logo

Con Ðường Sống Của Dân Tộc

Nói đến sự trường tồn của một giống nòi, trước hết phải nói đến văn hoá, nói đến sức sống của dân tộc, của giống nòi đó, nghĩa là tất cả tiềm năng mà dân tộc đó đã để lại dấu ấn đậm và toả sáng chói lọi trên tiến trình lịch sử của mình. Và ngừoi Việt NAm đã từng có sức sáng tạo nên một nền văn hó như vậy
www.tusachvietthuong.org Con Ðường Sống Của Dân Tộc "Tôi muốn được nói hoài về sự cần thiết phải xây dựng một nền văn hóa riêng của mình. Dân tộc nào để cho văn hóa ngoại lai ngự trị thì không thể có độc lập thật sự, vì văn hóa là linh hồn của một dân tộc..." (Nguyễn An Ninh - Lý Tưởng Của Thanh Niên Việt Nam) Nói đến sự trường tồn của một giống nòi, trước hết phải nói đến văn hóa, nói đến sức sống của dân tộc, của giống nòi đó, nghĩa là tất cả tiềm năng mà dân tộc đó đã để lại dấu ấn sâu đậm và tỏa sáng chói lọi trên tiến trình lịch sử của mình. Và người Việt Nam đã từng có sức sáng tạo nên một nền văn hóa như vậy (Nguyễn An Ninh - Ước Mơ Của Chúng Ta) Ông Toynbee, một học giả người Anh, đã viết bộ sách lớn của ông là A Study Of History rằng: "Từ cổ chí kim có 29 nền văn minh. Nhưng khi ông viết đến quyển cuối thì ông phải sửa lại là có 32 nền văn minh, và nền văn minh Việt Nam nằm ngang hàng với các nền văn minh khác như Trung Hoa, Ấn Ðộ, La Mã, Hy Lạp... Tôi muốn cất tiếng kêu to. Kêu thật to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin ... để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt Nam. (Hồ Hữu Tường - Tương Lai Văn Hóa Việt Nam) Từ hơn một trăm năm nay, những biến chuyển dồn dập của thời đại đặt người Việt Nam trước một thử thách đầy cam go: Tình trạng phân tranh của những tư tưởng ngoại nhập Ðông, Tây, Kim, Cổ, hiện đang tàn phá tâm hồn người Việt, đang lấn át che lấp tư tưởng Việt, khiến cho một số không ít người Việt gần như bị vong thân. Ðây là một thách đố rất lớn. Người Việt chúng ta có dám đối diện với con người đích thực của mình không? Cho nên lúc này hơn bao giờ hết, chúng ta cần mở rộng cõi lòng đi sâu vào ngôi nhà tâm linh Việt (Cảm nhận Thiên Thư Vô Ngôn của Ðất Trời) để thấu hiểu tinh hoa của nguồn gốc Ðạo Sống Việt. Tinh hoa của Ðạo Sống Việt sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những yếu tố của văn hóa Việt, hiểu rõ hơn phong cách và tâm hồn người Việt. Ngoài ra Ðạo Sống Việt còn giúp chúng ta hiểu rõ những bước đi của tiền nhân, những suy nghĩ của tiền nhân, cung cách ứng xử của tiền nhân trước những thăng trầm của lịch sử, để từ đó tìm thấy dòng sinh mệnh của lịch sử nói riêng và văn hóa Việt nói chung, đồng thời giúp chúng ta nhìn thấy đâu là hướng đi lâu dài và bền vững của dân tộc. Những việc làm của tiền nhân có thể có sai, có đúng. Sai và đúng, tất cả đều là kinh nghiệm xương máu quí giá đối với chúng ta. Thái độ chất vấn lịch sử, đổ lỗi cho tiền nhân hoặc sùng thượng tiền nhân quá độ đều không hợp tình, hợp lý. Tủ Sách Việt Thường Trang 1 www.tusachvietthuong.org Cha ông làm lịch sử thời cha ông; chúng ta đang tham dự vào tiến trình làm lịch sử thời đại chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi được những lời khuyên dạy rút ra từ những hiểu nghiệm ngàn đời, để vận dụng cốt lõi tư tưởng Việt trong việc thực hiện cuộc dung hóa những tư tưởng Ðông Tây Kim Cổ đang hội tụ tại Việt Nam, lấy con người toàn diện làm nền tảng cho hướng thăng hoa con người và cuộc