logo

chuyên đề tốt nghiệp "tổng quan về ngân sách xã"

Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. Sở dĩ ngân sách nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước là do khi nhà nước ra đời đòi hỏi phải có nguồn lực để nuôi sống bộ máy nhà nước. Do đó, đòi hỏi pảhi tập trung một bộ phận của cải xã hội vào tay nhà nước để phục vụ yêu cầu quản...
GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Lê Quang Cường Họ tên sinh viên: Trần Phạm Phú Quốc SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 1 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ 1 I. Ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân sách 1 1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước 1 2. Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước 1 2.1. Bản chất 1 2.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường. 3 3. Hệ thống ngân sách Nhà nước. 8 3.1 Khái niệm : 8 3.2 Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 8 II. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã 9 1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách xã 10 1.1 Khái niệm ngân sách xã 10 1.2 Đặc điểm của ngân sách xã 10 2. Vai trò của ngân sách xã 11 III. Nội dung thu – chi ngân sách xã 12 1. Thu ngân sách xã 12 1.1 Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%. 12 1.2 Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết 13 1.3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 14 2. Chi ngân sách xã 14 2.1 Chi thường xuyên 14 2.2 Chi đầu tư phát triển 16 IV. Chu trình ngân sách xã 16 1. Khái niệm về chu trình ngân sách xã 16 2. Vị trí mỗi khâu trong chu trình ngân sách xã 18 2.1 Lập dự tóan ngân sách xã 18 2.2 Chấp hành ngân sách xã 19 2.3 Quyết toán ngân sách xã 19 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2003-2005 20 SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 2 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp I. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh 20 1. Vị trí địa lý 20 2. Về kinh tế - xã hội 21 II. Tổ chức bộ máy quản lý của Sở Tài chính Trà Vinh 24 1. Tổ chức bộ máy Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh 24 1.1 Sơ đồ tổ chức Sở Tài chính Trà Vinh 25 1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 25 2. Tình hình cán bộ công nhân viên Sở Tài chính 34 III. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ năm 2003 - 2005 35 1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách xã năm 2003 35 2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách xã năm 2004 38 3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách xã năm 2005 40 IV. Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm (2003 - 2005) : 44 1. Những thành tựu 44 1.1. Kết quả thực hiện thu 44 2. Những mặt tồn tại 49 2.1. Những mặt chung 49 2.2. Về tổ chức và điều hành thu, chi ngân sách xã 50 2.3 Về việc thực hiện chế độ kế toán ngân sách xã 51 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 53 I. Phương hướng hoàn thiện 53 II. Giải pháp hoàn thiện 55 1. Tổ chức thu ngân sách xã 55 2. Tổ chức quản lý chi thương xuyên ngân sách xã: 56 3. Kiện toàn tổ chức ngân sách xã. 57 4. Quan tâm chế độ đãi ngộ cán bộ xã, phường 57 5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Hội đồng nhân dân 58 6. Phân định lại địa giới hành chính phù hợp với khả năng quản lý của chính quyền xã. 58 7. Khuyến khích thành lập các tổ chức tín dụng nông thôn bên cạnh các kênh phân phối khác SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 3 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp 58 8. Đẩy mạnh công tác khuyến nông 59 PHẦN KẾT LUẬN 59 SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 4 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ I. Ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân sách 1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và sự tồn tại phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ. Sở dĩ ngân sách Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước là do khi Nhà nước ra đời đòi hỏi phải có nguồn lực để nuôi sống bộ máy Nhà nước. Do đó đòi hỏi phải tập trung một bộ phần của cải xã hội vào tay Nhà nước để phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước. Đây là điều kiện cần để ngân sách nhà nước ra đời. Sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ hàng hóa tiền tệ là điều kiện đủ để ngân sách nhà nước ra đời, bởi vì quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển sẽ tập trung các nguồn thu, dự tóan thu chi được giá trị hóa và diễn ra nhanh hơn, phong phú và linh hoạt hơn. Mặt khác sản xuất hàng hóa đã tạo ra khả năng ngày càng lớn hơn cho việc tập trung của cải vào tay Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước . - Thu ngân sách nhà nước : là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối nhằm tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước. - Chi ngân sách Nhà nước : là tập hợp các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. 2. Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước 2.1. Bản chất Bản chất của ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằn thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội, ngân sách Nhà nước huy động và sử dụng một bộ phận thu nhập trong xã hội để thực hiện chức SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 5 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp năng của Nhà nước. Nguồn thu cơ bản mang tính bắt buộc của ngân sách Nhà nước là thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của ngân sách Nhà nước mang tính chất không hoàn lại trực tiếp được hưởng vào đầu tư phát triển kinh tế và tiêu dùng xã hội. Quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân đã làm xuất hiện hệ thống các quan hệ tài chính và được thể hiện ở phần thu cũng như chi ngân sách Nhà nước. Hệ thống các quan hệ tài chính tạo nên bản chất kinh tế của ngân sách Nhà nước, được thể hiện dưới những hình thức cụ thể. Những quan hệ tài chính này bao gồm : Thứ nhất : Quan hệ kinh tế giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành thu của quỹ ngân sách Nhà nước bằng hình thức thuế của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế . Thứ hai : Quan hệ kinh tế giữa ngân sách Nhà nước với các đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất. Các đơn vị không sản xuất kinh doanh là những đơn vị quản lý nhà nước nằm trong các lĩnh vực sự nghiệp văn hóa xã hội, hành chính và an ninh quốc phòng, những đơn vị này không sản xuất ra của cải vật chất nhưng hoạt động của nó lại rất cần thiết cho xã hội. Quan hệ kinh tế giữa ngân sách Nhà nước với những đơn vị này được phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc ngân sách Nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý Nhà nước theo các dự toán kinh phí. Quan hệ giữa ngân sách Nhà nước với các đơn vị dự toán thể hiện khi sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước . Thứ ba : Quan hệ giữa ngân sách Nhà nước với hộ gia đình và dân cư. Mối quan hệ về mặt tài chính giữa Nhà nước và hộ gia đình, dân cư được thể hiện thông qua phân phối lại giữa ngân sách Nhà nước với ngân sách hộ gia đình và dân cư. Một bộ phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thông qua các khoản thuế, lệ phí, ủng hộ tự nguyện, đồng thời một bộ phận dân cư khác nhận từ ngân sách Nhà nước các khoản trợ cấp xã hội theo chính sách qui định. Thứ tư : Quan hệ kinh tế giữa ngân sách Nhà nước với thị trường tài chính. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ các nhà doanh nghiệp mà cả Nhà nước, các đơn vị không sản xuất kinh doanh, các hiệp hội tổ chức quần chúng và dân cư phải tiếp cận với thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Xuất phát từ chính sách tài chính - tiền tệ, từ cung cầu về vốn trên thị trường, Nhà nước có thể tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của Kho bạc Nhà nước (tín phiếu, trái phiếu, chứng từ đầu tư) nhằm huy động vốn của tất cả các chủ thể trong xã hội đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của ngân sách Nhà nước hoặc Nhà nước tham gia góp vốn cổ phần, hùn vốn hoặc cho các đơn vị kinh tế vay bằng hình thức Nhà nước mua các loại chứng khoán của doanh nghiệp . Như vậy, bằng các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội giữa những chủ thể nhất định đã hình thành quỹ tiền tệ tập SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 6 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp trung của Nhà nước và quỹ đó được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 2.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường. a. Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước . Vai trò về mặt tài chính này của ngân sách Nhà nước được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách Nhà nước. Sự hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước phải được thỏa mãn của các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của ngân sách Nhà nước được xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, ngân sách Nhà nước đều phải thực hiện và phát huy. Đây là vai trò cơ bản quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước. Qua việc thiết lập mối quan hệ giữa ngân sách với các chủ thể kinh tế khác để tiến hành phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập nên quỹ ngân sách Nhà nước. Các quan hệ kinh tế được thiết lập dưới các hình thức : + Thuế + Phí và lệ phí + Các hoạt động thu từ hoạt động kinh tế + Đi vay Để phát huy vai trò của ngân sách Nhà nước trong quá trình phân phối, huy động một bộ phận các nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước cần thiết phải lưu ý đến : - Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Nếu mức động viên của ngân sách Nhà nước là hợp lý và tối ưu thì sẽ không tác động cực đến quá trình hoạt động cũng như các quyết định của các chủ thể kinh doanh . - Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện các khoản chi của ngân sách Nhà nước . - Tỷ lệ động viên ( tỷ suất thu ) của ngân sách Nhà nước trên GDP. