logo

Chương 3: Chế độ nhiệt của đất và không khí


Chương III. CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA ĐẤT VÀ KHÔNG KHÍ Nhiệt độ đất có vai trò đặc biệt đối với các quá trình vật lý xẩy ra trong đất và khí quyển, là những yếu tố môi trường quan trọng tác động tới các hoạt động sống của sinh vật. Không khí là một chất trong suốt rất ít được đốt nóng trực tiếp bởi bức xạ mặt trời vì khả năng hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời của chúng rất kém. Tính trung bình khí quyển của trái đất chỉ hấp thu được 14% tổng năng lượng bức xạ mặt trời đi qua, còn lại trên 80% năng lượng nhận được chủ yếu nhờ mặt đất cung cấp cho nó. Đặc tính hấp thu, truyền nhiệt của đất và không khí đều mang những sắc thái riêng. Nghiên cứu các tính chất nhiệt cũng như chế độ nhiệt của đất và không khí giúp chúng ta hiểu rõ bản chất tác động của chúng đối với khí hậu và đời sống sinh vật. 1. CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA ĐẤT 1.1. Các đặc tính nhiệt lực của đất a) Nhiệt dung của đất Nhiệt dung của đất là đại lượng dùng để đánh giá khả năng nóng lên nhanh hay chậm của đất. Nhiệt dung được chia ra làm hai loại: • Nhiệt dung trọng lượng (Cp): Là lượng nhiệt cần thiết làm cho 1 gam đất nóng lên 1oC. Đơn vị tính nhiệt dung trọng lượng là calo/g/độ. • Nhiệt dung thể tích (Cv): Là lượng nhiệt cần thiết làm cho 1cm3 đất nóng lên 1oC . Đơn vị tính nhiệt dung thể tích là calo/cm3/độ. Nhiệt dung trọng lượng và nhiệt dung thể tích có quan hệ mật thiết với nhau được biểu thị bằng biểu thức sau đây: Cv = d . C p (1) Trong đó: Cv: Nhiệt dung thể tích Cp: Nhiệt dung trọng lượng d: Tỷ trọng của đất Nhiệt dung của đất phụ thuộc phần lớn vào nhiệt dung của các chất hình thành nên đất. Từ bảng 3.1 có thể rút ra những nhận xét sau: Bảng 3.1. Nhiệt dung của các chất cấu tạo đất + Nhiệt dung của các Nhiệt dung Nhiệt dung thành phần cấu tạo nên đất Thành phần của đất trọng lượng thể tích rất khác nhau. (Calo/g/độ) (Calo/cm3/độ) + Nhìn chung nhiệt dung thể tích của mọi Cát 0,18 0,4900 thành phần rắn chủ yếu Sét 0,23 0,5900 trong đất hầu như giống Than bùn 0,48 0,6000 nhau, vào khoảng từ 0,5 – Không khí trong đất 0,24 0,0003 0.6 calo/cm3/độ Nước trong đất 1,00 1,0000 - 41 + Các loại đất cát hoặc pha cát bao giờ cũng có nhiệt dung nhỏ, nóng lên nhanh nhưng cũng nguội đi nhanh chóng. + Các loại đất sét hoặc pha sét có nhiệt dung lớn, chúng nóng lên chậm và lạnh đi chậm hơn so với đất cát hoặc pha cát. + Đất khô có nhiệt dung nhỏ hơn so với đất ẩm. Vì vậy các loại đất khô thiếu ẩm thường có chế độ nhiệt không ổn định, chúng nóng lên về ban ngày nhanh chóng và lạnh đi rất nhanh vào ban đêm. Sự biến động nhiều của nhiệt độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là ở các vùng đất cát. Đất ẩm, các loại đất thịt, thịt pha có chế độ nhiệt ôn hoà, ít dao động hơn so với các loại đất trên. Do vậy làm ẩm đất bằng cách Bảng 3.2. Nhiệt dung thể tích của một số loại đất có độ ẩm khác nhau (Đơn vị: Cal/cm3/độ) Loại đất Độ ẩm đất (%) 0 20 50 80 100 Đất cát 0,35 0,40 0,48 0,58 0,63 Đất sét 0,26 0,36 0,53 0,72 0,90 Đất nhiều mùn 0,15 0,30 0,52 0,75 0,90 Đất than bùn 0,20 0,32 0,56 0,79 0,94 tưới nước có thể điều tiết được chế độ nhiệt thích hợp cho cây trồng, giữ được nhiệt trong mùa đông và làm giảm nhiệt độ trong mùa hè. b) Hệ số dẫn nhiệt (độ dẫn nhiệt) của đất Hệ số dẫn nhiệt là đại lượng vật lý biểu thị khả năng truyền nhiệt của các loại đất. Là lượng nhiệt đi qua một đơn vị diện tích 1 cm2, có độ dày là 1cm, trong thời gian 1 giây khi nhiệt độ chênh lệch giữa 2 lớp đất là 1oC. Ký hiệu của hệ số đẫn nhiệt: λ ; đơn vị tính là calo/cm2/cm/giây/độ. Hệ số dẫn nhiệt của các loại đất rất khác nhau và phụ thuộc vào hệ số dẫn nhiệt của các chất cấu tạo nên đất, độ xốp, độ ẩm của đất Bảng 3.3. Hệ số dẫn nhiệt của một số vật chất cấu tạo đất (Đơn vị: Calo/cm2/cm/giây/độ) Các chất λ Các chất λ 1. Bột phenspat 0,00580 5. Đá vôi 0,00190 2. Cát khô 0,00026 6. Cát ẩm (20%) 0,00252 3. Hạt sét 0,00440 7. Thạch cao 0,00220 4. Nước 0,00130 8. Không khí 0,00005 Hệ số dẫn nhiệt của cát rất thấp, do vậy đất cát hoặc đất pha nhiều cát cũng có hệ số dẫn nhiệt nhỏ. Vì thế, sự truyền nhiệt xuống các lớp đất sâu chậm, lớp đất mặt nóng lên nhanh hơn so với các lớp phía dưới vào ban ngày nhưng lạnh đi rất nhanh vào ban đêm. Ngược lại đất sét hoặc đất sét pha có hệ số dẫn nhiệt lớn, khả năng truyền nhiệt nhanh giữa các lớp đất nên nóng lên và lạnh đi chậm, chế độ nhiệt ít biến động hơn. Nước có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn không khí, do vậy sự có mặt nhiều hay ít của nước và không khí sẽ ảnh hưởng đến tính dẫn nhiệt của đất. Khi độ ẩm của đất tăng lên sẽ làm 42 tăng hệ số dẫn nhiệt, nhờ vậy mà nhiệt độ mặt đất cao vào ban ngày được truyền nhanh xuống các lớp đất sâu hơn, ít bị đốt nóng hơn so với đất thiếu ẩm. Vào ban đêm lớp đất mặt bức xạ bị mất nhiệt thì đồng thời sẽ được bổ sung bằng lượng nhiệt truyền từ dưới sâu lên. Ở đất khô thiếu ẩm, chứa nhiều không khí, hệ số dẫn nhiệt kém nên diễn biến của nhiệt độ ngược lại với đất ẩm. Bởi vậy các loại đất có độ ẩm cao thường có chế độ nhiệt ôn hoà hơn các loại đất khô, biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng nhỏ hơn. c) Hệ số truyền nhiệt độ của đất Hệ số truyền nhiệt độ của đất là tỷ số giữa hệ số dẫn nhiệt và nhiệt dung thể tích của đất và được biểu thị bằng công thức: ) λ (2) K= (cm2/giây) Cv Như vậy sự tăng nhiệt độ của một lớp đất nào đó tỷ lệ thuận với lượng nhiệt ( λ ) đi qua và tỷ lệ nghịch với nhiệt dung thể tích (Cv) của đất. Trong đất, các thành phần rắn có nhiệt dung thể tích hầu như không thay đổi, độ ẩm và độ xốp trong đất tác động nhiều đến hệ số truyền nhiệt độ của đất. Do đất ẩm chứa nhiều nước có độ truyền nhiệt độ nhỏ hơn so với đất khô nên trong đất ẩm sự thay đổi nhiệt độ theo độ sâu và biến thiên nhiệt độ trong một ngày đêm cũng nhỏ hơn so với đất khô. Nghiên cứu của Gupalo về hệ số truyền nhiệt độ được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỷ trọng và độ ẩm đối với hệ số truyền nhiệt độ của đất Độ ẩm đất Tỷ trọng của đất (g/cm3) (%) 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 0 0,0012 0,0013 0,0015 0,0016 0,0017 4 0,0013 0,0015 0,0016 0,0017 0,0017 10 0,0023 0,0026 0,0027 0,0030 -- 20 0,0033 0,0035 0,0038 0,0041 0,0043 25 0,0031 0,0033 0,0035 0,0037 0,0039 Hệ số truyền nhiệt độ phản ảnh tốc độ truyền nhiệt độ trong đất. Ở tầng đất canh tác tốc độ truyền nhiệt độ có ý nghĩa lớn đối với kỹ thuật trồng trọt. Mùa đông giá lạnh, nếu hệ số truền nhiệt độ cao thì bộ rễ cây trồng hoạt động tốt. d) Lưu lượng nhiệt Lưu lượng nhiệt là đại lượng dùng để chỉ tổng lượng nhiệt được truyền xuống một lớp đất sâu nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Lưu lượng nhiệt phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: • Hệ số dẫn nhiệt càng lớn thì lượng nhiệt truyền xuống lớp đất dưới sâu càng nhiều. • Thời gian càng dài thì tổng lượng nhiệt truyền xuống lớp đất sâu càng lớn. • Gradient nhiệt độ giữa các lớp đất càng cao thì tổng lượng nhiệt truyền xuống lớp đất sâu càng lớn. Công thức tính lưu lượng nhiệt như sau: 43 (t2 - t1) Q = - λ ---------- . τ (3) (z2 - z1) Trong đó: Q: lưu lượng nhiệt ; λ: Hệ số dẫn nhiệt ; τ: Thời gian truyền nhiệt; (t2 - t1)/(z2 - z1): Gradient nhiệt độ giữa các lớp đất. Ví dụ: Tính lưu lượng nhiệt truyền xuống lớp đất cát sâu 30cm có nhiệt độ là 250C trong khoảng thời gian 60 giây trên diện tích 10 000 cm2 , biết rằng nhiệt độ của lớp đất mặt là 350 C, hệ số dẫn nhiệt λ = 0.00252 calo/cm2/cm/giây/độ. Giải: 10 000 cm2 = 1 m2 , nên theo công thức ta tính được: (t1 - t2)) Q = - λ ---------- . τ = 0,00252 x (35 - 25) /30 x 60 x 10 000 = 504 (Cal/m2) (z2 - z1) Vậy lượng nhiệt truyền xuống lớp đất 30 cm2 trong 1 phut là 504 (Cal/m2). 1.2. Cân bằng nhiệt của mặt đất Cân bằng nhiệt của mặt đất là hiệu số giữa phần năng lượng nhận được và phần năng lượng mất đi của mặt đất. Nếu cân bằng nhiệt có giá trị dương, thì mặt đất nóng lên, còn nếu có giá trị âm thì mặt đất sẽ bị lạnh đi. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận nhiệt và mất nhiệt của mặt đất vào ban ngày và ban đêm. Vào ban ngày, mặt đất nhận được nguồn nhiệt từ mặt trời gồm có: bức xạ trực tiếp (S’), bức xạ khuyếch tán (D), bức xạ nghịch khí quyển (E ng), đồng thời tự nó cũng mất đi nguồn nhiệt do phản xạ sóng ngắn (Rn), phát xạ sóng dài của mặt đất (Eđ), truyền nhiệt phân tử vào khí quyển (V), mất nhiệt do sự bốc hơi nước (LE), truyền nhiệt vào lòng đất (P). Do vậy phương trình cân bằng nhiệt của mặt đất vào ban ngày có dạng: B1 = S’ + D + Eng - Eđ – Rn - V - LE - P Hay B1 = S’ + D – (Ehh + Rn + V + LE + P) (4) Ban đêm, do không có bức xạ mặt trời, mặt đất chỉ nhận được nhiệt từ bức xạ nghịch khí quyển (Eng), nhiệt từ khí quyển truyền nhiệt phân tử (V), nhiệt từ quá trình ngưng kết hơi nước (LE), nhiệt từ trong lòng đẩt truyền lên (P) và mất đi một lượng nhiệt rất lớn từ bức xạ sóng dài của mặt đất (Eđ). Như vậy phương trình cân bằng nhiệt của mặt đất vào ban đêm có dạng: B2 = V + LE + P + Eng- Eđ Hay B2 = V + LE + P – Ehh (5) Thông thường B1 có giá trị dương do nhận được nhiều năng lượng từ bức xạ mặt trời, còn B2 có giá trị âm do ban đêm mặt đất nhận được năng lượng rất ít không bù được phần năng lượng mất đi do bức xạ sóng dài. 1.3. Sự biến đổi của nhiệt độ đất a) Diễn biến hàng ngày của nhiệt độ đất Sự nóng lên ban ngày và lạnh đi ban đêm của mặt đất gây ra sự biến thiên nhiệt độ liên tục trong suốt thời gian một ngày đêm gọi là diễn biến hàng ngày của nhiệt độ đất. 44 Diễn biến hàng ngày của nhiệt độ mặt đất là những dao động tuần hoàn của nhiệt độ với một cực đại và một cực tiểu trong thời gian một ngày đêm. Từ khi mặt trời mọc, nhiệt độ mặt đất bắt đầu tăng và sau khoảng 1,0 – 1,5 giờ, lượng nhiệt mặt đất nhận được đã lớn hơn lượng nhiệt bị mất đi, lúc này mặt đất nóng lên và sẽ truyền nhiệt vào trong lòng đất và cho tầng khí quyển bên trên. Nhiệt độ đất tiếp tục tăng dần và đạt cực đại vào lúc 13 giờ. Sau 13 giờ, nhiệt độ của đất bắt đầu giảm. Sự giảm nhiệt độ tiếp diễn suốt