logo

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC KỸ THUẬT

FAO đã khởi động một Dự án có tên “Quản lý Tổng hợp các Hoạt động Đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (Dự án IMOLA) với mã số GCP/VIE/029/ITA vào tháng 8 năm 2005. Dự án tập trung vào cải thiện mưu sinh của người dân mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Sau hai năm thực hiện, IMOLA nhận thấy rằng “chế biến thực phẩm cơ sở” có thể hữu ích cho người dân trong việc nâng cao thu nhập bằng cách chế biến các sản phẩm sẵn có ở địa phương. Tiến sỹ Narin Tongsiri, Tư vấn...
GCP/VIE/029/ITA Tài liệu Thực địa CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (DỰ ÁN IMOLA) TỔ CHỨC TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN NGUỒN VỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CƠ SỞ - NÂNG CAO NĂNG LỰC THÔNG QUA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KINH DOANH HUẾ, VIỆT NAM BÁO CÁO CHUYẾN CÔNG TÁC VIỆT NAM ĐẦU TIÊN 12 - 18 THÁNG 8 NĂM 2007 Tiến sỹ. NARIN TONGSIRI TRƯỞNG NHÓM TƯ VẤN QUỐC TẾ TỔ CHỨC NÔNG NGHIỆP VÀ LƯƠNG THỰC LIÊN HIỆP QUỐC TẠI BANGKOK Tháng 8/2007 TÓM TẮT FAO đã khởi động một Dự án có tên “Quản lý Tổng hợp các Hoạt động Đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (Dự án IMOLA) với mã số GCP/VIE/029/ITA vào tháng 8 năm 2005. Dự án tập trung vào cải thiện mưu sinh của người dân mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Sau hai năm thực hiện, IMOLA nhận thấy rằng “chế biến thực phẩm cơ sở” có thể hữu ích cho người dân trong việc nâng cao thu nhập bằng cách chế biến các sản phẩm sẵn có ở địa phương. Tiến sỹ Narin Tongsiri, Tư vấn Quốc tế về Chế biến Thực phẩm cơ sở đã được tuyển đến Huế để phát hiện các nhu cầu tập huấn của người dân. Sau một tuần, Tiến sỹ Narin nhận thấy rằng ở các xã việc chế biến thực phẩm còn rất hạn chế. Việc chế biến một số sản phẩm cá còn ở quy mô nhỏ hoặc tự làm ở nhà ví dụ mắm cá con, hoạt động này cẩn được cải thiện để cung cấp thực phẩm an toàn và vệ sinh cho thị trường lớn hơn. Nhu cầu chế biến thực phẩm của người dân là rất lớn. Tiến sỹ Narin đã đề xuất tập huấn cho người dân lên IMOLA sau chuyến công tác này. NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 BỐI CẢNH VÀ ĐÁNH GIÁ 1.2 MỤC TIÊU 2. CÁC HOẠT ĐỘNG, KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN 2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG 2.1.1 GẶP GỠ MỌI NGƯỜI 2.1.2 THĂM CÁC ĐỊA ĐIỂM 2.1.3 HỌP VÀ THẢO LUẬN 2.2 KẾT QUẢ 2.3 KẾT LUẬN 3. KIẾN NGHỊ PHỤ LỤC. PHỤ LỤC I. Lịch làm việc của Tư vấn Quốc tế, Trưởng Nhóm - Tiến sỹ Narin Tongsiri. I. GIỚI THIỆU 1.1 NỀN TẢNG VÀ ĐÁNH GIÁ Trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên hải sản ven bờ và Đầm phá Tam Giang ở Huề giảm một cách nhanh chóng. Việc đánh bắt sai quy định và các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản diễn ra ồ ạt, gây ra giảm nguồn cá tự nhiên và suy thoái ven bờ cũng như nghèo đói ở các xã đánh bắt ven bờ. Các xã đánh bắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và những va chạm khác cần có kế hoạch quản lý tốt hơn và cơ hội tiếp thu những nghề an toàn hơn đối với hệ sinh thái và an toàn đối với người dân, bền vững và lấy con người làm trung tâm, công bằng xã hội và có thể tạo ra thực phẩm, công việc và tiền