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đánh giá mức độ động viên của ngân sách Nhà nước trên thu nhập quốc dân sản xuất. b. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách Nhà nước. Đây là vai trò của ngân sách Nhà nước được xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất định. Thay đổi cơ chế kinh tế ở nước ta hiện nay đã tác động trực tiếp đến ngân sách Nhà nước và SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 7 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp được thể hiện ở hai mặt : - Thay đổi cơ cấu thu và chi của ngân sách Nhà nước. - Thay đổi vai trò nhiệm vụ của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế, đặc biệt là thay đổi phương pháp cấp phát tài chính cho các nhu cầu của doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước khi là nghĩa vụ tài chính . Trong cơ chế thị trường kinh tế, Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội bằng việc định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bằng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể nền kinh tế quốc dân, bằng sử dụng các công cụ tài chính, giá cả, tiền tệ dưới hình thức các luật và pháp lệnh, chính sách, cơ chế trong lĩnh vực phân phối phù hợp với vai trò của Nhà nước với cơ chế kinh tế, cơ chế tài chính và với những yêu cầu của chính sách tài chính quốc gia, ngân sách Nhà nước. - Công cụ quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường. Bằng quá trình phân phối, huy động và sử dụng các nguồn tài chính bằng cơ chế hoạt động ngân sách Nhà nước tác động trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và tác động đến sự hoạt động của các quan hệ hàng hoá tiền tệ trong nền kinh tế theo quỹ đạo của Nhà nước. Nhà nước sử dụng ngân sách Nhà nước là công cụ để điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo 3 nội dung cơ bản : c. Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng xã hội: Để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách Nhà nước để hướng dẫn, kích thích và tạo ra sức ép đối với các chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh tế. Bằng công cụ thuế : một mặt, Nhà nước tạo ra nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, mặt khác sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, thu hút được các doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề cần thiết và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo các định hướng phát triển. Hướng dẫn, khuyến khích thúc đẩy các thành phần kinh tế mỡ rộng phát triển sản xuất kinh doanh thì thuế phải có tác động điều tiết trên các lĩnh vực : sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng. Mặt khác, ngân sách Nhà nước có tác dụng định hướng và điều chỉnh các hoạt động kinh tế bằng các giải pháp lớn về chi ngân sách Nhà nước thông qua các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc trợ giá cho các ngành có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế. Nhìn chung trong nền kinh tế nước ta, quy mô của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp quốc doanh nhỏ bé, kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh, cơ sở kết cấu hạ tầng kém, do đó cần phải có vốn đầu tư của Nhà nước chi ra từ ngân sách Nhà nước. Chi tiêu của ngân sách Nhà nước cho cơ sở hạ tầng kinh tế (điện, nước, thuỷ lợi, năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông) và các ngành kinh tế quan trọng sẽ tạo điều kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các lĩnh vực và các vùng cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới, đồng thời các khoản chi đầu tư kinh SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 8 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp tế đó của ngân sách Nhà nước trở thành động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tế mới . d. Điều tiết thi trường giá cả và chống lạm phát: Hoạt động của ngân sách Nhà nước thường xuyên gắn liền với các hoạt động của nền kinh tế thị trường mà một trong những đặc điểm nỗi bật của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhằm đạt được lợi thế trên thị trường và hạn chế mức độ rủi ro mạo hiểm. Hai yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối mạnh sự hoạt động của thị trường. Sự chi phối hai yếu tố cơ bản này dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế từ ngành này sang ngành khác. Song trong thực tế, việc dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lời hơn diễn ra theo một quá trình phức tạp, khó khăn và đối với nền kinh tế dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực trực tiếp đến sự ổn định của cơ cấu kinh tế. Do đó nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp và lợi ích của xã hội, đồng thời giữ vững cơ cấu kinh tế đã xác định, Nhà nước sử dụng ngân sách Nhà nước tác động lên thị trường. Đối với thị trường hàng hóa, khi nhu cầu về một loại hàng nào đó vượt cung làm cho giá cả tăng cao, Nhà nước có thể điều tiết bằng cách đưa dự trữ loại hàng đó ra thị trường để cân đối cung cầu và trên cơ sở đó bình ổn giá cả và hạn chế khả năng kéo theo tăng giá đồng loạt. Trong trường hợp cung của một loại hàng hóa nào đó vượt quá nhu cầu xã hội làm cho giá mặt hàng đó giảm mạnh dẫn đến nguy cơ thiệt hại về lợi ích kinh tế cho người sản xuất kinh doanh và dẫn đến xu hướng dịch chuyển vốn sang các ngành nghề khác thì lúc này Nhà nước sẽ tác động lên thị trường và giá cả bằng việc mua hàng hóa đó với một giá thích hợp hoặc vận dụng hình thức trợ giá để đảm bảo lợi ích của người sản xuất kinh doanh cũng như lợi ích của xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Sự điều tiết của Nhà nước lên thị trường hàng hóa được thực hiện bằng việc bố trí các khoản chi ngân sách Nhà nước về dự trữ tài chính, dự trữ Nhà nước trong ngân sách hàng năm bao gồm dự trữ bằng tiền, vàng, ngoại tệ, các loại hàng hoá vật tư chiến lược. Bên cạnh thị trường hàng hóa, Nhà nước còn tác động đến thị trường tiền tệ, thị trường vốn bằng việc vận dụng đồng bộ các công cụ tài chính, giá cả tiền tệ trong đó ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng. Ngân sách Nhà nước điều tiết thị trường tài chính bằng các biện pháp tích cực như : khai thác các nguồn vay trong nước bằng phát hành các loại trái phiếu ( công trái, chứng chỉ đầu tư, tín phiếu kho bạc ), tranh thủ các khoản vay vốn viện trợ của nước ngoài bằng các biện pháp thu hút và gọi vốn tham gia trên thị trường chứng khoán với tư cách là người vừa phát hành đồng thời với cả tư cách người mua chứng khoán. Thực hiện các biện pháp này, ngân sách Nhà nước tác động tích cực vào mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên thị trường tài chính đồng SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 9 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp thời vừa tạo nguồn tài chính cho ngân sách lại vừa thúc đẩy giao lưu các nguồn vốn góp phần điều tiết lượng tiền trong lưu thông, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát . e. Điều tiết thu nhập dân cư góp phần thực hiện công bằng xã hội: Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến xã hội bị phân hóa về thu nhập. Để giảm bớt sự chênh lệch và điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội cần phải có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước tác động bằng sử dụng ngân sách Nhà nước. Khả năng của ngân sách Nhà nước trong tái phân phối thu nhập tùy thuộc vào các yếu tố khác trong nền kinh tế như hệ thống lương, hệ thống giá và hệ thống luật. Song trong nền kinh tế thị trường, ngân sách Nhà nước ảnh hưởng đến phân phối thu nhập với phạm vi rộng lớn ở cả hai mặt : thu và chi của ngân sách. Về phần thu thông qua các sắc thuế thu nhập, thuế gián thu hoặc thuế đánh theo luỹ tiến, ngân sách Nhà nước huy động sự đóng góp của những thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế và các cá nhân nhằm điều chỉnh một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư. Như vậy thuế thật sự trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại sự chênh lệch giữa các loại thu nhập của xã hội. Tuy nhiên, công cụ thuế có những giới hạn nhất định trong việc cải tiến phân phối thu nhập, nó không thể làm biến chuyển căn bản thu nhập của những tầng lớp có thu nhập thấp và rất thấp . Bên cạnh công cụ thuế thì các giải pháp chi của ngân sách nhà nước dưới hình thức chi trợ cấp và các khoản chi phúc lợi cho các chương trình phát triễn xã hội : phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi sinh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng: người nghèo, trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già không nơi nương tựa, diện chính sách. Là nguồn bổ sung thu nhập của một số tầng lớp dân cư trong xã hội, nó góp phần tăng cường tính ổn định trong đời sống kinh tế - xã hội . 3. Hệ thống ngân sách Nhà nước. 3.1 Khái niệm : Hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền Nhà nước. Hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là chế độ xã hội của một Nhà nước và phân chia lãnh thổ hành chính. ở nước ta với mô hình Nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chức theo hai cấp : Ngân sách Trung Ương và Ngân sách Địa phương, trong đó ngân sách Địa phương bao gồm các cấp ngân sách sau : Ngân sách Tỉnh - Thành phố ; ngân sách Quận - Huyện và ngân sách Xã - Phường . 