logo

ĐỊNH NGHĨA THỦ TỤC & SỬ DỤNG

Mộtchương trình thường cung cấp nhiềuchứcnăng cho người dùng ⇒ Chương trình thường là 1 hệ thống phứctạp. Để dễ quảnlývàxâydựng chương trình, ngườitathường chia nó ra nhiều đơn vị nhỏ hơn. Hiện có 2 phương pháp chia nhỏ chương trình.
MÔN TIN HỌC Chương 9 ĐỊNH NGHĨA THỦ TỤC & SỬ DỤNG Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 218 Nhắc lại cấu trúc tổ chức 1 chương trình Một chương trình thường cung cấp nhiều chức năng cho người dùng ⇒ Chương trình thường là 1 hệ thống phức tạp. Để dễ quản lý và xây dựng chương trình, người ta thường chia nó ra nhiều đơn vị nhỏ hơn. Hiện có 2 phương pháp chia nhỏ chương trình : phương pháp có cấu trúc : chương trình được chia nhỏ thành nhiều module chức năng, mỗi module chứa nhiều điểm nhập (entry), mỗi điểm nhập cung cấp 1 dịch vụ (chức năng) rõ ràng, đơn giản nào đó. Ta gọi mỗi điểm nhập là thủ tục thực hiện chức năng tương ứng. phương pháp hướng đối tượng : chương trình được chia nhỏ thành nhiều đối tượng, mỗi đối tượng chứa nhiều điểm nhập (entry), mỗi điểm nhập cung cấp 1 dịch vụ (chức năng) rõ ràng, đơn giản nào đó. Ta gọi mỗi điểm nhập là thủ tục thực hiện chức năng tương ứng. Tóm lại, dù dùng phương pháp chia nhỏ chương trình nào thì đơn vị chức năng nhỏ nhất mà người lập trình có thể xây dựng và dùng (gọi) lại nhiều lần trong chương trình là thủ tục. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 219 Phân loại thủ tục trong VB Nếu ta phân tích chương trình theo cấu trúc thì chương trình VB là tập các standard module, trong mỗi module ta có thể định nghĩa n thủ tục khác nhau thuộc 1 trong 2 dạng : thủ tục - Sub : 1 đoạn lệnh thực thi VB để thực hiện 1 chức năng rõ ràng, đơn giản nhưng không trả về giá trị kèm theo tên thủ tục. hàm - Function : 1 đoạn lệnh thực thi VB để thực hiện 1 chức năng rõ ràng, đơn giản và trả về giá trị kèm theo tên hàm. Nếu ta phân tích chương trình theo hướng đối tượng thì chương trình VB là tập các form hay class module, trong mỗi module ta có thể định nghĩa n thủ tục khác nhau thuộc 1 trong 3 dạng : thủ tục - Sub : 1 đoạn lệnh thực thi VB để thực hiện 1 chức năng rõ ràng, đơn giản nhưng không trả về giá trị kèm theo tên thủ tục. hàm - Function : 1 đoạn lệnh thực thi VB để thực hiện 1 chức năng rõ ràng, đơn giản và trả về giá trị kèm theo tên hàm. truy xuất thuộc tính - Property : 1 đoạn lệnh thực thi VB để đọc/ghi 1 thuộc tính tương ứng của đối tượng. Có 3 thủ tục loại này là Get, Set và Let. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 220 Tầm vực sử dụng thủ tục trong VB Trong mỗi standard module, ta có thể xác định tầm vực sử dụng của từng thủ tục : cục bộ trong module : dùng từ khóa Private trong lệnh định nghĩa thủ tục. toàn cục trong chương trình : dùng từ khóa Public trong lệnh định nghĩa thủ tục. Trong mỗi form hay class module, ta có thể xác định tầm vực sử dụng của từng thủ tục : cục bộ trong module (đối tượng) : dùng từ khóa Private trong lệnh định nghĩa thủ tục. cục bộ trong Project : dùng từ khóa Friend trong lệnh định nghĩa thủ tục. công cộng (ai dùng cũng được) : dùng từ khóa Public trong lệnh định nghĩa thủ tục. Các thủ tục công cộng của đối tượng được gọi là method để phân biệt với Sub/Function. Về nguyên tắc, các thủ tục Property Get, Set và Let đều phải có tầm vực công cộng (dùng từ khóa Public). Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 221 Cú pháp định nghĩa hàm - Function Cú pháp để định nghĩa 1 hàm : [Public | Private | Friend] [Static] Function name [(arglist)] [As type] [statements] [name = expression] [Exit Function] [statements] [name = expression] End Function Dùng từ khóa Public để định nghĩa hàm có tầm vực toàn cục, nghĩa là bất kỳ lệnh nào của chương trình đều có thể gọi hàm Public. Dùng từ khóa Friend để định nghĩa method thuộc 1 class module nhưng chỉ có tầm vực cục bộ trong Project, nghĩa là chỉ có các lệnh trong cùng Project mới có thể gởi thông điệp đến hàm Friend của đối tượng đó, còn các lệnh ở ngoài Project thì không thấy hàm Friend của đối tượng này. