logo

Chương I. NHẬP MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Pgs.ts. Ng« thÞ thuËn (Chủ biên) ths. Lª v¨n bé, ths. Lª ngäc h−íng ThS. NGUYỄN THI NHUÇN GIÁO TRÌNH TIN HäC øng dông Hµ néi – 2007 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Chương I. NHẬP MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG 1. Đối tượng nghiên cứu của môn học 1.1 Một số khái niệm a) Máy vi tính và sự hình thành máy vi tính - Máy vi tính là một máy tính nhỏ được John V.Blan Kenbaker chế tạo năm 1971, đây là một chiếc máy tính Kenbak được chế tạo đầu tiên với kích thước nhỏ. Máy Kenbak chế tạo từ 130 mạch tổ hợp IC nhưng thực chất nó chỉ là 1 máy tính cỡ nhỏ. Nó có thể thực hiện 1000 lệnh/giây, giá 750 USD (thời điểm 1971) - Nếu coi máy vi tính là một máy tính nhỏ sử dụng bộ vi xử lí phổ biến hiện nay thì do một người Việt quốc tịch Pháp chế tạo ra vào năm 1973, chỉ 6 tháng sau khi xuất hiện bộ vi xử lý. Đó là ông Andre Trương Ngọc Thi và chiếc máy Micral của hãng R3E. - Năm 1975, một chiếc máy khác cũng sử dụng bộ vi xử lí, đó là chiếc Altair 8.800 của một hãng Mỹ chế tạo. - Năm 1985, nhà bảo tàng máy tính ở Boston đã tìm hiểu xem ai là người phát minh ra máy vi tính đầu tiên nhưng không xác định được một cách chính xác. Vì vậy, giải thưởng được trao cho 3 máy tính nói trên. b) Tin học Nước Pháp là nơi đầu tiên đặt tên gọi cho ngành tin học, người ta định nghĩa: “Tin học là tập hợp các khoa học, kỹ thuật về việc xử lý tự động và hợp lý thông tin mang kiến thức của con người để lưu giữ và truyền gửi chúng”. Từ điển Bách khoa 1986 của Liên Xô (cũ) định nghĩa: “Tin học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu cấu trúc và tính chất của thông tin khoa học cùng với việc thu thập, xử lý, lưu giữ, biến đổi và truyền chúng”. Tuy định nghĩa có thể khác nhau nhưng nội dung của các định nghĩa ấy đều thống nhất ở một điểm: Tin học là khoa học chuyên nghiên cứu về một đối tượng cụ thể, đó là thông tin và dữ liệu. Công cụ không thể thiếu đối với người nghiên cứu tin học là máy tính và các ngôn ngữ giao tiếp. Như vậy, tin học là một ngành khoa học công nghệ, nghiên cứu các quá trình xử lí thông tin một cách tự động với sự trợ giúp của máy tính điện tử. Infomatic = Information + Automatic = Computer Science c) Tin học ứng dụng Tin học ứng dụng là một môn khoa học thuộc công nghệ thông tin nhằm ứng dụng tin học vào cuộc sống. Tuỳ từng lĩnh vực mà tin học được áp dụng khác nhau. d) Tin học quản lý Tin học quản lý là một lĩnh vực của tin học ứng dụng nhằm sử dụng các phương pháp quản lý thông tin của tin học vào lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục.v..v.. e) Tin học ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh Tin học ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh là một bộ phận của tin học quản lý nhằm ứng dụng các phương pháp quản lý thông tin của tin học trong quản lý nền kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. 1.2 Đối tượng, phạm vi ứng dụng tin học trong kinh tế và quản trị kinh doanh Đối tượng nghiên cứu của tin học ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh là toàn bộ dữ liệu nghiên cứu, các hàm, các lệnh, công thức tính, các kỹ thuật đồ hoạ, cơ sở dữ liệu, các kỹ thuật tổng hợp, phân tích, xây dựng mô hình kinh tế , lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và căn cứ đề ra các quyết định lựa chọn tối ưu. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 1 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Phạm vi nghiên cứu của môn học: Nghiên cứu ứng dụng tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu về các lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kế toán quản trị, tài chính, quản trị kinh doanh, dự án, đầu tư, ngân hàng, thống kê, kinh tế lượng, chính sách, v.v… 1.3 Phương pháp, kỹ thuật ứng dụng tin học trong kinh tế - quản trị kinh doanh - Các phương pháp Thống kê - Kinh tế lượng - Toán kinh tế - Các phương pháp Kế toán - Tài chính - Dự án - Đầu tư - Ngân hàng - Các phương pháp phân tích của Vi mô - Vĩ mô - Chính sách - Phần mềm EXCEL, SPSS, v.v… được sử dụng làm công cụ kỹ thuật ứng dụng tin học kinh tế và quản trị kinh doanh. 2. Phần mềm ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh 2.1 Các phần mềm chung Hiện nay có rất nhiều phần mềm ứng dụng trong kinh tế, tuỳ thuộc vào khả năng trang thiết bị hiện có của cơ sở đào tạo cũng như trình độ tin học, trình độ chuyên môn và khả năng vận dụng linh hoạt của người nghiên cứu mà sử dụng các chương trình ứng dụng sau: - EXCEL: Bảng tính, phân tích khái quát nguồn số liệu. - FOXPRO: Quản lý dữ liệu. - ACCESS: Bảng tính, phân tích số liệu tổng quát, quản lý dữ liệu. - MFIT, TSP, EVIEW: Phần mềm chuyên dụng cho kinh tế lượng. - IRISTAF, STAT, STATA, MINITAB: Phần mềm chuyên dụng cho thống kê sinh học. - SPSS, SAS: Phần mềm chuyên dụng cho thống kê kinh tế xã hội và kinh tế lượng. - SHAZAM, LIMDEP: Phần mềm chuyên dụng cho, toán kinh tế, kinh tế lượng, v.v... - BESTFIT, RISK: Phần mềm chuyên dụng cho bảo hiểm và rủi ro. - IPS: Phầm mềm tài chính - LINDO: Phần mềm quy hoạch tuyến tính. - POM: Phần mềm quy hoạch tuyến tính, thống kê, kinh tế lượng. - KTM: Phần mềm kế toán máy, v.v…. 2.2 Phần mềm Excel EXCEL là bảng tính điện tử được thiết kế hoạt động trong môi trường WINDOWS. Hiện nay, EXCEL là bảng tính tiện ích, nó tương thích và có thể truy nhập dữ liệu từ các phần mềm bảng tính khác như LOTUS, QUATTRO hoặc từ các chương trình khác như FOXPRO, ACCESS, SPSS, STATA, MINITAB, v.v... Ngoài tính năng tính toán như bảng tính thông thường, EXCEL còn có thể sử dụng để quản lý cơ sở dữ liệu, thiết kế đồ hoạ, xử lý một số chương trình thống kê phức tạp như tương quan, hồi quy, bài toán quy hoạch tuyến tính, T-TEST, ANOVA v.v... EXCEL rất phù hợp với sinh viên ở nhiều trình độ khác nhau, từ bình thường đến chuyên sâu. So với các phần mềm khác thì EXCEL rất dễ học. Tuy nhiên, việc học phần mềm EXCEL ứng dụng vào kinh tế đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn của người học. Nếu chúng ta chịu khó tìm tòi, thực tập nhiều trên máy và nếu những điều chúng ta đem áp dụng trên máy lại vượt quá những gì đã được trình bày ở bài giảng này thì sự cố gắng và đầu tư của chúng ta thực sự có nhiều giá trị. Các chức năng cơ bản của EXCEL bao gồm: - Tự động điền một chuỗi số tuần tự hoặc một dãy dữ liệu (đã khai báo trước) vào những ô trong phạm vi của bảng tính do người sử dụng quy định (dùng tính năng Auto Fill hoặc Fill Handle). Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 2 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng - Di chuyển, sao chép dữ liệu trong bảng tính được thực hiện nhanh chóng và đơn giản nhờ kỹ thuật rê chuột (Drag and Drop). - Tập hợp những bảng tính có quan hệ với nhau vào trong cùng một tập tin (Workbook). - Tính toán dựa trên các hàm số có sẵn của EXCEL hoặc sử dụng công thức do người sử dụng thiết lập. - Dễ dàng theo dõi sự phụ thuộc của các ô dữ liệu trong bảng tính (Auditing). - Phân loại, tổng hợp các nhóm dữ liệu trong bảng tính (Subtotals). - Nhập và liên kết dữ liệu trong nhiều bảng tính (sử dụng Consolidate). - Chọn lọc nhanh chóng các dữ liệu theo điều kiện do người sử dụng ấn định (dùng Data Filter). - Phân tích và hệ thống dữ liệu theo những cách trình bày khác nhau (Pivot Table). - Trao đổi và liên kết dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng khác nhau. - Dựng các đồ thị, biểu đồ minh hoạ cho các số liệu của bảng tính, v.v... a) Giới thiệu bảng tính EXCEL Đang ở Windows ta nháy kép vào biểu tượng của EXCEL (biểu tượng này thường nằm trong cửa sổ Microsoft office hay trên thanh biểu tượng của office) ta thấy mở ra cửa sổ EXCEL với thiết kế tương tự cửa sổ Winword: - Thanh tiêu đề nằm trên cùng, bao gồm: Nút Control ở bên trái và các nút mở to, thu nhỏ, nút tắt ở bên phải, giữa là tên tệp EXCEL đang mở. Trong EXCEL, mỗi tệp được gọi là 1 quyển sách (Book) có nhiều trang (Worksheet). - Thanh Menu (Menu Bar) ghi các Menu: File, Edit, View, Isert, Format, Tools, Data, Windows, Help. Khi nháy vào một Menu sẽ được một cửa sổ đọc với các Menu - Thanh công cụ (Tool Bar) với các biểu tượng mà một số hình thức và tác dụng giống y như trong Winword: New, Open, Save, Print, Preview, Cut, Copy, Paste, Format, Undo, ... Ngoài ra còn có các biểu tượng mới riêng cho EXCEL như SUM tự động Σ, Hàm định sẵn fx, Sort, đồ thị Chart, khung để viết văn bản. - Thanh định dạng (Formatting bar) với một số biểu tượng và nội dung như bên Winword như Font chữ, kích thước chữ, in đậm B, in nghiêng I, ..., ngoài ra còn có thêm các biểu tượng riêng của EXCEL như tăng số thập phân, giảm số thập phân, chọn mầu nền, chọn mầu chữ,... - Thanh Formula: Khoang đầu ghi địa chỉ ô hiện hành. Khoang giữa có 3 ô ghi dấu bỏ (X mầu đỏ), chấp nhận (V mầu xanh lam) và chọn hàm (fx). Khoang bên phải hiện nội dung của ô khi ta nhập dữ liệu hay khi cần xem lại nội dung của ô. Phần giữa là trang tính hiện hành, bên phải là thanh trượt dọc để kéo dọc màn hình lên xuống. - Trang hiện hành bao gồm: - Hàng trên cùng là tên của 256 cột, có tên lần lượt là A, B,....,AA, AB,....,IV. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 3 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng - Cột đầu là tên các hàng có tên lần lượt là 1 cho đến 65536. - Giao của hàng và cột tạo thành các ô, mỗi ô có 1 địa chỉ hay còn gọi là thanh biến. Địa chỉ của ô (miền, vùng) có các dạng sau: + Địa chỉ tương đối ghi dưới dạng: cột dòng, ví dụ A3 (cộtAdòng3) + Địa chỉ tuyệt đối ghi dưới dạng: $cột$dòng, ví dụ $A$3 ($cột$dòng3) + Địa chỉ hỗn hợp ghi dưới dạng: $cột_dòng hoặc cột$dòng, ví dụ: $A3; A$3. - Một nhóm ô liền nhau tạo thành một chữ nhật được ghi địa chỉ bằng địa chỉ góc trên bên trái : địa chỉ góc dưới bên phải, thí dụ: A1:C5, hay được tham chiếu bằng một tên (Name). - Một nhóm nhiều miềm rời nhau được ghi bằng cách ghi liên tiếp địa chỉ các miền cách nhau bằng dấu phẩy (,) thí dụ: A3:C9, D5:H20, I9:K30,.... - Con trỏ (4 phím mũi tên) chỉ có thể di chuyển trong vùng bảng tính; còn con chuột di chuyển trong vùng bảng tính có biểu tượng là dấu “cộng”, trên các thanh công cụ, thực đơn là biểu tượng mũi tên. - Dưới cùng ghi tên các trang (Worsheet) thường có 3 trang ghi từ Sheet1 đến Sheet3. Bên trái có các nút chọn trang đầu, chọn trang trước, chọn trang sau, chọn trang sau cùng. Bên phải là thanh trượt ngang để kéo màn hình. b) Các nhóm lệnh cơ bản - File: Nháy vào File (Alt+F) ta được cửa sổ dọc bao gồm các thực đơn (Menu): New (mở tệp mới), Open (mở tệp cũ), Close (đóng tệp, Save (cất tệp), chú ý lần đầu phải đặt tên tệp với đuôi mặc nhận là XLS và có thể ghi vào chỗ ta muốn bằng cách chọn ổ đĩa và thư mục thích hợp. Save As (ghi với tên khác), Page setup để định trang in, Print để in v.v... Phía dưới là tên của tệp vừa mở và cuối cùng là Exit để thót khỏi EXCEL. - Edit: Nháy vào Edit (Alt+D) ta được cửa sổ dọc bao gồm các thực đơn: Undo (bỏ lệnh vừa thực hiện), Cut (cắt), Paste (dán), Paste Special (Dán đặc biệt), Clear (xoá với khả năng xoá tất cả (All), xoá nội dung (Contents), xoá định dạng (Format), xoá chú thích (Notes), Bỏ (Delete), Bỏ cả trang (Delete Sheet) v.v... Một số các Menu con ít dùng vì đã có các biểu tượng với tính năng tương đương trên các thanh công cụ như Cut, Copy, Paste,... - View: Menu này cho chúng ta biết đang mở các thanh nào (Standard bar, Formating bar, Formula bar) và muốn mở thêm một số thanh công cụ thì vào Tools bar để mở thêm, chế độ toàn màn hình (Full screen) hoặc phóng to (Zoom)... - Insert: Ngoài các Menu con như chèn ô, chèn hàng, chèn cột còn có thể chèn các tài liệu từ các nguồn khác, tạo tên miền... - Format: Trong menu này có Menu con Cell để tạo khuôn cho các ô ta chọn, nếu muốn tạo khuôn cho cả trang thì chọn Menu con Style sau đó có thể chọn kiểu chữ (Font), kích thước (Size), mầu nền, mầu chữ, cách viết ngày tháng (Date), cách viết số (Number). - Tool: Menu này có các phần Add-Ins để nhập thêm một số phần như Solver, Data analysis, View manager... Khi đã có các phần đó thì trên Menu mới có các Menu con Solver và Data analysis mà chúng ta sẽ gặp trong các phần sau. Ngoài ra còn có