3.2 Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam . Hệ thống ngân sách nhà Nước Việt Nam là một thể thống nhất, giữa các cấp ngân sách gắn với nhau bởi hệ thống các quan hệ tài chính. Ngân sách Trung Ương với ngân sách Địa phương và giữa các cấp trong ngân sách Địa phương có mối quan hệ với nhau thông qua các khoản trợ cấp theo mục tiêu. SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 10 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp Các khoản trợ cấp này bảo đảm cân đối ngân sách Địa phương, giúp địa phương khắc phục những khó khăn do điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên xã hội tạo ra. Cơ cấu hệ thống ngân sách Nhà nước được mô tả theo sơ đồ sau: SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 11 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp Sơ đồ hệ thống ngân sách Nhà nước Hệ thống Ngân sách nhà nước Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách cấp tỉnh (Thành phố thuộc trung ương) Ngân sách thành phố Ngân sách Ngân sách thuộc tỉnh cấp thị xã cấp huyện Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc : + Ngân sách mỗi cấp được phân định nhiệm vụ chi và nguồn thu cụ thể. + Thực hiện cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo tính công bằng và yêu cầu phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương . Số bổ sung này được coi là khoản thu của ngân sách cấp dưới. + Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. + Ngoài cơ chế bổ sung nguồn thu và cơ chế uỷ quyền không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo qui định của Chính phủ . Trong hệ thống ngân sách, mỗi cấp ngân sách đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ xác định, có nguồn thu và các khoản chi xác định. Điều này phụ thuộc vào phân định phạm vi ảnh hưởng quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền Nhà nước . SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 12 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp II. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã 1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách xã 1.1 Khái niệm ngân sách xã Xét về hình thức biểu hiện bề ngòai có thể nhận thấy : ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và thực hiện trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền Nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn. Xét về bản chất : Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền Nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã; trên cơ sở đó mà đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ chính quyền Nhà nước cấp xã. 1.2 Đặc điểm của ngân sách xã Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách Nhà nước; thêm vào đó là đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác. + Đặc điểm chung - Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp xã - Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa hoc. - Phần lớn các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương thức phân phối lại và không hoàn trả một cách trực tiếp. + Đặc điểm riêng Hiện nay ngân sách Việt Nam bao gồm 4 cấp. Tuy chức năng, nhiệm vụ giống nhau, phạm vi và qui mô hoạt động có khác nhau nhưng ngân sách xã có đặc điểm riêng; đó là : ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước, vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí. Đặc điểm riêng này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết lập các chính sách trong quản lý ngân sách xã 2. Vai trò của ngân sách xã - Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn. Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải có được nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền xã được quyền quản SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 13 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là quỹ tiền tệ có qui mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền xã phải đảm nhận. Do vậy khả năng đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách xã như thế nào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của chính quyền Nhà nước cấp xã. - Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nước các xã khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Cùng với quá trình hoàn thiện luật ngân sách Nhà nước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế -xã hội cho chính quyền xã càng ngày càng nhiều hơn, tạo thế chủ động cho các xã trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó ngân sách xã đóng góp vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã đầu tư cho khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội nông thôn và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này - Ngân sách xã là công cụ tài chính giúp chính quyền Nhà nước cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền xã.Với một hệ thống tổ chức nhà nước thống nhất, đồng thời lại có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền cấp dưới, thì đòi hỏi phải có sự giám sát thường xuyên của cơ quan Nhà nước chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạt động của các cơ quan chính quyền Nhà nước cấp dưới