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 222 Cú pháp định nghĩa hàm - Function (tt) Dùng từ khóa Private để định nghĩa hàm có tầm vực cục bộ trong module, nghĩa là chỉ có các lệnh trong cùng module mới có thể gọi hàm Private trong module tương ứng. Dùng từ khóa Static để định nghĩa các biến cục bộ trong hàm đều là Static, nghĩa là giá trị của chúng vẫn tồn tại qua các lần gọi khác nhau đến hàm này. [statements] là danh sách các lệnh định nghĩa biến, hằng, kiểu cục bộ trong function và các lệnh thực thi miêu tả chính xác chức năng của hàm. Lệnh gán name = expression cho phép gán giá trị trả về cho lệnh gọi hàm. Lệnh Exit Function cho phép trả ngay điều khiển về lệnh gọi hàm này (thay vì thực thi tiếp các lệnh còn lại của hàm). Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 223 Cú pháp định nghĩa hàm - Function (tt) arglist là danh sách các tham số hình thức, mỗi tham số được cách nhau bởi dấu ',' và được định nghĩa theo cú pháp như sau : [Optional] [ByVal | ByRef] [ParamArray] varname[( )] [As type] [=defaultvalue] Dùng từ khóa Optional để khai báo rằng tham số tương ứng là nhiệm ý trong lúc gọi hàm : truyền hay không cũng được. Trong trường hợp này ta nên dùng thêm thành phần [= defaultvalue] để xác định giá trị cần truyền nhiệm ý. Dùng từ khóa ByRef để khai báo việc truyền tham số bằng tham khảo, đây là chế độ truyền tham số nhiệm ý. Ngược lại dùng từ khóa ByVal để khai báo cơ chế truyền tham số bằng giá trị. Chỉ có thể dùng từ khóa ParamArray cho tham số cuối trong danh sách tham số, tham số này cho phép ta truyền bao nhiêu tham số cụ thể cũng được. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 224 Thí dụ định nghĩa hàm Đoạn code sau định nghĩa hàm tính n! giai thừa theo giải thuật đệ qui : Public Function giaithua(ByVal n As Long) As Long If n Cú pháp định nghĩa thủ tục - Sub Cú pháp để định nghĩa 1 thủ tục Sub : [Private | Public | Friend] [Static] Sub name [(arglist)] [statements] [Exit Sub] [statements] End Sub Ý nghĩa của các từ khóa Public, Private, Friend, Static cũng như các thành phần arglist, Exit Sub, statements giống y như trong việc định nghĩa hàm mà chúng ta đã giới thiệu ở những slide trước. Sự khác biệt giữa hàm và thủ tục là hàm luôn trả về giá trị kết hợp với tên hàm, còn thủ tục thì không trả về trị kết hợp với tên thủ tục (nhưng nó vẫn có thể trả kết quả về thông qua các tham số truyền bằng tham khảo). Nếu quan sát kỹ, ta thấy các hàm xử lý sự kiện cho các đối tượng giao diện đều là Sub, chứ không phải là Function, do đó từ đây ta dùng đoạn câu "thủ tục xử lý sự kiện" thay cho "hàm xử lý sự kiện". Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 226 Cú pháp định nghĩa method Get thuộc tính đối tượng Cú pháp để định nghĩa 1 method Get : [Public | Private | Friend] [Static] Property Get name [(arglist)] [As type] [statements] [name = expression] [Exit Property] [statements] [name = expression] End Property Ý nghĩa của các từ khóa Public, Private, Friend, Static cũng như các thành phần arglist, Exit Property, statements, [name = expression] giống y như trong lệnh định nghĩa hàm mà chúng ta đã giới thiệu ở những slide trước. Method Get cho phép bên ngoài có thể đọc giá trị của 1 thuộc tính bên trong đối tượng nhưng dưới sự kiểm soát của đối tượng đó. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 227 Cú pháp định nghĩa method Let thuộc tính đối tượng Cú pháp để định nghĩa 1 method Let : [Public | Private | Friend] [Static] Property Let name ([arglist,] value) [statements] [Exit Property] [statements] End Property Ý nghĩa của các từ khóa Public, Private, Friend, Static cũng như các thành phần arglist, Exit Property, statements giống y như trong lệnh định nghĩa hàm mà chúng ta đã giới thiệu ở những slide trước. Method Let cho phép bên ngoài có thể gán giá trị mới cho 1 thuộc tính bên trong đối tượng nhưng dưới sự kiểm soát của đối tượng đó. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 228 Cú pháp định nghĩa method Set thuộc tính đối tượng Cú pháp để định nghĩa 1 method Set : [Public | Private | Friend] [Static] Property Set name ([arglist,] reference) [statements] [Exit Property] [statements] End Property ý nghĩa của các từ khóa Public, Private, Friend, Static cũng như các thành phần arglist, Exit Property, statements giống y như trong lệnh định nghĩa hàm mà chúng ta đã giới thiệu ở những slide trước. Method Set cho phép bên ngoài có thể gán tham khảo cho 1 thuộc tính bên trong đối tượng nhưng dưới sự kiểm soát của đối tượng đó. Sự khác biệt giữa method Let và Set là Let gán giá trị thuộc 1 kiểu cổ điển, còn Set gán tham khảo vào 1 thuộc tính có kiểu là class đối tượng. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 229 Gọi thủ tục Sau khi thủ tục đã được định nghĩa, ta có thể sử dụng (gọi) nó nhờ lệnh gọi thủ tục. Cú pháp gọi thủ tục đã được miêu tả trong slide 216 (chương 8). Do Function là dạng thủ tục có trả về kết quả kết hợp với tên hàm nên lệnh gọi hàm thường được dùng trong 1 biểu thức (lệnh gọi hàm là biểu thức cơ bản để cấu thành biểu thức phức tạp hơn). Thí dụ, giả sử ta đã định nghĩa hàm tính n! tên là giaithua(n) thì ta có thể gọi nó như sau : n=8 MsgBox (n & "! = " & giaithua(n)) Thí dụ, giả sử ta đã định nghĩa thủ tục hoán vị 2 số nguyên tên là Hoanvi(a,b) thì ta có thể gọi nó như sau : n=8 m=4 Call Hoanvi (n,m) ' hoặc Hoanvi n,m ' Lúc này n = 8 và m = 4 Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 230 Cơ chế truyền tham số Các tham số trong lệnh định nghĩa thủ tục được gọi là tham số hình thức. Các tham số (thường là biểu thức) trong lệnh gọi thủ tục được gọi là tham số thực. Nguyên tắc gọi thủ tục là : số lượng các tham số thực phải bằng số lượng các tham số hình thức. và kiểu của từng tham số thực trong lệnh gọi thủ tục phải trùng (hay tương thích) với kiểu của tham số hình thức tương ứng trong lệnh định nghĩa thủ tục. Lệnh gọi thủ tục sẽ truyền tham số thực trong lệnh gọi cho thủ tục rồi khởi động thủ tục chạy để xử lý tham số thực vừa nhận được. Theo thời gian, thủ tục sẽ được gọi nhiều lần, mỗi lần với danh sách tham số thực cụ thể. Có 2 cơ chế truyền tham số cho thủ tục tại thời điểm gọi thủ tục : truyền giá trị (nội dung của tham số) hay truyền tham khảo (địa chỉ - vị trí bộ nhớ của tham số). Mỗi cơ chế truyền tham số có tính chất riêng mà ta sẽ trình bày kỹ trong các slide kế tiếp : Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 231 Cơ chế truyền tham số (tt) Dùng từ khóa ByVal kết hợp với tham số hình thức để khai báo nó được truyền bằng giá trị. Khi gọi thủ tục, giá trị của tham số thực sẽ được truyền cho thủ tục cần thực thi. Nhờ cách truyền tham số này mà thủ tục cần thực thi sẽ không thể truy xuất dữ liệu của thủ tục gọi. Tuy nhiên cách truyền bằng giá trị chỉ thích hợp cho các tham số IN (truyền từ phần tử gọi đến thủ tục cần gọi) có kiểu vô hướng (scalar). Để truyền hiệu quả tham số có nội dung chiếm nhiều ô nhớ hay để nhận kết quả ta sẽ phải dùng cơ chế truyền bằng tham khảo (địa chỉ). Để định nghĩa tham số hình thức được truyền bằng tham khảo, ta dùng từ khóa ByRef kết hợp với tham số hình thức đó. Khi gọi thủ tục, địa chỉ của tham số thực sẽ được truyền cho thủ tục cần thực thi. Với đặc điểm này, tham số thực phải là biến chứ không thể là biểu thức. Lưu ý rằng nếu ta không dùng từ khóa ByRef hay ByVal kết hợp với tham số hình thức thì default nó được truyền bằng tham khảo. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 232 Cơ chế truyền tham số (tt) // version truyền bằng giá trị Private Sub Hoanvi1(ByVal x As Integer, ByVal y As Integer) Dim tmp As Integer tmp = x x=y y = tmp End Sub // version truyền bằng tham khảo Private Sub Hoanvi2(ByRef x As Integer, ByRef y As Integer) Dim tmp As Integer tmp = x x=y y = tmp End Sub // version truyền bằng tham khảo Private Sub Hoanvi3(x As Integer, y As Integer) Dim tmp As Integer tmp = x x=y y = tmp End Sub Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 233 Cơ chế truyền tham số (tt) Hãy khảo sát kỹ 3 thủ tục hoán vị dữ liệu trong slide trước. Bây giờ hãy chú ý tới việc sử dụng chúng và kết quả đạt được : ... Dim intN As Integer Dim intM As Integer intN = 4 intM = 8 Call Hoanvi1(intN, intM) ' kết quả intN = 4 và intM = 8 (không đổi) Call Hoanvi2(intN, intM) ' kết quả intN = 8 và intM = 4 (đã hoán vị được) Call Hoanvi3(intN, intM) ' kết quả intN = 4 và intM = 8 (đã hoán vị được) ... Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 234 Các thủ tục định sẵn của VB Về nguyên tắc, người lập trình phải định nghĩa thủ tục (Sub, Function, Property) trước khi có thể sử dụng lại (gọi) nó. Tuy nhiên, VB đã định nghĩa rất nhiều thủ tục dạng Sub, Function để thực hiện các chức năng rất phổ biến, người lập trình có thể gọi chúng bất cứ khi nào cần thiết. Ta gọi các thủ tục này là các thủ tục định sẵn của VB. Nếu chưa đòi hỏi độ chính xác cao, người ta còn gọi các thủ tục định sẵn của VB là các lệnh thực thi. Sau đây ta chúng ta hãy làm quen với 1 số thủ tục thường dùng. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 235 Hàm hiển thị form thông báo Cú pháp MsgBox(prompt [, buttons] [, title] [, helpfile, context]) trong đó : prompt là biểu thức chuỗi miêu tả thông báo cần hiển thị. buttons là biểu thức số miêu tả số lượng và loại button được hiển thị trong thông báo, nhiệm ý là 0 nghĩa là chỉ có button Ok được hiển thị. title là biểu thức chuỗi miêu tả title bar của form thông báo. helpfile là biểu thức chuỗi miêu tả đường dẫn file Help được dùng với form thông báo (theo cơ chế context-sensitive Help). context là biểu thức số miêu tả chỉ số của "topic" cần dùng trong file Help Thường để gọi dễ dàng hàm MsgBox, ta chỉ cần miêu tả tham số prompt bắt buộc. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 236 Hàm hiển thị form nhập liệu (dạng chuỗi) Cú pháp InputBox (prompt [,title] [,default] [,xpos] [,ypos] [,helpfile,context]) trong đó : prompt, title, helpfile, context là các tham số với ý nghĩa y như trong hàm MsgBox. xpos, ypos là biểu thức số miêu tả tọa độ (x,y) của điểm trên trái của form thông báo trong màn hình. Nếu không được khai báo, form thông báo sẽ được chỉnh vị trí tự động (giữa màn hình). default là biểu thức chuỗi miêu tả giá trị default của chuỗi được nhập. Thường để gọi dễ dàng hàm InputBox, ta chỉ cần miêu tả tham số prompt bắt buộc. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 237 Hàm chuyển đổi kiểu VB cung cấp các hàm sau để ta có thể chuyển giá trị từ kiểu nào đó về kiểu xác định : CBool (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Boolean CByte (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Byte CCur (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Currency CDate (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Date CDbl (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Double CDec (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Decimal CInt (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Integer CLng (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Long CSng (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Single CStr (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu String CVar (expression) : chuyển trị của biểu thức về kiểu Variant Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 238 Các hàm thư viện liên kết động Trong code VB, ngoài việc gọi các thủ tục được định nghĩa trong Project và các thủ tục định sẵn, người lập trình