logo

Dịch vụ tư vấn: Vì sao vẫn phải trông cậy vào nước ngoài?

Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, ngành dịch vụ tư vấn trở thành một trong những ngành quan trọng và càng quan trọng hơn khi Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Dịch vụ tư vấn: Vì sao vẫn phải trông cậy vào nước ngoài? Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, ngành dịch vụ tư vấn trở thành một trong những ngành quan trọng và càng quan trọng hơn khi Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Phải chăng các công ty tư vấn đã thực sự làm chủ được thị trường tiềm năng này, hay chỉ biết dõi theo các đại gia nước ngoài. Nếu chỉ tính riêng tư vấn liên quan đến lĩnh vực kinh tế, hiện nay nước ta có khoảng trên 1000 công ty tư vấn lớn nhỏ, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bao gồm: đầu tư, công nghiệp, giao thông, xây dựng. Tuy nhiên, thống kê cho biết, tốc độ phát triển của ngành dịch vụ (trong đó có dịch vụ tư vấn) vẫn thấp hơn của sản xuất (Cần một chiến lược phát triển dịch vụ tư vấn Để thực hiện được một cách rộng rãi, đáp ứng yêu cầu hội nhập, các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc, tổ chức học tập Điều kiện chung của hợp đồng FIDIC một cách rộng khắp từ cán bộ lãnh đạo, quản lý đến các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có một chiến lược xúc tiến việc xuất khẩu dịch vụ trong đó có dịch vụ tư vấn, đây là một biện pháp để giúp các doanh nghiệp thông qua đó sẽ mau chóng trưởng thành. Không chỉ kém hiểu biết về luật lệ, thông lệ quốc tế, khâu đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng cũng không nắm vững. Ông Nguyễn Cảnh Chất cho biết, hiện nay việc áp dụng ISO 9000 (nay là ISO 9001-2000) quá chậm. Các đơn vị được cấp chứng chỉ, các đơn vị thực sự áp dụng còn quá ít so với số lượng doanh nghiệp hiện nay. Ngay khi đã áp dụng ISO 9000 cũng chưa thực sự phát huy đúng hiệu quả yêu cầu. Trước thực tế đó, đề xuất của các chuyên gia đưa ra là Chính phủ cần có một chủ trương chiến lược và có sự chỉ đạo sát sao về áp dụng ISO 9000 ở nước ta, ở các doanh nghiệp và cả ở cơ quan hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, việc triển khai áp dụng ISO 14000 (hệ thống quốc tế về quản lý môi trường) so với ISO 9000 ở các doanh nghiệp tư vấn lại còn chậm hơn. Trong khi đó, ở trên thế giới việc áp dụng ISO 14000 còn yêu cầu cấp thiết hơn. Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu tiến hành đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ cũng như phương thức quản lý sao cho có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng và môi trường (ISO 9000 và ISO 14000), các chuyên gia cũng đề nghị lồng ghép để áp dụng 2 tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 một lần cho tiết kiệm thời gian và kinh phí. Để những dự án và công trình của Việt Nam sử dụng tư vấn Việt Nam, cũng như để ngành dịch vụ tư vấn tự tin bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, Hiệp hội Tư vấn xây dựng đã đưa ra một số kiến nghị. Trước hết, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo tính độc lập, tính khách quan của tư vấn, đảm bảo cho tư vấn phát huy hiệu quả, làm tốt việc phản biện kinh tế-xã hội cho các cấp, các ngành. Đồng thời cũng cần có chính sách mạnh dạn sử dụng tư vấn trong nước ở các lĩnh vực có thể làm được, nếu cần cho phép thuê chuyên gia nước ngoài trong từng việc, tạo cơ chế liên danh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm. Nhà nước nên có cơ chế điều chỉnh giá tư vấn thoả đáng để khuyến khích tư vấn trong nước, hạn chế chảy máu chất xám hoặc tốn phí ngoại tệ thuê tư vấn nước ngoài. Admin (Theo TBKTVN)
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net