logo

Đặt tên con

Đặt tên con theo các loài hoa: Dùng hoa để đặt tên cho con, đầu tiên phải hiểu rõ tính cách, đặc điểm của các loài hoa, để từ đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa của loài hoa mà bạn dùng để đặt tên cho con mình, và để các bạn có thể sáng tạo ra một cái tên cũng không kém phần ý nghĩa để đặt riêng cho con mình.
Contents ĐẶT TÊN CON THEO CÁC LOẠI HOA......................................................................................1 6 THANH CỦA TIẾNG VIỆT........................................................................................................9 ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH CỦA TIẾNG VIỆT.......................................................................10 TƯƠNG ỨNG CỦA SÁU THANH TIẾNG VIỆT VỚI NGŨ HÀNH......................................12 ÂM DƯƠNG CỦA THANH TRONG NGÔN NGỮ VĂN HỌC...............................................13 NGŨ HÀNH NẠP ÂM..................................................................................................................16 ĐẶT TÊN CON THEO CÁC LOẠI HOA Dùng hoa để đặt tên cho con, đầu tiên phải hiểu rõ tính cách, đặc điểm của các loài hoa, để từ đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa của loài hoa mà bạn dùng để đặt tên cho con mình, và để các bạn có thể sáng tạo ra một cái tên cũng không kém phần ý nghĩa để đặt riêng cho con mình. Chúng tôi xin giới thiệu những loài hoa phổ biến nhất với tư cách tên người, và cũng là những loài hoa nổi tiếng, đẹp và rất giàu ý nghĩa. Từ xưa tới nay, các loài hoa là một trong những ứng cử viên sáng giá thường được người Việt Nam và Trung Quốc dùng để đặt tên, đặc biệt họ thích dùng hoa để so sánh với vẻ đẹp của người con gái, ví dụ như: Mai, Đỗ Quyên, Thủy Tiên, Mẫu Đơn…, bởi bản thân hoa có ý nghĩa phong phú, có thể nói mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng của mình. Ở một số nước còn có “quốc hoa” của mình, như Mẫu Đơn được tôn vinh là “quốc sắc thiên hương” tượng trưng cho sắc vẻ của đất nước Trung Quốc, Anh Đào tượng trưng cho Nhật Bản, người Chilê lại yêu thích loài hoa Bách Hợp (chỉ mọi sự đều hòa hợp, tốt lành)… Có thể nói rằng người nào đặt tên con theo tên các loài hoa là người rất am hiểu và yêu quý các loài hoa. Nếu dùng hoa để đặt tên cho con, đầu tiên phải hiểu rõ tính cách, đặc điểm của các loài hoa, để từ đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa của loài hoa mà bạn dùng để đặt tên cho con mình, và để các bạn có thể sáng tạo ra một cái tên cũng không kém phần ý nghĩa để đặt riêng cho con mình. Chúng tôi xin giới thiệu những loài hoa phổ biến nhất với tư cách tên người, và cũng là những loài hoa nổi tiếng, đẹp và rất giàu ý nghĩa. HOA MAI: Nhà thơ Viên Mai thời Tống (Trung Quốc) đã miêu tả về cốt cách kiên cường, hương thơm êm dịu của hoa Mai như sau: Trong khi các loài hoa khác phải cúi đầu khuất phục trước giá rét tê tái của mùa đông khắc nghiệt thì chỉ có hoa Mai vẫn kiên cường ngẩng cao đầu, nở những bông sặc sỡ sắc màu. Và sắc màu thanh khiết nhưng đầy tự tin ấy choáng ngợp không gia u tối, lạnh lẽo của đêm đông giá rét, nó như thắp sáng lên ngọn lửa ấm cho các loài hoa khác. Hoa Mai hay còn gọi là “Xuân Mai” là loài hoa từ màu sắc, hương thơm đến tư thế đều khiến các loài hoa khác phải ngưỡng mộ. Có rất nhiều người thích hoa Mai và cũng có rất nhiều người lấy hoa Mai để đặt tên, ví dụ như Hiểu Mai, Đông Mai, Tú Mai, Ngọc Mai, Nguyệt Mai, Tố Mai, Hoàng Mai… Những cái tên này rất dễ nghe, nhưng nếu thấy nhiều người đặt tên như thế thì bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm ý nghĩa của loài hoa này (hoa Mai không những có cái thanh tao, trong trắng của tuyết, mà còn có mùi hương quyến rũ, lan tỏa) để tự sáng tạo ra một cái tên thật hay và mang nét đặc trưng nhất của loài hoa này cho con mình. HOA MẪU ĐƠN- được tôn vinh là “quốc sắc thiên hương” tượng trưng cho sắc vẻ của đất nước Trung Quốc HOA ĐỖ QUYÊN: Đỗ Quyên hay còn gọi là ánh Sơn Hồng, hoa Ứng Xuân, mọc rộng rãi ở vùng Tây Nam Trung Quốc, là một trong những loài hoa nổi tiếng, đẹp vào hiếm. Ở Việt Nam, loài hoa này mọc rất nhiều ở vách đá của một thác nước nổi tiếng trong rừng quốc gia Bạch Mã, thác Đỗ Quyên – dòng thác mang tên loài hoa này. Đỗ Quyên có thể phân ra làm nhiều loài như Đỗ Quyên tuyết, Đỗ Quyên gấm vân, Đỗ Quyên cảo nguyệt… nở vào hai mùa xuân, hạ trong năm. Hoa có hình hoa sen, hình hoa cúc, hình hoa Tú Cầu dáng hoa mẫu đơn, dáng hoa nguyệt quý… với màu sắc hết sức phong phú như màu hồng nhạt, hồng đậm, hồng đào, màu đỏ, trắng, vàng, màu da cam, xanh. Đỗ Quyên là một loài cây chịu được giá rét, có thể sống được 100 năm, một cây có thể nở hơn 1000 bông hoa. Hoa Đỗ Quyên thời kì nở rộ đẹp lộng lẫy mê hồn. Dùng hoa Đỗ Quyên làm tên, ngoài tên gọi Đỗ Quyên, còn có thể tách ra và có thể lựa chọn sắc thái màu sắc để kết hợp lại, ví dụ Hồng Quyên, Bạch Quyên, Hoàng Quyên… Hoặc bạn có thể lấy cách gọi nho nhã của Đỗ Quyên để đặt tên như Thiên Hương, ví dụ Trương Thiên Hương, Trịnh Thiên Hương. THỦY TIÊN: Thủy Tiên cũng được liệt vào hàng Top 10 hoa đẹp nhất Trung