còn có thể gọi các hàm trong các thư viện liên kết động. 1 thư viện liên kết động có dạng *.dll thường được xây dựng bằng ngôn ngữ VC++ và chứa 1 danh sách các hàm dịch vụ. Khi chương trình VB gọi 1 hàm trong file thư viện DLL, file được nạp vào bộ nhớ và hàm được liên kết vào vùng nhớ của chương trình để chương trình có thể gọi được hàm cần gọi. Các hàm thư viện DLL được sử dụng chung cho mọi phần mềm đang chạy, nghĩa là chỉ có 1 bản (copy) của hàm thư viện DLL trong bộ nhớ máy tính để phục vụ cho mọi ứng dụng gọi nó. Ta có thể coi Windows như 1 thư viện phần mềm DLL lớn, thư viện này cung cấp rất nhiều hàm dịch vụ khác nhau, người ta gọi các hàm này là các hàm API (Application Programming Interface). Chương trình VB có thể gọi bất kỳ hàm nào trong thư viện này theo cơ chế liên kết động như đã trình bày ở trên. Trước khi 1 hàm DLL được dùng trong module VB nào đó, ta cần khai báo đặc tả hàm DLL này nhờ lệnh Declare của VB với cú pháp được trình bày trong slide 153 (chương 6). Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Định nghĩa thủ tục & sử dụng Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 239 MÔN TIN HỌC Chương 10 TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI DÙNG & CHƯƠNG TRÌNH Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 240 Tổng quát về tương tác giữa người dùng & chương trình Trong lúc chương trình chạy, nó thường tương tác với người dùng. Sự tương tác gồm 2 hoạt động chính : chờ nhận dữ liệu do người dùng cung cấp hay chờ nhận lệnh của người dùng để thực thi 1 chức năng nào đó. hiển thị thông báo và/hoặc kết quả tính toán ra màn hình/máy in để người dùng biết và sử dụng. Sự tương tác giữa người dùng và máy tính được thực hiện thông qua các thiết bị nhập/xuất (thiết bị I/O - input/output) như bàn phím/chuột để nhập dữ liệu hay lệnh, màn hình/máy in để xuất kết quả hay thông báo... Hiện có hàng trăm hãng khác nhau chế tạo thiết bị I/O cho máy PC, mỗi hãng chế tạo rất nhiều model của cùng 1 thiết bị (thí dụ hãng HP đã chế rất nhiều model máy in phun mực, máy in laser,...). Mỗi model thiết bị của từng hãng có những tính chất vật lý riêng và khác với các model khác. Để giúp người lập trình truy xuất các thiết bị I/O dễ dàng, độc lập với tính chất phần cứng của thiết bị, HĐH Windows và VB đã che dấu mọi tính chất phần cứng của các thiết bị và cung cấp cho người lập trình 1 giao tiếp sử dụng duy nhất, độc lập với thiết bị. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 241 Kiến trúc tương tác giữa người dùng & ứng dụng VB My Visual Basic Application Ứng dụng giao tiếp vớI các thiết bị trừu tượng thông qua Windows Windows tạo & Screen Object Keyboard Mouse Printer Object quản lý các thiết bị trừu tượng Windows Windows giao tiếp vớI ác device driver thiết bị Driver Keyboard Mouse Printer Driver Driver Driver Các driver giao tiếp vớI các thiết bị vật lý ViewSonic AnyKey Logitech HP Laser 5 Monitor Keyboard Mouse Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 242 Kiến trúc tương tác giữa người dùng & ứng dụng VB (tt) Xem hình vẽ của slide trước (miêu tả kiến trúc tương tác giữa người dùng & ứng dụng VB), ta thấy : cấp thấp nhất là các thiết bị phần cứng, mỗi thiết bị có tính chất riêng và khác với các thiết bị khác (ngay cả cùng loại, cùng hãng nhưng khác model). cấp device driver điều khiển và giao tiếp trực tiếp với phần cứng nhưng che dấu mọi tính chất chi tiết của phần cứng, nó cung cấp cho cấp trên 1 giao tiếp sử dụng phần cứng độc lập với tính chất phần cứng đó ⇒ Mỗi model thiết bị phần cứng của 1 hãng cần có device driver riêng. cấp HĐH xử lý các chức năng luận lý (đệm dữ liệu, xử lý sai,...) trước khi nhờ device driver giao tiếp trực tiếp với phần cứng. Windows che dấu các loại phần cứng và tạo ra những thiết bị trừu tượng để ứng dụng truy xuất chúng dễ dàng và độc lập với loại thiết bị (đối tượng Printer, Screen, Mouse, Keyboard). VB tạo ra những đối tượng giao diện cao cấp và dễ dùng : mỗi đối tượng giao diện (form, window, listbox,...) đều có thể giao tiếp trực tiếp với người dùng để nhập/xuất dữ liệu, chờ nhận sự kiện hay chủ động thông báo cho user. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 243 Kiến trúc tương tác giữa người dùng & ứng dụng VB (tt) Sau khi đã biết kiến trúc giao tiếp I/O của ứng dụng VB, khi cần giao tiếp với người dùng, ta nên : dùng các đối tượng giao diện cao cấp (định sẵn của VB hay ActiveX Control). trong 1 số trường hợp cần thiết ta sẽ dùng các đối tượng của Windows như Printer và Screen. trong 1 số trường hợp tối cần thiết ta mới gọi các hàm trong giao tiếp của device driver. và tuyệt đối không nên truy xuất trực tiếp phần cứng thiết bị I/O vì rất khó khăn, không an toàn, dễ bị tranh chấp với các ứng dụng chạy đồng thời. Tương tác với người dùng thông qua các đối tượng giao diện được thực hiện như sau : nhập liệu/nhận lệnh thông qua các thủ tục xử lý sự kiện của phần tử giao diện tương ứng. xuất kết quả/thông báo bằng cách gán kết quả vào thuộc tính tương ứng của đối tượng giao diện hay dùng các method vẽ đồ họa tổng quát. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 244 Giao tiếp với keyboard thông qua các đối tượng giao diện Mặc dù có thể có nhiều phần tử giao diện cùng được hiển thị trên màn hình tại từng thởi điểm nhưng chỉ có 1 phần tử giao diện được giao tiếp với thiết bị I/O, ta gọi phần tử giao diện này là 'active' hay được 'focus'. Liên quan đến việc ấn thả 1 phím, VB sẽ tạo ra 3 sự kiện sau đây và gởi về cho phần tử được 'focus' hiện hành : KeyDown : sự kiện xảy ra khi người sử dụng bấm (ấn xuống) bất kỳ một phím nào trên bàn phím. KeyUp : sự kiện xảy ra khi người sử dụng thả phím vừa ấn ra. KeyPress: sự kiện xảy ra khi người sử dụng ấn/thả bất kỳ một phím nào trên bàn phím mà tạo ra được 1 ký tự ANSI. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 245 Thủ tục xử lý sự kiện KeyDown, KeyUp & KeyPress Thủ tục có dạng sau : Private Sub ControlName_KeyDown (KeyCode as Integer, Shift as Integer). và Private Sub ControlName_KeyUp (KeyCode as Integer, Shift as Integer). trong đó : ControlName là tên của điều khiển nhận sự kiện keydown/keyup. KeyCode là mã "virtual code" của phím được ấn/thả. Shift là giá trị miêu tả trạng thái ấn giữ các phím điều khiển (là một dãy bit với bit 0 cho phím SHIFT, bit 1 cho phím CTRL, bit 2 cho phím ALT). Thủ tục KeyPress có dạng sau : Private Sub ControlName_KeyPress (KeyAscii As Integer) trong đó : ControlName là tên của điều khiển nhận sự kiện keypress. KeyAscii là mã ký tự ANSI của phím được ấn/thả. Mỗi đối tượng có thủ tục xử lý biến cố riêng, thủ tục này cũng là method của đối tượng tương ứng. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 246 Thí dụ thủ tục xử lý biến cố KeyDown của 1 textbox Private Sub Text1_KeyDown (KeyCode As Integer, Shift As Integer) Dim ShiftDown, AltDown, CtrlDown, Txt ShiftDown = (Shift And vbShiftMask) > 0 AltDown = (Shift And vbAltMask) > 0 CtrlDown = (Shift And vbCtrlMask) > 0 If KeyCode = vbKeyF2 Then ' Display key combinations. If ShiftDown And CtrlDown And AltDown Then Txt = "SHIFT+CTRL+ALT+F2." ElseIf ShiftDown And AltDown Then Txt = "SHIFT+ALT+F2." ElseIf ShiftDown And CtrlDown Then Txt = "SHIFT+CTRL+F2." ElseIf CtrlDown And AltDown Then Txt = "CTRL+ALT+F2." ElseIf ShiftDown Then Txt = "SHIFT+F2." ElseIf CtrlDown Then Txt = "CTRL+F2." ElseIf AltDown Then Txt = "ALT+F2." ElseIf SHIFT = 0 Then Txt = "F2." End If Text1.Text = "You pressed " & Txt End If End Sub Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 247 Dùng thuộc tính KeyPreview Thường 1 form giao diện (hộp thoại) chứa nhiều điều khiển bên trong nó ⇒ Khi thao tác phím trên 1 điều khiển trong form thì sự kiện sẽ gởi cho điều khiển hay form ? Để qui định cụ thể điều này, VB cung cấp thuộc tính KeyPreview cho form, ta có thể xem/hiệu chỉnh giá trị của nó nhờ lệnh gán : FormName.KeyPreview [= boolean_expr] trong đó : FormName là tên của form liên quan. boolean_expr là biểu thức luận lý có giá trị True/False. Khi ta gán trị luận lý vào thuộc tính của form thì nếu : trị = True thì form sẽ nhận và xử lý biến cố trước rồi mới tới điều khiển. trị = False thì điều khiển nhận và xử lý biến cố, còn form thì không. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 248 Giao tiếp với chuột thông qua các đối tượng giao diện Tương tự như bàn phím, khi người dùng thao tác chuột, VB sẽ tạo ra 1 trong 5 biến cố sau đây và gởi về cho phần tử được 'focus' hiện hành : MouseMove : sự kiện xảy ra khi người sử dụng di chuyển chuột. MouseDown : sự kiện xảy ra khi người sử dụng ấn bất kỳ nút nào trên chuột (tùy loại chuột mà nó có 1/2/3 nút). MouseUp : sự kiện xảy ra khi người sử dụng thả nút vừa ấn ra. Click : sự kiện xảy ra khi người sử dụng ấn và thả chuột. DblClick : sự kiện xảy ra khi người sử dụng 'Click' chuột liên tục hai lần trong 1 thời gian đủ nhỏ (do người dùng qui định chung cho môi trường Windows). Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 249 Thủ tục xử lý sự kiện MouseDown & MouseUp Thủ tục có dạng sau : Private Sub ControlName_MouseDown (Button As Integer, Shift As Integer, x As Single, y As Single) và Private Sub ControlName_MouseUp (Button As Integer, Shift As Integer, x As Single, y As Single) trong đó : ControlName là tên của điều khiển nhận sự kiện MouseDown/MouseUp. Button là giá trị miêu tả trạng thái các nút của chuột được ấn/thả (là một dãy các bit với bit 0 cho nút trái, bit 1 cho nút phải và bit 2 cho nút giữa). Shift là giá trị miêu tả trạng thái ấn giữ các phím điều khiển (là một dãy bit với bit 0 cho phím SHIFT, bit 1 cho phím CTRL, bit 2 cho phím ALT). x, y miêu tả tọa độ (x,y) của vị trí chuột được ấn/thả trên màn hình. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 250 Thủ tục xử lý sự kiện MouseMove Thủ tục có dạng sau : Private Sub ControlName_MouseMove (Button As Integer, Shift As Integer, x As Single, y As Single) trong đó : ControlName là tên của điều khiển nhận sự kiện MouseDown/MouseUp. Button là giá trị miêu tả trạng thái các nút của chuột được ấn/thả (là một dãy các bit với bit 0 cho nút trái, bit 1 cho nút phải và bit 2 cho nút giữa). Shift là giá trị miêu tả trạng thái ấn giữ các phím điều khiển (là một dãy bit với bit 0 cho phím SHIFT, bit 1 cho phím CTRL, bit 2 cho phím ALT). x, y miêu tả tọa độ (x,y) của vị trí chuột hiện hành trên màn hình. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 251 Thủ tục xử lý sự kiện Click & DblClick Thủ tục có dạng sau : Private Sub ControlName_Click () và Private Sub ControlName_DblClick () trong đó : ControlName là tên của điều khiển nhận sự kiện Click/DblClick. Thủ tục xử lý sự kiện Click và DblClick không có tham số để xác định vị trí ấn chuột hay nút chuột nào đã được ấn. Trong trường hợp cần các thông tin phụ này để xử lý chi li hơn, bạn nên dùng thủ tục xử lý sự kiện MouseDown hay MouseUp. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 252 Thí dụ thủ tục xử lý các sự kiện chuột ' biến qui định trạng thái vẽ/không vẽ Dim PaintNow As Boolean 'Khởi động thông số vẽ Private Sub Form_Load () DrawWidth = 10 ' Use wider brush. ForeColor = RGB(0, 0, 255) ' Set drawing color. End Sub Private Sub Form_MouseDown (Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) PaintNow = True ' Enable painting. End Sub Private Sub Form_MouseUp (Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) PaintNow = False ' Disable painting. End Sub Private Sub Form_MouseMove (Button As Integer, Shift As Integer, X As Single, Y As Single) If PaintNow Then PSet (X, Y) ' Draw a point. End If End Sub Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 