logo

Điều gì ẩn chứa trong một cái Tên?

Điều gì ẩn chứa trong một cái Tên? Các Tên gọi và Thuật ngữ liên quan đến khuyết tật và các nhu cầu cần được giáo dục đặc biệt: Một mối quan tâm đang tiếp diễn
Thông tin EENET Châu Á – 03/2006 – Số 2 Điều gì ẩn chứa trong một cái Tên? Các Tên gọi và Thuật ngữ liên quan đến khuyết tật và các nhu cầu cần được giáo dục đặc biệt: Một mối quan tâm đang tiếp diễn Nhóm làm việc Không một cá thể nào hoàn toàn giống nhau. Chẳng có gì là lạ khi các cá thể, dù là người lớn hay trẻ em, đều có sự khác biệt. Điều này đã được thực tế công nhận. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm ở đây là chúng ta nhìn nhận những sự khác biệt đó như thế nào và chúng ta miêu tả chúng bằng ngôn ngữ nào? Chắc mọi người còn nhớ trong vấn đề mở đầu của Hội nghị EENET Châu Á, chúng tôi đã nhắc đến một bài viết có tựa đề “Điều gì ẩn chứa trong một cái Tên …..Các Tên gọi và Thuật ngữ liên quan đến khuyết tật và các nhu cầu cần được giáo dục đặc biệt”, tập trung vào tầm quan trọng của việc sử dụng các thuật ngữ một cách thích hợp và mang tính tôn trọng người khác. Trên khắp thế giới, người ta bàn luận về cách tìm kiếm, chấp nhận và sử dụng các thuật ngữ một cách thích hợp. Một cuộc thảo luận như thế đã diễn ra vào tháng 8 năm 2005 tại Cuộc họp tiền đại hội EENET, nằm trong khuôn khổ Hội nghị Giáo dục hòa nhập và giáo dục cần sự hỗ trợ đặc biệt (ISEC). Mục đích của cuộc họp này là điểm lại các hoạt động đang diễn ra của EENET, cũng như bàn bạc về những diễn biến có thể xảy đến trong tương lai. Vấn đề mở đầu của EENET Câu Á cũng đã được nêu lên tại cuộc họp này. Qua quá trình thảo luận vấn đề liên quan đến thuật ngữ, các diễn giả tại Hội nghị đã làm nổi bật các điểm sau: o Tầm quan trọng của việc tìm kiếm và sử dụng các thuật ngữ phù hợp; o Nhận thức về các bối cảnh quốc gia và quyết định các từ/cụm từ nào là phù hợp nhất trong từng ngữ cảnh. Để giúp làm nóng hơn cuộc tranh luận này và làm tăng các mối quan tâm trong bối cảnh Châu Á, chúng tôi đã quyết định đi sâu vào khám phá và tìm kiếm những quan điểm khác nhau của những đối tượng làm công việc thực tế. Tiếp sau các câu hỏi được đặt ra là một loạt những phản hồi thú vị thu nhận được tại các nước Nam Á (Pakistan), Đông Nam Á (Inđonesia, Campuchia) và Trung Á (Tajikistan và Kyrgyzstan). Các vấn đề nổi bật trong các phản hồi đó cũng đã được làm rõ. HỎI: Trong bối cảnh quốc gia của mình, bạn có thể cho biết thuật ngữ nào được sử dụng để nói tới các nhóm trẻ em có đóng góp vào sự đa dạng của môi trường học tập? Sử dụng thuật ngữ trong các ngành khác nhau Tại Camphuchia, các thuật ngữ được sử dụng để nói tới các nhóm trẻ em có đóng góp vào sự đa dạng này cũng thay đổi đôi chút, phụ thuộc vào các ngành được hỏi. Chẳng hạn, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao (MoEYS) thường hay nhắc đến các cụm từ như “trẻ dễ bị tổn thương” và “trẻ với những nhu cầu đặc biệt”, trong khi đó, khu vực xã hội bao gồm Bộ Xã hội, thương binh và phục hồi thanh thiếu niên (MoSVY), vốn tập trung đặc biệt vào đối tượng khuyết tật, lại sử dụng các thuật ngữ thường dùng của các nhà tài trợ như ‘trẻ gặp nguy hiểm” và ‘trẻ có hoàn cảnh khó khăn”. Các thuật ngữ thường được sử dụng trong các lĩnh vực khác ở Cam-pu-chia cũng hết sức đa dạng, cả trong tài liệu sẵn có, trong hội họp và thảo luận, v.v Bộ Giáo dục quốc gia Indonesia đã sử dụng các cụm từ như “trẻ dị thường”, “trẻ khuyết tật” và “trẻ với nhu cầu đặc biệt”, trong khi đó, khu vực xã khội bao gồm Bộ xã hội, lại sử dụng cụm từ “trẻ dễ bị tổn thương” và “trẻ mang các vấn đề xã hội”. Một vấn đề rất thường thấy tại Bộ Giáo dục quốc gia Indonesia là