sống. Ðã đến lúc người Việt cần phải nhận thức rõ ràng những lớp sơn văn hóa ngoại nhập (Trung Hoa, Ấn Ðộ, Tây Phương...) đã và đang bao phủ cốt lõi đạo sống Việt, tinh hoa tư tưởng Việt để chúng ta không còn ngộ nhận văn hóa Việt là bản sao của văn hóa Trung Hoa, hoặc tư tưởng Việt chỉ là những tư tưởng tổng hợp của Trung Hoa, Ấn Ðộ, Tây Phương. Một học giả người Mỹ ví Việt Nam như một cây gậy nhìn bề ngoài thấy phủ một lớp sơn Tây mỏng; cạo lớp sơn ấy đi, vẫn thấy phủ một lớp sơn Tàu có phần dày hơn; song cạo lớp sơn Tàu ấy nữa, thì lộ ra cốt lõi gậy tre Việt Nam. Còn một lớp sơn Ấn Ðộ (Phật giáo) cũng khá dày và lớp sơn Ðông Nam Á. Tiến sĩ H.R Farraye cho rằng nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam là tính cách "không chối từ" của nó. Ðã đến lúc người Việt Nam thực hiện cuộc chuyển hóa tâm thức (cuộc cách mạng tâm linh) mà khởi điểm là trở về với chính mình, tự hiểu mình, với nếp sống tỉnh thức, qua quá trình học ăn, học nói, học gói, học mở để thay đổi cái nhìn, nhằm hóa giải mọi tâm lý nô lệ ý thức hệ và tư tưởng ngoại nhập đã và đang qui định những hành vi và suy tư của mình. Nói cách khác, đã đến lúc người Việt tự phát động một cuộc cách mạng triệt để trong tâm thức, một cuộc chuyển hóa thực sự về toàn bộ cơ cấu tâm lý để nhân tính làm chủ mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm. Trở về với chính mình, "trăm hay xoay vào lòng" vì "ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình"; tự hiểu mình, tự thanh lọc mình. Không thể tìm thấy sự hiện hữu tâm linh mình trong đôi bàn tay rộng mở của người khác. Chiều sâu của tâm linh tương ứng với mức độ thời gian bỏ ra để tự biết chính mình. Hãy bỏ thời giờ ra trở về với chính mình mỗi ngày để cảm nhận và thấu hiểu nhiều hơn về chính mình. Càng tự biết mình, "nguồn sáng nội tâm" càng dễ phát sinh. Tự biết mình, như nước tự nó có khả năng "gạn đục khơi trong". Trên thế giới chỉ có người Việt Nam gọi quê hương mình là "nước": nước Việt Nam. (Xem Nước, Ðặc Tính Gốc Của Nền Minh Triết Việt và Dưỡng Sinh Y Ðạo Thái Hòa - Tủ Sách Việt Thường) Ðã đến lúc, người Việt tìm về dân tộc, không theo Tây, Mỹ...không làm tay sai cho Nga, Tàu..., không cam tâm làm công cụ cho bất cứ ai, mà cố tâm học hỏi những kinh nghiệm sống của tổ tiên làm nền tảng cho cuộc cách mạng bản thân, hầu thăng hoa con người và cuộc sống trên nền tảng của tình thương và trí tuệ với định hướng con người tương thông với thiên nhiên: hòa cùng vũ trụ. Tâm con người và tâm vũ trụ là một, giống nhau. Ðó là giây phút con người cảm nhận Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Ðất (Thiên Nhiên). Ðó là lúc lòng trống rỗng, là giây phút thể nhập Tủ Sách Việt Thường Trang 2 www.tusachvietthuong.org hòa đồng vào "cõi trống", không còn không gian và thời gian tâm lý mà ngôn từ đạo học ngày nay gọi là "nhìn mọi việc, hoặc lắng nghe hay sống trong im lặng tuyệt đối". Trong cuộc sống hàng ngày, sống trong im lặng tuyệt đối là sống trọn vẹn với hiện tại. Một cuộc sống dạt dào, sinh động, tích cực, yêu đời, thương mình, yêu người, yêu muôn loài vạn vật. Sống trọn vẹn với hiện tại là để cho sự sống tự do vận hành theo nhịp của dòng sống linh động, không bị điều kiện hóa bởi sách vở kinh điển hay khuôn mẫu đạo đức khô cứng. Sống với tình người, sống với con người và cuộc sống. Ðã đến lúc, người Việt phục hồi và phát triển nền giáo dục nhân