logo

ĐỊA ĐIỂM APOLLO 15 HẠ CÁNH TRÊN MẶT TRĂNG

Tin này đã hoàn toàn xóa bỏ mọi nghi ngờ trong cái gọi là Thuyết bịa đặt lên Mặt Trăng (“Moon Hoax” hoặc “Apollo Hoaxs”) do một số người tung ra từ thập niên 70, cho rằng chương trình tàu Apollo đưa người lên Mặt Trăng chỉ là màn kịch điện ảnh do NA SA dàn dựng để đánh lừa thiên hạ chứ Mỹ chưa bao giờ đưa được người lên Mặt Trăng.
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN Chụp đượC ảnh địa điểm apollo 15 hạ Cánh trên mặt trăng theo tin Của Cơ quan thăm dò Không gian nhật Bản (JaXa), mới đây vệ tinh nữ thần mặt trăng Của nhật đã Chụp đượC địa điểm hạ Cánh trên mặt trăng Của tàu apollo 15 *. Số 216 - 2009 33 KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN >> Bản đồ vẽ địa điểm hạ cánh của Apollo 15 (có ngôi sao); mũi tên đỏ chỉ hướng quan sát. t in này đã hoàn toàn xóa bỏ mọi nghi ngờ trong cái gọi là thuyết bịa đặt lên mặt trăng (“moon hoax” hoặc “apollo hoaxs”) do một số người tung ra từ thập niên 70, cho rằng chương trình tàu apollo đưa người lên mặt trăng chỉ là màn kịch điện ảnh do naSa dàn dựng để đánh lừa thiên hạ chứ mỹ chưa bao giờ đưa được người lên mặt trăng. vệ tinh nữ thần mặt trăng tức Selene, tiếng nhật là Kaguya, nặng 1,6 tấn, trang bị 15 loại thiết bị khoa học tiên tiến nhất được phóng ngày 14/9/2007 hiện đang làm việc trên quỹ đạo vòng quanh mặt trăng đã gửi về rất nhiều ảnh quý giá. tháng 5 vừa qua máy chụp ảnh địa hình (terrain camera, tC) trên Selene đã chụp được một loạt ảnh, trong đó có bức ảnh vết loang (“halo”) tạo nên khi tàu apollo 15 xả khí khi cất cánh. địa điểm này nằm ở chân núi apennine. đây là báo cáo đầu tiên trên thế giới về việc tìm thấy vết loang được tạo ra sau khi khoang đổ bộ của apollo 15 cất cánh từ mặt trăng. trước đây tàu vũ trụ Smart-1 của Cơ quan Không gian châu âu (eSa) từng tiến hành việc tìm kiếm này nhưng không thấy họ công bố kết quả. apollo 15 là tàu vũ trụ thứ 4 hạ cánh xuống mặt trăng trong chương trình apollo của naSa. tàu chở 3 nhà du hành vũ trụ (dhvt), được phóng lên ngày 26/7/1971 và hạ cánh xuống mặt trăng ngày 30/7, trở về trái đất ngày 8/8/1971. hai nhà dhvt Scott và irwin ở lại trên mặt trăng 67 giờ, đi bộ trên đó một quãng đường và lấy được 170 lb (1 lb = 435 g) đất mặt trăng đem về. trước khi cho khoang đổ bộ của con tàu đáp xuống mặt trăng, các nhà dhvt đã chụp ảnh địa điểm sẽ hạ cánh. Sau khi cất cánh lên cao, họ lại chụp lần nữa địa điểm đó, phát hiện thấy chỗ hạ cánh xuất hiện một vết loang tạo ra bởi khí xả của động cơ lắp trên khoang đổ bộ khi nó cất cánh rời mặt trăng bay lên để lắp ghép với khoang chính của apollo do Worden lái đang bay vòng quanh mặt trăng. quan sát độ nét trong các ảnh chụp của camera lắp trên vệ tinh Selene, người ta không thể không khâm phục công nghệ tuyệt vời của nhật Bản, vì các ảnh này chụp từ cự ly hơn 100 km! >> hải hoành (tổng hợp) 34 Bản tin đại học quốc gia hà nội KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN >> Ảnh ba chiều (3D) do TC chụp địa điểm hạ cánh của Apollo 15. >> Ảnh trên do camera TC của Selene chụp; ảnh dưới do các nhà DHVT tàu Apollo 15 chụp, có thể nhìn thấy khoang đổ bộ của Apollo 15 và anten thông tin. Qua so sánh hai ảnh này ta thấy chúng giống nhau như hệt, tuy TC không chụp được các hòn đá lổn nhổn (vì chụp từ rất xa). >> Bức ảnh cho thấy sự thay đổi của bề mặt Mặt Trăng chỗ hạ cánh (trong vòng tròn) trước và sau khi khoang đổ bộ của Apollo 15 hạ cánh. Ảnh bên trái chụp ở thời điểm sắp hạ cánh; ảnh bên phải chụp ở thời điểm sau khi khoang đổ bộ đã cất cánh bay lên cao. >> Địa điểm hạ cánh của khoang đổ bộ tàu Apollo 15. Số 216 - 2009 35
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net