Macro (vĩ lệnh) để viết một số lệnh và chương trình con. - Data: Menu này chuyên về cơ sở dữ liệu với nhiều mục mà chúng ta sẽ trình bày ở phần sau như Table (Bảng), Sort (sắp xếp thứ tự), Filter (lọc), Pivot Table (bảng tổng kết). - Windows: Menu điều khiển mở đóng, theo dõi các cửa sổ tương tự như Winword. - Help: Menu này gọi trợ giúp và cấu tạo như phần Help của Winword. c) Cách nhập các dữ liệu Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 4 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Vào EXCEL xong ta mở tệp mới bằng cách chọn New hoặc mở tệp cũ (Open) và bước vào trang 1 (Worsheet1). - Đặt tên cho trang: Để chuột vào ô Sheet1 (phía dưới màn hình) sau đó nháy chuột phải và chọn Menu Rename để đổi sang tên mới thí dụ Số liệu 1 hay Bảng 1,... - Có thể mở rộng hay thu hẹp cột bằng cách đặt chuột vào bờ ngăn cách 2 tên cột, khi nào chuột chuyển sang dạng chữ thập kéo theo 1 cột các chấm mờ thì kéo chuột sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp cột, nếu trong các ô đã có dữ liệu thì nháy kép tại bờ sẽ mở rộng cột đến mức có thể nhìn thấy toàn bộ dữ liệu trong ô chứa dữ liệu dài nhất. Làm tương tự với hàng bằng cách đặt chuột vào bờ ngăn cách 2 tên hàng. * Chọn miền làm việc - Chọn 1 ô bằng cách nháy vào ô đó, ô đó sẽ đổi mầu. Chọn 1 cột bằng cách nháy vào tên cột, chọn 1 hàng bằng cách nháy vào tên hàng. - Chọn 1 miền bằng cách nháy chuột vào ô đầu (ô trên cùng bên trái) sau đó rê sang phải và xuống dưới cho đến hết miền (ô dưới cùng bên phải). - Có thể chọn nhiều miền không kế tiếp bằng cách chọn xong miền 1 ấn và giữ Ctrl rồi chọn miền miền tiếp theo. * Nhập dữ liệu - Khi chọn 1 ô xong ta nhập dữ liệu, nhập xong thì gõ Enter hay dùng các phím mũi tên dịch chuyển khỏi ô, hoặc dùng chuột nháy vào ô chấp nhận trên thanh Formula. - Nhập số: Nói chung, số được giải phóng phải trừ trường hợp chúng ta chọn lại cách gióng khác bằng cac biểu tượng gióng lề. Song hiện lên như thế nào tuỳ thuộc vào cách chọn dạng Number trong Style. Có thể nhập phân số nhưng chú ý sau khi ghi phần nguyên xong phải cách 1 khoảng trống rồi mới ghi sang phân số (Thí dụ: 9 4/5) nếu thấy chưa đủ hay nhiều số thập phân quá thì có thể thêm, bớt bằng cách kích chuột vào biều tượng trên thanh công cụ. - Nhập văn bản: Khi gõ ký tự không phải số thì EXCEL nhận ra đó là nhãn (Label) hay còn gọi là văn bản (Text) và ghi kết quả theo cách gióng trái, trừ trường hợp chúng ta chọn lại cách gióng bằng các biểu tượng gióng lề hay gõ các ký hiệu (*) trước văn bản để gióng trái, (**) để gióng phải, (^) để gióng giữa. Khi nhập văn bản nếu dài quá thì EXCEL vẫn nhớ đủ và khi hiện lên có thể cho hiện sang cả các ô bên cạnh nhưng toàn bộ văn bản chỉ thuộc 1 ô. - Nhập ngày tháng: Nhập dạng số cách nhau / hay - . Tuỳ thuộc Style mà ta thấy kết quả hiện lên dạng số (4/5/99) hay dạng đan xen (5- April-99). - Nếu có cùng một nội dung mà cần nhập vào nhiều ô thì có thể nhập vào 1 ô, chọn ô đó rồi đặt chuột vào góc dưới bên phải của ô (nơi có chữ thập đen) để kéo cho đến hết miền cần điền số liệu, đó là cách Drag hay còn gọi là AutoFill. - Nhập công thức: Khi cần tính toán ta nhập công thức bằng cách ghi = tiếp theo là công thức với các toán hạng là địa chỉ các ô hay miền (các tham biến), các phép tính ở đây là các phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/), lấy luỹ thừa (^) hay các phép tính Logic như Và (And) Hoặc (Or), phép tính điều kiện (If ). - Nếu dùng các hàm định sẵn thì không cần mở đầu bằng dấu = mà nháy ngay vào biều tượng fx để chọn hàm, sau đó dựa vào hộp thoại để đưa đối số vào hàm. Sau khi nhập số liệu có thể chọn một miền rồi tạo dạng (Format) cho nó bằng cách chọn kiểu chữ, kích thước, mầu nền, mầu chữ nhờ các biểu tượng trên thanh Formula. * Xoá, cắt, chép, dán Muốn xoá nội dung 1 ô thì gõ vào phím Del, nếu ô đã chỉ định dạng (chọn kiểu chữ, mầu nền, mầu chữ) thì phải vào Menu Edit chọn Clear sau đó tuỳ chọn xoá hết, xoá tương tự như chùi sạch mà không động chạm gì đến các ô khác. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 5 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Nếu dùng Menu Edit và chọn Delete thì trước khi xoá EXCEL sẽ hỏi: Sau khi xoá xong sẽ đẩy các ô dưới lên (Shift cell up) hay đẩy các ô bên phải sang (Shift cell left). Như vậy Delete ảnh hưởng đến các ô xung quanh và nếu không cẩn thận thì các kết quả cũ có thể bị xô lệch hàng, lệch cột. Nếu muốn thêm 1 cột thì nháy vào tên cột nơi định chèn sau đó vào Insert/Column, cột mới sẽ được chèn vào trước cột đã chọn. Tương tự nếu muốn chèn 1 hàng thì chọn hàng nơi định chèn vào Insert/Row, cột mới được chèn vào trên cột đã chọn. Nếu muốn thêm 1 ô thì chọn ô nơi định chèn vào Insert/ Cell, máy sẽ hỏi Shift cells right, tức là đẩy ô cũ sang phải, hay Shift cells down, tức là đẩy ô cũ xuống dưới. Việc đẩy này sẽ ảnh hưởng đến các ô bên phải hay các ô bên dưới, do đó phải cẩn thận khi dùng. Nếu muốn cắt 1 ô để rồi chép sang 1 ô khác (rời chỗ) thì có thể chọn ô định cắt, nháy vào biểu tượng Cut, sau đó đến ô mới, nháy vào Paste. Nếu muốn chép 1 ô sang 1 ô mới thì chọn ô cũ, nháy vào Copy, đến ô mới nháy vào Paste. Trường hợp chỉ muốn chép lại nội dung (Values) hay chỉ chép lại khuôn dạng (Format) hay cần chuyển cột thành hàng và nhiều cách dán khác thì dùng Paste Special trong menu Edit. Có thể rời nhanh một miền bằng cách chọn miền rồi đưa chuột vào cạnh miền, sau đó kéo (Drag) và thả sang chỗ khác. Có thể điền nhanh một dãy số bằng cách điền 2 ô đầu, chọn cả 2 ô, đưa chuột vào góc dưới bên phải miền, chỗ có chữ thập (Handle, rồi kéo xuống dưới hoặc sang ngang, tuỳ theo 2 ô đầu ghi nội dung gì mà EXCEL suy ra các nội dung tiếp theo căn cứ vào một số quy tắc mà chúng ta có thể tìm hiểu trong menu Edit phần Fill. * Một số vấn đề về định dạng Ta có thể định dạng riêng 1 ô hay 1 miền bằng cách chọn ô hay miền rồi vào Formet/Cell hoặc có thể định dạng cả Sheet bằng Style sau đó lần lượt lựa chọn các nút để xác định: Font (kiểu chữ), Size (kích thước), in đậm, in nghiêng, có chân, có thể chọn kiểu in ngang hay in dọc, gióng