bạc. Số dân phụ thuộc vào hệ thống đầm phá về mưu sinh và chính quyền địa phương, với sự hỗ trợ của Bộ Thuỷ sản đã quyết định phải làm một cái gì đó gấp để ngăn chặn hiện tượng suy thoái môi trường đầm phá và đồng thời đảm bảo việc sử dụng bền vững dài hạn nguồn tài nguyên đầm phá. Tháng 7/2004, FAO/Ủy Ban Tham vấn của Chính phủ Ý về Hợp tác Phát triển đã phê duyệt dự án và tháng 10/2004 văn kiện dự án đã chính thức được thông qua sau đó vào tháng 3/2005 chính thức được chính phủ Việt Nam phê duỵêt. Dự án sẽ được chia thành các hợp phần hoạt động, phản ánh các vấn đề then chốt trong mục tiêu giải quyết của dự án. Đối với một dự án lớn như IMOLA thì mỗi hợp phần được xem là một tiểu dự án riêng biệt có khung cấu trúc (logframe) riêng. Mỗi tiểu dự án (hay hợp phần) sẽ hoàn thành nhờ thực hiện khối lượng công việc. Kế hoạch hoạt động dự án sẽ giúp ta hình dung được các hợp phần hay tiểu dự án là các yếu tố thiết kế ra để xử trí một vấn đề cụ thể; các hợp phần dự án sẽ do các thành phần sau đây xác định: một vấn đề đủ điều kiện, một nhóm tác nghiệp chịu trách nhiệm điều tra vấn đề và tiến hành hoạt động, một tổ chức tham khảo có trách nhiệm đảm bảo kết quả cùng các công cụ và phương pháp hoạt động. Các hợp phần dự án sẽ điều tra vấn đề cụ thể bằng các phương pháp khoa học, sẽ thiết lập các mô hình và kết quả khái niệm mà khi đã kiểm nghiệm, sẽ được lồng vào trong Kế Hoạch Quản Lý Đầm Phá Tổng Hợp. Các công cụ và phương pháp luận sẽ được phát triển và triển khai trong các giai đoạn thực hiện dự án, trong khi thu thập dữ liệu, trong khi thí nghiệm mô hình, trong khi thực hiện qui hoạch quản lý và giám sát tiếp theo. Tập huấn sẽ được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện dự án, mục đích là chuẩn bị đội ngũ và nhân viên điều tra, giáo dục nhân viên tập huấn, giúp các nhà quản lý và chính quyền làm quen với nguyên tắc qui hoạch tổng thể hiện đại. Cấu trúc hoạt động là mô hình thiết kế hoạt động của dự án, trong đó có một Nhóm Quản Lý Dự án sẽ điều khiển các hoạt động và giữ quan hệ với chính phủ và các cơ quan quốc tế. Tất cả các vấn đề liên quan đến tài nguyên sẽ do một Nhóm Tài nguyên (Natural Resources Unit – NRU) và những người làm về tài nguyên cùng một Nhóm Nhân lực (Human Resources Unit - HRU) giải quyết. Sau khi dự án thực hiện được hai năm, IMOLA nhận ra rằng chế biến thực phẩm cơ sở cần được giới thiệu cho các xã nhằm hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương cải thiện đời sống với việc nâng cao thu nhập. Tiến sỹ Narin Tongsiri, Tư vấn Quốc tế về chế biến thực phẩm cơ sở đã được yêu cầu đến Huế để tìm hiểu nhu cầu tập huấn về chế biến thực phẩm. Sau đó tiến sỹ cần trình những kết quả phát hiện và kiến nghị lên IMOLA để tiếp tục xem xét. 1.2 MỤC TIÊU CHUYẾN CÔNG TÁC 1.2.1 Tiến hành đánh giá và điều tra đánh giá hàng hoá (NACAS) thông qua các chuyến thăm thực tế và họp với người dân địa phương ở các xã được lựa chọn ở tỉnh Thừa Thiên Huế; 1.2.2 Tổ chức đánh giá nhu cầu và họp điều phối với các đơn vị hợp tác tiềm năng bao gồm Hội Phụ Nữ, Sở Thuỷ sản, Sở NNPTNT, Sở LĐTBXH và các cơ quan chủ yếu do IMOLA đề xuất và xác định 1.2.3 Chuẩn bị đề xuất gồm thiết kế tập huấn chi tiết, lịch làm việc, kế hoạch ngân sách rõ ràng theo hạng mục chi phí và dòng ngân sách phản ánh đầy đủ những phát hiện của NACAS 2.