logo

Để chụp ảnh phong cảnh đẹp cần những gì?


Để chụp ảnh phong cảnh đẹp cần những gì? 1. chọn nơi nào mình chụp. phải nghiên cứu địa điểm mình chụp. tôi lấy ví dụ, một lần tôi đi chụp bình minh, đến rất sớm chờ mặt trời lên, không ngờ mặt trời lại mọc sau lưng nên ko thể chụp được. Chịu khó lên Yahoo xem mấy giờ mặt trời mọc, mấy giờ mặt trời lặn. chú ý đến trước giờ đó ít nhất nửa tiếng. thực tế chỉ chụp được tron 1 tiếng đồng hồ, nửa tiếng trước khi mặt trời mọc/lặn hẳn cho đến nửa tiếng sau khi mặt trời mọc/lặn. 2. bắt buộc phải có tripod. vì khi đó trời khá tối, khẩu bé f8 -f11 nên tốc độ chậm nên phải để tripod. anh xem 1 số ảnh tôi chụp thành phố thì nhiều bức ảnh tốc độ để 30s. không có tripod ko thể chụp được. 3. khẩu độ thì cũng tùy nhưng nhìn chung thì chủ yếu là f8 hay f11. tôi thì thường để f11 cho chắc ăn. nhiều khi cũng phải để khẩu bé hơn, cụ thể là nếu chụp cái ảnh ở bờ sông, có sỏi đá làm tiền cảnh, giữa ảnh là bờ sông, và hậu cảnh là rừng cây và bầu trời. khi ấy nhiều khi phải cần f16. có những lúc phải để khẩu độ bé vì bất khả kháng do trời quá sáng. đặc biệt khi chụp suối, thác nước, phải để tốc độ chập rất chậm để cho nước chảy mượt mà. 4. các công cụ khác: - circular polarizer: làm giảm từ 1 stop đến 2 stop. tốt nhất khi chụp cảnh ban ngày, làm trời xanh hơn và mây cũng nổi hơn. - ND filter: tùy loại, có thể làm tối đến 5 stop, cho ta để tốc độ chậm chụp suối, thác nước khi ban ngày sáng quá. nhưng cần chú ý về auto focus vì filter này làm cho nó rất tối. đầu tiên, ko lắp filter, lấy auto focus, focus được rồi, chuyển ngay sang manual focus rồi để đó, sau đó mới lắp ND filter. vì sao phải làm vậy? vì rất nhiều khi sau khi lắp ND filter vào thì tối quá, ko auto focus nổi. - graduate filter: cái này em định mua sau khi dùng của anh bạn. filter hình chữ nhật được chia làm 2 phần, phía trên thì tối còn nửa dưới thì trong. bới vì bầu trời bao giờ cũng sáng hơn mặt đất nên nhiều khi đo sáng cho mặt đất được thì bầu trời bị cháy, đo sáng cho bầu trời được thì mặt đất đen thui. filter này giúp cân chỉnh cân bằng ánh sáng cho trời và đất 5. ống kính: tùy vào hoàn cảnh và phong cảnh. nhưng đã phong cảnh thì chơi ống góc rộng. nhưng cũng nên chú ý các ống 12-24 hay 14-24 vì nó rất dễ bị distortion. Nếu chụp rừng cây, biển, thung lũng thì không sao nhưng chụp thành phố là dễ chết vì nhà bị cong, rất khó chịu. kinh nghiệm của tôi là nếu góc rộng thì chỉ dám chơi tới 24mm thôi, 20mm là bị distortion rồi. dùng ống fix cũng tốt, sắc nét hơn, nhưng ko tiện bằng zoom. 6. hậu kỳ: nếu set up WB độ K chuẩn rồi thì chả cần PS làm gì cho mệt. chụp người thì phải PS tẩy mụn hay làm da mặt nhưng chụp cảnh chả mấy ai PS nhiều. nếu có thì chắc cũng chỉ crop để cho bố cục thật đẹp thôi. khi chụp phong cảnh nhớ để chế độ vivid cho ra màu đẹp. vì phong cảnh thường có nhiều màu. 7. sức khỏe: chụp phong cảnh rất cần sức khỏe. đòi hỏi dẻo dai hơn chụp studio rất nhiều. vì chụp trong studio vẫn là trong nhà, ấm áp mát mẻ, mệt thì nghỉ ngơi uống cocktail. chụp phong cảnh là phải thức khuya dậy sớm, chạy ngoài biển, đi trong rừng. có những hôm trời rất lạnh, phải dậy rất sớm. hơn nữa vì phải chụp hoàng hôn và bình minh nên thời gian rất eo hẹp. ko được dậy muộn, ra tới nơi phải đúng giờ không thì lỡ mất khoảnh khắc. áp lực thời gian lớn hơn. phải nắm được địa hình, bản đồ vì có 1 lần tôi bị lạc trong rừng đến tận 10h đêm, phải gọi 911 mới ra được. từ đó rút kinh nghiệm phải thuộc bản đồ và phải biết ra khỏi rừng khi trời còn có ánh nắng, ko nên ham chụp quá mà mất mạng. phải mang thức ăn vì mình chụp vào giờ đó là đói. sáng sớm dạy rất đói nên phải có cái gì đó mang theo mà gặm. chụp hoàng hôn là lúc mọi người ăn tối cho nên chắc mình cũng đói, nhớ mang theo đồ ăn.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net