong khi du lịch nghỉ dưỡng lại ít bị tác động hơn. Một số điểm đến đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng vốn ít nổi tiếng hơn như Croatia (+6% từ tháng 1-8), Slovenia (+4%), Thổ Nhĩ Kỳ (+1%) đã đạt được những kết quả thực sự khả quan trong mùa hè. Thổ Nhĩ Kỳ đã phục hồi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đầy ấn tượng từ những kết quả âm trong thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5, ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số trong cả tháng 7 (+10%) và tháng 8 (+17%). Như được thấy dưới đây, các điểm đến ở vùng Địa Trung Hải thuộc khu vực Bắc Phi và Trung Đông cũng hoạt động khá tốt. Một trong những yếu tố đóng góp vào thành quả này là tỷ giá hối đoái hiện thời của đồng Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 3 Euro, khiến cho việc đi nghỉ ở những vùng không sử dụng loại tiền này sẽ có lợi hơn về giá. Về hoạt động giao thông, tình hình dường như đang dần trở lại bình thường. Đi lại bằng máy bay với các hãng hàng không truyền thống tăng chậm tính đến tháng 8, trong khi các hãng vận tải giá rẻ đang tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Tây Ban Nha là điển hình của xu hướng đảo ngược này. Trong khi lượng khách đến trong năm 2002 bằng đường bộ và đường sắt tăng tương ứng là 18% và 9% thì bằng đường hàng không giảm 1%; ngược lại, trong 8 tháng đầu năm 2003, lưu thông hàng không tăng 7% và vận tải đường bộ và đường sắt giảm tương ứng là 13% và 10%. Hơn nữa, nước này ghi nhận mức tăng đáng kinh ngạc 50% đối với số lượng hành khách của các hãng vận tải giá rẻ trong 8 tháng đầu năm 2003. Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 4 Lượt khách du lịch quốc tế theo quốc gia đến '02* 2003* Số liệu tháng KH 02*/01 KH (%) (1) (1.000) (%) YTD (2) Th.4 Th.5 Th.6 Th.7 Th.8 Châu Âu Andorra TF 3.388 -3,6 TF -8,9 1,5 -7,0 -4,9 -12,6 -5,7 Áo TCE 18.611 2,4 TCE 2,0 34,9 -12,6 6,5 -4,3 13,4 Bỉ TCE 6.724 4,2 TCE -5,6 -1,2 -12,7 1,1 -10,6 Bulgaria TCE 3.433 7,8 TF 13,5 .. .. .. .. Croatia TCE 6.944 6,1 TCE 6,2 30,7 0,4 13,9 1,4 8,6 Cyprus TF 2.418 -10,3 TF -6,7 -5,9 -17,0 -10,6 -2,8 7,8 CH Séc TCE 4.579 -11,8 VF -6,1 -9,4 -11,6 -4,8 -7,6 6,6 Đan Mạch TCE 2.010 -0,9 NHS -0,8 12,3 -4,3 -3,7 -3,6 8,7 Estonia TF 1.360 3,0 TF -1,7 -6,6 1,4 -2,1 2,9 Phần Lan TF 2.875 1,7 NHS -2,8 -2,6 -2,3 0,4 -6,6 CH Macedonia TCE 123 24,3 TCE 8,0 0,0 11,7 8,9 Pháp TF 77.012 2,4 TF -8,3 -4,5 -15,1 -12,1 -13,8 -10 Đức TCE 17.969 0,6 THS -0,2 -5,5 2,8 -2,4 -1,0 Hungary VF/2 15.870 3,5 TCE -5,9 0,0 -16,0 -4,8 -6,9 -1,8 Iceland TF 278 NHS 7,7 27,3 12,3 4,2 4,9 Ai Len TF 6.476 1,9 TF 3,2 .. .. .. Israel TF 862 -27,9 TF 16,4 17,7 35,7 43,9 53,9 52 Italy TF 39.799 0,6 TF -3,5 -1,1 -6,9 -3,5 -7,8 Latvia TF 848 43,5 VF 10,9 14,2 6,7 6,1 5,9 15,8 Liechtenstein THS 49 -13,2 THS -1,9 -3,8 0,8 -9,6 -7,8 -6,3 Malta TF 1.134 -3,9 TF 2,9 12,7 2,5 5,7 2,4 Hà Lan TCE 9.595 1,0 TCE -7,6 -2,1 -19,5 9,8 Na Uy TCE 3.107 1,1 NHS -8,4 -17,7 -3,7 -9,9 -9,6 -0,6 Ba Lan TF 13.980 -6,8 TF -3,2 -0,7 -1,7 4,2 Bồ Đào Nha TF 11.666 -4,1 NHS 1,6 9,9 1,9 1,9 3,0 Serbia & Montenegro TCE 448 27,5 TCE 4,1 -10,2 Slovakia TCE 1.399 14,8 TCE 1,3 -1,4 -7,1 3,1 Slovenia TCE 1.302 6,8 TCE 4,3 4,9 0,6 12,9 2,0 7 Tây Ban Nha TF 51.748 3,3 TF 0,4 12,3 4,7 0,2 1,0 -6,8 Thụy Điển TCE 7.459 4,3 NHS -1,3 7,9 -2,8 0,5 -4,6 Thụy Sĩ TF 10.000 -7,4 NHS -5,4 1,1 -11,9 -7,7 -6,8 -1,4 Thổ Nhĩ Kỳ TF 12.782 18,5 TF 0,7 -21,8 -15,1 1,2 9,6 16,8 VQ Anh VF 24.180 5,9 VF 0,5 -16,1 -7,4 8,2 -4,7 4,7 Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) TF: Du khách