trái, gióng phải, gióng giữa bằng Alignement, chọn đường viền cho Border sau đó có thể lưu định dạng đó để dùng về sau. * Đặt tên Để tiện sử dụng có thể chọn đặt tên cho 1 miền bằng cách chọn một miền bằng cách chọn miền rồi vaò Insert/ Names sau đó đặt tên mới hoặc sử dụng một tên đã có sẵn. Về sau này khi cần tham chiếu đến miền đó ta chỉ việc điền tên thay cho phải kê khai địa chỉ. d) Cách khai thác công thức, hàm và lệnh * Các công thức đơn giản Nhập vào 1 ô dấu = tiếp theo là công thức tính với các toán hạng là các địa chỉ của các ô (tham chiếu) và các toán tử là các phép tính + - * / ^ %. Cần lưu ý khi sao chép công thức sang các ô khác phải chú ý đến sự thay đổi tham biến nếu trong công thức sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối, hỗn hợp: Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 6 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng * Công thức sử dụng địa chỉ tương đối Nhập vào C1=2*A1+3*A2 kết quả được 2*3+3*4=18 Nếu chép nội dung C1 sang C2 thì được 2*A2+3*A3 bằng 23 Nếu chép công thức ở C1 sang D1 thì ta được 2*B1+3*b2 bằng 8 Nếu chép công thức ở C1 sang D2 thì ta được 2*B2+3*B3 bằng 13 Công thức sử dụng địa chỉ tương đối khi chép nội dung C1 sang C2 thì các địa chỉ của toán hạng sẽ thay đổi theo, A1 thành A2, A2 thành A3 (do sự thay đổi vị trí công thức từ C1 sang C2). Khi chép nội dung C1 sang D1 thì A1 thành B1, A2 thành B2 (do thay đổi công thức từ C1 sang D1). Cuối cùng A1 thành B2, A2 thành B3 khi thay đổi công thức từ C1 sang D2. * Công thức sử dụng địa chỉ tuyệt đối Kết quả không hề thay đổi khi chúng ta chép nội dung từ vị trí này sang vị trí khác vì không hề thay đổi tham chiếu. Nhập vào G1=2*$E$1+3*$E$2 kết quả 2*3+3*4=18 Chép sang G2, H1, H2 ta vẫn được 18. * Công thức sử dụng địa chỉ hỗn hợp Nhập K1=2*$I1+3*$I2 kết quả được 2*3+3*4 bằng 18 Chép sang K2 ta được 2*$I2+3*$I3 bằng 23 Chép sang L1 ta được 2*$I1+3*$I2 bằng 18 Chép sang L2 ta được 2*$I2+3*$I3 bằng 23 Khi viết các công thức phức tạp phải hết sức thận trọng và khi gặp thông báo Erro in formula thì phải kiểm tra kỹ các ký tự, các vòng ngoặc, nhiều khi phải xoá đi viết lại. * Sử dụng các hàm định sẵn Trong EXCELL có để sẵn khá nhiều hàm và chia ra nhiều loại (Categories). Nháy vào fx trên thanh Formula hay trên thanh Tools ta vào hộp với 2 nửa: - Nửa trái là Categories gồm: Most Recently used (Vừa mới dùng), All (Tất cả các hàm), Statistical (Thống kê), Date and Time (Thời gian), Financial (Tài chính), Text (Văn bản), Logical (Logic), Engineering (Các hàm toán học thường dùng trong kỹ thuật),... - Nửa bên phải là tên các hàm của Categories đó. Chọn 1 hàm thích hợp sau đó vào hộp thoại để chọn đối số (Argument), đối số là địa chỉ các ô. Ta nhập địa chỉ hay tên miền và tuỳ theo hàm có 1, 2, hay nhiều đối số mà trả lời cho đủ, phía dưới hộp thoại có chỉ dẫn về nội dung của hàm và nội dung đối số, phần Help giúp ta tìm hiểu kỹ hơn kể cả thí dụ của EXCEL. * Cách khai thác lệnh - Vào Insert/ Function ta vào hộp thoại của các hàm định sẵn tương tự như vào fx. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 7 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng - Vào Data/ Pivot Table: Để tổng hợp dữ liệu theo nhiều tiêu thức khác nhau; giải quyết đồng thời cả phân tổ thống kê kết hợp theo nhiều tiêu thức và tính toán các chỉ tiêu theo các hàm thống kê đơn giản. - Vào Tools/Data Analysis: Để phân tích dữ liệu như: + So sánh hai hoặc nhiều số bình quân bằng phương pháp phân tích phương sai. + Kiểm định 2 số bình quân theo phân bố T. + Kiểm định 2 tập hợp số liệu xem 2 phương sai của chúng như thế nào ? + Giải bài toán tương quan và hồi quy tuyến tính. + Tính toán ma trận riêng giữa các yếu tố. + Xác định các chỉ tiêu thống kê đơn giản v.v.... 2.3 Phần mềm SPSS a) Giới thiệu chung về SPSS - SPSS là phần mềm chuyên ngành thống kê khởi đầu vào những năm 1960, trong môi trường DOS. - SPSS 3.0 có từ 1972, chạy trên môi trường DOS, đòi hỏi bộ nhớ 4 Mb. - Năm 1992 thì SPSS 5.0 xuất hiện. - Công ty sở hữu phần mềm (Chicago - Mỹ) đã biên soạn 7 cuốn sách hướng dẫn sử dụng theo các chuyên đề khác nhau (mỗi cuốn dày từ 500 trang đến 1000 trang) cho từng phiên bản SPSS. - Hiện nay đã xuất hiện trên thị trường SPSS phiên bản 15, giá của mỗi phiên bản phần mềm sử dụng cho cá nhân khoảng 700 USD. - Phiên bản 6 dùng cho Windows 3.x còn phiên bản 7 trở lên dùng cho Windows 95 - 97, 98, 2000. - SPSS viết tắt của “Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê chọn gói cho các môn khoa học xã hội). - Mặt khác, SPSS cũng là viết tắt của Statistical Products for the Social Sevices (Các sản phẩm thống kê cho các dịch vụ xã hội). - SPSS là một phần mềm chọn gói mang tính tổng hợp chung, có đủ khả năng để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp. - SPSS là một phần mềm thống kê toàn diện được thiết kế để thực hiện tất cả các bước trong bất kỳ phân tích thống kê nào từ việc liệt kê dữ liệu, lập bảng biểu và các thống kê mô tả đến các phân tích thống kê phức tạp hơn. - SPSS được thiết lập rất tốt trên môi trường Windows và rất dễ dàng cho người sử dụng, không phải lập trình để giải quyết những nhiệm vụ phức tạp, làm cho quá trình phân tích dữ liệu trở nên dễ hơn và ngắn gọn hơn. - SPSS for Windows có rất nhiều nét chung với các phần mềm tiện ích khác dùng cho Windows như EXCEL hay Winword. - Phiên bản SPSS dùng trong môi trường Windows có một tính năng ưu việt so với SPSS trên DOS là có mục HELP (trợ giúp) tương đối đầy đủ để giúp người sử dụng tự giải quyết những khó khăn vướng mắc (tất nhiên lợi thế này chỉ có người thành thạo tiếng Anh, thành thạo Tin học, thành thạo về chuyên môn mới khai thác hết được). b) Sự cần thiết ứng dụng SPSS - So với các phần mềm khác như EXCEL, SPSS là phần mềm đa năng, cho phép tổng hợp, phân tích và xử lý các dữ liệu kinh tế xã hội đầy đủ và tiện lợi. - SPSS có thể cho ra các bảng tính tần suất của tất cả các biến (định tính và định lượng) trong cơ sở dữ liệu hoặc lập một bảng tương quan giữa hai biến với cách trình bày đẹp. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 8 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Ví dụ, trong cơ sở dữ liệu của một cơ quan có thể lập các bảng tổng hợp: Mức lương phân theo độ tuổi, mức lương phân theo trình độ học vấn, đoàn thể phân theo giới tính, .. Chỉ trong vòng vài phút, có thể tạo được hàng trăm biểu bảng tổng hợp mà không phải lập trình như nhiều chương trình khác. - SPSS cũng thích hợp cho những người không cần biết sâu về máy tính, phần mềm này có thể liên kết các phần mềm khác như EXCEL, STATA, SAS, v.v... - SPSS thường được dùng để xử lý các cuộc điều tra dân số, các cuộc điều tra xã hội học, điều tra về tình hình kinh tế, thị trường, phân tích các cơ sở dữ liệu. SPSS được dùng nhiều trong khoa học xã hội và thống kê. c) Một số thuật ngữ trong SPSS - Case: Case là các quan sát hay bản ghi hay trường hợp hoặc chủ thể. Một trường hợp bao gồm các thông tin cho một đơn vị của phép phân tích, chẳng hạn như một người, một con vật, một công việc, hoặc một động cơ phản lực. - Variable (biến, tiêu thức): Variable là các thông tin (đặc điểm) được thu thập cho từng trường hợp. Ví dụ, chiều cao, trọng lượng, lợi nhuận hay doanh số. Mỗi trường hợp được tạo nên bởi các biến. Mỗi biến được đặt tên biến cụ thể (variable name) với tối đa là 8 kí tự. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chỉ định nhãn biến (variable label) để mô tả cho tên đầy đủ của biến, chỉ định giá trị biến (value label) cho những biểu hiện riêng biệt của từng biến (ví dụ như Nam = 1, Nữ = 0). Bạn cũng có thể tuỳ chọn hoặc là nhãn biến hoặc là tên biến trong kết xuất đầu ra của mình. - SPSS working data file (tệp hiện hành SPSS): Các trường hợp tập hợp lại với nhau sẽ tạo nên tệp hiện hành SPSS. - Dictionary (thư mục): Chứa các tệp dữ liệu, cá tệp kết quả. - Metadata (siêu dữ liệu): Các siêu dữ liệu được chứa trong mỗi tệp dữ liệu cụ thể, chẳng hạn như tên các biến, các nhãn, định dạng v.v.. là các siêu dữ liệu. - Đuôi mở rộng: *.sav; *.sps; *.spo - Measurement (thang đo): Các biểu hiện (giá trị) của các biến được xác định bằng các thang đo khác nhau tuỳ theo tính chất của việc đo lường. Có 4 loại thang đo thường gặp: + Nominal (thang đo định danh): Là đánh số hoặc gán chuỗi dạng ngắn cho các biểu hiện của một biến được gọi là biến định danh (nominal variable). Các trị số của biến định danh chỉ biểu hiện các nhóm không có thứ bậc hơn kém (unordered categories). Nếu biến định danh được đo bằng các con số thì giữa các con số ở đây không có quan hệ hơn kém, do vậy mọi phép tính đại số với chúng đều vô nghĩa. Ví dụ, hai biểu hiện của biến giới tính có thể được biểu hiện như sau: 1 = nam và 0 = nữ. Thang đo định danh chủ yếu để đếm tần số của biểu hiện của biến nghiên cứu. Trong nhiều phép phân tích của SPSS, các biến định danh thường được gọi là các biến lập nhóm không có thứ bậc (unordered categorical variable). + Ordinal (thang đo thứ bậc): Là thang đo định danh nhưng các trị số của biến lại có quan hệ thứ bậc hơn kém. Ví dụ mức thu nhập có thể xác định bằng 3 biểu hiện: 1 = thấp, 2 = trung bình, 3 = cao. Sở thích nhạc cổ điển có thể xác định bằng 5 biểu hiện: 1 = rất thích, 2 = thích, 3 = bình thường, 4 = ghét và 5 = rất ghét. Con số có trị số cao hơn không có nghĩa là luôn ở bậc cao hơn và ngược lại mà chỉ do sự quy định. Thang đo này dùng để tính toán đặc trưng chung của tổng thể một cách tương đối, ví dụ như ở sở thích về một thể loại âm nhạc của cong chúng. Các biến được đo đạc bằng thang đo thứ bậc gọi là các biến định danh có thứ bậc (ordinal variable). Trong nhiều phép phân tích của SPSS, các biến định danh có thứ bậc thường được gọi là các biến lập nhóm có thứ bậc (ordered categorical variable). Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 9 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng + Interval (thang đo khoảng): Là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau. Ví dụ như chiều cao (cm), cân nặng (kg), tuổi thọ của con người (năm), doanh số (triệu đồng). Các phép tính số học như cộng, trừ, bình quân, hoặc phương sai là có ý nghĩa với các biến được đo đạc bằng thang đo khoảng. Loại thang đo khoảng bao hàm cả hai ý nghĩa về thứ tự của hạng loại và sự khác biệt đo đạc giữa chúng. Nó hàm ý sự hiện diện một đơn vị chung của việc đo đạc tiêu chuẩn mà qua đó khoảng cách giữa các giá trị có thể được lượng hoá. Giá trị số liệu nằm trong khoảng số thực (real interval) và có thể biến thiên từ âm không xác định đến dương không xác định. Sự khác biệt giữa hai số liệu khoảng là có ý nghĩa nhưng tỷ lệ của chúng thì không có ý nghĩa. Thí dụ, chỉ số IQ khi nói rằng người này thông minh hơn người kia là 1,2 lần thì không có ý nghĩa. + Ratio (thang tỉ lệ): Là thang đo khoảng, phản ánh sự khác biệt và tỷ lệ của 2 giá trị có ý nghĩa. Thí dụ tiền lương, chiều cao, trọng lượng, tỷ trọng lao động trực tiếp, v.v... Trong SPSS các thang đo khoảng cách, tỷ lệ được gọi chung là kiểu Scale. Ngoài ra, căn cứ vào thang đo của chúng các biến có thể được phân loại thành biến định tính và biến định lượng. - Atribute variable (biến định tính): Là biến lập nhóm (categorical variable) vì trị số của nó được xác định bằng thang đo định danh hoặc thang đo thứ bậc dưới dạng mã số hoặc chuỗi ngắn. Cần nhớ rằng trong các hộp thoại của SPSS, các trị số của biến định tính dạng chuỗi luôn luôn được tham chiếu trong các dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngoặc kép. - Quantitative variable (biến định lượng): Luôn luôn được đo đạc theo thang đo khoảng nên trị số của nó luôn được biểu hiện dưới dạng số. - Menu bar (thanh trình đơn chính): Chúng là các trình đơn kéo xuống (pull - down menu) và mỗi trình đơn phụ có thể có nhiều lối vào. - Tools bar (thanh công cụ): Cung cấp truy cập nhanh lựa chọn trình đơn. - Status bar (thanh tình trạng): Nằm ở dưới đáy của từng cửa sổ cho biết trạng thái hiện hành của bộ xử lý của SPSS (SPSS processor). - Data (dữ liệu): SPSS cho phép chúng ta đọc rất nhiều loại tệp dữ liệu hoặc nhập dữ liệu trực tiếp vào trình Hiệu đính dữ liệu (SPSS Data Editor). Bất kể cấu trúc của tệp