Ngân sách xã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu cho chính quyền Nhà nước cấp trên thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp dưới: Bởi hầu hết các xã đều có một phần nguồn thu được tạo lập nhà số chi bổ sung từ ngân sách cấp trên. Muốn nhận được số chi bổ sung của ngân sách cấp trên để tạo nguồn thu cho mình, chính quyền xã buộc phải giải trình toàn bộ cơ cấu thu, chi theo dự tóan và chỉ rõ số thiếu hụt; đồng thời phải cam kết thực hiện số thu bổ sung theo đúng quy địnhcủa quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành. Nhờ đó sự kiểm soát của chính quyền Nhà nước cấp trên đối với hoạt động của chính quyền cấp xã trở nên vô cùng dễ dàng. III. Nội dung thu – chi ngân sách xã 1. Thu ngân sách xã Thu ngân sách xã được hình thành từ ba nguồn lớn sau: - Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; và ngân sách xã được hưởng 100% số thu từ các khoản này (người ta gọi tắt là : các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%) - Từ các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã; nhưng ngân sách xã chỉ được hưởng 1 phần và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nào đó. Tỷ lệ này thường có sự thay đổi tùy theo tình hình kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý ngân sách Nhà SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 14 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp nước (người ta thường gọi tắt là các khoản thu điều tiết, hay các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên) - Từ các khoản thu được hình thành từ số chi của ngân sách cấp trên để đảm bảo cho sự cân đối của ngân sách xã (người ta thường gọi là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc thu trựo cấp). Theo luật ngân sách Nhà nước năm 2002 các khoản thu dành cho ngân sách xã được hưởng bao gồm những khoản gì là tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy vậy Bộ Tài chính cũng khuyến cáo có thể đưa các khoản thu sau vào danh mục dành cho ngân sách xã được hưởng: cụ thể: 1.1 Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%. - Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã phần nộp vào ngân sách Nhà nước theo chế độ quy định. - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy địnhcủa pháp luật do xã quản lý - Các khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân gồm: các khoản đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác. - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã. - Thu kết dư ngân sách năm trước - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.2 Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết - Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình - Thuế chuyển quyền sử dụng đất - Thuế nhà, đất - Tiền cấp quyền sử dụng đất ( đối với xã, thị trấn) - Lệ phí trước bạ nhà, đất Các khoản thu, tỷ lệ ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã được hưởng cao hơn đến tối đa 100%. Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định trên, ngân sách xã còn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách Nhà nước đã dành SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 15 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp 100% cho các xã và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi. Tỷ lệ % phân chia các khoản thu trên đây cho ngân sách xã do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định ổn định từ 3 đến 5 năm phù hợp với tình hình ngân sách địa phương. Để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ , khuyến khích tăng thu có thể giao chung cho các xã cùng một tỷ lệ. 1.3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Trong hệ thống ngân sách Nhà nước các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách nào không tự cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn vốn cho cấp ngân sách đó để đảm bảo cân đối thu chi ngay từ khâu xây dựng dự toán. Từ đó hình thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ ba cho ngân sách xã. Cơ chế xác lập số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được qui định như sau: - Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp. Số bổ sung này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể 2. Chi ngân sách xã Có rất nhiều nội dung chi mà ngân sách xã phải đảm bảo, song khi nhìn nhận một cách khái quát thì chi ngân sách xã bao gồm 2 nhóm lớn là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. 