Quốc. Cành của Thủy Tiên thẳng và trên cành đó mọc ra 4-8 bông hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm của hoa tỏa ra sẽ làm ngây ngất lòng người. Đặc tính của Thủy Tiên là mùi hương không quyến rũ, nhưng dáng hoa lại thướt tha yểu điệu như thần như tiên. Thủy Tiên, với đặc tính này của mình, rất xứng đáng để bạn chọn làm tên cho con gái mình. BÁCH HỢP (HUỆ TÂY): Cây hoa Bách Hợp cao khoảng 1m, hoa nở vào mùa hạ, có thể nở từ một đến bốn bông trên cùng một cành, hoa có màu trắng sữa, mùi rất thơm. Hai chữ “Bách Hợp” là ý chỉ mọi sự được hòa thuận, tốt lành, nên nhiều người khi tặng hoa cho bạn bè thường chọn mua hoa Bách Hợp. Tức là hoa này có hàm ý cát tường, nên chọn loài hoa này để đặt tên cho con là rất hợp lý, chỉ có điều hai chữ Bách Hợp nghe có vẻ giống tên nam giới mà thôi. HOA LÊ (LÊ HOA): Hoa Lê thuộc họ cây Tường Vi, có màu trắng, thời kì hoa nở rực rỡ nhất thì toàn bộ cây được bao bọc bởi màu trắng xóa như tuyết, trông rất đẹp mắt. Trong lịch sử đã không ít danh nhân miêu tả đặc tính của hoa Lê: một loài hoa thanh khiết, trắng trong. Lấy chứ hoa Lê để đặt tên tương đối dễ nghe, ví dụ như: Phạm Lê Hoa, Phan Lê Hoa, Hà Lê Hoa… HỢP LAN (HỢP HOAN, DẠ LÝ HƯƠNG): Hợp Lan cũng có thể gọi là “cây dạ hợp”. Cây Hợp Hoan này có thân cao khoảng 16m, trên ngọn cây có hình ô, lá nhỏ và hoa chỉ nở về đêm. Hợp Hoan là loài hoa rất đẹp, thuộc dạng khó kiếm. Khi hoa Hợp Hoan nở vào những đêm mùa hạ, đưa hoa lên mũi ngửi bạn sẽ cảm nhận được ngay mùi hương quyến rũ lòng người của nó. Lấy tên Hợp Lan, hoặc Hợp Hoan để đặt tên cho con thì có nghĩa là cầu mong cho gia đình được vui vẻ. HOA ĐẠI LỆ: Hoa Đại Lệ cũng có thể gọi là hoa Đỗ Quyên thiên tiếu. Đại Lệ có khoảng 3000 loài và là loài hoa nổi tiếng trên thế giới. Hoa chia làm hai loại là hoa đơn và hoa kép. Loài hoa này có hình dáng giống hoa Thược Dược, hình cầu, hình tổ ong… màu sắc vô cùng phong phú: màu phấn hồng, hồng tím, màu trắng, màu vàng. Bạn có thể dùng hai chữ Lệ Hoa từ tên hoa này để đặt tên cho con. CÁT TƯỜNG THẢO: Cát Tường Thảo thuộc họ cây bách hợp. Loài hoa này có chiều cao từ 25 đến 35cm, màu xanh đậm, nhưng đến mùa đông và hạ thường xanh nhạt. Cát Tường Thảo thường nở hoa vào mùa hạ hoặc mùa thu, hoa có màu đỏ tía và có mùi rất thơm, quả của cây có hình cầu sắc đỏ, điều hay của loài cây này là nhìn lá có thể đoán được quả. Lấy Cát Tường Thảo để đặt tên có thể giản lược thành hai từ “Cát Thảo”, vì bản thân chữ cát đã bao hàm nghĩa là Cát Tường (may mắn). Tên Cát Thảo có thể hơi lạ nhưng rất dễ nghe và hay nữa. HOA NGỌC TRÂM: Nhà thơ Xuân Diệu đã tả về hoa Ngọc Trâm như sau: Lá biếc đơn sơ, cánh nuột nà, Rung rinh trên nước một cành hoa. Ngọc Trâm còn được gọi là “Ngọc xuân bồng”, thuộc họ cây Bách Hợp. Ngọc Trâm có chiều cao từ 75cm trở lên, nở hoa màu trắng và nở vào ban đêm. Hoa có mùi thơm rất ngào ngạt. Để con mang tên hoa Ngọc Trâm là cách đặt tên khá phổ biến của nhiều người. HOA TRƯỜNG XUÂN: Hoa Trường Xuân có nguồn gốc ở châu Phi. Chiều cao của hoa khoảng 60cm, tán hoa có màu đỏ sẫm của hoa hồng, giống khác của loài hoa này là Bạch hoa và Bạch hoa hồng tâm, các giống hoa này đều vô cùng xinh đẹp nho nhã.Hoa Trường Xuân là loài hoa cỏ thuộc diện đẹp nhưng nhã nhặn. Nếu bạn thích con mình xinh đẹp nho nhã bạn có thể lấy tên của hoa Trường Xuân đặt cho con bạn. Cách gọi khác của loài hoa này là Sơn Phàm. HOA TRÀ (SƠN TRÀ): Hoa Sơn Trà cũng được gọi là hoa Trà, hoa Nại đông (hoa chịu được mùa đông giá rét). Lá hoa trà có nhiều loại: lá đơn, lá kép, lá nửa đơn nửa kép. Hoa có dáng hoa mai, hoa sen, hoa mẫu đơn với màu sắc đa dạng không kém gì hoa Đỗ Quyên: màu hồng đậm, hồng phớt, hồng đào, màu trắng ngọc, trắng sữa, và một số hoa có màu lốm đốm, màu vằn trên cánh hoa. Trong số các màu của hoa thì màu hồng là quý phái trang trọng nhất gọi là “Kim Trà”. Vào đời Kim Đường (Trung Quốc), Trà được mệnh danh là loài hoa làm ngây ngất lòng người. Dùng hoa Trà để đặt tên cho con, bạn có thể học tập cách tưởng tượng phong phú lãng mạn của người Trung Quốc như: nếu họ Chu có thể đặt tên con gái là Chu Kim Trà. Hoặc có thể dùng cách gọi khác của hoa Sơn Trà là “Hải Hồng” để đặt tên gọi như Nguyễn Hải Hồng (hoa Trà màu hồng)… HOA NGUYỆT QUẾ: Nguyệt Quế hay còn gọi là hoa Trường Xuân, Hồng Nguyệt Nguyệt là loài hoa rất nổi tiếng trên thế giới, vì nó vừa có hương lại vừa có sắc. Nguyệt Quế, với hơn 20.000 loài, được xếp vào một trong 10 loài hoa nổi tiếng của người Trung Quốc. Hoa có nhiều màu sắc như: màu trắng, màu phấn hồng, màu hồng đào, màu mận chín… Nguyệt Quế có khả năng chịu giá rét cao. Thân cây cao từ 2m trở lên. Vòng nguyệt quế, làm từ hoa Nguyệt Quế, đã được dùng làm phần thưởng cho người chiến thắng tại các cuộc thi đấu Olympic của người Hy Lạp cổ đại. Để con mình mang tên hoa Nguyệt Quế là điều rất tuyệt vời. Nhưng căn cứ vào các loài hoa Nguyệt Quế khác nhau (Nguyệt Quế Hòa bình, Nguyệt Quế Vân hương, Nguyệt Quế Minh tinh siêu cấp, Chi Nguyệt Quế, Quế Thanh…) bạn cũng có thể đặt cho con những cái tên khác có nguồn gốc từ loài hoa này như Vân Hương, Hòa Bình… HOA HẢI ĐƯỜNG: Theo sự