-CÁC HOẠT ĐỘNG, KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN 2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG 2.1.1 GẶP GỠ MỌI NGƯỜI - Giới thiệu chung về dự án - Baku - Thăm chợ chính, Chợ Đông Ba, Huế - Họp với Ông Đức, Phó Chủ tịch Hợp tác xã, Chế biến Sản phẩm Nông nghiệp và Sản phẩm và ông Hi, Phó Phòng Kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huế. - Họp với ông Phạm Bá Vương, Phó Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh Xã hội (DOLISA) và Ông La, Trưởng phòng Chính sách Xã hội, Huế - Họp với Bà Hoàng Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Công nghệ (GTTTC) và Phó Giám đốc, Huế 2.1.2 THĂM CÁC ĐỊA ĐIỂM 2.1.2.1 Thăm xã Vinh Phú, cách Huế 30 phút đi xe ô tô 2.1.2.2 Thăm xã Vinh Hiền, cách Huế 1 giờ đồng hồ đi ô tô 2.1.2.3 Thăm xã Lộc Bình, Đầm phá Cầu Hai, đầm phá phía Nam 2.1.3 HỌP VÀ THẢO LUẬN 2.1.3.1 Họp với Lai và Baku 2.2 KẾT QUẢ 2.2.1 Tiến hành đánh giá nhu cầu và khảo sát đánh giá hàng hoá (NACAS)thông qua thăm thực địa ngắn hạn và họp với người dân ở các xã được lựa chọn ở tỉnh Thừa Thiên Huế; 2.2.1.1 Thăm xã Vinh Phú. Có 14 phụ nữ và 2 người đàn ông tham gia cuộc họp. Một phụ nữ là Chủ tịch Hội Phụ nữ - Đối với các hàng hoá nông nghiệp, ngoài các sản phẩm từ cá, còn có một số sản phẩm nông nghiệp nhưng ít ví dụ như gạo, sắn, khoai tây, khoai lang, khoai môn, đậu phụng, mè.v.v... - Đối với chế biến thực phẩm, có nước mắm, tôm chua, mắm, bún khô, bánh tráng, đậu phụ, chiết xuất dầu đậu phụng, và các sản phẩm cá lên men, tôm và cua được sản xuất tại địa phương để bán với số lượng ít ở chợ gần đó và/hoặc để dùng trong nhà. - Đối với nhu cầu tập huấn, sau một cuộc thảo luận dài, họ bắt đầu đưa ra một số đề xuất về nhu cầu tập huấn có thể được tóm tắt như sau: 1. Làm thế nào để cải thiện chất lượng nước mắm, mắm tôm? 2. Làm thế nào để cải thiện các sản phẩm địa phương để được chấp nhận tại thị trường các thành phố lớn? 3. Làm thế nào để phát triển các sản phẩm mới từ hải sản? 4. Làm thế nào để chế biến các sản phẩm nông nghiệp thành các thành phẩm? 5. Làm thế nào để làm tiếp thị các sản phẩm chế biến tại địa phương? Quan sát chung; Chủ tịch Hội Phụ nữ và các thành viên rất nhiệt tình, năng động và hợp tác. Họ muốn gửi càng nhiều thành viên càng tốt để tham dự tập huấn. Họ thống nhất chọn những thành viên năng động nhất tham dự khoá tập huấn và hứa khi trở về sẽ tập huấn cho các thành viên khác. Do xã này không xa Huế là bao, họ có thể sử dụng xã này cho việc “Tập huấn Giảng viên nguồn thôn” trong suốt khoá học mà họ cũng rất vui hợp tác với dự án. 2.2.1.2 Thăm xã Vinh Hiền. Có 10 phụ nữ và 4 người đàn ông tham gia cuộc họp. Sau khi giới thiệu, tiến hành họp. Các thông tin như sau: Đối với các hàng hoá nông nghiệp: Xã này có những sản phẩm tương tự như xã Vinh Phú, ví dụ các sản phẩm từ thuỷ sản cơ bản và một số sản phẩm từ nông nghiệp ví dụ như sắn, khoai lang, đậu phụng, và một ít chuối, nhưng khu vực này không trồng nhiều trái cây. Đối với chế biến thực phẩm: Như xã Vinh Phú, họ cũng có nhiều sản phẩm chế biến từ thuỷ sản, chủ yếu là nước mắm, và tôm chua và nhiều sản phẩm lên men phục vụ các chợ địa phương và dùng trong gia đình. Không chế biến nhiều sản phẩm nông