quốc tế đến tại biên giới (không kể khách vãng lai trong ngày); VF: Du khách quốc tế đến tại biên giới (khách du lịch và khách vãng lai trong ngày); THS: Du khách quốc tế đến tại các khách Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 5 sạn và nhà nghỉ; TCE: Du khách quốc tế đến tại các cơ sở lưu trú chỉ định thu thập; NHS: Số đêm lưu trú của du khách quốc tế tại các khách sạn và nhà nghỉ; NCE: Số đêm lưu trú của du khách quốc tế tại các cơ sở lưu trú chỉ định thu thập. (2) Lũy kế năm Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 6 Thu nhập và chi tiêu du lịch quốc tế KH Thu nhập Du lịch quốc tế Chi tiêu Du lịch quốc tế (1) US$ Nội tệ (%) US$ Nội tệ (%) 2002 02/01 2003* so với năm ngoái 2002 02/01 2003* so với năm ngoái (triệu) YTD(2) Quý 1 Quý 2 T7 T8 (triệu) YTD(2) Quý 1 Quý 2 T7 T8 Châu Âu Áo 11.237 3,8 -0,7 -12,3 15,7 5,9 9.391 -1,0 -2,3 -0,6 -2,6 -3,2 Bỉ 6.892 -6,0 3,3 6,5 0,5 10.435 1,5 -0,9 -0,3 -1,4 Bulgaria 1.344 2,9 -4,7 -6,6 -3,8 616 3,8 -8,4 -6,1 Croatia $ 3.811 14,3 64,7 64,7 781 28,8 -10,3 -10,3 Cyprus 1.863 -10,4 -12,1 -12,1 424 17,7 13,8 13,8 CH Séc 2.941 -18,5 -5,7 -4,1 -7,1 1.575 -2,4 3,2 9,5 -1,6 Đan Mạch 5.785 19,4 -11,0 -13,9 -8,7 6.856 18,5 -8,2 -11,2 -5,4 Estonia 555 2,9 -0,5 -6,6 2,9 231 13,5 21,7 24,9 19,3 Phần Lan 1.573 3,7 1,4 0,0 2,7 1.966 0,5 3,1 4,4 1,9 Pháp 32.329 1,5 -0,1 10,2 -7,3 19.460 2,6 4,1 8,1 0,7 Đức 19.158 -1,5 -4,2 -3,7 -4,7 53.196 -4,3 -6,0 -3,7 -8,0 Hy Lạp 9.741 -2,8 -9,1 -15,7 -9,3 -7,0 2.450 -45,2 7,2 4,6 Hungary 3.273 -18,4 -14,1 -21,0 -9,1 1.722 11,7 -8,6 -17,7 1,1 Ai Len 3.089 4,4 2,0 3,8 0,9 3.743 23,5 11,6 13,4 10,3 Israel $ 1.197 -18,0 -9,8 -14,2 -4,9 2.547 -13,7 -5,3 -26,2 12,6 Italy 26.915 -2,7 -1,6 10,8 -7,8 16.935 7,6 4,3 11,4 -1,1 Latvia 161 31,4 23,1 34,9 17,2 230 0,4 20,9 21,6 20,4 Lithuania 513 22,0 -10,1 -20,3 -2,2 341 42,5 0,3 0,0 0,6 Luxembourg 2.186 8,2 6,6 5,1 8,1 1.896 22,4 3,9 -5,9 12,1 Malta 568 -5,6 7,8 4,4 10,0 152 -18,7 -10,6 -10,6 Hà Lan 7.706 8,6 -5,3 -10,4 -1,2 12.919 1,8 -6,7 -10,8 -3,8 Na Uy 2.738 -1,8 1,8 -5,7 5,2 7,1 5.814 1,3 12,5 12,1 15,1 77,3 Bồ Đào Nha 5.919 2,2 3,9 3,4 3,8 5,0 2.274 2,4 -2,0 -1,5 -3,3 0,6 LB Nga $ 4.188 17,6 5,7 2,9 7,6 12.005 20,5 7,2 12,0 3,8 Slovakia 724 5,9 23,1 26,8 19,9 442 43,3 1,3 12,4 -7,1 Slovenia 1.083 5,9 5,7 2,8 6,9 8,2 614 12,2 6,6 -6,5 10,2 12,6 Tây Ban Nha 33.609 -2,9 4,4 0,3 7,5 6.638 5,4 0,6 0,6 0,6 Thụy Điển 4.496 -1,6 -2,4 -8,3 2,6 7.241 -2,1 -12,5 -12,9 -12,0 Thụy Sĩ 7.628 -6,3 5,1 6,5 3,6 6.427 0,9 -6,0 -5,3 -6,5 Thổ Nhĩ Kỳ $ 9.010 4,8 -7,2 -10,4 -10,8 1,9 1.881 8,2 -4,4 23,7 -19,7 -15,0 VQ Anh sa 17.591 6,3 -4,8 0,2 -9,5 40.409 18,7 4,6 8,7 0,6 Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) Toàn bộ tỷ lệ phần trăm được tính trên số liệu bằng đồng nội tệ không qua điều chỉnh thời vụ, ngoại trừ các chỉ tiêu được chỉ định là $: USD; €: Euro; sa: đã điều chỉnh thời vụ. (2) Lũy kế năm Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 7 Châu Mỹ Mặc dù mức độ suy thoái trong những tháng tiếp sau chiến sự tại Iraq và lan tràn dịch SARS có giảm nhẹ đôi chút, khu vực Bắc Mỹ vẫn còn phải cố gắng khôi phục phần lớn thua lỗ mà họ đã phải gánh chịu. Qua 7 tháng đầu năm, Mỹ vẫn bị thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự yếu kém đặc biệt được thể hiện đối với hoạt động lữ hành từ châu Á (-20%) và Nam Mỹ (-23%), nhưng khả quan hơn đối với lượng khách từ Mexico (-2%, không kể những chuyến đi trong vòng 25 dặm tính từ biên giới với Mỹ), Canada (-4%) và Tây Âu (-3%), trong đó có mức tăng đáng khích lệ 2% đối với