logo

Đồng Hới

Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình ở vùng Bắc Trung bộ Việt Nam. Thành phố này nằm giữa quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, có sông Nhật Lệ chảy qua. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình. Đồng Hới giáp với Biển Đông ở phía Đông, huyện Bố Trạch ở phía Tây và phía Bắc, giáp huyện Quảng Ninh, di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cách Đồng Hới 50km về phía tây bắc.......
Đồng Hới Đồng Hới Tên hiệu: Thành phố hoa hồng[cần dẫn nguồn] Đồng Hới Tọa độ: 17°28′60″N 106°35′60″E Quốc gia Việt Nam Tỉnh Quảng Bình Chính quyền - Kiểu Thành phố - Chủ tịch UBND TP không rõ Diện tích - Tổng cộng 155,54 km² (60,1 mi²) Dân số (2006) - Tổng cộng 103988 - Mật độ 668,6/km² (1.731,6/mi²) Dân số có hộ khẩu Múi giờ Việt Nam (UTC+7) Website: [1] Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Thành phố này nằm giữa quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, có sông Nhật Lệ chảy qua. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình. Đồng Hới giáp với Biển Đông ở phía đông, huyện Bố Trạch ở phía tây và phía bắc, giáp huyện Quảng Ninh, di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách Đồng Hới 50 km về phía tây bắc. Đồng Hới đã từng là nơi chúa Nguyễn xây thành Đồng Hới, lũy Thầy để làm tiền tuyến chống đỡ Đàng Trong trong thời kỳ chiến tranh Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam bị không lực Hoa Kỳ san phẳng và thị xã được xây dựng lại. Trước năm 1976, đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình, từ năm 1976-1989, thị xã này thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1989, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên được tách ra, thị xã này là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập thành phố Đồng Hới trên cơ sở thị xã Đồng Hới[1]. Vị trí địa lý và Điều kiện tự nhiên Đồng Hới nằm gần cửa sông Nhật Lệ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam-đông nam theo quốc lộ 1A hoặc đường sắt Bắc Nam. Tổng diện tích 155,54 km², nội thị là 55,58 km2, diện tịch đất ngoại thị: 99,69 km2 Nguồn nước ngọt cung cấp cho thành phố được lấy từ Bàu Tró - một hồ nước ngọt tại thành phố, nơi lưu trữ nhiều hiện vật của văn hóa Bàu Tró. Đồng Hới có 12 km bờ biển với các bãi tắm đẹp (Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú)[1]. Sông Nhật Lệ chảy qua Đồng Hới là một con sông đẹp, là con sông do Sông Kiến Giang và Sông Long Đại hợp thành. Phía tây Đồng Hới là dãy núi bao bọc mà theo quan niệm Phong thủy là "hậu chẩm", phía trước là sông và và biển có đồi cát Bảo Ninh án ngữ như bức bình phong. Nếu tin theo thuật phong thủy thì đây là "cát địa". Trước đây, Bảo Ninh bị cách trở với Đồng Hới nhưng sau khi có cầu Nhật Lệ, khu vực này đã đô thị hóa, là nơi có các khu nghĩ dưỡng. Hành chính Đến thời điểm năm 2009, thành phố Đồng Hới có 16 đơn vị hành chính gồm 11 phường 5 xã[1]: Dân Diện tích STT. Tên số (km2) 1 Phường Bắc Lý 13.536 10,19 2 Phường Bắc Nghĩa 6.981 7,76 3 Phường Đồng Mỹ 2.653 0,58 4 Phường Đồng Phú 8.016 3,81 5 Phường Đồng Sơn 8.815 19,65 Phường Đức Ninh 6 4.726 3,13 Đông 7 Phường Hải Đình 3.808 1,37 8 Phường Hải Thành 4.774 2,45 9 Phường Nam Lý 11.579 3,9 10 Phường Phú Hải 3.440 3,06 11 Xã Bảo Ninh 8.538 16,3 12 Xã Đức Ninh 7.526 5,21 13 Xã Lộc Ninh 8.407 13,4 14 Xã Nghĩa Ninh 4.508 16,22 15 Xã Quang Phú 3.106 3,23 16 Xã Thuận Đức 3.738 45,28 Dân số Dân số thành phố Đồng Hới năm 2005 là 103.988 người chủ yếu là dân tộc Kinh. Dân số nội thị là 68.165 người, mật độ dân số nội thị: 1.226 người/ km2 Giao thông Đồng Hới là nơi có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. • Đường bộ: quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Để tăng cường an toàn giao thông và tốc độ lưu thông, một đường tránh đang được xây dựng. Đường tránh này có 4 làn xe, 2 làn gom dân sinh và dài 23 km[2]. • Đường sắt: theo đường sắt Bắc Nam tại ga Đồng Hới; • Đường thủy: cảng Nhật Lệ; Cảng Gianh; Cảng Hòn La (50 km phía bắc Đồng Hới)[3]. • Đường hàng không: sân bay Đồng Hới được xây dựng xong tháng 5 năm 2008, hiện có tuyến bay đến Sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội [4]. Kinh tế Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch men, xi măng, nhôm), đánh bắt và nuôi trồng thuỷ- hải sản, thương mại. Trong giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng GDP bình quân của Đồng Hới là 12,5%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Đồng Hới có 1556 doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp. GDP đầu người năm 2005 của Đồng Hới là 750 USD, thu ngân sách đạt 56,52 tỷ đồng. Thành phố này có Khu công nghiệp tây bắc Đồng Hới. Du lịch Thành phố Đồng Hới là nơi nghỉ ngơi của du khác đến tham quan di sản thế giới: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tắm biển tai Bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy và suối nước khoáng Bang, khu nghỉ mát SunSpa Resort tại thôn Mỹ Cảnh xã Bảo Ninh. Ẩm thực chủ yếu: các món ăn hải sản, Khu du lịch SunSpa phục vụ thực khách đủ các món Âu-Á. Bảo tàng chiến tranh tại xã Nghĩa Ninh. Thành phố có 98 khách sạn và nhà khách các loại. Năm 2005, lượng du khách đến tham quan đạt 300.000 người. Lịch sử Các hiện vật khai quật tài Bàu Tró đã cho thấy người Việt đã đến định cư ở khu vực này từ 5000 năm[5][6]. Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, đây là khu vực tranh chấp giữa Vương quốc Champa và Đại Việt[7][8]. Lịch sử Đồng Hới có thể xem bắt đầu từ thời kỳ Lý Thường Kiệt đưa quân vào dẹp loạn Chiêm Thành và xây dựng nơi đây thành trấn biên cho Đại Việt. Lịch sử đô thi thị Đồng Hới có lẽ được tính từ thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn (Đèo Ngang) để tránh bị Chúa Trịnh tiêu diệt. Các đời Chúa Nguyễn sau này đã cho xây dựng Thành Đồng Hới để làm trấn biên phía bắc Đàng Trong chống lại các cuộc tấn công của Chúa Trịnh. Đào Duy Từ - một nhà chính trị, quân sự quê ở Thanh Hóa đã đi theo Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp và đã chỉ đạo xây dựng Thành Đồng Hới. Cùng với việc xây dựng thành là việc phát triển thị (chợ búa, dân cư) sinh sống trong và xung quanh khu vực thành. Ngày nay, dấu vết còn lại của Thành Đồng Hới và Quảng Bình Quan vẫn còn hiện diện. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Đồng Hới là một thị trấn nhỏ tỉnh lỵ của Quảng Bình. Nơi đây đã có trường Saint Marie. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân đội Pháp đã sử dụng sân bay Đồng Hới để chống phá Việt Minh và Pathet Lào ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Nam Lào. Trong thời kỳ Không quân Mỹ đành phá miền Bắc Việt Nam, cũng như Quảng Bình, Đồng Hới bị bom B-52 của Không quân Mỹ tàn phá nặng nề[9][10]. Chứng tích của sự tàn phá này còn sót lại hiện nay có thể thấy là Nhà thờ Tam Tòa. Saun 1975, Tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, Đồng Hới là một thị xã. Sau khi Tỉnh Bình Trị Thiên được tách ra như cũ vào ngày 1 tháng 7 năm 1989, thị xã Đồng Hới trở thành tỉnh lỵ Quảng Bình và được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định thành lập Thành phố Đồng Hới (đô thị loại 3) trên cơ sở Thị xã Đồng Hới. Thành phố Đồng Hới có Bệnh viện Cuba do Chính phủ Cuba tặng sau năm 1975. Di tích lịch sử • Hiện vật Bàu Tró: với những di chỉ được tìm thấy tại đây như các công cụ bằng sinh vật biển như ốc, sò... và các công cụ bằng đá. Qua nghiên cứu cho thấy chúng có niên đại khoảng 5 triệu năm • Quảng Bình Quan: đây là cổng thành để có thể vào được thành Đồng Hới xưa. Nay có thể quan sát Quảng Bình Quan trên đường Hùng Vương. • Thành Đồng Hới: Đây là một bộ phận nằm trong tổng thể các di tích quân sự của Đồng Hới vào thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh. Tường thành được xây bằng gạch cao khoảng 6m. Nay di tích này chỉ còn một số đoạn lẻ tẻ ở Đồng Hới. • Lũy Thầy: Được xây dựng vào thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh. Do chúa Nguyễn Phúc Nguyên ra lệnh cho tổng đốc Đào Duy Từ xây dựng nhằm bảo vệ biên giới Đàng Trong của nhà Nguyễn. Thành được đắp bằng đất có chiều dài 8 km bao quanh thành Đồng Hới. Nay có thể nhìn thấy lũy Thầy từ đường Quách Xuân Kỳ và phía Tây phường Phú Hải, đoạn đê này giờ có tên đường là Trương Định, thành phố Đồng Hới. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net