253 Vẽ văn bản và đồ họa lên đối tượng giao diện Các điều khiển thường chứa thuộc tính Text, Caption hay Value để cho phép chương trình truy xuất (đọc/ghi) các thuộc tính này. Tuy nhiên những đối tượng giao diện phức hợp như Form, PictureBox, Printer có thể hiển thị nhiều nội dung chi tiết ở dạng văn bản, đồ họa hay ảnh bitmap bất kỳ. Để hiển thị các nội dung này, ta dùng các method sau của các đối tượng tương ứng : Cls : xóa toàn bộ nội dung hiển thị trước đó của đối tượng. Print : hiển thị 1 hay nhiều chuỗi văn bản. PSet : hiển thị 1 điểm pixel với 1 màu xác định. Point : trả về giá trị màu của 1 điểm pixel. Line : vẽ 1 đoạn thẳng hay 1 hộp hình chữ nhật. Circle : cẽ 1 hình tròn, ellipse hay cung. PaintPicture : vẽ 1 ảnh bitmap đã có vào đối tượng. Các slide còn lại diễn tả chi tiết các method trên cùng các thí dụ về việc dùng chúng. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 254 Thủ tục Print : xuất chuỗi ra thiết bị xuất luận lý Thủ tục có dạng sau : [objName.]Print [Spc(n) | Tab(n) | expression charpos]* trong đó : objName là tên của đối tượng nhận kết quả vẽ (Printer, Form, PictureBox), default là form hiện hành. Spc(n) qui định n ký tự trống được in ra. Tab(n) qui định n ký tự Tab được in ra, mỗi Tab đưa pointer in qua phải thêm 1 cột (vị trí các cột được qui định trước). expression là biểu thức chuỗi hay số cần in. charpos qui định vị trí in dữ liệu kế tiếp. Nếu charpos = ";" thì dữ liệu in kế tiếp sẽ được in liền ngay. Nếu charpos = "," thì sẽ thêm 1 Tab trước khi in dữ liệu kế. Nếu không có charpos sau cùng thì vị trí in sẽ dời xuống đầu dòng kế tiếp. Thông tin về font chữ phải được thiết lập trước thủ tục Print thông qua các thuộc tính sau của đối tượng vẽ : FontName, FontSize, FontItalic, FontBold,... Nên thiết lập thuộc tính CurrentX, CurrentY để qui định rõ ràng vị trí in của mỗi lệnh Print. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 255 Thí dụ về việc dùng thủ tục Print Đoạn code sau đây sẽ hiển thị 3 hàng văn bản trong hộp thoại About Box được chỉnh giữa : Const strAbout1 = "Trinh MiniIE" Const strAbout2 = "Version 1.0" Const strAbout3 = "Written by : Nguyen Van Hiep" Private Sub Form_paint() ScaleMode = vbPixels ' Xác định vị trí để chuỗi strAbout1 nằm giữa hộp thoại CurrentX = (ScaleWidth - TextWidth(strAbout1)) / 2 CurrentY = 40 Print strAbout1 ' Xác định vị trí để chuỗi strAbout2 nằm giữa hộp thoại CurrentX = (ScaleWidth - TextWidth(strAbout2)) / 2 CurrentY = 60 Print strAbout2 ' Xác định vị trí để chuỗi strAbout3 nằm giữa hộp thoại CurrentX = (ScaleWidth - TextWidth(strAbout3)) / 2 CurrentY = 80 Print strAbout3 End Sub Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 256 Function Format : chỉnh dạng dữ liệu trước khi in Ta thường muốn format dữ liệu số hay ngày tháng theo yêu cầu riêng trước khi in nó ra. VB hỗ trợ chức năng này thông qua hàm Format có cú pháp sau : Format (expression [,format[,firstdayofweek[,firstweekofyear]]]) trong đó : expression là biểu thức số hay ngày tháng cần format. format là chuỗi ký tự định dạng hay tên gợi nhớ miêu tả chuỗi định dạng sẵn có của VB. firstdayofweek và firstweekofyear qui định ngày đầu trong tuần và tuần đầu trong năm cần cho định dạng dữ liệu ngày tháng. Một số ký tự thường dùng trong chuỗi định dạng : 0 miêu tả vị trí ký số, nếu số không hiển thị hết vùng định đạng thì thêm số 0 trước và sau giá trị số cho đầy vùng định dạng. # miêu tả vị trí ký số, không in số 0 đi trước và sau giá trị số. . miêu tả vị trí dấu ngăn đơn vị (qui định bởi locale của Windows) , miêu tả vị trí dấu ngăn đơn vị ngàn (qui định bởi locale). - + % ( ) space miêu tả chỉnh xác ký tự tương ứng. Môn : Tin học Khoa Công nghệ Thông tin Chương 10: Tương tác giữa người dùng & chương trình Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 257
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net