lượng khách từ Anh. Chịu tác động nặng nề bởi cảnh báo hạn chế du lịch do SARS vào cuối tháng 4, Canada giảm trên 10% ở tất cả các tháng, trong đó giảm mạnh nhất là tháng 5 và đến tháng 8 mức giảm là 15%. Mexico đã bắt đầu hồi phục trở lại từ sự giảm sút nghiêm trọng về lượng khách đến từ Hoa Kỳ trong suốt thời gian chiến sự tại Iraq và ghi nhận những kết quả tích cực trong tháng 6 và tháng 7, nhưng vẫn phải đối diện với mức giảm 8% lũy kế đến tháng 8. Tuy nhiên, thu nhập du lịch quốc tế của nước này đã tăng 7% qua 7 tháng đầu năm. Sự mâu thuẫn này một mặt là do việc chuyển từ những chuyến đi ngắn xung quanh khu vực biên giới sang những chuyến đi dài hơn vào trong nội địa và mặt khác bởi sự gia tăng trong lượng khách đến bằng đường biển (được xem là khách vãng lai trong ngày chứ không phải khách du lịch, nhưng lại được tính vào thu nhập). Đối với các quốc gia khác trong khu vực, tình hình xem ra khả quan hơn nhiều, trong đó phần lớn các điểm đến du lịch trong khu vực Caribbean và Trung Nam Mỹ đạt kết quả khá tích cực và cá biệt một số nơi rất tích cực. Được hưởng lợi từ sự giảm giá của đồng USD khiến cho hầu hết điểm đến du lịch trở nên rẻ hơn đối với khách đến từ châu Âu và Canada cùng với sự dịch Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 8 chuyển luồng khách từ châu Á sang do ảnh hưởng của SARS, các nước vùng vịnh Carribean khẳng định năng lực phục hồi vững chắc từ kết quả âm trong năm 2002. Một vài điểm đến du lịch trọng điểm đạt kết quả dương bao gồm Cộng hòa Dominica (+20%), Cuba (+14%) và Jamaica (+7%); đồng thời Puerto Rico (+3%) và Bahamas (+2%) cũng đang trên đà gia tăng. Tương tự, Trung và Nam Mỹ cũng đã thành công trong việc duy trì đà tăng trưởng của 4 tháng đầu năm 2003. Khi ổn định chính trị và kinh tế tại các thị trường nguồn trọng điểm trong khu vực được củng cố, nhất là ở Argentina và Brazil, thì các quốc gia khác trong khu vực như Chile (+11%), Peru (+3%), Uruguay (+3%) và Ecuador (+15%) đều tăng trưởng. Argentina, nhờ có thuận lợi về giá cả, đã thành công trong việc duy trì khuynh hướng tích cực được khởi nguồn từ năm 2002 và ghi nhận mức tăng đáng kể 27% trong lượng khách đến tại các sân bay và cảng biển quan trọng của nước này qua 7 tháng đầu năm nay. Số liệu hiện có của 6 hoặc 7 tháng đầu năm cho thấy các điểm đến du lịch thuộc Trung Mỹ như Belize (+10%), El Savador (+6%), Panama (+9%) và Nicaragua (+8%) đều giữ được đà tăng trưởng vốn có trong những năm gần đây. Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 9 Lượt khách du lịch quốc tế theo quốc gia đến 02* 2003* Số liệu tháng KH 02*/01 KH (%) (1) (1.000) (%) YTD (2) Th.4 Th.5 Th.6 Th.7 Th.8 Châu Mỹ Anguilla TF 44 -8,3 TF 2,7 7,0 3,5 12,5 20,4 Antigua, Barb TF VF air 5,0 14,0 Argentina TF 2.820 7,6 VF (3) 26,8 33,0 10,6 25,8 25,6 Aruba TF 643 -7,0 TF -2,4 -1,1 -2,1 -3,2 7,0 2,5 Bahamas TF TF 1,7 14,5 -5,5 -1,6 5,8 -0,2 Barbados TF 498 -1,8 TF 8,2 25,7 12,0 19,6 7,6 -1,6 Belize TF 200 1,8 TF 9,7 15,5 11,6 13,4 Bermuda TF 284 2,1 VF air -4,2 -9,0 -2,7 0,4 0,2 Bonaire TF 52 3,2 THS 26,6 78,9 24,0 24,4 Canada TF 20.057 1,9 TF -14,9 -16,5 -23,3 -17,2 -16,0 QĐ Cayman TF 303 -9,3 TF -5,7 3,9 -10,0 -8,7 -8,2 -6,4 Chile TF 1.412 -18,0 TF 10,6 15,7 8,0 26,9 24,8 21,6 Cuba TF 1.656 -4,6 TF 14,3 20,6 6,5 2,5 5,8 16,0 Curaçao TF 218 6,3 TF -1,3 -0,8 -2,7 4,8 15,1 Dominica TF 67 1,1 TF 6,3 38,2 0,5 CH Dominica TF 2.811 -2,5 VF air 19,7 25,6 13,8 14,2 23,0 26,9 Ecuador VF 654 2,1 VF 16,1 20,4 3,2 14,2 16,3 41,0 El Salvador TF 951 29,5 VF 5,5 -4,1 17,4 7,7 Grenada TF 132 7,3 TF 7,4 