dữ liệu gốc của bạn như thế nào, dữ liệu trong trình Hiệu đính dữ liệu đều được trình bày theo cấu trúc hình chữ nhật - định dạng của SPSS và hầu hết các hệ thống phân tích dữ liệu - các hàng cho các trường hợp (case) và các cột cho các biến (variable). - Dialogue box (các hộp thoại): Các hộp thoại có đặc tính thông dụng của Windows như các nút ấn (pushbuttons), các hộp danh sách (list boxes), hộp lựa chọn (option boxes) và các hộp kiểm tra (check boxes). Các hộp thoại được thiết lập là duy trì liên tục qua từng lần làm việc của SPSS, có nghĩa là các lựa chọn đã được thực hiện sẽ được duy trì khi bạn mở cùng hộp thoại ở lần tiếp theo. d) Một số thao tác cơ bản * Khởi động Start/Program/SPSS for windows hoặc kích vào biểu tượng tương ứng ta nhận được màn hình soạn thảo số liệu của SPSS như sau: Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 10 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng SPSS for Windows cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và phân tích thống kê trong một môi trường đồ hoạ, sử dụng các trình đơn mô tả {menu} và các hộp thoại {dialogue box} đơn giản để thực hiện hầu hết các công việc cho bạn. Phần lớn các nhiệm vụ có thể được hoàn thành chỉ bằng cách rê và nhắp chuột. Bên cạnh giao diện rê-nhắp chuột để phân tích thống kê, SPSS for Windows cung cấp: Data Editor {Cửa sổ Hiệu đính dữ liệu}. Một hệ thống dạng bảng tính {worksheet} uyển chuyển để định nghĩa, nhập, hiệu đính, và thể hiện dữ liệu. Viewer {Cửa sổ Viewer}. Cửa sổ Viewer cho phép dễ dàng duyệt các kết quả của bạn, thể hiện và che giấu có thể chọn lọc các kết xuất {output}, thay đổi trật tự của các kết quả, và di chuyển các bảng và đồ thị giữa SPSS for Windows và các trình ứng dụng khác. Multidimemtion pivot table {Bảng trụ đa chiều}. Các kết quả của bạn sẽ sinh động với các bảng trụ đa chiều. Khám phá các bảng của bạn bằng cách bố trí lại các hàng, các cột, và các trang/lớp {layer}. Bộc lộ các phát hiện quan trọng có thể bị mất trong các báo cáo tiêu chuẩn. So sánh các nhóm dễ dàng bằng cách chia tách bảng của bạn sao cho mỗi lần chỉ có một nhóm được thể hiện. High-revolution graphics {Đồ thị có độ phân giải/độ nét cao}. Các biểu đồ hình tròn, đồ thị cột, biểu đồ tần suất, đồ thị phân tán có độ phân giải cao, màu sắc sống động, các đồ thị ba chiều, và hơn thế nữa được bao gồm như là các tính năng chuẩn trong SPSS. Database access {Truy cập dữ liệu}. Truy cập dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng trình chỉ dẫn Database Wizard thay vì các truy vấn SQL phức tạp. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 11 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Data transformation {Biến đổi dữ liệu}. Tính năng biến đổi dữ liệu giúp bạn có được dữ liệu sẵn sàng cho các bước phân tích. Bạn có thể dễ dàng nhóm, bổ sung, tổng hợp, trộn, chia và chuyển đổi file, và hơn thế nữa. Các cửa sổ trong SPSS Có một số loại cửa sổ khác nhau trong SPSS: Data Editor. Cửa sổ này thể hiện nội dung của file dữ liệu. Bạn có thể lập một file dữ liệu mới hoặc hiệu chỉnh thay đổi một file đã có sẵn với cửa sổ Data Editor. Cửa sổ Data Editor tự động mở ra khi bạn kích hoạt/khởi động SPSS. Bạn chỉ có thể một file dữ liệu tại một thời điểm mà thôi (không thể mở hơn một file dữ liệu vào cùng một thời điểm). Viewer. Mọi kết quả thống kê, bảng, biểu đồ được thể hiện trong cửa sổ Viewer. Bạn có thể hiệu đính kết xuất và lưu nó để sử dụng sau này. Một cửa sổ Viewer tự động mở ra khi bạn chạy một thủ tục đầu tiên tạo nên kết xuất. Draft Viewer. Bạn có thể trình bày kết xuất như là các văn bản bình thường (thay vì các bảng trụ) trong cửa sổ Draft Viewer. Pivot Table Editor. Kết xuất được trình bày trong các bảng trụ có thể được chỉnh sửa bằng nhiều cách với cửa sổ Pivot Table Editor. Bạn có thể hiệu đính đoạn văn bản, chuyển đổi dữ liệu giữa hàng và cột, bổ sung màu, tạo các bảng đa chiều và ẩn hoặc hiển thị một cách có chọn lọc các kết quả. Chart Editor. Bạn có thể chỉnh sửa các đồ thị chất lượng cao trong các cửa sổ chart editor. Bạn có thể thay đổi màu, chọn loại phông hoặc cỡ chữ, chuyển đổi trục tung với trục hoành, xoay các đồ thị ba chiều, và thậm chí thay cả loại đồ thị. Text Output Editor. Các kết xuất dạng văn bản không được thể hiện trong các bảng trụ có thể được chỉnh sửa với cửa sổ Text Output Editor. Bạn có thể hiệu đính kết xuất và thay các thuộc tính của phông chữ (dạng, loại, màu, cỡ). Syntax Editor. Bạn có thể dán các lựa chọn trong các hộp thoại vào một cửa sổ syntax, nơi mà các lựa chọn của bạn xuất hiện dưới dạng các cú pháp lệnh. Bạn có thể hiệu đính các cú pháp lệnh để tận dụng các đặc tính đặc biệt của SPSS không có sẵn trong các hộp thoại. Bạn cũng có thể lưu các mã lệnh này trong một file để sử dụng cho những công việc tiếp theo của SPSS. Script Editor. Kỹ thuật tự động OLE cho phép bạn tuỳ biến và tự động hoá nhiều nhiệm vụ trong SPSS. Sử dụng cửa sổ Script Editor để lập và hiệu đính các trình nhỏ cơ bản. Thanh menu {Menu} Rất nhiều nhiệm vụ bạn muốn tiến hành với SPSS bắt đầu với việc lựa chọn các menu {trình đơn}. Từng cửa sổ trong SPSS có các menu riêng của nó với các lựa chọn menu thích hợp cho loại cửa sổ đó. Hai menu Analysis và Graphs là có sẵn đối với mọi loại cửa sổ, làm cho việc tạo các kết xuất mới rất nhanh chóng mà không phải chuyển đổi giữa các cửa sổ. Thanh công cụ {Toolbars} Từng cửa sổ SPSS có các thanh công cụ riêng của nó cho phép truy cập nhanh đến các nhiệm vụ thông dụng. Có một số cửa sổ có hơn một thanh công cụ. Thanh tình trạng {Status Bar} Thanh tình trạng {status bar} nằm ở đáy của từng cửa sổ SPSS cung cấp các thông tin dưới đây: Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 12 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Command status {Tình trạng lệnh}. Đối với từng lệnh hoặc thủ tục mà bạn chạy, một số đếm các đối tượng/trường hợp {case} chỉ ra số lượng các đối tượng được xử lý. Đối với các thủ tục đòi hỏi phải xử lý lặp, số lần lặp được thể hiện. Filter status {Tình trạng lọc}. Nếu bạn chọn một mẫu ngẫu nhiên hoặc một tập hợp