2.1 Chi thường xuyên - Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã bao gồm + Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã + Sinh hoạt phí đại biểu HĐND + Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước + Chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh + Công tác phí + Chi về hoạt động, văn phòng như: tiền điện, tiền nước, vật liệu văn phòng, bưu phí, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân. + Chi mua sắm sữa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 16 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp + Chi khác - Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam của xã - Kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị xã hội của xã sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác ( nếu có) - Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện hành. - Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: + Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh dân quân tự vệ + Đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ + Tuyên truyền vận độngvà tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. + Các khoản chi khác theo chế độ quy định - Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý + Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành, chi thăm hỏi gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác. + Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thông do xã tổ chức. - Chi sự nghiệp giáo dục : Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý. - Chi sự nghiệp y tế : Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế xã. - Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi các công trình hạ tầng cơ sở do xã quản lý như : trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm, cơ sơ thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp thóat nước công cộng...riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi quản lý , sữa chữa cải tạo vĩa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (đối với phường do ngân sách cấp trên chi). - Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã. - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật Căn cứ vào định mức chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, HĐND tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 17 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp 2.2 Chi đầu tư phát triển Nhóm chi đầu tư phát triển (ĐTPT) là tập hợp các nội dung chi có liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật của xã như : đường giao thông, kênh mương tưới tiêu nước, trường học, trạm xá, hệ thống truyền tải và cung cấp điện năng... Do vậy các khoản chi ĐTPT thể hiện rõ mục đích tích lũy nên cần phải ưu tiên đầu tư vốn cho nó nhiều hơn. Chi ĐTPT của ngân sách xã hiện nay gồm: - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã hội của xã không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự án nhất định theo qui định pháp luật, do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. - Các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật. IV. Chu trình ngân sách xã 1. Khái niệm về chu trình ngân sách xã Khi xem xét trên giác độ biểu hiện bên ngoại thì ngân sách Nhà nước được nhìn nhận như một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm nhất định. Qua đó cho thấy, hoạt động của ngân sách Nhà nước luôn gắn với từng năm cụ thể gọi là năm ngân sách (hay năm tài chính, năm tài khóa). Năm ngân sách được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động thu chi ngân sách Nhà nước được thực hiện theo dự toán đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Năm ngân sách ở nước ta được tính từ 0h00 ngày 01/01 đến 24h00 ngày 31/12 năm dương lịch. Dự tóan ngân sách gắn chặt với các năm ngân sách nên khi năm ngân sách này kết thúc cũng đồng thời là thời gian khởi đầu cho một năm ngân sách mới. Do vậy, hoạt động ngân sách có tính chu kỳ lặp đi lặp lại hình thành nên chu trình ngân sách liên tục. Chu trình ngân sách là khoảng thời gian cần thiết để tổ chức quản lý các hoạt động của ngân sách Nhà nước theo một trình tự khoa học nhất định. Trình tự các bước của các chu trình ngân sách kế tiếp nhau luôn có sự lặp lại nhưng ở mức độ cao hơn. Trong một chu trình ngân sách phải bao gồm 3 khâu : Lập dự toán ngân sách Nhà nước, chấp hành và quyết tóan ngân sách Nhà nước. Để thực hiện được 3 khâu trong một chu trình ngân sách Nhà nước rất cần phải có thời gian hợp lý cho mỗi khâu đó. Do đó, độ dài về thời gian của một chu trình ngân sách Nhà nước có liên quan đến 3 năm ngân sách kế tiếp nhau. SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 18 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp Trong đó thời gian của khâu chấp hành ngân sách trùng với thời gian của năm ngân sách, thời gian của khâu lập dự toán và quyết tóan ngân sách lại phải được tiến hành ở năm ngân sách trước và năm ngân sách sau. Hay nói cách khác thời gian của một chu trình ngân sách kéo dài hơn nhiều so với thời gian của một năm ngân sách Tham gia vào các hoạt động trong một chu trình ngân sách ngân sách có rất nhiều các cơ quan đơn vị khác nhau để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong suốt chu trình ngân sách đó. Cụ thể là: - Cơ quan quyền lực Nhà nước chịu trách nhiệm quyết định dự toán, giám sát quá trình chấp hành và phê chuẩn quyết tóan