tích, Hải Đường mang tên vị linh mục Kamelia, một người châu Âu đã đến Nhật Bản truyền đạo. Hải Đường còn được gọi là Hải Đường Lê Hoa. Cây hoa Hải Đường cao khoảng 8m, khi còn là nụ, hoa Hải Đường có màu trắng, còn khi đã nở thành hoa thì có màu hồng. Có nhiều loại Hải đường khác nhau: Hải Đường Trắng, Hải Đường Đỏ… Các văn nhân Trung Quốc trước kia đã gọi Hải Đường là “mắt xanh”, họ miêu tả loài hoa này giống như má hồng của các thiếu nữ khi thẹn thùng hay xấu hổ với ai đó. Hải Đường là loài hoa vừa thuần khiết vừa quý phái nhưng màu sắc của hoa lại không kém phần tươi mới, nên Hải Đường rất thích hợp để đặt tên cho những người con gái đẹp. HOA TỬ VI: Tử Vi là loài hoa rất lâu tàn, không dễ gì bị tàn úa. Thời gian hoa nở đến khi hoa tàn có khi kéo dài từ hai tháng đến nửa năm. Hoa Tử Vi có nhiều màu sắc: hồng, trắng, xanh thẫm, đỏ thẫm… Loài hoa này có nhiều giống khác như Ngân Vi, Thuý Vi. Vì hoa rất lâu tàn nên nó còn có một tên gọi nhã xưng khác là Hồng Bách Nhật. Dưới góc độ tên của hoa thì Tử Vi là một cái tên đẹp, mĩ miều, bạn có thể lấy tên Tử Vi, hoặc Ngân Vi, Thuý Vi để đặt tên cho con mình. PHÙ DUNG: Trái với Tử Vi, Phù Dung là loài hoa sớm nở tối tàn. Nhưng điều đặc biệt lý thú của loài hoa này là tự đổi màu theo thời điểm: buổi sáng tinh mơ hoa có màu trắng phớt, đến giữa trưa có màu đỏ đậm, còn lúc chiều tà hoa lại ngả màu đỏ sẫm, và trên một cành cây vừa có hoa màu đỏ lại vừa có hoa màu trắng. Có người nói rằng nếu được ngắm cây Phù Dung đương độ khoe sắc với cảnh cả hoa trắng lẫn hoa đổ nở cùng một cành mới cảm thấy hết được vẻ tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Khi lấy Phù Dung để đặt tên bạn có thể dùng trực tiếp hai chữ “Phù Dung” hoặc chỉ cần một chữ “Dung” rồi kết hợp với một chữ khác đều được. MỘC LAN: Mộc Lan còn có tên gọi khác là hoa Nữ nương vì gắn với câu chuyện về nàng Mộc Lan xinh đẹp. Mộc Lan vì thương cha già yếu, thương em trai còn nhỏ dại nên đã giả trai thay cha tòng quân đi đánh giặc. Sau ngày chiến thắng mọi người mới biết Mộc Lan là nữ. Xúc động trước tấm lòng cao đẹp của nàng, tên nàng đã được tạc vào lịch sử như một dấu ấn anh hùng của người phụ nữ Trung Quốc. Mộc Lan còn có thể gọi là “Tử Ngọc Lan”, Hồng Ngọc Lan. Cây Lan cao khoảng 5m, nụ hoa giống như đầu cây bút viết, hoa Mộc Lan có màu trắng bên trong và màu tím ở bên ngoài. Lấy trực tiếp hai chữ Mộc Lan đặt tên cho con không chỉ có ý nghĩa là hoa nữ nương, mà còn mang ý nghĩa là nữ anh hùng dân tộc Trung Quốc. HOA HỒNG VÀ HOA TƯỜNG VI: Hoa Hồng là loài cây lá rụng thuộc họ cây Tường Vi. Hồng cao khoảng 2m, cành hồng thường rất nhiều gai, hoa Hồng có nhiều màu sắc như hồng tím, hồng trắng, hồng đỏ, hồng vàng, hồng cam, hồng nhung. Hoa hồng có hương thơm ngào ngạt, có thể chế biến thành nước hoa. Đặc tính của loài hoa này là thích ánh sáng mặt và chịu được giá lạnh. Người phương Tây quan niệm hoa Hồng là loài hoa hàm chứa tình cảm nhiều nhất, nên hai người yêu nhau thường tặng nhau hoa Hồng để bày tỏ tình cảm. Lấy hoa Hồng để đặt tên có thể mang nghĩa là: có cái tình sâu nặng, có cái đẹp và cả mùi thơm nữa. Tường Vi cũng thuộc loài cây lá rụng, hoa Tường Vi có màu trắng hoặc màu phấn hồng, hoa có nhiều loại: Tường Vi thập tỉ muội, Tường Vi phấn đoàn… Tường Vi là loài hoa không chịu được trong phòng ấm, mà thích dãi dầu với mưa nắng, rèn rũa để có sức sống mạnh mẽ. Những người thích tính cách này của Tường Vi có thể để con mình mang tên loài hoa này. Bạn có thể dùng chữ Tường (Tường Anh) hoặc cả hai chữ Tường Vi để đặt tên cho con đều được. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC ĐẶT TÊN Việc đặt tên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cái tên có vai trò ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của cả một đời người. Cái tên của mỗi người chính là biểu tượng phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên cũng dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong học tập, sinh hoạt, công việc hàng ngày. Vì lẽ đó, cái tên tạo thành một trường năng lượng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến vận mệnh mỗi con người. Từ xa xưa cha ông ta đã lưu ý rất nhiều khi đặt tên cho con cháu mình, thời Phong Kiến, người xưa có quan niệm rằng kỵ đặt tên phạm huý, tức là tên trùng với tên họ của vua quan quý tộc, như thế sẽ bất lợi cho con cháu. Ngoài ra, cũng kỵ đặt những tên quá mỹ miều, sợ quỷ thần ghen ghét làm hại nên lúc nhỏ sẽ khó nuôi. Những người có học hành, chữ nghĩa thì đặt tên con cháu theo những ý nghĩa đặc trưng của Nho Giáo như Trung, Nghĩa, Hiếu, Thiện, … Ngày nay việc đặt tên có xu hướng phóng khoáng hơn xưa nhưng cái tên vẫn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những chỉ mang yếu tố mỹ cảm mà về yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành cái tên còn có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo vận mệnh của mỗi người. Tổng quan những lý thuyết quan trọng cho việc đặt tên bao hàm những yếu tố sau: - Cái tên được đặt phải phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Từ xưa đến nay trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá Á Đông nói chung đề cao vai trò của gia đình, dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,… - Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống uống ước nhớ nguồn của Việt Nam ta. - Tên phải có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc. - Bản thân tên phải có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu như Lệ, Tài,…vì những tên này có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ. - Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Tam Tài Thiên - Địa – Nhân tương hợp. Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ. Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh. Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó. Thiên - Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành. - Tên phải cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng thuộc Âm, vần trắc thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn. - Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,… - Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh. Ví dụ về đặt tên : nữ sinh năm Giáp Thân, trong Tứ Trụ mệnh thiếu Kim, nên dùng tên bổ trợ hành Kim cho bản mệnh. Tên đặt Nguyễn Thái Ngọc Nhi. Sau đây phân tích những yếu tố tốt của tên này: 1. Ngũ Hành tương sinh : Họ Nguyễn = Mộc sinh Thái = Hoả sinh Ngọc = Thổ sinh Nhi = Kim. Ngũ Hành tạo thành vòng tương sinh hỗ trợ cho bản mệnh thiếu Kim 2. Tên này Âm Dương cân bằng vì hai vần bằng trắc cân đối ngụ ý một đời sống an lành, tốt đẹp 3. Ý nghĩa của tên trong Hán văn có nghĩa là viên ngọc quý, hàm ý một đời sống sang trọng, đầy đủ 4. Phối quẻ được quẻ Dự là một quẻ tốt cho nữ số. Những người có tên không tốt hoặc vận mệnh đang gặp khó khăn trở ngại thì đổi tên là một trong những phương pháp hiệu quả để cải tạo vận mệnh của chính mình. Tóm lại, đặt tên tốt là một việc rất khó khăn, bao hàm rất nhiều yếu tố phối kết hợp để tạo thành một tên đẹp theo nghĩa mỹ cảm lẫn Âm Dương, Ngũ Hành, hầu đem lại cho người mang tên đó một sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống tốt lành trong tương lai, để rạng danh được dòng họ của mình, mang lại sự nghiệp tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Trân trọng cảm ơn quý vị đã tín nhiệm và tin tưởng dịch vụ của chúng tôi! 6 THANH CỦA TIẾNG VIỆT Khi tìm lại trong vốn hiểu biết của mình, tôi nhận ra rằng: yếu tố chủ đạo của tiếng Việt, cũng giống như tiếng nói của các dân tộc anh em trong nước, chúng đều do kết hợp giữa Thanh và Âm mà thành. Nhưng xem xét kỹ thêm, tôi thấy ở tiếng Việt, nhân tố tập quán, qui ước xã hội nằm ở yếu tố ÂM chiếm phần nhiều; nhân tố bản năng tự nhiên thì ngược lại, nó nằm trọn vẹn ở trong yếu tố THANH.Tôi đã trình bày những chứng cứ rõ rệt trong cách đặt tên cho 6 thanh tiếng Việt của cổ nhân, gồm: Thượng thanh, Khứ thanh, Đoản bình thanh, Trường bình thanh, Hồi thanh và Hạ thanh. Các cụ xưa xếp thứ tự 6 thanh từ cao xuống thấp là có dụng ý, mỗi thanh dựa vào một dáng đầu và cổ con người khi phát âm ra tiếng có thanh đó như sau: Thượng Thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ ngửa lên cao đến mức có thể. Đường đi của hơi thanh ra thẳng hướng đầu và cổ. Khứ thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ hơi ngửa lên, tiếng phát ra bay đi rất xa. Đường đi của hơi thanh ở phần cuối hất vọt lên, như vấp phải vật cản. Đoản bình thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng, như nhìn về đường chân trời. Đường đi của hơi thanh ngắn. Trường bình thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng. Đường đi của hơi thanh dài, đồng thời từ từ hạ thấp xuống một chút ít. Hồi thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ cúi nhanh xuống, liền theo đó, đưa dáng đầu và cổ về tư thế ngang bằng, ngay ngắn. Đường đi của hơi thanh giống như một vật thể có tính đàn hồi, khi rơi xuống đất liền bị nẩy vòng trở lại. Hoặc như tiếng nói hướng vào trong hang đá, có sự vang vọng trở lại. Hạ thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ cúi gập xuống rất nhanh, giữ nguyên dáng đó cho tới khi hoàn thành âm từ. Đường đi của hơi thanh như rơi thẳng xuống rất nhanh và bị giữ ngay lại ở dưới đó. Đầu đời nhà nguyễn, một vị linh mục nước ngoài đến truyền đạo Gia Tô ở nước ta, ngài được chúa Nguyễn yêu mến ban cho tên là Bá Đa Lộc. Do yêu cầu của việc biên soạn sách Giáo Lý, sách kinh thánh, ngài đã cùng các giáo đồ là sỹ phu phong kiến Việt Nam, đem mẫu tự la - tinh ghép lại thành chữ Việt mới, thay cho cách dùng chữ Hán cổ ghép vần thành chữ Nôm trước đó vẫn dùng . Các vị này đã theo đúng những mô tả về dáng đầu và cổ khi người nói, theo diễn tiến đường đi của từng hơi thanh, dùng cách mô phỏng bằng nét bút vẽ lại, nay ta gọi đó là dấu của thanh tiếng Việt. Trong 6 thanh, có một thanh không mang dấu, 5 thanh còn lại, mỗi thanh mang một dấu riêng. Dấu của thanh như sau : Thượng thanh : Mang dấu sắc,ghi ở phía trên các nguyên âm, như: Á,ắ, ấ, é, ế, í, ó, ố, ớ, ú, ứ. Khứ thanh : Mang dấu ngã, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : A, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Trường bình thanh : Mang dấu huyền, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : À, ằ, ầ, è, ề, ì, ò, ồ, ờ, ù, ừ. Đoản bình thanh : Không mang theo dấu, như : A, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Hồi thanh : Mang dấu hỏi, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : Ả, ẳ, ẩ, ẻ, ể, ỉ, ỏ, ổ, ở, ủ, ử. Hạ thanh : Mang dấu nặng, ghi ở phía dưới nguyên âm, như : Ạ, ặ. ậ, ẹ, ị, ọ, ộ, ợ, ụ, ự. Các dấu thanh này, cùng với các nguyên âm của tiếng Việt, đã làm cho chữ Việt Nam, văn Việt Nam trở thành công cụ truyền tải thứ ngôn ngữ giầu nhạc tính, mang đậm sắc thái rất riêng biệt của Việt Nam. ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH CỦA TIẾNG VIỆT Âm dương: Âm, dương là hai loại khí lớn trong vũ đại trụ.Theo học thuyết Âm – dương, khí tĩnh thuộc âm, khí động thuộc dương. Khí âm dương trong vũ trị, tuy thuộc tính của chũng đối nghịch, nhưng chúng luôn bám chặt lấy nhau, hỗ trợ nhau sinh thành. Kiềm chế nhau trong khuôn khổ, giữ cho mối tổng hoà được tồn tại trọn vẹn bền vững. Các cụ ta xưa cũng chia 6 thanh tiếng Việt làm hai loại : Thanh bằng và thanh trắc. Thanh bằng Là âm thanh của tiếng nói êm ái, hiền hoà, mang tính tĩnh. Thuộc tính âm, chúng gồm có hai thanh, đoản bình thanh và trường bình thanh. Thanh trắc Là âm thanh của tiếng nói ở những cung bậc cao thấp khác với thanh bằng. Âm thanh phát ra trúc trắc, uốn lượn, cộc cằn, mang tính động cao, thuộc dương tính. Chúng gồm các thanh: Thượng, khứ, hồi, và hạ thanh. Qui phạm sáng tác thơ văn cổ Việt Nam, cân bằng âm dương trong từ ngữ được coi là khuôn vàng, thước ngọc, gọi là niêm luật. Khi muốn học thơ, văn, trước hết phải học niêm luật. Xin lấy một bài mẫu niêm luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt làm ví dụ: Bằng bằng trắc trắc trắc bằng bằng, Trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng, Bằng trắc trắc bằng bằng trắc trắc, Trắc bằng bằng trắc trắc bằng bằng. Trong ví dụ trên, chúng ta thấy sự đối nghịch bằng, trắc trong từng câu, giữa các cặp câu rất rõ rệt. Nhưng tổng thể các đối nghịch đó đã được tạo dựng thành một bức tranh giai điệu của âm thanh có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ, khó bề làm khác đi được. Ngũ hành Ngũ hành là năm loại khí hoá. Chúng là tác nhân biến hoá vạn vật. Khí hóa ở bốn mùa là: Xuân sinh; hạ trưởng; trưởng hạ hoá; thu thâu; đông tàng. Khí hoá thấy rõ nhất ở các loài: Xuân cây ( Mộc ); hạ lửa ( Hoả ); trưởng hạ đất ( Thổ ); thu quặng đá kết tinh ( Kim ); đông nước đông lại thành băng ( Thuỷ ). Năm loài này được dùng làm đại biểu khí hoá của ngũ hành: Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ. Khí hoá ở bốn phương là: Phương đông hành Mộc; phương nam hành Hỏa; trung ương hành Thổ; phương tây hành Kim; phương bắc hành Thuỷ. Khí hoá ở vị trí cao thấp là: Mẳt trời trên cao nhất, hành Hoả; loài cây ở dưới mặt trời, nhưng cao hơn mặt đất, hành Mộc; đất ở dưới loài cây, hành Thổ; loài quặng, đá ở dưới đất, hành Kim; nước sinh ra từ dưới các lớp đất, đá, hành Thuỷ. 6 thanh của tiếng Việt, theo tương ứng vị trí của ngũ hành cao thấp khác nhau, phân thành năm hành như sau: Thượng thanh ở vị trí cao nhất, hành Hoả. Khứ thanh, vị trí dưới thượng thanh, hành Mộc. Đoản bình thanh và trường bình thanh, vị trí đều ở dưới khứ thanh, lại ở giữa sáu thanh, hành Thổ. Hồi thanh, vị trí ở dưới trường bình thanh, hành Kim. Hạ thanh, vị trí ở dưới hồi thanh, hành Thuỷ. TƯƠNG ỨNG CỦA SÁU THANH TIẾNG VIỆT VỚI NGŨ HÀNH Qui luật tương ứng ngũ hành là ngũ hành tương ứng với vạn sự, vạn vật, mọi trạng thái. Mọi hiện tượng của vạn vật trong vũ trụ luận Phương Đông. Tương ứng giữa 6 thanh tiếng Việt với sinh lý, tâm lý người Việt không ngoài quy luật chung đó. Y học phương Đông đưa ra hệ thống tương ứng ngũ hành với tạng phủ, với sinh lý, tâm lý, ý thức con người, cùng với các loại tương ứng khác. Những tương ứng này dùng vào chẩn đoán, điều trị, dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ con người hiệu quả, đã qua nhiều ngàn năm lịch sử kiểm nghiệm. Ngôn ngữ tiếng Việt là phương tiện chuyển tải nhận thức, tâm lý, tình cảm cá với nhân trong cộng đồng. Nhưng những nhận thức, tâm lý, tình cảmcủa con người đều là sản phẩm từ hoạt động của sinh lý con người sinh ra. Do vậy, nó không nằm ngoài quy luật tương ứng chung của học thuyết Ngũ hành. Tương ứng giữa âm thanh, từ ngữ tiếng Việt với tâm sinh lý người Việt như sau: Những âm thanh từ ngữ mang dấu sắc: Thượng thanh, hành hoả tương ứng với tạng Tâm, thần minh vui vẻ. Những âm thanh từ ngữ mang dấu ngã: Khứ thanh, hành mộc, tương ứng với tạng can, với quyết đoán cắu giận. Những âm thanh từ ngữ không mang dấu và mang dấu huyền: Đoản bình thanh và trường bình thanh, hành Thổ, tương ứng với tạng Tỳ, lo toan trìu mến. Những âm thanh từ ngữ mang dấu hỏi: Hồi thanh, hành Kim, tương ứng với tạng Phế, trị tiết ( chính xác, tiết kiệm ), buồn rầu. Những âm thanh, từ ngữ mang dấu nặng: Hành Thuỷ, tương ứng với tạng thận, dè sẻn, sợ hãi. Một câu nói, một câu văn, gồm nhiều âm thanh, nhiều từ ngữ hợp thành. Nội dung nhận thức, tình cảm chuyển tải trong đó, bao gồm tập hợp của số hành theo dấu thanh trong câu. Ngoài những