nghiệp. Xã này có một sản phẩm điền hình do cha ông họ để lại đó là mắm rò, người dân địa phương gọi là mắm rò (có nghĩa là cá nhỏ muối chua). Nó trông giống như mắm ớt chứ không phải mắm tôm. Rất ngon và nhu cầu của những người ở thị xã rất lớn, thậm chí kể cả Việt kiều. Họ rất tự hào về sản phẩm của họ và muốn tăng cường sản xuất và mở rộng thị trường. Rất thú vị khi tìm thấy một số sản phẩm tương tự ở trong xã. Họ có thể đưa những loại hình sản phẩm này vào khoá tập huấn và cho các tập huấn viên xem làm cách nào để có thể phát triển thị trường để người tiêu dùng ở thành phố lớn có thể chấp nhận được. Về nhu cầu tập huấn: 1 Làm thế nào để cải thiện chất lượng và chế biến mắm rò vệ sinh? 2 Làm thế nào để cải thiện chất lượng nước mắm, tôm chua? 3 Làm thế nào để cải thiện các sản phẩm địa phương để thị trưòng các thành phố lớn chấp nhận được? 4 Làm thế nào để phát triển các sản phẩm mới từ thuỷ sản? 5 Làm thế nào để chế biến các hàng hoá nông nghiệp thành các sản phẩm? 6 Làm thế nào để tiếp thị các sản phẩm địa phương chế biến một cách phù hợp? Quan sát chung: Do mắm rò là sản phẩm tự làm tại nhà, nên chỉ có 10 hộ sản xuất sản phẩm này. Nên họ cũng không muốn để cho người khác biết cách làm sản phẩm này. Trong khoá tập huấn, họ sẽ đưa chủ đề làm thế nào để làm việc theo nhóm và giúp họ nhận ra họ có thể phát triển nhanh nếu họ chia sẻ kinh nghiệm. Họ sẽ học sản phẩm này và thử sản xuất theo cùng một cách khác sau đó so sánh kết quả. Những nhà chế biến này cấn rất nhiều sự hỗ trợ để làm thế nào chế biến vệ sinh, cải thiện việc đóng gói, nhãn mác.v.v...đạt tiêu chuẩn. 2.2.1.3 Thăm xã Lộc Bình Có 7 phụ nữ và 4 người đàn ông tham gia cuộc họp. Họ đến từ các xã lân cận. Sau khi giới thiệu, bắt đầu thảo luận. Kết quả như sau: Đối với các hàng hoá nông nghiệp, ngoài các sản phẩm từ hải sản, diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế. Họ làm ruộng ít và không có các nghề hoa màu khác. Chúng ta có thể thấy một ít chuối, khoai lang, sắn ở một số mảnh đất nhỏ. Đối với chế biến thực phẩm, họ có nước mắm, tôm chua, mắm, măng chua (ngạc nhiên !) và rượu trắng (một ngạc nhiên khác!!!). Họ chỉ bán các sản phẩm tươi ra thị trường và thỉnh thoảng một số mối từ các làng khác đến gom. Họ cho biết chế biến thực phẩm sẽ mang lại cho họ nhiều thuận lợi. Họ thực sự cần tập huấn về chế biến thực phẩm. Về nhu cầu tập huấn, sau một cuộc thảo luận kéo dài, họ bắt đầu đưa ra một số gợi ý về nhu cầu tập huấn có thể tóm tắt như sau: 1 Làm thế nào để cải thiện chất lượng măng chua? 2 Làm thế nào để cải thiện các sản phẩm địa phương như mắm? 3 Làm thế nào để nấu rượu gạo ngon? 4 Làm thế nào để phát triển các sản phẩm mới từ thuỷ sản? 5 Làm thế nào để chế biến các chế phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm? 6 Làm thế nào để tiếp thị các sản phẩm chế biến tại địa phương phù hợp? Quan sát chung: Phụ nữ rất năng động và quan tâm muốn tham gia tập huấn và sẵn sàng trở về để tập huấn thêm cho nhiều phụ nữ ở trong thôn. Họ nhận thấy rằng chế biến thực phẩm có thể giúp họ kiếm thêm thu nhập. Họ sẵn sàng làm việc theo nhóm nhằm để tăng cường năng lực cho mình. 2.2.2 Tổ chức đánh giá nhu cầu và điều phối với những cán bộ hợp tác tiềm năng bao gồm Hội phụ nữ, Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Lao