bản tâm linh, qua quá trình học ăn, học nói, học gói, học mở để bước vào tiến trình tự thắng những dục vọng thấp hèn, thói hư tật xấu, mặc cảm, tị hiềm, tham vọng cá nhân v.v... và v.v... ẩn tàn trong tâm trí cũng như những ý thức hệ đang làm vẩn đục tình người để nhân tính làm chủ tư duy và hành động của mình. Tự thắng cũng để khai triển khả năng tốt đẹp ẩn tàng trong mỗi con người, đồng thời vận dụng những tinh hoa đó để thăng hoa cuộc sống và con người, cùng chung sống yên vui trong thanh bình. Thực tế cho thấy chỉ có sống trọn vẹn với hiện tại là thực. Ông Krishamurti đã khẳng định: cái mà Phật gọi là Niết Bàn, Jésus gọi là Thiên Ðàng, tôi gọi là cuộc sống. Tại sao chúng ta không trở về với cái "ta là"? Tại sao chúng ta không trở về cùng tiếng khóc, tiếng cười, cái vui, nỗi buồn trần gian? Tại sao chúng ta không bước đi trong tình thương để mọi tác động của chúng ta tạo thành năng lực phục vụ con người ngay tại đây và bây giờ. Tại sao chúng ta cố quên đi cuộc sống này, trong khi trần gian vốn cần bàn tay, con tim, khối óc chúng ta để kiến tạo…. Trong xã hội mà phần thiện lành trong con người được tỏ lộ nhiều, xã hội được an lạc và hạnh phúc; trong xã hội mà phần ma quỉ tỏ lộ, con người sống trong xã hội này cưu mang đầy bạo lực, đầy buồn tủi xót xa.... Thăng tiến con người đồng nghĩa với thăng tiến xã hội và ngược lại, nên trước khi làm cuộc cách mạng xã hội, chúng ta hãy thực hiện cuộc cách mạng tâm linh (cách mạng bản thân). Trước khi yêu thương người, chân thật cùng người, chúng ta cần yêu thương mình, chân thật với chính mình. Ðã đến lúc người Việt trở về nguồn. Nguồn nào? Không thể ngừng ở Tam giáo (Nho - Lão - Phật). Trở về nguồn cũng không thể ngừng lại ở nền văn hóa Ðông Sơn với trống đồng Ngọc Lũ, thời đại Tam giáo chưa du nhập vào Việt Nam. Trở về nguồn cũng không phải trở về văn hóa Phùng Nguyên, thời đại các vua Hùng dựng nước, thời đại mà Khổng Tử, Lão Tử và Thái tử Tất Ðạt Ða chưa có mặt trên trái đất. Phải đi ngược lên, xa hơn nữa. Vượt qua văn hóa Bắc Sơn, với chiếc rìu Bắc Sơn nổi tiếng trên thế giới, đến tận nền văn hóa Hòa Bình, nơi xảy ra cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước, cách ngày nay 6,000 - 7,000 năm, nơi nẩy sinh xóm làng (xã thôn tự trị) với tình hàng xóm láng giềng do lối sống (định cư), cách làm ăn (trồng lúa nước) và môi trường sống tạo nên. Tủ Sách Việt Thường Trang 3 www.tusachvietthuong.org Văn hóa Việt Nam cổ truyền, về bản chất, là nền văn hóa xóm làng. Là sức mạnh vừa là điểm yếu của truyền thống Việt Nam cũng là ở đó. Từ những hiểu nghiệm sống trong nền văn hóa trồng lúa nước ổn định lâu đời - nếp sống tương nhượng quần cư hài hòa trong xóm làng, tinh thần thực tiễn, tập tục có việc thì đến hết việc thì đi, tinh thần hiếu hòa, tinh thần tương trợ tương thân tương ái, nếp sống trọng tình nghĩa - bước vào ngôi nhà tâm linh, đến tận nguồn gốc văn hóa Việt - "Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Ðất" - nơi chứa đựỳng những yếu tố tinh anh/tinh ròng (hằng số) của văn hóa Việt, nền tảng của triết lý sống Việt (Ðạo Sống Việt). Trở về nguồn không đồng nghĩa với hoài cổ, hay trở về với những tập tục lạc hậu, mà trở về với chính mình, trở về với bản sắc hiếu hòa, với tinh thần nhân bản, nhân chủ và dân chủ (Phép vua thua lệ làng), với nếp sống hài hòa - hòa cả làng - đặt nền tảng trên trí tuệ và tình thương: thương người như thể thương thân, lấy tình nghĩa làm đầu: một bồ cái lý không bằng một tí cái tình. Triết lý sống hài hòa đó bắt nguồn từ nếp sống nông nghiệp trồng lúa nước, nên khác biệt hẳn bản sắc hiếu chiến và não trạng độc tôn độc hữu của ngươi Trung Hoa và Tây Phương bắt nguồn từ nền văn hóa gốc du mục (xem Về Nguồn - Tủ Sách Việt Thường). Như vậy, "về nguồn không phải cất công tìm kiếm dòng suối đã khô cạn, nhưng là khai thác nguồn nước sẵn có để sinh hoạt xã hội Việt Nam mỗi ngày thêm tươi mát phồn vinh, con người Việt Nam sạch đẹp và khỏe mạnh. Về nguồn không phải là khảo cổ, cũng không phải là tư duy triết học, văn học, hay xã hội học, nhân chủng học, mà chỉ là lời mời ra đứng bên dòng sông quê hương, nước vẫn chảy và còn chảy mãi (Ðông Phong - Bản Sắc Dân Tộc, Ðường Việt, năm 2000, trang XV) Về tận nguồn thì bảo đãm nước vẫn trong, vẫn sạch. Cảm nhận Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Ðất, sống thực, sống trọn vẹn với hiện tiền thì mới ý thức tự chủ và sáng tạo. Về nguồn phục vụ cuộc sống chứ không tìm kiếm tri thức hay tranh cãi phải trái. Bản sắc dân tộc rất cần trong thời đại tin học, thời đại giao lưu cọ sát gay gắt giữa các dân tộc và nền văn hóa khác nhau trên thế giới (sđd, trang XV) Ðã đến lúc người Việt phục hoạt và phát huy cốt lõi tư tưởng Việt - đang ẩn tàng trong huyết quản, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt - làm chủ đạo cho cuộc sống và cuộc dung hóa những tư tưởng ngoại lai Ðông, Tây, Kim, Cổ đang hội tụ trên quê hương hầu hóa giải những mâu thuẫn khốc liệt của thời đại để thực hiện con đường sống của dân tộc: Nhân đạo. Ðã đến lúc người Việt ý thức rằng con đường sống của dân tộc lấy con người toàn diện - không "duy" gì cả - làm trung tâm cho mọi tư duy và hành động, đặt nền tảng trên trí tuệ, tình thương và đôi bàn tay xây dựng của chính mình; "có khó mới có miếng ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho." Ðã đến lúc người Việt cảm nghiệm rằng chỉ khi nào cuộc dung hóa tư tưởng thành công - thống nhất trí thức và tâm thức - thì tư tưởng mới ổn định. Tư tưởng ổn định vốn là nền tảng vững chắc và lâu dài để kiến thiết toàn bộ sinh mệnh con người, xây dựng gia đình và cải tạo toàn triệt xã hội. Chỉ khi nào chúng ta thực hiện được cuộc dung hóa những tư tưởng ngoại nhập đang hội tụ trên quê hương, đồng thời vận dụng vào đời sống của mọi tầng lớp dân chúng thì mới Tủ Sách Việt Thường Trang 4 www.tusachvietthuong.org phục hồi và phát huy được những tinh hoa của văn hóa Việt, vốn là nền văn hóa hòa bình, nhân bản, và nhân chủ, mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính dân chủ (xã thôn tự trị với phép vua thua lệ làng), công bằng (công bằng là đạo người ta ở đời) và tôn trọng hương ước mà ngôn từ ngày nay gọi là thượng tôn luật pháp. Từ cơ sở đó xây dựng một thể chế tự do dân chủ đích thực, một nền kinh tế phục vụ đại chúng và một hệ thống giáo dục nhân bản tâm linh, đào tạo con người toàn diện để dân Việt thực sự bước vào con đường sống của dân tộc (=Nhân Đạo). Triết lý của con đường sống đó (nhân đạo) ẩn tàng trong nhân thoại truyền thuyết ca dao tục ngữ, trong các lễ hội và trong nếp sống của người nông dân Việt. Văn Hóa Việt Nam là "văn hóa truyền miệng". Mất bộ huyền thoại là mất mạch nối vào nguồn quá khứ tổ tiên và mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ dân tộc (Wallace Cliff). Huyền thoại và ca dao là tiếng nói tâm thức của dân tộc. Cho nên đạo lý dân tộc không truyền qua tri thức sách vở kinh điển mà truyền vào tâm thức dân tộc, rồi truyền thừa sinh động qua dòng sống của dân tộc, có lời (ca dao, lời ru, câu hò, chuyện kể...) mà không đóng khung trong chữ nghĩa; lời khởi từ tâm thức của dân tộc, cảm nhận Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Ðất, từ mấy ngàn năm, kết thành nền văn hiến đặc thù với phong cáchViệt Nam. Ðã đến lúc người Việt ý thức rằng dân tộc mình chỉ có thể vượt lên ngang tầm với thời đại về khoa học kỹ thuật và vật chất khi đặt cơ sở phát triển đất nước trên nền tảng của bản sắc dân tộc. Còn như đánh mất sức mạnh nội tại ấy thì suốt đời mình chỉ là kẻ chạy theo đuôi các nước ngoài mà thôi. Chúng ta, dân tộc Việt Nam, đang thụ hưởng những thành quả khoa học kỷ thuật, đang nợ thế giới văn minh khoa học rất nhiều. Lòng biết ơn của người Việt bắt nguồn từ uống ngụm nước trong mát phải nhớ đến nguồn nước; ăn một trái cây ngon ngọt phải nhớ đến công lao của kẻ trồng cây. Thế giới cho chúng ta những thành quả của văn minh khoa học kỹ thuật, thì chúng ta giới thiệu văn minh tinh thần khai phóng với triết lý sống thái hòa, coi nhau như bát nước đầy là hơn. Họ khủng hoảng gia đình, chúng ta giới thiệu sự hòa thuận: Thuận vợ thuận chồng tát biển Ðông cũng cạn, trong gia đình phân công: chồng chài, vợ lưới, con câu; lấy tình nghĩa làm đầu: một bồ cái lý không bằng một tí cái tình. Họ cho ta kỷ thuật phát triển vật chất, ta chia xẻ với họ nghệ thuật thăng hoa tâm linh: trăm hay xoay vào lòng vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bỡi mình. Thay đổi cái nhìn: anh trước tôi sau, quay lại cái đầu anh sau tôi trước. Họ đề cao duy lý trên nền tảng mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, ta giới thiệu tình lý hài hòa trên nền tảng đối lập thống nhất, đối lập là bổ sung. Họ chủ trương cạnh tranh sinh tồn, ta giới thiệu tinh thần phân công hợp tác trên nền tảng của lý tác động hai chiều; có đi có lại mới toại lòng nhau, trong tinh thần "công bằng là đạo người ta ở đời". Họ chủ trương dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, ta giới thiệu cách ứng xử, khước từ bạo lực: khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời (đối thoại). Với tinh thần độc tôn, độc hữu, họ chủ trương độc quyền chân lý, tôn giáo độc tôn, ta giới thiệu chấp nhận dị biệt: rằng trong lẽ phải Tủ Sách Việt Thường Trang 5 www.tusachvietthuong.org có người có ta, và tôn trọng tôn giáo của người khác, để các tôn giáo đồng lưu trong tinh thần trống làng nào, làng ấy đánh; Thánh làng nào, làng ấy thờ. Không có gì nguy hại bằng khủng hoảng về sự mất quân bình giữa tiến bộ vật chất và tiến bộ tinh thần trong xã hội nhân loại ở thời hậu kỹ nghệ. Ta giới thiệu nghệ thuật sống tạo dựng quân bình giữa vật chất và tinh thần. Không ở đâu thoải mái bình an khi tâm linh phát triển. Không hạnh phúc nào dễ nắm bắt bằng tình nghĩa gia đình, nhân ái trong xã hội với nếp sống hòa cả làng, xem mọi người như người thân trong gia đình qua cách xưng hô đầy tình gia đình. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã phát biểu: Chúng ta có thể ném bỏ hết tất cả các thứ khác: tôn giáo, lý tưởng, tất cả trí thức thọ nhận, nhưng chúng ta không thể tránh khỏi sự cần thiết của tình thương...Tự thân ta, tự thức ta là đền thờ, chủ thuyết là tình thương. Ông cha chúng ta đã dạy: "Thương nhau củ ấu cũng tròn". Ðạo lý của người Việt Nam là "thương người như thể thương thân". Tất cả mọi người đều cần sự hài hòa giữa thân và tâm; hài hòa trong gia đình: thuận vợ thuận chồng tát bể Ðông cũng cạn; hòa mục trong xóm làng - hòa cả làng - đến sự thái hòa của đất nước; nhân loại cũng cần sự hài hòa để chung sống yên vui thanh bình. Sự hài hòa phải đặt nền tảng trên tình thương và trí tuệ mới bền vững. Như vậy, cá nhân, gia đình, dân tộc và nhân loại có thể ném bỏ hết tất cả, như Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã phát biểu, chỉ cần sự hài hòa trên nền tảng của tình thương hồn nhiên trong sáng và sự hiểu biết vượt thoát khỏi tư dục (trí lực) qua lăng kính nhân chủ và tinh thần thượng tôn luật pháp, mang tính nhân bản (lấy con người làm gốc). Ở đâu có nhân bản và nhân chủ đích thực, ở đó có tự do dân chủ và công bằng. Với tục thờ cúng tổ tiên (người thờ người không còn gì nhân bản hơn) và tín ngưỡng nhân thần, cùng với biểu tượng thần tổ kép Tiên Rồng, ông cha ta đã đặt con cháu vào hướng con đường nhân bản (lấy con người làm gốc) trên nền tảng của hài hòa qua lăng kính tình thương và trí tuệ. Hòa là chủ đạo cho mọi liên hệ ứng xử. Tình thương và trí tuệ là định hướng của dân tộc trong mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm. Thần tổ kép Tiên Rồng của dân Việt là biểu tượng thăng hoa theo chiều kích Nhân và Trí. Tiên Âu Cơ sống trên núi (non Nhân), Rồng Lạc Long sống dưới biển (nước Trí). Biểu tượng mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long chính là biểu hiện rực rỡ của Tình Thương và Trí Tuệ để con cháu Việt noi theo. Thực tế trước mắt, so với hơn một ngàn năm bị Bắc thuộc, với chính sách đồng hóa vô cùng thâm độc của tộc Hoa, Hán không cho phép chúng ta thối chí, nản lòng. Ông cha ta đã dạy: "Còn nước còn tát", "còn da lông mọc" "còn chồi lên cây". Như vây, tiếng Việt còn, tinh thần dân tộc còn, nội lực của dân tộc và bản sắc của dân tộc còn thì nước Việt còn vươn lên trong tương lai, dân tộc Việt còn đứng vững trước ngả tư quốc tế với tư thế uy dũng như Rồng và nhân ái như Tiên. Tương lai Việt Nam đi về đâu? Câu trả lời bắt đầu tử hiện tại, ngay tại đây và bây giờ. Từng người trong chúng ta ý thức được tầm quan trọng của sự chuyển hóa tâm thức (cách Tủ Sách Việt Thường Trang 6 www.tusachvietthuong.org mạng bản thân) mà khởi điểm là trở về với chính mình, tự hiểu biết mình với nếp sống tỉnh thức, qua quá trình học ăn, học nói, học gói, học mở để thay đổi cái nhìn và Tự Thắng, cùng nhau thể hiện con đường sống của dân tộc (nhân đạo) trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay; đồng thời phục hồi và phát huy nền văn hóa dân tộc: văn hóa hòa bình, nhân bản và nhân chủ, mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính tự do dân chủ và tôn trọng hương ước mà ngôn ngữ ngày nay gọi là thượng tôn luật pháp. Hài hòa, tình thương, trí tuệ và thượng tôn luật pháp cũng là những yếu tố mà loài người đang hướng tới để cùng nhau xây dựng nền văn hóa mới; nền văn hóa hòa bình, nhân bản và nhân chủ, mang tính khái phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính tự do dân chủ, công bằng và thượng tôn luật pháp. Tử Sách Việt Thường www.tusachviethuong.org Tủ Sách Việt Thường Trang 7
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net