đề mục kể trên, còn có nhiều dẫn chứng sống động về tương ứng Âm dương – Ngũ hành với ngôn ngữ văn học Việt Nam, với ngôn ngữ giao tiếp đời thường Việt Nam, với ngôn ngữ các địa phương khác nhau về địa lý, nhưng chung tiếng nói Việt Nam. ÂM DƯƠNG CỦA THANH TRONG NGÔN NGỮ VĂN HỌC Mỗi tiểu phẩm văn học là kết cấu của ngôn ngữ, cũng là kết cấu của các thanh, nó phải tuân theo quy luật tự nhiên. Trước hết, về nội dung, luôn luôn trong một tiểu phẩm phải có hai vế, vế nêu vấn đề và vế làm trọn vấn đề. Nêu vấn đề là dương, làm trọn vấn đề là âm. Đó là hai mặt âm dương của tiểu phẩm. Một số nội dung nữa là số lượng từ ngữ trong tiểu phẩm được chia ra làm hai loại. Thanh bằng và thanh trắc, đó là âm dương của ngôn ngữ. Xin lấy ca dao, câu đối để phân tích các nội dung âm dương vừa nêu trên như sau: Ca dao, câu đối có chung một hình thức hai vế, vế trước là vế nêu vấn đề, nêu câu hỏi, câu đố là vế dương theo nghĩa phát tán; vế sau phải giải đáp vấn đề, bổ sung, đối chọi để trọn vẹn ý nghĩa của tiểu phẩm, đó là vế âm, theo nghĩa âm thu nạp. Để đảm bảo đúng ý nghĩa của vế, nội dung của từng vế phải hoàn toàn phụ thuộc và nội dung âm dương của thanh, cũng như nội dung tình cảm của cả tiểu phẩm, tuỳ theo tỷ lệ giữa hai loại thanh âm (bằng) và dương (trắc) quyết định. Để dễ khái quát khi đánh giá một nội dung một tiểu phẩm xin quy nạp theo bảng như sau: Dương Nêu vấn đề Thanh trắc ( Có số lượng thanh trắc nhiều hơn thanh bằng) Tình cảm sôi nổi, biến động hơn Âm Bổ túc vấn đề Thanh bằng ( Có số lượng thanh bằng nhiều hơn thanh trắc) Tình cảm êm ái dịu dàng hơn Những tiểu phẩm có số lượng thanh âm và thanh dương bằng nhau hoặc chênh nhau ít là những tiểu phẩm có nội dung đấu tranh, phê phán mạnh mẽ. Xin nêu mấy ví dụ để minh hoạ cho quy luật tình cảm tự nhiên của số lượng thanh âm, dương như sau: Về câu ca dao: Câu 1: Con cò bay lả bay la Bay từ đồng ruộng bay ra phố phường Để dễ phân tích trước hết ta đánh dấu âm dương cho các từ trong câu: Con cò bay lả bay la - - - + - - Bay từ đồng ruộng bay ra phố phường - - - + - - + - Trong câu ca dao này, vế nêu vấn đề có nội dung tình cảm nhẹ nhàng, man mác, êm ái, cho nên trong sáu thanh thì có một thanh dương ở từ “lả”, vế bổ túc vấn đề có nội dung tình cảm biến điệu phong phú hơn cho nên trong 8 thanh đã có 2 thanh dương ở những từ “ruộng, phố”. Nội dung của tiểu phẩm này có tính nhẹ nhàng êm ái cho nên trong tổng số 14 thanh thì có 3 là dương, 11 là âm. Câu 2: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? Ta đánh âm dương cho các từ trong câu: Hỡi cô tát nước bên đàng + - + + - - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ? - - + + - - + - Trong câu ca dao thứ hai này, vế nêu vấn đề có nội dung tình cảm gay gắt, trịnh thượng cho nên trong 6 từ thì đã có đến 3 từ là thanh dương; ở vế thứ 2 tuy vẫn là câu hỏi, nhưng nội dung tình cảm đã ngả sang trữ tình, có hình ảnh thơ mộng hơn cho nên trong 8 từ chỉ có 3 thanh dương, còn lại 5 thanh âm. Nội dung tiểu phẩm là một câu hỏi có tính chất gợi mở, bắt đầu bằng một câu chuyện tình tự nhưng chưa có lời đáp nên tổng số từ trong tiểu phẩm có 14 từ có tới 6 thanh dương và 8 thanh âm, tỷ lệ âm dương chênh nhau ít là sự gay cấn vướng mắc tình cảm. Về câu đối, xin lấy 2 câu đối của Cao Bá Quát làm minh hoạ như sau: Câu thứ nhất: Ông nghè ra vế đối: Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới Ông Quát đối : Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên. Ta đánh dấu âm dương cho các từ trong hai vế đối: Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới + + + - + - - + - Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên + - - + - + + - - Theo quy luật, ngoài vế đối ý, Đối nghĩa của từ (ngày xưa gọi là nghĩa bóng và nghĩa đen), người đối còn phải đối về tính chất âm dương của từng từ theo thứ tự âm dương của câu đối. Theo quy luật tình cảm mà xét, ta thấy vế ra đối có 9 từ, trong đó 6 thanh dương và 3 thanh âm, tính chất dương lấn át âm, nó rất phù hợp ý của ông nghè mượn thế bề trên cả về tuổi đời và học vị, dùng hình ảnh ngôn ngữ trấn áp như “lợp, đè”, và buộc đối phương chỉ được phép đối lại với nội dung cho phép trong phạm vi từ ngữ có 6 thanh âm và 3 thanh dương. Cao Bá Quát vốn có hiểu biết sâu sắc về bản chất ngôn ngữ tiếng Việt, ngoài việc dùng từ ngữ có đối về ý, về phương của nghĩa từ như nống đối với đè, xanh đối với đỏ, dưới đối với trên, đá đối với ngói, ông còn phá bỏ tỉ lệ bắt buộc phải có trong vế đối về âm dương là 6 - ; 3 + thay vào đó bằng tỷ lệ 5 -; 4 +. Tỷ lệ được ông dùng 5 -, 4 + đã bộc lộ tâm trạng gay gắt của ông, thanh được thay thế để có tỷ lệ mới này lại nằm ở từ đầu tiên của vế đối, từ được dùng là “đá” đối với “ngói” thì rất là chỉnh. Ông nghè tuy hiểu rằng Quát rất coi thường ông nhưng về tài văn chương của Quát thì đã tỏ ra xuất chúng nên ông nghè đành phải chấp nhận một sự thật cay đắng chà xát vào tính cao ngạo của nghè. Câu thứ hai: Vua Minh Mạng ra: Nước trong leo lẻo cá đớp cá Cao Bá Quát đối: Trời nắng chang chang người trói người. Câu đối này được ra và đối trong điều kiện người học trò trẻ bị trói trước Thiên tử