30,1 -12,3 29,0 18,4 Guyana TF 104 9,8 TF -16,1 4,6 -8,4 -8,9 -22,2 Jamaica TF 1.266 -0,8 TF 6,8 11,2 2,7 7,4 4,6 8,0 Martinique TF 448 -2,7 TF 0,2 9,9 -5,6 3,5 -2,1 -6,1 Mexico TF 19.667 -0,7 TF -7,8 -20,4 -4,0 1,9 4,5 -2,3 Montserrat TF 10 -1,9 TF -11,9 14,6 -28,4 14,5 27,0 Nicaragua TF 472 -2,3 TF 7,5 30,5 11,3 15,6 21,8 Panama TF 534 2,9 VF 9,4 13,9 16,7 10,3 Peru TF 846 6,0 VF air (4) 3,4 13,5 1,6 2,8 5,6 Puerto Rico TF 3.087 -13,1 THS 3,4 -4,5 -3,7 2,6 Saba TF 11 19,7 TF 14,9 15,2 19,3 8,3 Saint Lucia TF 253 1,3 TF 8,6 1,2 10,3 35,1 19,7 23,4 St. Maarten TF 381 -5,4 VF air 8,3 7,9 23,7 3,5 St. Vincent, Grenadines TF 78 9,3 TF -7,2 22,7 9,2 Trinidad Tbg TF 379 -1,1 TF 12,6 26,0 2,5 Hoa Kỳ TF 41.892 -6,7 TF (5) -7,3 -6,1 -11,8 -7,4 -4,1 Uruguay TF 1.258 -33,5 VF (6) 2,6 47,1 -15,3 2,2 17,1 Đảo US. Virgin TF 553 -6,6 THS 0,1 -7,4 8,0 -3,9 7,9 Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) Xem bảng số liệu châu Âu (2) Lũy kế năm (3) Khách nước ngoài đến tại sân bay quốc tế Ezeiza và Jorge Newbery và tại cảng Buenos Aires (4) Khách nước ngoài đến tại sân bay quốc tế Jorge Chavez Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 10 (5) Không kể du khách Mexico đi lại trong vòng 25 dặm tính từ biên giới với Mỹ (6) Không kể người Uruguay định cư ở nước ngoài Thu nhập và chi tiêu du lịch quốc tế KH Thu nhập Du lịch quốc tế Chi tiêu Du lịch quốc tế (1) US$ Nội tệ (%) US$ Nội tệ (%) 2002 02/01 2003* so với năm ngoái 2002 02/01 2003* so với năm ngoái (triệu) YTD(2) Q.1 Q.2 T7 T8 (triệu) YTD(2) Q.1 Q.2 T7 T8 Châu Mỹ Aruba 898 1,3 -2,1 -2,1 154 17,0 36,6 36,6 Canada 9.700 1,9 -11,7 -7,0 -16,7 9.929 0,2 0,2 5,9 -5,3 Colombia $ 962 -20,5 -18,8 -18,8 1.072 -7,5 -14,6 -14,6 Costa Rica $ 1.078 -1,5 -3,0 -3,0 367 -4,9 -4,8 -4,8 CH Dominica $ 2.736 -2,2 17,5 18,2 16,7 295 Ecuador $ 447 4,0 -8,6 -7,3 -9,8 364 7,0 1,7 1,7 El Salvador $ 342 20,9 -3,7 -0,5 -7,1 161 -2,4 -26,7 -42,7 1,6 Guatemala $ 695 24,2 -4,3 32,7 -0,4 Mexico $;sa 8.858 5,4 6,9 6,8 6,7 7,0 6.060 6,3 1,2 -3,7 4,2 5,9 Panama 679 9,7 9,6 9,6 178 1,0 18,7 18,7 Hoa Kỳ sa 66.547 -7,6 -4,1 -1,3 -7,0 58.044 -3,6 -5,3 -2,0 -8,7 Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) Toàn bộ tỷ lệ phần trăm được tính trên số liệu bằng đồng nội tệ không qua điều chỉnh thời vụ, ngoại trừ các chỉ tiêu được chỉ định là $: USD; €: Euro; sa: đã điều chỉnh thời vụ. (2) Lũy kế năm Châu Á và Thái Bình Dương Ngoại trừ Nam Á, hoạt động du lịch tại đa số điểm đến thuộc châu Á bị tác động mạnh của dịch SARS. Phần lớn các nước tại Bắc Á và Đông Nam Á giảm trên 10% trong tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên, mức giảm mạnh nhất diễn ra vào tháng 5 với lượng khách giảm hơn một nửa tại nhiều điểm. Những nước chịu tác động ghê gớm nhất phải kể đến là Đài Loan (TQ), Singapore, Hong Kong, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Trong 3 tháng cuối, nhìn chung, kết quả vẫn là số âm nhưng mức giảm có xu hướng nhẹ bớt qua từng tháng. Những quốc gia có mức giảm cao nhất trong vòng 8 tháng đầu năm là Malaysia (-31%), Guam (-29%), Đài Loan (TQ) (-28%, trong 7 tháng), Singapore (-28%) và Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 11 Indonesia (-21%, trong 7 tháng). Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhưng có phần đỡ hơn với 17% thua lỗ lũy kế đến tháng 7 nhờ vào những kết quả rất tích cực của 3 tháng đầu năm. Tuy vậy, số liệu của một vài tháng gần đây cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi với tỷ lệ giảm đang ngày một thấp hơn. Không những thế, một vài điểm đến như Macao (TQ) đã nỗ lực đạt được những kết quả dương trong tháng 7 và tháng 8 với mức tăng tương ứng là +3% và +14%. SARS không chỉ đánh mạnh vào những nước bị tác động trực tiếp của virus mà ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác do mối e ngại chung về việc đi lại trong khu vực. Tương tự, du lịch outbound sang các nước trong khu vực cũng giảm đáng kể. Ngoài ra, khu vực này còn bị tác động bởi một thực tế rằng Hong Kong (TQ) và Singapore, nạn nhân trực tiếp của dịch bệnh, lại là những điểm trung chuyển khách du lịch quan trọng đến các quốc gia khác trong vùng. Nhiều nơi thuộc châu Đại Dương, Australia và New Zealand cũng chịu tác động của SARS và vẫn đang dần hồi phục từ sự sụt giảm trong các tháng 4, 5 và 6. Tuy nhiên, một số điểm đến du lịch nhỏ hơn tại Thái Bình Dương đã hoạt động khá tốt, chủ yếu qua đường Australia, New Zealand hoặc châu Mỹ để tránh qua Đông Bắc Á. Ngược lại, Nam Á vẫn tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là Sri Lanka và vùng Maldives với tỷ lệ tương ứng là +24% và +18%. Ấn Độ (+12%) và Nepal (+13%) cũng hoạt động khá tốt. Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 12 Lượt khách du lịch quốc tế theo quốc gia đến 2002* 2003* Số liệu tháng KH (1) 02*/01 KH (%) (1.000) (%) YTD (2) Th.4 Th.5 Th.6 Th.7 Th.8 Châu Á - Thái Bình Dương American Samoa TF VF 4,7 19,1 -0,2 -2,8 21,8 Australia VF 4.841 -0,3 VF -6,3 -10,8 -20,9 -9,2 0,6 -3,1 Cambodia TF 787 30,1 VF air -14,7 .. .. .. Trung Quốc TF 36.803 11,0 TF -17,4 -41,6 -45,3 -29,5 -13,8 Đảo Cook TF 73 -2,1 TF 16,3 11,1 17,3 Fiji TF 398 14,4 TF 3,6 4,8 2,0 11,4 9,9 French Polynesia TF 189 -16,9 TF 10,4 8,8 19,4 7,4 6,1 9,8 Guam TF 1.059 -8,7 TF -28,5 -36,2 -43,9 -43,3 -18,2 -20,2 Hong Kong (TQ) VF 16.566 20,7 VF -18,4 -64,8 -67,9 -38,2 -5,6 Ấn Độ TF 2.370 -6,6 TF 12,4 5,0 0,2 19,9 Indonesia TF 5.033 -2,3 TF (3) -20,9 -37,6 -38,6 -31,9 -10,1 Nhật Bản TF 5.239 9,8 TF (4) -6,7 -23,1 -34,2 -24,7 -2,7 13,5 Hàn Quốc VF 5.347 3,9 VF -15,2 -28,6 -39,4 -26,7 -17,9 -4,8 Lào TF 215 24,3 VF -16,1 -14,1 -18,8 -24,2 Macao (TQ) TF 6.565 12,4 VF -2,8 -33,8 -36,8 -5,4 3,0 14,4 Malaysia TF 13.292 4,0 TF -30,9 -58,5 -53,1 -44,6 -33,7 -29,0 Maldives TF 485 5,2 VF air (5) 18,0 14,3 -1,3 13,8 10,9 17,4 Myanmar TF 217 6,0 VF air -6,6 -24,7 -36,6 -16,6 Đảo Mariana TF 466 6,4 VF -5,8 -15,0 -30,0 -31,3 -8,9 -7,4 Nepal TF VF air 13,2 15,1 9,3 28,7 30,9 24,8 New Caledonia TF 104 3,5 TF -6,9 -2,8 -8,2 -12,1 New Zealand VF 2.045 7,1 VF -0,3 4,5 -13,1 -6,6 -4,3 1,6 Palau TF 59 9,3 TF 6,3 4,9 -15,6 -61,7 31,6 31,2 Papua New Guinea TF 54 -0,4 VF -0,6 -8,0 -21,3 16,8 -1,1 Philippines TF 1.933 7,6 VF -9,1 -24,4 -33,0 18,4 -2,8 -1,3 Samoa TF 89 0,8 VF 1,5 19,1 Singapore TF 6.996 4,0 VF -27,4 -67,3 -70,7 -47,5 -20,5 -10,4 Sri Lanka TF 393 16,7 TF 23,6 24,6 12,7 20,8 22,4 18,7 Đài Loan (TQ) VF 2.726 4,2 VF -27,8 -50,7 -81,9 -74,0 -27,2 Thái Lan TF 10.873 7,3 TF -17,2 -44,9 -50,2 -24,1 -5,1 Tonga TF 37 14,2 VF air 2,5 10,5 17,6 -5,2 Vanuatu TF 49 -7,4 TF -3,8 1,0 -18,0 -12,2 -1,6 3,0 Việt Nam TF VF -17,8 .. -54,0 .. Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) Xem bảng số liệu châu Âu (2) Lũy kế năm (3) Khách nước ngoài đến qua 13 cảng được chọn (4) Số liệu từ Công ty Tiếp thị Du lịch Nhật Bản, trích từ nguồn số liệu của Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO) (5) Khách nước ngoài đến tại sân bay quốc tế Male Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 13 Thu nhập và chi tiêu du lịch quốc tế KH Thu nhập Du lịch quốc tế Chi tiêu Du lịch quốc tế (1) US$ Nội tệ (%) US$ Nội tệ (%) 2002 02/01 2003* so với năm ngoái 2002 02/01 2003* so với năm ngoái (triệu) YTD(2) Quý 1 Quý 2 T7 T8 (triệu) YTD(2) Quý 1 Quý 2 T7 T8 Châu Á - Thái Bình Dương Hong Kong (TQ) 10,117 30.2 -27.3 19.8 -64.4 12,417 -0.6 -16.8 -6.8 -28.0 Ấn Độ 2,923 -1.0 15.6 12.1 20.0 2,942 26.6 6.0 39.0 -29.9 Hàn Quốc $ 5,277 -17.2 -12.2 -1.1 -22.8 -15.5 -6.3 7,642 16.7 7.6 23.7 -15.5 -0.6 11.1 Malaysia 6,785 4.0 -29.5 -4.1 -51.3 2,618 0.1 3.1 3.2 2.9 New Zealand 2,918 13.9 4.1 6.4 0.2 1,480 0.6 -13.1 -13.7 -12.7 Philippines $ 1,741 1.0 -27.6 -15.4 -39.2 871 -29.1 -17.2 9.5 -41.0 Singapore 4,932 -4.6 25.7 -6.3 -46.1 5,213 -7.0 -11.8 -0.5 -22.3 Sri Lanka 253 16.7 28.4 34.3 22.5 26.6 253 Đài Loan (TQ) $ 4,197 5.2 -38.7 -7.9 -66.5 6,963 -5.0 -20.3 -3.8 -35.8 Thái Lan 7,902 8.2 -12.0 -0.5 -26.7 3,303 8.9 -1.4 16.4 -13.6 Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) Toàn bộ tỷ lệ phần trăm được tính trên số liệu bằng đồng nội tệ không qua điều chỉnh thời vụ, ngoại trừ các chỉ tiêu được chỉ định là $: USD; €: Euro; sa: đã điều chỉnh thời vụ. (2) Lũy kế năm Châu Phi và Trung Đông Trên hết, số liệu hiện có của hai khu vực cho thấy sự phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ đáng kinh ngạc của một vài điểm đến du lịch thuộc Trung Đông và Bắc Á kể từ sau cuộc xung đột tại Iraq. Tại châu Phi, những điểm đến quan trọng nhất ở phía Bắc, tại Tunisia và Morocco, ghi nhận xu hướng rất tích cực. Đặc biệt, Morocco đã gây ấn tượng với mức tăng 7% trong vòng 8 tháng đầu năm bất chấp vụ khủng bố vào tháng 5 tại Casablanca. Tunisia hồi phục mạnh mẽ trong mùa hè sau khi sụt giảm từ tháng 3 đến tháng 5 và kết thúc giai đoạn phân tích ở mức cân bằng. Nam Phi có vẻ giảm sút đôi chút so với đà tăng trưởng mạnh của năm ngoái và những tháng đầu năm nay, tuy nhiên, vẫn đạt mức tăng 5% lũy kế đến tháng 7. Hơn thế, Kenya (+36%) và Angola (+33%) đón nhận mức tăng 2 chữ số trong nửa đầu năm nay. Mauritius tăng 4% tính đến tháng 8, còn Seychelles là Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 14 điểm đến duy nhất suy giảm (-7%) vì nước này đã gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với những chào giá đặc biệt mà nhiều điểm đến khác đưa ra để đối phó với khủng hoảng. Tại Trung Đông, cả Ai Cập và Li băng đều suy giảm mạnh trong tháng 4 và tháng 5, nhưng đã tăng trưởng trở lại trong các tháng tiếp theo. Lũy kế từ đầu năm đến giờ, hai quốc gia này tăng thêm tương ứng là 7% và 4%. Thật không may, Jordan đã không chia sẻ khuynh hướng tích cực này và phải chấp nhận mức giảm 7%. Lượt khách du lịch quốc tế theo quốc gia đến 2002* 2003* Số liệu tháng KH (1) 02*/01 KH (%) (1.000) (%) YTD (2) Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Châu Phi Angola TF 91 35.8 TF 33.0 .. .. .. Kenya TF 838 -0.4 VF (3) 23.3 .. .. .. Mauritius TF 682 3.2 TF 4.1 18.7 1.7 7.2 3.0 6.5 Morocco TF 4,193 -0.7 TF 7.0 6.8 -2.4 11.3 6.7 14.7 Seychelles TF 132 1.9 VF -7.0 .. .. .. .. .. Nam Phi VF 6,550 10.9 VF 4.5 9.2 4.5 -0.6 3.0 Tunisia TF 5,064 -6.0 TF 0.1 -8.4 -13.3 1.9 8.5 14.9 Trung Đông Ai Cập TF 4,906 12.6 VF 6.5 -15.3 -10.1 5.0 26.1 Jordan TF 1,622 9.8 TF -7.1 -24.7 -3.3 -15.6 1.9 -10.4 Li băng TF 956 14.2 VF air 4.3 -20.9 -5.1 3.6 8.5 22.6 Qatar TF VF air 1.9 -2.8 Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) Xem bảng số liệu châu Âu (2) Lũy kế năm (3) Khách du lịch đến tại Sân bay Quốc tế của Jomo Kenyatta, Mobassa và Moi và bằng tàu biển Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 15 Thu nhập và chi tiêu du lịch quốc tế KH(1) Thu nhập Du lịch quốc tế