trẻ khuyết tật được phân loại theo an-pha-bê từ “A đến Q”. (Cấp độ A được sử dụng cho trẻ thiểu năng thị giác, cấp độ B sử dụng cho trẻ thiểu năng về thính giác, v.v) Bộ Giáo dục của Kyrgyzstan thường nhắc tới cụm từ “trẻ khiếm khuyết về thể thực và trí tuệ”, trong khi Bộ bảo hộ lao động và xã hội của nước này lại sử dụng cụm từ “trẻ khuyết tật” và mới bắt đầu sử dụng thuật ngữ “trẻ gặp nguy hiểm” để ám chỉ những trẻ em có những vấn đề xã hội khác biệt - Dưới các Bộ này có những trường học hay cơ sở giáo dục đặc biệt phân theo những sự thiệt thòi khác nhau. Theo đó, “trẻ gặp nguy hiểm” là những trẻ em không được đến trường do các vấn đề xã hội khác nhau. Các thuật ngữ được sử dụng sai và không phù hợp Tại Pakistan, thuật ngữ nói tới một số nhóm trẻ em đã được sử dụng sai và không phù hợp. Chẳng hạn, trẻ em sống ở vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh được gọi là “thiếu sự quan tâm”. Chính phủ và các tổ chức Phi chính phủ đã có những động thái tích cực trong việc thiết lập các ngôi trường nội trú đặc biệt, và các chính sách khuyến khích khác cũng có xu hướng giúp các em khỏi bị lạc lõng. Liệu có phải trẻ bị “thiếu sự quan tâm” hay môi trường sống của các em “kém thuận lợi”? Một thực tế dễ nhận thấy tại Pakistan là trẻ em thường hay dính dáng đến lao động. Thậm chí có một số ngành công nghiệp và nơi làm việc mà chủ xưởng coi trẻ em là bộ phận nhân lực thích hợp nhất. Các ngành công nghiệp và nơi làm việc như thế bao gồm ngành dệt thảm, ga-ra ôtô và nhà hàng nhỏ, đánh giày, ăn xin, v.v.. Một phần ba dân số Pakistan sống dưới mực nghèo đói và các bậc phụ huynh có thu nhập thấp không còn cách nào khác là buộc con em mình phải lao động sớm. Các chủ xưởng thì bóc lột tối đa sức lao động của các em. Tại Pakistan, thuật ngữ được sử dụng để nói tới trẻ lao động sớm là “trẻ em lao động”. Khi được dịch lại, thuật ngữ này mang ý nghĩa chuyển tải cách hiểu tích cực ám chỉ việc trẻ làm việc do tự lựa chọn và đóng góp vào sự phát triển quốc gia. Một số trẻ em, lại một lần nữa, bị thiếu sự quan tâm. Chẳng hạn, trẻ em gái ở vùng nông thôn Pakistan là nhóm đối tượng được nhắc đến ít nhất và thường bị tước bỏ các quyền cơ bản. Các trẻ em gái ở đây bị giới hạn cơ hội tiếp cận với giáo dục, y tế, nước sạch, và các trang thiệt bị phục vụ cho vui chơi, v.v Những ảnh hưởng về mặt lịch sử tới thuật ngữ Việc sử dụng thuật ngữ cũng bị ảnh hưởng bởi lịch sử. Ở các nước vùng Trung Á, rõ nhất dưới chế độ Soviet, khuyết tật được coi là một dạng bệnh lý. Điều này khiến trẻ em phải sống tách rời với người thân và nhận được sự chữa trị đặc biệt. Quan niệm rằng khuyết tật cần phải được chữa trị, và rằng trong học tập, trẻ khuyết tật không thể theo kịp các bạn bè lành lặn cùng trang lứa, vẫn một phần nào được thể hiện trong thể chế giáo dục hiện hành. Hầu hết trẻ khuyết tật đều được đưa vào các trung tâm cách xa gia đình và cộng đồng. “Tiếc rằng, trong bối cảnh hiện tại, chúng ta vẫn sử dụng thuật ngữ “Thiểu năng” như một yếu tố còn sót lại của hệ thống giáo dục”. HỎI: Thuật ngữ có mang hàm ý tiêu cực? Hầu hết các thuật ngữ hiện dụng tại Cambodia và Indonesia đều được coi là không ẩn chứa bất kỳ hàm ý đặc biệt tiêu cực nào. Tuy vậy, xét trong phạm vi các bối cảnh văn hóa đa dạng tại Indonesia, một số nền văn hóa có xu hướng chuyển tải hàm ý mang tính tiêu cực. Trong bối cảnh văn hóa của người Khmer, các thuật ngữ này, một khi không được miêu tả đầy đủ, có thể khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh những trẻ em “đặc biệt”, “khác biệt” hoặc “không bình thường”. Một điều thú vị rằng, khi được dịch sang ngôn ngữ Khmer, thuật ngữ “đặc biệt” và “nhu cầu cần