dưới chế độ phong khiến. Cái chết, cái sống của cậu học trò vi phạm điều cấm về nghi lễ chỉ được giải thoát bằng tài văn chương như ông vua đã hoạch định, và chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, ông đối. Ta cũng đem đánh dấu âm dương của từ ngữ ở cả hai vế đối như sau: Nước trong leo lẻo cá đớp cá + - - + + + + Trời nắng chang chang người trói người. - + - - - + - Trong câu này ta bỏ qua các vấn đề về ngữ nghĩa, chỉ xét về tài năng của ông Quát về âm dương của từ ta thấy như sau: Trước mặt là thiên tử, một ông vua hay chữ, Cao Bá Quát buộc mình phải tuân theo luật đối. Trong vế ra đối có 5 +, 2 -, tất nhiên vế đối phải là 5 – và 2+, về điều này Quát phải không được sai phạm như đối với lần gặp ông nghè, nhưng do tính chất kiêu kỳ, ương ngạch của tài năng, tuy vẫn giữ đúng tỷ lệ âm dương, nhưng ông đã đổi vị trí của một thanh dương về vị trí cần thiết nhất, làm cho vế đối giữ được khí phách của ông. Vế đối không hề mềm yếu trước uy quyền, trái lại, sức tố cáo có âm vang truyền cảm thắng cả uy lực trong lòng ông vua ham văn chương thời đó. Bảng so sánh âm dương trong câu đối 2 Theo luật Thực tế Cao Ba Quát đã đối Ra +- -++++ 5+, 2 - + - - + + + + 5 +, 2- Đối -++---- 5- , 2 + - + - - - + - 5-, 2+ Ở trong câu đối này, phần cuối cùng của vế trên và vế dưới mới là nội dung chủ yếu của câu đối, tỷ lệ theo luật, muốn đối lại với ba từ “Cá đớp cá” thì phải có ba từ đều là thanh bằng cả, Cao Bá Quát đã khôn khéo đưa từ ở vị trí thứ 3 chuyển sang thanh bằng rồi dùng thanh trắc ở đó chuyển xuống vị trí thứ 6 để cho ba thanh cuối có một thanh trắc là dương, làm cho nội dung tình cảm mạnh mẽ hơn nhiều lên. Đối với văn xuôi, nội dung của từng phần cũng như của toàn bài đều nằm trong quy luật tự nhiên của tình cảm như trên. Tôi xin chọn một bài văn xuôi tả người trong sách giáo khoa thư ngày xưa có bố cục ngắn gọn để dễ minh hoạ, đó là bài tả người nghiện thuốc phiện như sau: Mở bài: Trông thầy chánh còm ai ai cũng biết là người nghiện. Thân bài: Trước kia thầy là người béo tốt, phương phi, tinh nhanh, khôn khéo, mà bây giờ mặt bủng da chì, so vai sụt cổ, giọng nói khàn khàn, cái môi thâm xịt, trông người lẻo khẻo như cò hương. Kết luận: Thầy mới ăn thuốc phiện mấy năm nay mà đã khác hẳn đi như vậy. Phần mở đầu gồm 10 từ, trong đó 6 thanh âm và 4 thanh dương, phù hợp với tình cảm nội dung tuy là nêu vấn đề để phê phán nhưng gay cấn chưa nhiều cho nên số thanh âm nhiều hơn dương. Phần thân bài có 39 từ, trong đó có 25 thanh âm và 14 thanh dương. Trong phần này nếu xét từng đoạn ngắn chúng ta thấy có nhiều khúc biên độ chênh lệch, cao thấp của các thanh cạnh nhau là rất nhiều, chứng tỏ sự phân tích là kỹ càng , tỷ mỷ về mọi nhẽ, nhưng nhìn chung tất cả ta thấy tỷ lệ thanh âm nhiều hơn thanh dương cho nên tình cảm vẫn thiên về sự xót xa, tiếc thương. Phần kết luận có 15 từ, gồm 7 thanh âm và 8 thanh dương. Tỷ lệ xấp xỉ nhau về âm dương trong số thanh ở phần này phù hợp với nội dung đấu tranh phê phán trong nội dung tư tưởng , tình cảm của tác giả. Nhìn chung toàn bộ bài có 54 từ, trong đó 38 thanh âm, 16 thanh dương, tình cảm chung toàn bài là có đấu tranh, phê phán nhưng vẫn còn là rất êm ái, dịu dàng, thiên về xót xa thương cảm. NGŨ HÀNH NẠP ÂM Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết về vũ trụ và con người có từ lâu đời. Nền tảng của nó về phương diện khoa học thì chưa được bàn đến một cách rốt ráo. Nhưng những ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày thì đã trở thành quen thuộc. Bài viết này sẽ giải thích về thuyết Âm Dương Ngũ hành và cách ứng dụng của nó trong việc lựa chọn nhân sự, đối tác trong công việc lẫn trong cuộc sống. Vừa qua, NgocCup có đọc một số thảo luận của các bạn ở chủ đề "Tam hợp&Tứ hành xung", qua đó thấy nhiều bạn trẻ có những ngộ nhận về một chuyện đã được tổng kết có nền tảng lý luận và được ứng dụng phổ biến xưa nay, nên Cup tôi viết bài này để làm rõ vấn đề. Trước khi nói về chuyện ứng dụng xét hợp khắc của một mối quan hệ, Cúp tôi bắt đầu bằng giải thích sơ lược về thuyết Ngũ hành và Ngũ hành nạp âm của bản mệnh. Thuyết Âm Dương Ngũ hành: Đây thực ra là 2 thuyết khác nhau, nhưng tạo thành nền tảng luận lý cho quan điểm Phương Đông về vũ trụ, nên được gộp chung làm một. Âm Dương là quy luật bao trùm vũ trụ, mọi thứ sinh ra đều có thuộc tính âm hoặc dương. Ngũ hành, gồm Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ cũng là như thế, mỗi thứ đều có thuộc tính ngũ hành. Tuy nhiên, thuộc tính ngũ hành chỉ là "tượng", tức là tên gọi của "khí", không phản ánh bản chất thật của cấu trúc duy lý của "thể". Có nghĩa là một vật thuộc ngũ hành là "thuỷ", không có nghĩa vật ấy là nước. Cũng như bạn sinh vào năm 1982, bản mệnh là Thuỷ, thì khí chất của bạn thuộc "Thuỷ", chứ bạn không phải là "nước". Quan hệ giữa năm hành là quan hệ sinh khắc. Tính theo thứ tự Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ thì 2 hành kề nhau là tương sinh, 2 hành cách nhau là tương khắc. Quan hệ này cũng chỉ diễn ra theo chiều thuận, tức Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Khắc là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. Ngoài