logo

Chương III: Thuế giá trị gia tăng

Bắt nguồn từ thuế doanh thu ở Pháp; Năm 1920: đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất - trùng lặp thuế, thuế đánh chồng lên thuế, càng nhiều khâu thì càng chịu nhiều thuế.
CHƯƠNG III: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NỘI DUNG I. Giới thiệu về lịch sử áp dụng thuế GTGT II. Một số khái niệm về thuế GTGT III. Nội dung cơ bản của thuế GTGT IV. Phương pháp tính thuế V. Chế độ miễn giảm thuế và hoàn thuế VI. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế VII. Khiếu nại và xử lý vi phạm VIII.Điều kiện cần thiết cho việc áp dụng thuế GTGT Page  2 I. Giới thiệu về lịch sử áp dụng thuế GTGT 1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển  Bắt nguồn từ thuế doanh thu ở Pháp  Năm 1920: đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất → Trùng lặp thuế, thuế đánh chồng lên thuế, càng nhiều khâu thì càng chịu nhiều thuế.  Năm 1936: đánh vào khâu cuối cùng của quá trình sản xuất (khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu) → tránh được đánh chồng thuế nhưng thu thuế chậm.  1948: đánh vào giá trị gia tăng qua các khâu của quá trình sản xuất, viết tắt là TVA, còn ở Mỹ gọi là VAT (Value Added Tax)  1954: áp dụng chính thức thuế GTGT tại Pháp đối với ngành sản xuất và thương nghiệp bán buôn.  1968: thuế GTGT được áp dụng và chính thức có hiệu lực trong cả lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ.  Đến nay: đã có hơn 120 quốc gia áp dụng thuế GTGT (trừ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ)→ Tìm hiểu vì sao? Page  3 I. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ ÁP DỤNG THUẾ GTGT 1. Quá trình áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam  Năm 1971: áp dụng thuế doanh thu  Năm 1993: thí điểm áp dụng  Năm 1997: thông qua luật thuế GTGT số 02/1997/QH9  Năm 1999: luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 có hiệu lực  Năm 2003, 2005, 2008: 3 lần sửa đổi bổ sung và ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Page  4 Hệ thống văn bản pháp lý quy định, điều chỉnh về thuế GTGT ở Việt Nam  Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 được thông qua vào ngày 10/5/1997, có hiệu lực ngày 1/1/1999.  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 thông qua ngày 17/6/2003, có hiêu lục thi hành 1/1/2004.  Luật sửa đổi, bố sung một số điều của luật thuế GTGT số 57/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực ngày 1/1/2006.  Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008, có hiệu lực thi hành vào 1/1/2009  Nghị định 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004  Nghị định 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005  Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003  Thông tư 84/2004/TT-BTC ngày 18/8/2004  Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007  Thông tư 30/2008/TT-BTC ngày 10/5/2008 Page  5 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THUẾ GTGT 1. Giá trị gia tăng  Là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hóa mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng lên.  Là số chênh lệch giữa “giá đầu ra” và “giá đầu vào” do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ.  GTGT có thể tính bằng:  Phương pháp cộng: Giá trị gia tăng = tiền công/lương + lợi nhuận  Phương pháp trừ: GTGT = Gía đầu ra – Giá đầu vào. 2. Thuế GTGT (VAT)  Thuế GTGT là thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.  Ví dụ tổng quát về cơ chế vận hành thuế GTGT: Giả sử một sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu cuối cùng phải trải qua 4 nhà sản xuất kinh doanh A, B, C, D. Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm là 10%. Hãy điền các giá trị vào bảng sau A B C D  Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150  Thuế GTGT phát sinh --- --- ---  Giá bán đã có thuế GTGT --- --- --- ---  Thuế GTGT phải nộp --- --- --- ---  Tổng tiền thuế GTGT --- Page  7 Ví dụ 1: cơ chế vận hành của thuế GTGT A B C D  Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150  Thuế GTGT phát sinh $10 $12 $15  Giá bán đã có thuế GTGT $110 $132 $165 $165  Thuế GTGT phải nộp $10 $2 $3 $15  Tổng tiền thuế GTGT $15  Vậy: Nếu D là người tiêu dùng cuối cùng thì số thuế GTGT mà D phải chịu là: $15.  Kết luận: Thuế GTGT do người tiêu dùng chịu, còn các tổ chức A, B, C đều cộng thuế GTGT vào giá bán, bản thân mỗi khâu chỉ phải nộp thuế GTGT chênh lệch dương vào NSNN.  Nếu trong trường hợp ở ví dụ trên, C xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì thuế GTGT ở khâu C là: $ 150 x 0% = $ 0 (Do thuế suất thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu là 0%).  Số thuế GTGT C phải nộp: $ 0 – $ 12 = - $ 12 (Số tiền này sẽ được hoàn lại, hoặc khấu trừ thuế GTGT, tức là doanh nghiệp C sẽ được hoàn lại $ 12 hoặc khấu trừ thuế trong cả kỳ kinh doanh). Page  8 3. Đặc điểm của thuế GTGT  Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp  Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao  Là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.  Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế.  Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu  Gánh nặng thuế chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế  Thuế được cộng vào giá cả hàng hóa, dịch vụ  Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập  Không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu số thuế như nhau  Người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ thuế phải nộp trên thu nhập lại thấp hơn và ngược lại. Page  9 4. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 4.1 Ưu điểm a) Khắc phục được hạn chế thuế đánh chồng lên thuế  Ví dụ: Quá trình chế biến qua các khâu (đơn giá), thuế suất đều là 5% Bông (20.000) → Sợi (28.000) → Vải (35.000) → Áo (48.000) Các khâu Thuế doanh thu (đ/sản phẩm) Thuế GTGT (đ/sản phẩm) Bông 20.000 x 5% = 1.000 20.000 x 5% = 1.000 Sợ i 28.000 x 5% = 1.400 8.000 x 5% = 400 Vả i 35.000 x 5% = 1.7500 7.000 x 5% = 350 Áo 48.000 x 5% = 2.400 13.000 x 5% = 650 Tổng thuế 6.550 2.400  Kết luận: Trong thuế DT, thuế ở khâu sau đánh chồng lên khâu trước.  Trong thuế GTGT: hạn chế này đã được khắc phục bởi thuế GTGT không đánh trên toàn bộ giá trị hàng hóa và chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng qua Page  10 các khâu và chưa bị đánh thuế. 4. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 4.1 Ưu điểm b) Phạm vi áp dụng lớn  Giống với thuế doanh thu: đều áp dụng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. c) Điều chỉnh, quản lý và hành thu thuế dễ dàng  Gánh nặng thuế được chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế  Người chịu thuế không cảm nhận gánh nặng thuế một cách trực tiếp a) Góp phần khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu  Thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu  Thu thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ Page  11 4. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 4.2 Nhược điểm a) Chi phí hành thu lớn: do phạm vi áp dụng lớn b) Quản lý và yêu cầu về hạch toán phức tạp  Yêu cầu phải có hóa đơn, chứng từ trong hàng hóa  Theo dõi thuế đầu ra, đầu vào để khấu trừ thuế a) Trốn lậu thuế phát sinh  Trốn lậu thuế ở khâu nhập khẩu khi không kê khai đúng giá trị hải quan  Làm giả bộ chứng từ để được hoàn thuế GTGT a) Tính công bằng chưa cao  Việc đánh thuế không phụ thuộc vào thu nhập của người chịu thuế  Người thu thấp cũng như người có thu nhập cao đều phải chịu thuế như nhau khi tiêu dùng sản phẩm. Page  12 III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 1. Đối tượng nộp thuế  Luật thuế GTGT qui định: Tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Cụ thể: – Doanh nghiệp Nhà nuớc – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài – Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần – Công ty, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt nam – Các tổ chức kinh tế của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – chính trị, các đơn vị sự nghiệp – Những người kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân hợp tác kinh doanh Page  13 III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 2. Đối tượng chịu thuế  Hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại điều 5, luật thuế GTGT số 13/2008/QH12. 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế  Luật 1999: 26 nhóm mặt hàng  Luật 2004: 28 nhóm mặt hàng  Luật 2008: 25 nhóm mặt hàng Q: Đối tượng không thuộc diện chịu thuế thường là những nhóm hàng nào? Page  14 III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra và ở khâu nhập khẩu 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. (Luật năm 1999: Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB không phải nộp thuế GTGT ở khâu đã chịu thuế TTĐB  luật 2004 đã bỏ mục này) Page  15 III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt. (Luật năm 2004: Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp – Luật mới bỏ - 10% Máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được) Page  16 III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. 6. Chuyển quyền sử dụng đất. 7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm. 8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật. Page  17 III. Nội dung cơ bản của thuế GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. 10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ. (Luật 2004: Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, biểu diễn – Luật mới bỏ → 5%) 11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. 12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. Page  18 III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. 14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 15. Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo 15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền. 16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. Page  19 III. Nội dung cơ bản của thuế GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 17. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê. 18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. Page  20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net