động Thương Binh & Xã hội và các cơ quan chính do dự án IMOLA xác định và đề nghị. Sau cuộc họp chúng tôi thống nhất Tập huấn có thể diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11. Tất cả các tổ chức và người dân không ngại trời mưa. Người dân cho biết đây là thời điểm tốt nhất cho họ bởi vì họ không thể làm gì ở nhà khi trời mưa. 2.2.3 Chuẩn bị đề xuất trong đó có thiết kế tập huấn chi tiết, lịch tập huấn, kế hoạch ngân sách theo các hạng mục chi phí và dòng ngân sách, phản ảnh đầy đủ những kết quả của NACAS. 2.2.3.1 Lịch tập huấn DỰ THẢO LỊCH TẬP HUẤN Đào tạo giảng viên nguồn về chế biến thực phẩm cơ sở - nâng cao năng lực thông qua phát triển kỹ năng tiếp thị và kỹ năng kinh doanh. Thời gian Hoạt động Phụ trách Thứ 2, ngày 1/10/2007 08.00-08.30 Đăng ký Giang 08.30-09.30 Khai mạc GiangBaku-Narin 09.30-10.00 Giải lao 10.00-10.30 Giới thiệu về IMOLA Massimo-Baku 10.30-11.00 Tự giới thiệu Narin-Tuất 11.00-12.00 Giới thiệu, Định hướng và Bài tập tập huấn cơ Narin-Baku sở 12:00-13:30 ăn trưa 13:30-14:45 Bài tập thị trường nhỏ. Tiếp thị là gì? Chúng Narin-Tuất ta có cần các kế hoạch tiếp thị không? 14:45-15:00 Giải lao 15.00-17.00 Nguyên tắc của Chế biến Thực phẩm là gì? Lakkana-Hà Chúng ta sẽ tập huấn ở đâu và chúng ta chế biến như thế nào? Chúng ta cần phòng ngừa cái gì? 18.00-20.00 Chào mừng Massimo-Baku, Giang, chính quyền địa phương, FAO và tất cả đội ngũ Thứ Ba, ngày 2/10/2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước Narin/Đội ngũ 08.45-09.45 Khách hàng của chúng ta là ai? Narin-Tuất Chúng ta cần gì để trở thành nhà doanh nghiệp 09.45-10.45 Narin-Tuất thành công? 10.45-11.00 Giải lao 11.00-12.00 Chuyển giao công nghệ và thông tin liên lạc Narin-Tuất 12:00-13:00 ăn trưa Tại sao chúng ta cần chế biến thực phẩm vệ 13:00-14:45 Narin -Tuất, sinh? 14:45-15:00 Giải lao 15.00-17:00 Chúng ta bảo quản và chế biến thực phẩm như Lakkana-Hà thế nào? Chúng ta chế biến cá khô như thế nào? 17.15-17.30 Bài tập thể dục Narin- Giang Thứ 4, ngày 3/10/ 2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước Narin/ Đội ngũ 08.45-10.15 Ai là đối thủ cạnh tranh của chúng ta? Narin-Tuất 10.15-10.30 Giải lao 10.30-12.00 Chúng ta làm việc theo nhóm như thế nào? Narin-Tuất 12:00-13:30 Ăn trưa 13:30-14:30 Chúng ta bảo quản các sản phẩm thực phẩm Lakkana-Hà như thế nào? Chúng ta chế biến các sản phẩm thực phẩm từ gạo như thế nào? 14:30-14:45 Giải lao 14.45-17.00 Chúng ta bảo quản các sản phẩm thực phẩm Lakkana -Hà như thế nào? Chúng ta chế biến các sản phẩm thực phẩm từ gạo như thế nào? (bao gồm cả rượu trắng) 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 5, ngày 4/10/2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước Narin/Đội ngũ 08.45-10.00 Chúng ta tạo giá trị cho khách hàng như thế Narin-Tuất nào (sản phẩm)? 10.00-10.15 Giải lao 10.15-11:45 Chúng ta cần biết gì để khởi sự doanh nghiệp Narin-Tuất nhỏ chế biến thực phẩm? 11:45-12.00 Thảo luận Narin-Tuất 12:00-13:00 Ăn trưa Chúng ta bảo quản thực phẩm như thế nào 13:00-14:00 Lakkana-Hà (tiếp tục)? 14:00-17:00 Chúng ta chế biến “bánh giòn” từ cá, trái cây Lakkana-Hà và rau như thế nào? 