Chi tiêu Du lịch quốc tế US$ Nội tệ (%) US$ Nội tệ (%) 2002 02/01 2003* so với năm ngoái 2002 02/01 2003* so với năm ngoái (triệu) YTD(2) Quý 1 Quý 2 T7 T8 (triệu) YTD(2) Quý 1 Quý 2 T7 T8 Châu Phi Kenya $ 297 -9,2 45,7 59,3 31,6 Mauritius 612 0,9 -6,0 -6,0 204 6,1 -23,5 -23,5 Morocco 2.152 -0,1 3,9 -1,9 -5,5 444 Nam Phi sa 2.719 37,3 -1,8 -0,2 -3,7 1.798 18,4 -14,8 -24,8 -3,8 Tanzania $ 730 5,8 9,8 9,8 337 3,1 -2,9 -2,9 Tunisia 1.422 -13,7 -6,9 0,4 -11,9 Trung Đông Ai Cập $ 3.764 -0,9 1,9 0,4 3,3 1.278 6,9 19,3 29,1 8,7 Nguồn: WTO (Số liệu do WTO thu thập vào tháng 9/2003) (1) Toàn bộ tỷ lệ phần trăm được tính trên số liệu bằng đồng nội tệ không qua điều chỉnh thời vụ, ngoại trừ các chỉ tiêu được chỉ định là $: USD; €: Euro; sa: đã điều chỉnh thời vụ. (2) Lũy kế năm Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 16 Nhận định của Hội đồng Chuyên gia Du lịch WTO1 Kết quả từ cuộc khảo sát lần thứ hai với Hội đồng Chuyên gia Du lịch WTO khẳng định xu hướng tiến bộ dần dần cùng với mong đợi về một tương lai sáng sủa hơn nữa trong 4 tháng tiếp theo. Trong bảng câu hỏi phỏng vấn ngắn qua email, nhóm các chuyên gia du lịch được tuyển chọn từ các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trên khắp thế giới đã được yêu cầu đánh giá hoạt động của ngành mình trong 4 tháng qua, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2003, đồng thời dự báo triển vọng của những tháng sắp tới, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2003. Trong số khoảng 140 thư phúc đáp nhận được từ các chuyên gia của hơn 85 quốc gia và lãnh thổ, đa số cho rằng hoạt động của 4 tháng vừa qua khá hơn hẳn so với 4 tháng đầu năm. Trong cuộc khảo sát hồi tháng 5, hơn một nửa số chuyên gia đánh giá hoạt động trong 4 tháng đầu năm là kém hoặc rất kém và chỉ có một phần ba cho rằng tốt hoặc rất tốt, thì trong cuộc khảo sát gần đây, một nửa số chuyên gia đánh giá hoạt động trong thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 8 là tốt hoặc rất tốt và chỉ có 30% số chuyên gia nhận định là kém hoặc rất kém. Đối với 4 tháng sắp tới, gần 60% chuyên gia xếp loại là tốt hoặc rất tốt. 1 Hội đồng Chuyên gia Du lịch WTO bao gồm các đại diện được Ban Thư ký WTO tuyển chọn từ các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Khảo sát qua thư điện tử được tiến hành 4 tháng một lần nhằm theo dõi hoạt động và triển vọng của ngành du lịch. Để thu được kết quả tốt hơn cho các phiên bản sau này, Ban Thư ký WTO khuyến khích sự tham gia của các chuyên gia du lịch, đặc biệt là các đại diện đến từ châu Phi, Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương. Các chuyên gia mong muốn trở thành thành viên của Hội đồng xin liên hệ theo địa chỉ [email protected] – BBT. Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 17 5 4 3,6 3,6 Bình quân 3,2 2,8 3 2 1 Đánh giá của Hội đồng Chuyên gia Du lịch WTO Tháng 1-4 Thực tế Tháng 5-8 Dự báo Tháng 5-8 Thực tế Tháng 9-12 Dự báo Số điểm bình quân được tính toán dựa trên những câu trả lời nhận được, trong đó nếu nó lớn hơn 3 nghĩa là hoạt động có tiến bộ so với thời kỳ tham chiếu, ngược lại, nếu nó nhỏ hơn 3 thì đồng nghĩa với suy thoái. Tính bình quân trên nhận định của toàn bộ Hội đồng, hoạt động thực tế trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8 đạt 3,2, chỉ cao hơn một chút so với mức điểm cân bằng 3 và phản ánh một bước tiến đáng kể so với mức bình quân 2,8 của 4 tháng đầu năm. Các đại diện từ khu vực nhà nước chấm điểm 4 tháng vừa qua cao hơn một chút (3,4) so với các đại diện từ khu vực tư nhân (3,1). Hoạt động thực tế được nhận định tích cực nhất tại Trung Đông (3,6) và châu Phi (3,5) trong khi châu Á – Thái Bình Dương (2,9) là khu vực duy nhất được đánh giá ở mức thấp hơn mức điểm cân bằng. Ngoài 5 khu vực phân theo điều kiện địa lý thông thường, còn có nhóm các tập đoàn toàn cầu. Hoạt động của nhóm này được đánh giá ở mức 3,3, cao hơn một chút so với mức bình quân chung. Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 18 Tuy nhiên, so với kỳ vọng được dự báo 4 tháng trước đây (3,6), hoạt động thực tế trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8 thấp hơn một chút. Đặc biệt ở châu Âu, hoạt động thực tế (3,2) quá thấp so với mức trông đợi (3,9), trong khi tại nhóm các tập đoàn toàn cầu, mức điểm kỳ vọng và thực tế là tương đương, còn tại các khu vực khác cũng có sự chênh lệch nhưng không quá lớn. Đối với giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12, người ta vẫn hy vọng sẽ cải thiện tình hình được nhiều hơn. Hội đồng dự báo mức bình quân cho 4 tháng tới là 3,6. Các đại diện của cả khu vực nhà nước và tư nhân đều đồng loạt nhất trí với con số này. Triển vọng khả quan có thể thấy rõ ở châu Á và Thái Bình Dương (4,0) và châu Phi và Trung Đông cũng cao hơn mức bình quân (cả hai đều là 3,8). Mức trông đợi cho châu Mỹ tương đương điểm bình quân, còn các đại diện đến từ châu Âu và các tập đoàn toàn cầu kém lạc quan hơn một chút với mức điểm tương ứng là 3,4 và 3,5. Đánh giá của Hội đồng Chuyên gia Du lịch WTO 5 3,9 4,0 3,9 3,9 4 3,7 3,7 3,8 3,8 3,5 3,4 3,6 3,4 3,5 3,6 3,5 3,2 3,3 3,1 3,3 2,9 B ìn h q u â n 3 2,6 2,4 2,3 1,9 2 1 0 Châu Âu Châu Á-TBD Châu Mỹ Châu Phi Trung Đông Toàn cầu Tháng 1-4 Thực tế Tháng 5-8 Dự báo Tháng 5-8 Thực tế Tháng 9-12 Dự báo Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 19 Ý kiến bình luận từ Hội đồng Chuyên gia Du lịch WTO Trong các thư phản hồi từ Hội đồng Chuyên gia WTO có nhiều ý kiến bình luận đáng giá đề cập đến các nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch trong giai đoạn phân tích. Theo các thành viên của Hội đồng, khi đã khắc phục được những tổn thất gây ra bởi cuộc chiến tại Iraq và dịch SARS thì tình trạng yếu kém của nền kinh tế vẫn là rào cản quan trọng hạn chế khả năng phục hồi nhanh chóng của hoạt động du lịch thế giới. Sự giảm sút về du lịch outbound của một số thị trường nguồn trọng điểm vẫn tiếp diễn trong khi bối cảnh chung cùng với sức ép từ phía khách du lịch với các yêu cầu về “gói ưu đãi” đã làm tăng thêm mức độ cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch và giữa các công ty. Ngày càng nhiều điểm du lịch chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm và thị trường thay thế, đồng thời tổ chức các sự kiện nhằm thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu đang thay đổi. Viễn cảnh chung được dự báo khả quan trong 4 tháng cuối năm 2003 với hy vọng về những bước tiến tích cực của bối cảnh kinh tế được thúc đẩy bởi niềm tin mới hồi sinh về sự phục hồi được trông đợi từ lâu của nền kinh tế Mỹ. Nhận định cụ thể về các xu hướng chủ đạo ở từng khu vực như sau: Châu Âu Đa số chuyên gia của châu Âu thuộc Hội đồng WTO thống nhất ý kiến cho rằng bối cảnh nền kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động du lịch của khu vực trong 4 tháng vừa qua. Hoạt động yếu kém tại các nền kinh tế sử dụng đồng Euro, đặc biệt là Đức, và mức giá quy đổi quá cao của loại tiền này đã khiến cho khách du lịch nơi đây chỉ muốn ở lại nước mình tạo điều kiện phát triển Bản tin Du lịch (Số 4 – Tháng 10.2003) 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net