chăm sóc đặc biệt” cần được lưu ý phát âm “láu” hơn một chút so với các tù bình thường. Khi lần đầu tiên giới thiệu các từ này, cũng cần phải hết sức chú ý để làm sao các từ này được hiểu một cách đầy đủ và chính xác. Cũng giống như các nước vùng Trung Á khác, tại Tajikistan, thuật ngữ “thiểu năng” mang một hàm ý tiêu cực. Ủy ban Đánh giá và Xếp loại (The Commission for Classification) đã quyết định sắp đặt và thể chế hóa giáo dục đối với trẻ em, với tập trung vào việc đánh giá trình trạng sức khỏe của các em nhằm phát hiện ra điều gì các em không có khả năng làm được. . Tại Pakistan, các thuật ngữ hiện dụng lại có xu hướng khiến người khác cảm thông – “trẻ em đặc biệt”. Rõ ràng ở đây chưa có một sự hiểu biếu đầy đủ về việc cần thiết phải mang lại cho TẤT CẢ trẻ em các quyền, hỗ trợ và tôn trọng công bằng, hơn là chỉ cảm thông. HỎI: Ngôn ngữ dịch thuật Tiếng Anh nào là sát nghĩa nhất cho các thuật ngữ hiện dụng? Các khái niệm được dịch sang tiếng Anh từ ngôn ngữ của người Khmer nhằm miêu tả các thuật ngữ trên, được coi là sát nghĩa so với thuật ngữ gốc. Trong tiếng Khmer và Bahasa Indonesia, nhiều từ thường phải được miêu tả đầy đủ hơn để giúp lột tả khái niệm. HỎI: Liệu có khó khăn khi dịch các khái niệm “hòa nhập”, “tăng cường khả năng thông qua giáo dục” và “bị bỏ ra ngoài lề” sang các ngôn ngữ quốc gia? “Chẳng có khó khăn gì khi dịch các thuật ngữ trên sang ngôn ngữ Bahasa Indonesia. Tuy nhiên, các từ được dịnh này có thể sẽ phải hơi “dài dòng” . “Ở Trung Á, việc dịch các thuật ngữ này sang các ngôn ngữ địa phương là hết sức khó khăn. Trong cách viết, các thuật ngữ này có thể sẽ được hiểu một cách không đầy đủ do chúng ám chỉ một cách không chính xác tới những trẻ em bị “thiểu năng về thể chất và trí tuệ”. “Hòa nhập” khi được dịch sang ngôn ngữ Urdu sẽ có nghĩa là “Shamooliya”’. Tuy vậy, không có một cách dịch chính xác nào sang ngôn ngữ Urdu cho từ “làm cho có khă năng” và “Bị bỏ ra ngoài lề”, mà các khái niệm như vậy thường phải được diễn tả bằng nhiều hơn một từ”. “Trong các thuật ngữ vừa đề cập, thuật ngữ “bị bỏ ra ngoài lề” có vẻ là dễ gặp rắc rối nhất trong văn hóa Khmer, do xét ở góc độ văn hóa, thuật ngữ này liên quan đến những người “dễ gặp phải những thất bại trong cuộc sống”. “Quá trình nghiên cứu cách các thuật ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ của người Cambodia và cách diễn giải, vẫn đang tiếp tục khẳng định thêm tầm quan trọng của việc xác định “người ta đến từ đâu”, xét trên khía cạnh việc giải thích các thuật ngữ đó. Vì thế, việc đảm bảo hiểu chính xác và đảm bảo các giả định mang tính văn hóa liên quan được thể hiện đầy đủ là rất quan trọng. Để làm được điều này, chúng ta phải làm sao hướng được con người tới việc tự “xây dựng” cách hiểu xác đáng các thuật ngữ này, và quan trọng là các thuật ngữ này cũng phải có giá trị trong bối cảnh của chính họ”. Rõ ràng, những trao đổi trên đây đã chỉ ra rằng các bối cảnh văn hóa có chi phối đến việc sử dụng các thuật ngữ. Chúng ta không thể làm thay đổi những điều trên, mà nên chăng chúng ta cần tìm hiểu thông qua vệc so sánh các kinh nghiệm, và quyết định từ/cụm từ nào thích hợp nhất trong từng hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi hy vọng những cuộc thảo luận như thế này sẽ được tiếp tục và hy vọng sẽ nhận thu được những ý kiến đóng góp hơn nữa từ phía các độc giả. Bài viết trên được hoàn thành với sự đóng góp của: Ngài Parvez Pirzado, Pakistan; Nhóm Giáo dục – Hội đồng hành động vì Khuyết tật Indonesia; Ngài Budi Hermawan, Indonesia, Bà Janiee Ho, Tajikistan; Bà Chinara Djumagulova, Kyrgyzstan.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net