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 6, ngày 5/10/2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước Narin/Đội ngũ Chúng ta xác định giá cả cho các sản phẩm 08.45-10.00 Tuất của chúng ta như thế nào? 10.00-10.15 Giải lao 10.15-11:15 Chúng ta cần kỹ năng quản lý tài chính gì Narin-Tuất hoặc phát triển doanh nghiệp nhỏ? 11:15-12.00 Thảo luận về lựa chọn sản phẩm Narin-Tuất 12:00-13:00 Ăn trưa Chúng ta có thể chế biến các sản phẩm thực 13:00-14:00 Lakkana-Hà phẩm như thế nào (tiếp tục) 14:00-17:00 Chúng ta chế biến các sản phẩm thực phẩm từ Lakkana -Hà chuối và khoai môn như thế nào (ngọt)? 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 7, ngày 6/10/2007 Thăm làng chế biến thực phẩm nhỏ ở Huế Baku.-Giang Sự kiện văn hoá - Trò chơi truyền thống Baku-Giang. Chủ Nhật, 7/10/2007 Làm việc tại phòng thực hành Thứ 2, ngày 8/10/2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước Narin/Đội ngũ 08.45-10.00 Chúng ta cần biết gì về ghi chép sổ sách Narin-Tuất 10.00-10.15 Giải lao Thực phẩm được bảo quản và đóng gói như 10.15-11:45 Lakkana-Hà thế nào ? 11:45-12.00 Thảo luận Lakkana -Hà 12:00-13:00 Ăn trưa Chúng ta bảo quản các sản phẩm thực phẩm 13:00-14:30 Lakkana -Hà như thế nào (tiếp tục) 14:30-17:00 Chúng ta chế biến mắm như thế nào? Lakkana -Hà 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 3, ngày 9/10/2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước Narin/ Đội ngũ 08.45-10.00 Chúng ta cần biết gì về ghi chép sổ sách (tiếp Narin-Tuất tục) 10.00-10.15 Giải lao 10.15-11:45 Chi phí vận hành của một doanh nghiệp nhỏ là Narin-Tuất gì? 11:45-12.00 Thảo luận Narin-Tuất 12:00-13:00 Ăn trưa Chúng ta chế biến các sản phẩm thực phẩm 13:00-14:00 Lakkana-Hà như thế nào (tiếp tục) 14:00-17:00 Chúng ta chế biến các sản phẩm thực phẩm từ Lakkana -Hà khoai môn, khoai lang và khoai tây? 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 4, ngày 10/10/2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước. Narin/Đội ngũ 08.30-10.00 Chi phí ở một doanh nghiệp nhỏ là gì (tiếp Narin-Tuất tục) 10.00-10.15 Giải lao 10.15-11:45 Chúng ta mang giá trị thông qua kênh phân Narin-Tuất phối như thế nào? 11:45-12.00 Thảo luận Narin-Tuất 12:00-13:00 Ăn trưa 13:00-17:00 Chúng ta chế biến cá hun khói và các sản Lakkana -Hà phẩm địa phương làm từ các như thế nào (Tiếng Việt)? 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 5, ngày 11/10/2007 08.30-12.00 Bài tập tiếp thị - bán sản phẩm ở chợ (mới Baku, Giang, Narin , toàn chuẩn bị) đội ngũ 12:00-13:00 Ăn trưa 13:00-17.00 Thăm làng nghề về Chế biến cá (Áo phong) Baku-Narin/Đội ngũ Thứ 6, ngày 12/10/2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước. Narin/Đội ngũ Chúng ta giảm chi phí ở một doanh nghiệp 08.45-09.45 Narin-Tuất như thế nào? 09.45-10.45 Lợi nhuận tạo ra doanh nghiệp nhỏ là cái gì? Narin-Tuất 10.45-11.00 Giải lao 11.00-12:00 Chúng ta tiến hành khảo sát thị trường như thế Narin-Tuất nào? 11:45-12.00 Thảo luận Narin-Tuất 12.00-13.00 Ăn trưa Khảo sát/điều tra thị trường và làm việc tại 13.00- 17.00 Tất cả các đội hiện trường Thứ 7, ngày 13/10/ 2007 Làm việc tại phòng thực hành Chủ Nhật, ngày 14/10/ 2007 Làm việc tại phòng thực hành Thứ 2, 15/10/ 2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước. Narin/Đội ngũ 08.45-09.45 GMP là cái gì? Narin-Tuất 09.45-10.30 GMP có thể giúp bạn về chế biến thực phẩm Narin-Tuất như thế nào? 10.30-10.45 Giải lao 10.45-12.00 Chúng ta chế biến chip từ khoai môn, khoai Lakkana-Hà lang và khoai tây? 12.00-13.30 Ăn trưa Chúng ta chế biến các sản phẩm thực phẩm 13.30-13.45 Lakkana-Hà như thế nào (tiếp tục) 13.45-14.45 Chúng ta chế biến sản phẩm thực phẩm từ đỗ Lakkana-Hà tương như thế nào? 14.45-15.00 Giải lao 15.00-17.00 Chúng ta chế biến chip từ khoai môn, khoai Lakkana-Hà lang và khoai tây như thế nào? 