phụ các đối tượng để phân tích, thông tin Filter on chỉ ra rằng một vài nhóm đối tượng nào đó đang được lọc và không phải mọi đối tượng trong tệp tin dữ liệu được đưa vào phân tích. Weight status {Tình trạng gia quyền}. Thông tin Weight on chỉ ra rằng một biến gia quyền đang được sử dụng để gia quyền các đối tượng cho phân tích. Split status {Tình trạng chia tách}. Thông tin Split on chỉ ra rằng file dữ liệu đang được chia tách thành một số nhóm để phân tích, được dựa vào các trị số của một hoặc một số biến lập nhóm/phân tổ. Hộp thoại {Dialogue box} Hầu hết các lựa chọn menu mở ra các hộp thoại. Bạn sử dụng hộp thoại để lựa chọn các biến và các tuỳ chọn cho phân tích Từng hộp thoại chính cho các thủ tục thống kê và đồ thị có một số các bộ phận cơ bản. Danh sách biến nguồn. Một danh sách các biến trong file dữ liệu làm việc. Chỉ có các loại biến được phép bởi các thủ tục được chọn mới được thể hiện trong danh sách nguồn. Việc dùng các biến chuỗi dạng ngắn hay dài bị hạn chế bởi rất nhiều thủ tục. Danh sách (hoặc các danh sách) biến đích. Một hoặc một vài danh sách thể hiện các biến bạn vừa chọn cho phân tích, chẳng hạn như danh sách biến độc lập và phụ thuộc. Nút ấn điều khiển {Command pushbutton}. Các nút chỉ dẫn chương trình thực hiện một tác vụ, chẳng hạn như chạy một thủ tục, thể hiện phần thông tin Trợ giúp, hoặc mở ra một hộp thoại con để tiến hành các lựa chọn cụ thể bổ sung. Để có được thông tin về các nút điều khiển trong một hộp thoại, nhắp chuột phải lên nút đó. Danh sách Danh sách biến biến đích nguồn Các núm nhấn câu lệnh Các núm nhấn hộp Tên biến và nhãn biến trong các danh sách của hộp thoại thoại phụ Bạn có thể thể hiện hoặc là tên biến hoặc là nhãn biến trong danh sách của hộp thoại. Do tên biến bị hạn chế bởi 8 ký tự, nhãn biến thường cung cấp nhiều thông tin mô tả biến hơn. - Để điều khiển sự thể hiện tên biến hay nhãn biến trong danh sách của hộp thoại, trong Options trong menu Edit ở bất kỳ loại cửa sổ nào của SPSS. - Để định nghĩa hoặc chỉnh sửa nhãn biến, hãy nhắp đúp tên biến trong cửa sổ Data Editor và sau đó nhắp Labels. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 13 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng - Đối với dữ liệu nhập từ các nguồn cơ sở dữ liệu, tên các trường được sử dụng làm nhãn biến. - Đối với nhãn biến quá dài, chỉ con trỏ lên nhãn trong danh sách để xem toàn bộ nhãn biến đó. - Nếu không có nhãn biến nào được xác định thì tên biến sẽ được thể hiện. Các nút trong hộp thoại Có 5 nút nhấn tiêu chuẩn trong hầu hết các hộp thoại: - OK. Chạy thủ tục. Sau khi bạn chọn các biến nghiên cứu và chọn bất kỳ các tuỳ chọn bổ sung nào, nhắp OK để chạy thủ tục. Điều này cũng đồng thời đóng hộp thoại lại. - Paste. Tạo cú pháp câu lệnh từ các lựa chọn trong hộp thoại và dán cú pháp vào một cửa sổ cú pháp. Sau đó bạn có tuỳ biến các câu lệnh với các đặc tính bổ sung không có sẵn trong hộp thoại. - Reset. Bỏ chọn bất kỳ biến nào trong danh sách các biến được chọn và thiết lập mặc định cho mọi tuỳ chọn trong hộp thoại và bất kỳ hộp thoại phụ nào. - Cancel. Xoá bỏ bất kỳ thay đổi nào trong thiết lập hộp thoại kể từ lần cuối nó được mở ra và đóng hộp thoại lại. Trong mỗi lần làm việc với SPSS các thiết lập trong hộp thoại là luôn tồn tại cho đến khi bạn thoát khỏi SPSS. Một hộp thoại duy trì mọi thiết lập mà bạn chọn cho đến khi bạn thiết lập lại. . - Help. Núm này cho bạn cửa sổ trợ giúp dạng chuẩn của hãng Microsoft bao gồm các thông tin về hộp thoại hiện tại. Bạn cũng có thể nhận được các trợ giúp trong các núm điều khiển riêng trong từng hộp thoại bằng cách nhắp chuột phải lên nó. Hộp thoại phụ Do hầu hết các thủ tục đều cung cấp một sự uyển chuyển lớn, không phải mọi lựa chọn đều có thể được bao hàm chỉ trong một hộp thoại. Hộp thoại chính bao gồm các thông tin tối thiểu đòi hỏi để chạy một thủ tục. Các thiết lập bổ sung được thực hiện trong các hộp thoại phụ. Trong hộp thoại chính, núm nhấn với ba dấu chấm (…) đằng sau tên của nó chỉ ra rằng một hộp thoại phụ sẽ được xuất hiện nếu bạn nhấn chuột vào nó. Lựa chọn biến Để lựa chọn một biến, bạn chỉ đơn giản nhắp chuột vào nó trong danh sách các biến nguồn và nhắp núm mũi tên phải nằm bên cạnh danh sách các biến nguồn. Nếu chỉ có một danh sách các biến nguồn, bạn có thể nhắp đúp các biến đơn để chuyển chúng từ danh sách nguồn sang danh sách tới. Bạn có thể chọn nhiều biến một lúc: - Để chọn nhiều biến nằm kề nhau liên tục trong danh sách các biến nguồn, nhắp vào biến đầu tiên và giữ phím Shift và nhắp vào biến cuối cùng. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 14 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng - Để chọn các biến không nằm kề nhau liên tục (nằm cách quãng) trong danh sách các biến nguồn, hãy sử dụng phương pháp nhắp+Ctrl. Chọn biến đầu tiên, sau đó giữ phím Ctrl và nhắp biến tiếp theo, và cứ thế tiếp tục cho đến biến cuối cùng. - Để chọn mọi biến trong danh sách, nhấn Ctrl+A + Lựa chọn nhiều biến với kỹ thuật Shift cùng với nhắp chuột + Chọn nhiều biến kế tiếp nhau với kỹ thuật Ctrl cùng với nhắp chuột Để có được thông tin về một biến trong một danh sách trong một hộp thoại Nhắp chuột trái lên một biến trong một danh sách để chọn nó Nhắp chuột phải bất kể nơi nào trong danh sách Chọn Variable Information trong menu pop-up + Xem thông tin về biến dùng phím chuột phải Để nhận được thông tin về núm điều khiển trong hộp thoại Nhắp chuột trái lên núm bạn muốn biết Chọn What’s This? Trong menu pop-up. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 15 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Một cửa sổ pop-up thể hiện thông tin về núm điều khiển. + Trợ giúp dạng “What’s This?”pop-up bằng cách nhắp phím phải chuột * Thoát khỏi SPSS: File/ Exit SPSS hoặc ấn đồng thời Alt + F4 * Nhập số liệu trực tiếp: Chọn Variable View từ trang màn hình của SPSS + Khai báo tên biến (Name) Tên biến khai báo theo quy định thông thường (không quá 8 kí tự, không bắt đầu bằng số). Số biến tối đa chấp nhận được của một tệp số liệu là 10.000 biến. + Khai báo kiểu biến (Type) + Khai báo độ rộng của biến (Width) + Khai số chữ số đằng sau dấu phẩy (số chữ số thập phân) (Decimals) + Khai báo nhãn biến (Label) + Khai báo giá trị của nhãn (mã hoá) (Values) + Khai báo giá trị thiếu của biến (Missing) Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 16 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Tại sao phải khai báo giá trị thiếu của biến ? Một số biến có thể không có giá trị trong một vài bản ghi, vì vậy cần khai báo các giá trị cho các địa chỉ thiếu này, nếu biến này là một biến định lượng thì sau này ta có thể sử dụng một trong các thuật toán để bổ sung các giá trị thiếu, tuy nhiên việc chọn giá trị thiếu nói chung là cần thiết ngay khi vào số liệu. Giá trị thiếu mặc định của SPSS là một dấu chấm (.), có thể đặt giá trị thiếu cho từng biến khác nhau nhưng rất chú ý đến khả năng kết hợp sau này cuả các biến, vì vậy cần thận trọng trong việc chọn các giá trị này. + Khai báo độ rộng của cột (columns) + Căn lề cột (Align): Left, Right, Center + Chọn thang đo (Measure): Scale, Ordinal, Nominal + Sau đó chuyển sang Data View để nhập số liệu trực tiếp trên bàn phím * Copy số liệu từ một trang bảng tính khác Có thể một số người chưa làm quen với SPSS tỏ ra không tự tin khi nhập số liệu trực tiếp với hàng loạt khai báo như trên. Chúng ta dễ dàng copy số liệu từ một trang tính như bảng tính điện tử Excel để chuyển các số liệu này vào SPSS chỉ cần mở cả SPSS và Excel chọn từng cột cần copy từ Excel sau đó copy vào trang số liệu của SPSS rồi tiến hành khai báo biến sau. Cách làm này không phổ biến nhưng trường hợp đặc biệt thì được xử lý nhằm đỡ tốn công sức nhập dữ liệu trực tiếp trong SPSS. * Đọc số liệu từ một tệp: File/Open Việc đọc số liệu từ một tệp được ghi bởi SPSS hoặc các phần mềm khác vào SPSS là rất dơn giản. Ta có thể đọc cả tên biến kèm theo hoặc chỉ đọc số liệu và sau đó khai báo biến theo sở thích. SPSS có thể đọc được các tệp của Lotus, Excel, Fox, Dbase, Quattpro, Sylk và các tệp ghi bởi mã ASCII. Để đọc một tệp như vậy, ta chọn File/ Open và chọn tệp cần đọc với phần mở rộng tương ứng. Một trong 2 hệ cơ sở dữ liệu lớn là Fox và Dbase có thể đọc hết sức thuận tiện vào SPSS. Thông thường việc đọc dữ liệu từ các phần mềm khác vào SPSS đòi hỏi phải khai báo lại biến trước khi xử lý, tuy nhiên sau này ta sẽ xem xét việc chuyển các dữ liệu đó một cách thuận tiện hơn nhờ thủ tục Transpose. Riêng đối với những tệp số liệu lớn trong đó mỗi bản ghi được ghi trên nhiều dòng (mỗi dòng tối đa 256 ký tự) thì việc đọc tệp cần thực hiện nhờ thủ tục của SPSS với một vài khai báo bổ sung, chúng ta có thể xem xét ở phần sau (xem thủ tục đọc tệp indiv.dat). Chẳng hạn, ta đọc tệp vay.sav trong thư mục SPSSWin nhờ các chỉ định: File/ Open/ Solieu/ vay.sav * Thêm, bớt một biến: Data/Insert variable hoặc chọn biến/Edit/Cut * Ghi số liệu: File/ Save As Sau khi nhập số liệu từ bàn phím hoặc đọc số liệu từ một tệp được ghi bởi các trình ứng dụng, ta có thể ghi số liệu này thành một tệp của SPSS với phần mở rộng ngầm định là sav, thành tệp có phần mở rộng W*, XLS, XLK, DBF, DAT tương ứng với mục đích sử dụng trong các trình ứng dụng khác. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 17 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng * Chuyển đổi trực tiếp với Excel, Fox, Foxpro, .. Ngoài cách ghi số liệu đã nói ở trên trong nhiều trường hợp người ta cần một vài xử lý trước trong Excel, Fox, sau đó mới ghi lại thành tệp kiểu XLS hoặc DBF. Có thể chuyển đổi trực tiếp tệp số liệu trong màn hình soạn thảo số liệu đến các ứng dụng khác, đặc biệt là các bảng tính như Lotus, Excel hay các hệ cơ sở dữ liệu như Fox, Foxpro, dBase, .. Để làm được công việc này trước hết cần bổ sung vào thực đơn sẵn có của màn hình soạn thảo số liệu các biểu tượng và đặt đường dẫn cho chúng. Tuy nhiên, khác với việc ghi một tệp số liệu để dùng trong các phần mềm đó, việc chuyển đổi có thể gặp những hạn chế nhất định vì lý do các ứng dụng này không cho phép mô tả số liệu trên một dòng quá dài. Trong trường hợp đó cần cắt tệp theo cách copy trực tiếp thành các tệp cần thiết. Riêng với EXCEL việc làm này khá tiện dụng vì ta có thể mở cùng lúc cả SPSS và EXCEL, hơn nữa bảng tính EXCEL có cùng dạng với màn hình soạn thảo số liệu của SPSS. Sau đây là thủ tục bổ sung biểu tượng EXCEL vào thực đơn Data của SPSS, các biểu tượng khác hoàn toàn tương tự: - Chọn Utilities/ Menu Editor ta có bảng liệt kê thực đơn Menu Editor - Chọn mục Data trong liệt kê bên trái - Chọn vị trí trống trên cây thực đơn và chọn Insert Item để ghi Excel - Chọn kiểu tệp tương ứng là XLS - Đặt đường dẫn đến tệp EXCEL.exe chẳng hạn C:\Office\Excel\Excel.exe (dòng in đậm được chèn thêm nhờ cách làm trên) * Xem thông tin về tệp: Utilities/ File Info * Sao chép, cắt dán, xoá số liệu, khôi phục lại: Tương tự như EXCEL Chú ý: Nguồn là số liệu chứ không phải là công thức, hàm, … Chúng ta có thể sao chép vùng dữ liệu của SPSS để dán cho Word, Excel,… * Đối với chèn dòng: Chọn dòng cần chèn/Data/ Insert Case * Copy 1 tệp: Utilities/ File info/ Chọn tệp ở khung phải/ Edit/ Copy/ Chuyển đến phần mềm cần dán (Word, Excel, …)/ chọn nơi cần dán/ Edit/ Past. * Ghi tệp số liệu: File/ Save As/ ổ đĩa, thư mục, dạng tệp, tên tệp/ Save (đối với SPSS 7.5 trở lên cho phép ghi tên tệp dài được) * Xem thông tin của biến: Utilities/ Variables Chúng ta có thể xem tất cả các thông tin về một biến nào đó từ một bảng liệt kê danh sách biến của tệp số liệu hiện thời. * Sắp xếp số liệu: Data/ Sort case. Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 18 Tin học ứng dụng trong KT-KE&QTKD Chương 1. Nhập môn tin học ứng dụng Cho phép sắp xếp số liệu trong tệp theo thứ tự tăng hay giảm của các giá trị biến, số biến cho phép dùng làm khoá để sắp xếp có thể là không hạn chế. * Đặt biến: Transform/ Compute. * Nhóm và đặt biến phân nhóm (Mã hoá lại biến): Transform/ Recode Bộ môn Phân tích định lượng - - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội HUA................................... 19
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net