logo

Đề cương luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống bí đỏ vụ Xuân và vụ Thu Đông tại trường ĐH Nông Lâm

Bí đỏ (bí ngô) có tên khoa học là Cucurbita pepo có tên tiếng Anh là Pumpkin được trồng ở khắp mọi miền của Việt Nam và được sử dụng làm thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về cây trồng này. Diện tích trồng nhỏ lẻ, phân tán, giống sử dụng chủ yếu là các giống địa phương.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH THẮNG Đề cương luận văn cao học: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNG BÍ ĐỎ VỤ XUÂN VÀ VỤ THU ĐÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM” PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Bí đỏ (bí ngô) có tên khoa học là Cucurbita pepo có tên tiếng Anh là Pumpkin được trồng ở khắp mọi miền của Việt Nam và được sử dụng làm thực phẩm giàu dinh dưỡng. - Ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về cây trồng này. - Diện tích trồng nhỏ lẻ, phân tán, giống sử dụng chủ yếu là các giống địa phương. - Thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay đi sâu vào sử dụng sản phẩm có chất lượng. - Việc tìm ra những giống mới có năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện sinh thái là rất quan trọng. - Một số mô hình khuyến nông ở Vĩnh Phúc kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa và được người dân chấp nhận. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống bí đỏ vụ xuân và vụ thu đông tại trường Đại học Nông Lâm”. 2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống bí đỏ tại Trung tâm thực hành thực nghiệm, trường Đại học Nông Lâm. - Xác định giống bí đỏ có năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện sinh thái của tiểu vùng khí hậu trường Đại học Nông Lâm và những khu vực tương tự. 3. Yêu cầu của đề tài - So sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống bí đỏ lai với giống địa phương. - Chọn ra đượng những giống bí đỏ có triển vọng, có chất lượng tốt để giới thiệu cho sản xuất, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại thực vật của bí đỏ 1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố 1.2.2. Phân loại thực vật bí đỏ 1.3. Một số đặc tính sinh vật học của bí đỏ 1.3.1. Đặc tính thực vật học 1.3.2. Sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ 1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ trên thế giới 1.4.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ ở Việt Nam CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu bao gồm 6 giống bí đỏ: 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu 1 năm: Vụ xuân và vụ thu đông - Địa điểm nghiên cứu: Khu thí nghiệm trường Đại học nông lâm 2.3. Đất và quy trình kỹ thuật thí nghiệm 2.3.1. Đất trong thí nghiệm 2.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong TN Áp dung theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc khuyến cáo 2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng: Khả năng sinh trưởng, phát triển; động thái tăng trưởng; đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh. - Nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Mật độ cây, số quả/cây, khối lượng quả - Nghiên cứu chất lượng: Phân tích hàm lượng Vitamin A, vitamin C, protein, gluxit, chất xơ, nước và đánh giá cảm quan 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 6 công thức và 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30m2, chiều dài 6m, chiều rộng 5m. Các giống được bố trí hàng đơn vào 2 mép luống, mỗi ô bố trí 20 cây cho phát triển vào giữa luống. - Phân bón cho 1ha: 10 tấn phân chuồng + 800kg phân hữu cơ vi sinh + 140kg Urê + 450kg phân tổng hợp (NPK) + 140kg KCL. - Cách bón: Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân hữu cơ vi sinh + 30% NPK Bón thúc: Lượng phân bón còn lại chia đều và bón làm 3 lần, trộn đều bón cách gốc 15cm + Lần 1: Sau trồng 15 ngày + Lần 2: Khi hoa cái xuất hiện + Lần 3: Trước khi thu quả 15 ngày - Chăm sóc: Thường xuyên giữ ẩm 70-75% cho bí sinh trưởng, phát triển nhất là thời kỳ bí ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn. Khi bí dài khoảng 1m bắt cho bí bò vuông góc với mặt luống, lấy đất đè lên đoạn thân gần gốc cho bí ra thêm rễ phụ. Khi cây được 4-5 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh, các giống bí có khả năng ra nhánh mạnh, tuy nhiên chỉ để mỗi cây 2-3 nhánh khoẻ nhất. Khi cây ra hoa cái thì tiến hành thụ phấn bổ sung. Chỉ giữ lại mỗi cây 2-3 quả. Phòng trừ các loại sâu bệnh kịp thời, nhất là các loại rệp, sâu ăn lá, hại gốc, bệnh héo xanh và héo rũ. - Thu hoạch: Thu hoạch khi bí đã chín. Khi bí chín sẽ có biểu hiện: Vỏ quả cứng, vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc xanh đen, có phấn, cuống vàng và cứng. - Thời vụ: Thí nghiệm vụ xuân (dự kiến) tiến hành gieo hạt từ ngày 28/1 - 5/2/2009; Thí nghiệm vụ thu đông tiến hành gieo hạt từ ngày 10 – 15/9/2009. Các chỉ tiêu theo dõi: - Tỷ lệ mọc mầm: Khi có 50% số cây/ô mọc mầm lên khỏi mặt đất; Theo dõi tỷ lệ mọc mầm của các giống bí sau 5 ngày và 7 ngày và 10 ngày sau trồng. - Thời gian sinh trưởng, phát triển: Được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch. Tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu như: Thời gian từ trồng đến khi cây mọc, khi cây đạt 3 lá thật, khi cây đạt 7 lá thật, khi cây ra hoa cái đầu tiên, khi cây cho thu hoạch quả, và tính tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống bí trong thí nghiệm. - Đặc điểm hình thái của các giống bí trong thí nghiệm. Tiến hành theo dõi số nhánh chính; số lá/ cây; số hoa đực/ cây; số hoa cái/ cây; số quả/ cây; hình dạng lá, hoa, quả để phân biệt các giống; và đánh giá triển vọng phát triển. - Động thái tăng trưởng chiều dài các nhánh chính của các giống bí. Tiến hành theo dõi chiều dài của các nhánh chính sau trồng 20, 30, 40, 50, 60, 70 ngày sau trồng. - Tình hình sâu bệnh hại. Tiến hành theo dõi, đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên thân, lá, quả các giống bí ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau: Giai đoạn 7 lá, ra hoa, trước thu hoạch 15 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá: - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Mật độ cây: Mật độ cây trong thí nghiệm là 0,67 cây/m2 tương ứng 6700 cây/ha. Số quả/cây: Đếm tổng số quả/ô chia cho số cây trong ô thí nghiệm. Khối lượng trung bình quả: Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành cân 3 quả nhỏ, 4 quả trung bình, 3 quả to. - Tiến hành so sánh năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT) của các giống bí trong thí nghiệm với giống bí đối chứng (đ/c) - Tiến hành so sánh sự chênh lệch về năng suất của các giống bí giữa vụ xuân và vụ thu đông. - Đánh giá chất lượng quả thông qua phân tích một số chỉ tiêu như: Hàm lượng vitamin A; Vitamin C; Protein, Gluxit, chất xơ, nước. Các chỉ tiêu được phân tích trên máy phân tích. - So sánh chất lượng quả thông qua đánh giá cảm quan và cho điểm (điểm từ 1 rất kém -10 rất tốt) CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình sản xuất bí đỏ tại một số tỉnh miền núi phía bắc 3.2. Tình hình sản xuất bí đỏ tại Thái nguyên 3.2.1. Về giống và tình hình sản xuất bí đỏ 3.2.2. Thời gian gieo trồng và các giống bí đỏ 3.2.3. Phương thức canh tác 3.2.4. Công tác sử dụng giống và bảo quản sản phẩm 3.2.5. Vai trò của cây bí đỏ trong sản xuất hiện nay và khả năng mở rộng diện tích 3.3. Kết quả nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng các giống bí đỏ trong thí nghiệm 3.3.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và mức độ sâu bệnh hại các giống bí đỏ 3.3.2. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và đánh giá chất lượng quả KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 2. Đề nghị
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net