quan hệ này, khi phân Âm Dương của hành, ứng dụng lý động của Dịch, người ta còn thấy một quan hệ nữa, gọi là "ký tế". Tức là Thuỷ khắc Hoả, nhưng Âm Hoả, khi thịnh lại cầm giữ không cho Dương Thuỷ vượng. Chữ "ký tế" được dùng cũng là tên của quẻ thứ 63 của Dịch (nghĩa quẻ là cầm giữ, lộn xộn, chưa xong). Ngũ hành nạp âm: Mỗi một niên giáp gồm có 2 thành tố: thiên can và địa chi. Thiên can gồm Giáp Ất (Mộc), Bính Đinh (Hoả), Mậu Kỷ (Thổ), Canh Tân (Kim), Nhâm Quý (Thuỷ). Địa chi gồm Dần Mão (mộc), Thìn (Thổ), Tỵ Ngọ (Hoả), Mùi (Thổ), Thân Dậu (Kim), Tuất (Thổ), Hợi Tý (Thuỷ). Phối hợp của 10 can và 12 chi thành 60 hoa giáp, từ Giáp Tý đến Quý Hợi là 60 năm. Sự phối hợp của Thiên can và Địa chi lại ra một ngũ hành mới, gọi là ngũ hành nạp âm. Nguyên lý của ngũ hành nạp âm của cổ nhân vẫn có nhiều điều chưa rõ, chỉ biết là nó được chia theo các cung của nhạc lý cổ (Cung Thương Cốc Chuỷ Vũ), nên gọi là nạp âm. Sự phối hợp này dẫn đến như tuổi 1972 là Nhâm (Thuỷ) Tý (Thuỷ) lại là Mộc, còn 1975 Ất (Mộc) Mão (Mộc) lại là Thuỷ. Mỗi nạp âm còn có một "tượng" đi theo, như Mộc thì có Bình địa Mộc, Tùng bách Mộc, Tang đố Mộc..., Thuỷ thì có Giản hạ Thuỷ, Đại hải Thuỷ, Trường lưu Thuỷ... Ứng dụng của việc xét sinh khắc: Theo quan niệm Phương Đông, mỗi con người là một tiểu vũ trụ, nên chịu chi phối bởi các quy luật vũ trụ, trong đó hiển nhiên là bị chi phối bởi quy luật sinh khắc của Âm Dương Ngũ hành. Việc xét sinh khắc có thể chia nhỏ thành 2 quy tắc như sau: Quy tắc 1: Trong quan hệ tương sinh, hành được sinh (sinh nhập) hưởng lợi, hành bị sinh (sinh xuất) sẽ bị hao. Trong quan hệ tương khắc, thì hành khắc (khắc xuất) sẽ vất vả, còn hành bị khắc (khắc xuất) sẽ lao đao. Quy tắc 2: Quan hệ ngôi thứ bên ngoài phải phản ánh đúng quan hệ sinh khắc. Đây cũng chính là nguyên lý "chính danh" mà ta thấy từ Nho giáo. Theo quy tắc này, thì việc lựa chọn đối tác, vợ chồng, cấp trên, cấp dưới phải đúng ngôi thứ. Kết hợp 2 quy tắc trên, ta có thể đưa ra vài nguyên tắc chung: 1) Chọn cấp dưới: Nếu bạn muốn có một cấp dưới tuyệt đối phục tùng, thì nên chọn một người có bổn mệnh bị khắc. Như người mệnh Kim, nên chọn cấp dưới là mệnh Mộc, người mệnh Thuỷ nên chọn cấp dưới là người mệnh Hoả... Nhưng nếu bạn muốn chọn một người có khả năng suy nghĩ độc lập hơn, không bị bạn chế áp hoàn toàn, thì nên chọn một người có bổn mạng sinh xuất cho bạn. 2) Chọn bạn làm ăn: Việc chọn đối tác là việc cần kỹ lưỡng. Đầu tiên là bạn phải cân nhắc về mình và lựa chọn vai trò của mình trong quan hệ đối tác đó. Nếu bạn đủ năng lực đứng đầu, hãy làm ăn với người sinh xuất cho bạn. Nếu bạn là người quyết đoán, nên chọn đối tác bị bạn khắc. Còn nếu bạn thiếu khả năng quyết định, hay cần có ai đó đứng cao hơn mình, thì đừng ngại việc chọn một người mà mệnh của bạn sinh xuất cho người đó. Dĩ nhiên, không nên chọn người mà bổn mệnh của bạn bị khắc (lép vế đủ đường). 3) Chọn vợ chồng: Do ngôi thứ của quan hệ vợ chồng bao giờ cũng coi chồng là chính, vợ là phụ, nên gia đạo sẽ yên ổn nếu mệnh của vợ bị mệnh của chồng khắc (bảo đảm phục tùng) hoặc mệnh vợ sinh cho mệnh chồng (vượng phu). Nhưng nếu chồng lớn tuổi, có vai vế hơn vợ nhiều, thì cũng không ngại nếu mệnh chồng sinh xuất cho mệnh vợ (kiểu chồng chiều chuộng, bao bọc vợ). Tối kỵ là mệnh chồng bị mệnh vợ khắc xuất. Một số quan niệm không đúng, hoặc không đủ nguyên lý nền tảng: 1) Tính hợp xung dựa trên chi của tuổi: Địa chi của tuổi (Tý, Sửu, Dần, Mão...) không quan trọng. Nên tuổi trong tam hợp vẫn có thể bị xung khắc. Cũng không có lý do gì sợ các tuổi như Thìn Tuất, Sửu Mùi, Dần Thân, Tý Ngọ... vì đó chỉ là những cặp cung xung chiếu nhau trên đồ bàn tử vi, không liên quan đến chuyện xung hợp tuổi. 2) Tính xung hợp dựa trên can của tuổi: Tương tự như trên, thiên can không có vai trò gì trong cách tính hợp xung cả. Thiên can, Địa chi chỉ quan trọng với từng tuổi một mà thôi. Nói thêm, Thiên can, Địa chi và ngũ hành nạp âm có thể coi là 3 yếu tố Thiên, Địa, Nhân của mệnh, ví như tuổi Nhâm Tý, do cả can và chi đều thuộc Thuỷ, trong khi nạp âm là Mộc, nên mệnh được Thiên Địa nuôi dưỡng, thành ra tuổi này là tuổi Thiên Địa đồng quy. Như Canh Tý, thì Canh thuộc Kim, Tý thuộc Thuỷ, nạp âm là Mộc nên đây là tuổi may mắn (do Kim sinh Thuỷ, Thuỷ dưỡng Mộc), còn gọi là tuổi Bạch Mã quá giang (như con ngựa của Huyền Trang, chỉ vì chở thầy qua sông mà may mắn thành Phật). 3) Tính xung hợp trên tượng của nạp âm: Có người lý luận Sơn đầu Hoả (lửa trên núi) làm sao bị Đại hải Thuỷ (nước biển lớn) khắc được. Hay Kiếm phong Kim (vàng đầu lưỡi kiếm) làm sao bị Tích lịch Hoả (lửa sấm sét) khắc được. Hay lý luận Bình địa Mộc (cây cỏ) là một loại tiểu mộc nên không thể hưởng lợi từ Đại hải Thuỷ. Chưa có một nguyên lý nào ủng hộ những luận điểm này, và về nguyên tắc, không thể lấy tượng (tức là hình thức bề ngoài) để xét cho thể (là chất bên trong), nên đây là cách lý luận thiếu cơ sở. Trên đây là những kiến thức nền tảng. Mong là các bạn cảm thấy những quan điểm, đúng sai được tường minh rõ ràng.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net