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 3, 16/10/ 2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước Narin/ Đội ngũ 08.45-10.15 Chung ta tổ chức tập huấn như thế nào? Narin-Tuất 10.15-10.30 Giải lao Chúng ta quảng bá các sản phẩm thực phẩm 10.30-12.00 Narin-Tuất như thế nào? 12:00-13:00 Ăn trưa 13:00-13.45 Chúng ta có biết các Nguyên tắc phát triển sản Lakkana-Hà phẩm không? 13.45-17.00 Chúng ta chế biến các sản phẩm thực phẩm Lakkana-Hà địa phương từ Lào như thế nào? 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin- Giang Thứ 4, 17/10/ 2007 08.30-08.45 Tóm tắt ngày trước. Narin/ Đội ngũ 08.45-10.15 Chúng ta lên kế hoạch làm ăn như thế nào? Narin-Tuất 10.15-10.30 Giải lao 10.30-12.00 Chúng ta lên kế hoạch làm ăn như thế nào? Narin-Tuất 12.00-13.00 Ăn trưa 13.00-17.00 Bạn nghĩ bạn sẽ chế biến sản phẩm gì khi về Lakkana-Hà Narin-Giang- nhà? Các bạn có thể chỉ cho chúng tôi các bạn Tuất-Baku làm chúng như thế nào không? (Bài tập này sẽ giúp bạn nhận được những trang bị ban đầu) 17.00-17.30 Bài tập thực hành Narin-Giang Thứ 5, 18/10/ 2007 Giảng viên nguồn tập huấn cho dân ở xã Tất cả các tư vấn - Cán bộ IMOLA Thứ 6, 19/10/ 2007 08.30-12.00 Bài tập ở chợ chính của địa phương Tất cả các tư vấn - IMOLA 12:00-13:00 Ăn trưa 13:00-14.30 Bài tập về tập huấn - đánh giá tập huấn Đội ngũ tư vấn - IMOLA 14.30-14.45 Giải lao 14:45-16:00 Trao chứng chỉ và bế mạc Tất cả tư vấn - IMOLA 18.00-20.00 Tạm biệt IMOLA - đại diện chính quyền địa phương, FAO và tất cả đội ngũ 2.2.3.2 Ngân sách. Xem tài liệu của Baku trong file đính kèm 2.2 KẾT LUẬN 2.2.1 Mục tiêu là gì? Tập huấn cho giảng viên nguồn về chế biến thực phẩm, tiếp thị, doanh nghiệp nhỏ và giao tiếp giúp cho giảng viên trở thành những giảng viên nguồn tốt và doanh nghiệp về chế biến thực phẩm và có thể tiếp thị sản phẩm của mình. 2.2.2. Nội dung tập huấn: Chế biến thực phẩm các loại hoa màu và cá - tiếp thị các sản phẩm chế biến từ thực phẩm - doanh nghiệp nhỏ - giao tiếp - tập huấn tại cơ sở. 2.2.3 Tập huấn ở đâu? Trung tâm đào tạo và hướng nghiệp Kỹ thuật (GTTTC), Huế, Bà Hoàng Thị Mai, Giám đốc 2.2.4 Ai sẽ được tập huấn? - 4 Giáo viên của GTTTC - 2 cán bộ IMOLA -12 lãnh đạo của 6 xã -6 cán bộ Sở Thuỷ sản Tổng cộng có 24 tập huấn viên 2.2.5 Được tập huấn như thế nào? 1 Tập huấn sẽ bao gồm thực hành trong phòng chế biến. FAO sẽ cung cấp trang thiết bị theo danh sách mà Tiến sỹ Narin Tongsiri, Trưởng nhóm liệt kê. 2 IMOLA sẽ thu xếp để thăm một nơi chế biến thực phẩm địa phương 3 IMOLA sẽ thu xếp tập huấn cơ sở với giảng viên nguồn 4 IMOLA sẽ thu xếp điều tra thị trường cho giảng viên nguồn 5 IMOLA sẽ thu xếp để làm bài tập tiếp thị ở chợ địa phương. 6 IMOLA sẽ thu xếp một buổi tối giao lưu 2.2.6 Ai là người dẫn dắt chính? 