ngân sách Nhà nước. - Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của ngân sách Nhà nước trên cơ sở dự toán ngân sách Nhà nước đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua và các văn bản pháp quy khác về quản lý ngân sách Nhà nước đang có hiệu lực thi hành. - Các cơ quan chức năng ( tài chính, Thuế. Kho bạc ...) được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý từng mặt hoạt động của ngân sách Nhà nước có trách nhiệm thực thi tốt các việc đã được phân công trong quản lý ngân sách Nhà nước. - Các đơn vị các ngànhtrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc UBND các cấp về nghĩa vụ thu nộp, quản lý, sử dụng các khoản vốn ngân sách Nhà nước và các yêu cầu cụ thể trong quá trình quản lý khi các cơ quan chức năng Nhà nước yêu cầu. 2. Vị trí mỗi khâu trong chu trình ngân sách xã 2.1 Lập dự tóan ngân sách xã Lập dự toán ngân sách xã được coi là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách. Nó xác định các chỉ tiêu thu chi ngân sách cần phải thực hiện cho năm ngân sách kế tiếp, đồng thời xác lập các biện pháp có thể áp dụng nhằm đạt được các chỉ tiêu thu chi đã dự kiến. Lập dự toán ngân sách xã chỉ được coi là hoàn thành khi dự toán đó được HĐND xã thảo luận và thông qua. Do vậy thời gian tiến hành lập dự toán ngân sách cho một chu trình ngân sách kế tiếp phải được thực thi ngay trong thời gian diễn ra chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hện tại. Trong 3 khâu của chu trình ngân sách thì lập dự toán được coi là khâu mở đầu và có tầm quan trọngđặc biệt đối với chu trình ngân sách xã vì: - Nó xác định và dự đóan tất cả các khả năng thu, nhu cầu chi dự kiến có thể phát sinh trong năm kế hoạch để rồi cân nhắc lựa chọn các phương án phân bổ ngân sách nhằm thiết lập cân đối ngân sách một cách vững chắc và phản ảnh trên các biểu mẫu dự tóan trình cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 19 GVHD: Lê Quang Cường Chuyên đề tốt nghiệp - Quyền quyết định dự toán ngân sách xã thuộc về thẩm quyền của HĐND xã sau đó giao lại cho UBND tổ chức chấp hành ngân sách xã. Nên những nội dung thu, chi nào không được ghi vào trong dự toán hoặc không được HĐND xét duyệt và thông qua thì không thể có cơ hội phát sinh. - Các chỉ tiêu của dự toán thu chi ngân sách xã là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để tổ chức chấp hành và quyết toán ngân sách xã. Đặc biệt đối với những khoản chi ngân sách xã thì các chỉ tiêu trong dự tóan chi ngân sách là điều kiện quan trọng hàng đầu để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi. 2.2 Chấp hành ngân sách xã Các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách xã đã được HĐND xã thông qua bắt buộc UBND xã và các ban ngànhcó liên quan phải triển khai và biến chúng thành hiện thực, không được tự ý điều chỉnh. Nhằm nhấn mạnh nghĩa vụ đó của UBND và các ban ngành có liên quan đến thu, chi ngân sách xã nên người ta dùng thuật ngữ “chấp hành ngân sách xã ”.Việc chấp hành ngân sách xã đạt được mức độ nào là một trong những căn cứ để đanhs giá năng lực của các thành viên UBND, năng lực của trưởng (hoặc phó) các ban ngành đoàn thể có liên quan đến quản lý ngân sách xã. Sự bộc lộ năng lực trên phương diện này là dễ so sánh hơn ở các phương diện khác. Chấp hành ngân sách xã là khâu thứ hai trong chu trình ngân sách xã. Tại đây phải tổ chức quản lý sao cho các chỉ tiêu thu chi đã ghi trong dự toán ngân sách dần dần trở thành hiện thực. Trong khi các số liệu của các chỉ tiêu trong dự toán mới chỉ là dự đoán, nhưng lại bắt buộc phải thực hiện nên kết quả ra sau thì tùy thuộc vào chất lượng của quá trình chấp hành ngân sách mà UBND và các ban ngành đoàn thể có trách nhiệm tổ chức. Do đó người ta coi chấp hành ngân sách là khâu có ý nghĩa quyết định đối với chu trình ngân sách xã. 2.3 Quyết toán ngân sách xã Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách xã. Nó nhằm tổng hợp phân tích đánh giá lại toàn bộ tình hình chấp hành ngân sách xã một năm đã qua, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho công tác quản lý ngân sách xã ở những chu trình ngân sách kế tiếp. Các tài liệu quyết toán ngân sách xã do Ban Tài chính lập phải đảm bảo cân đối giữa tổng thu với tổng chi có giải trình chi tiết cho các số liệu được ghi trong quyết toán theo đúng chế độ kế toán ngân sách xã đã quy định. Hồ sơ quyết tóan ngân sách xã do UBND xã trình HĐND xã xét duyệt và phê chuẩn. HĐND xã có trách nhiệm thẩm định lại toàn bộ các tài liệu trong hồ sơ quyết toán ngân sách xã và khẳng định tính hợp lệ, hợp của nó để đi đến phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Chỉ sau khi HĐND xã đã biểu quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách xã của năm đã qua thì các công việc của chu trình ngân sách xã năm trước mới được kết thúc. SVTH: Trần Phạm Phú Quốc Trang 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net