1 Tiến sỹ Narin Tongsiri 2 Cô Lakkana Rujanakraikarn 3 Cô Tuất 4 Cô Hà 5 Các điều phối viên: Cán bộ IMOLA 2.2.7 Khi nào được tập huấn? Dự kiến bắt đầu tập huấn từ tháng 10 đến tháng 11/2007 2.2.8 Theo dõi học viên như thế nào? Sau tập huấn, trưởng nhóm và tư vấn quốc tế có cần quay lại để đánh giá và thăm tất cả các giảng viên nguồn để hỗ trợ họ về vấn đề kỹ thuật hoặc vấn đề quản lý không? 2.2.9 Lập ngân sách Baku và tiến sỹ Narin sẽ chuẩn bị trứơc cuối tuần. Dưới đây là một số con số, Baku đưa ra. US$ 9.1 Trang thiết bị - lắp đặt tại GTTTC 5,000 - Trang bị ban đầu 2,400 9.2 Tư vấn quốc tế - Tiền công 2x21x150 6,300 - Công tác phí 2x21x106 4,452 9.3 Tư vấn trong nước - Tiền công 2x21x - Công tác phí 2x21x 9.4 Công tác phí cho học viên 24x21x 9.5 Tài liệu tập huấn, flip chart, pút, băng dính.v.v... 9.10 Photocopy 9.11 Giao lưu hai lần 9.12 Đi lại thăm thực địa, một ngày 9.13 Chi phí cho chợ mini 9.14 Chi phí linh tinh 3. KIẾN NGHỊ 3.1 Kiến nghị cần có tập huấn cho giảng viên nguồn về chế biến thực phẩm nhằm cải thiện đời sống của dân ở khu vực đầm phá 3.2 Thống nhất với tất cả các tổ chức và người dân rằng tập huấn nên diễn ra trong 3 tuần. Đề nghị tiến hành tập huấn này trong ba tuần để giảng viên nguồn có thể đủ tự tin trở thành giảng viên và doanh nhân giỏi. 3.3 Đề nghị bắt đầu tập huấn vào ngày 1/10 đến 19/10/2007 tại trung tâm GTTTC 3.4 Kiến nghị IMOLA lựa chọn 24 giảng viên nguồn cho việc tập huấn bằng cách lựa chọn từ các trường cao đẳng/trung học và xã những người có thể trở thành giảng viên nguồn giỏi và doanh nhân thành công. 3.5 Để chuẩn bị, đề nghị IMOLA phôtô tài liệu tập huấn (bằng tiếng Việt) mà tư vấn đã đưa và dịch một số phần về tiếp thị, doanh nghiệp nhỏ, giao thiếp mà tư vấn sẽ gửi sớm. 3.6 Từ giờ trở đi, đề nghị IMOLA bắt đầu mua trang thiết bị theo như danh sách mà tư vấn đã đưa ở Huế. _____________ PHỤ LỤC I LỊCH LÀM VIỆC CỦA TRƯỞNG NHÓM Tiến sỹ NARIN TONGSIRI. Từ 12 - 18/8/2007 12/8/2007 -Khởi hành từ Trường Mai, 0700 sáng - Chuyến bay TG 125 đến Bangkok -Khởi hành từ, 12.20 pm, chuyến bay VN 830, đến Hà Nội - Khởi hành từ Hà Nội, lúc 1930h tối, chuyến bay VN 247 đến Huế - Đến Huế lúc 2045h tối, FAO - Huế đón. - Check in Khách sạn Sông Cầm, Huế 13/8/2007 - 0800 đến văn phòng IMOLA, 53, Nguyễn Huê, gặp Baku và Lai, Tel.+84-54831-387, Mob. +84- 97-5743-3507 - Giới thiệu chung về dự án IMOLA - Thăm chợ chính, chợ Đông Ba, Huế - Họp với Ông Đức, Phó Chủ tịch Hợp tác Xã, Chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản, và Ông Hy, Phó phòng Kế hoạch, SNNPTNT, Huế - Họp với ông Phạm Bá Vương, Phó Giám đốc SLĐTBXH và Ông La, Trưởng phòng Chính sách xã hội, Huế - Họp với Bà Hoàng Thị Mai, Giám đốc GTTTC và Phó Giám đốc, Huế 14/8/2007 -Làm việc về kế hoạch tập huấn cho giảng viên nguồn với Baku -Thảo luận chọn chọ giảng viện nguồn - quyết định địa điểm tập huấn 15/8/2007 -Thăm xã Vinh Phú 16/8/2007 - Thăm xã Vinh Hiền - Thăm xã Lộc Bình 17/8/2007 - Họp với lãnh đạo Hội phụ nữ - Họp với cán bộ IMOLA chuẩn bị khoá tập huấn - Hoàn thành chương trình tập huấn và ngân sách 18/8/2007 - Quay trở về Hà nội, chuyến bay 0740, VN 240 - Khởi hành đi Bangkok, chuyến bay 1115, TG 683 - Khởi hành đi Trường Mai, chuyến bay 1715, TG 116 - Đến Trường Mai lúc 1825. CHUYẾN CÔNG TÁC KẾT THÚC
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net