ban đêm và trị số cực tiểu quan sát được vào trước khi mặt trời mọc 1- 2 giờ. Thời gian mặt trời mọc trong năm có thay đổi, nên cực tiểu của nhiệt độ đất vào mùa hè thường sớm hơn mùa đông. Trong một ngày đêm, hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất quan sát được gọi là biên độ nhiệt hàng ngày của mặt đất và được tính theo công thức: ∆t = (tmax - tmin) (6) Trong đó: ∆t: biên độ nhiệt độ (oC); tmax: nhiệt độ cao nhất (oC); tmin: nhiệt độ thấp nhất (oC). Biên độ hàng ngày của nhiệt độ đất là yếu tố biến động rất lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Thời gian trong năm: Mùa hè biên độ nhiệt độ lớn hơn so với mùa đông - Vĩ độ địa lý: Vĩ độ càng nhỏ thì biên độ nhiệt độ hàng ngày càng tăng. - Lượng mây: Trên bầu trời lượng mây càng ít thì biên độ nhiệt độ càng cao - Tính chất nhiệt của đất: Đất có nhiệt dung càng lớn thì biên độ nhiệt độ hàng ngày càng nhỏ và đất có tính dẫn nhiệt càng cao thì biên độ nhiệt độ hàng ngày càng thấp. Bảng 3.5. Biến thiên nhiệt độ hàng ngày của một số loại đất, đá tại Huế (oC) Nhiệt độ Đá granit Cát Than bùn Nhiệt độ tối cao (tmax) 34,8 42,3 27,7 Nhiệt độ tối thấp (Tmin) 14,5 7,8 6,3 Biên độ nhiệt độ 20,1 34,5 21,4 Nguồn: Lê Quang Vĩnh (2004) Bảng 3.5 cho thấy, biến thiên nhiệt độ hàng ngày trên mặt đất khác nhau do các loại đất có tính dẫn nhiệt khác nhau. Đá granit là loại đá chắc, dẫn nhiệt tốt; cát là loại đất xốp nên dẫn nhiệt kém hơn; than bùn là loại đất xốp nhưng chứa ẩm nhiều nên dẫn nhiệt tốt hơn cát. Vì vậy đất cát có biên độ nhiệt độ lớn nhất, granit có biên độ nhỏ nhất trong 3 loại. - Màu sắc của đất: Biên độ nhiệt độ của đất sẩm màu lớn hơn biên độ nhiệt độ của đất nhạt màu. - Lớp phủ thực vật: Đất có lớp phủ thực vật, biên độ nhiệt độ bao giờ cũng nhỏ hơn so với đất trơ trụi không có thực vật. - Địa hình và hướng dốc: Các dạng địa hình lồi (đồi, núi) có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn các vùng đất lõm (các vùng đất trũng, thung lũng). Đất của sườn phía Tây biên độ nhiệt độ lớn hơn sườn phía Đông. b) Diễn biến hàng năm của nhiệt độ đất 45 Diễn biến hàng năm của nhiệt độ đất có liên quan với biến thiên hàng năm của năng lượng bức xạ mặt trời. Tại Bắc bán cầu, thời điểm cực đại của nhiệt độ mặt đất xuất hiện vào tháng bảy, tháng tám, còn thời điểm cực tiểu thường vào tháng giêng, tháng hai. Biên độ hàng năm của nhiệt độ đất là hiệu số giữa nhiệt độ trung bình tháng có giá trị lớn nhất và nhiệt độ trung bình tháng có giá trị nhỏ nhất. Vĩ độ địa lý càng tăng thì biên độ nhiệt độ đất hàng năm càng lớn do sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông. Biên độ nhiệt độ mặt đất năm ở vùng xích đạo chỉ vào khoảng 3oC, còn ở vùng cực đới có thể lên tới 70oC. Trị số biên độ nhiệt độ hàng năm của đất còn phụ thuộc vào lớp phủ thực vật. Đất trơ trụi có biên độ nhiệt độ hàng năm lớn hơn đất có che phủ bởi thực vật. Biên độ biến thiên hàng năm cũng như hàng ngày của nhiệt độ đất giảm theo độ sâu, đến một độ sâu nào đó thì nhiệt độ không đổi. Tuỳ theo đặc điểm của đất mà độ sâu có biên độ nhiệt độ không đổi khác nhau. Tại những vùng nhiệt đới, lớp đất có nhiệt độ hàng năm không đổi ở độ sâu 5 - 10 mét, còn ở những vùng vĩ độ trung bình, lớp đất có nhiệt độ hàng năm không đổi ở độ sâu 15 - 20 m. Trên các vùng hồ, biển hay đại dương, bề mặt hoạt động rộng nên lượng nhiệt trao đổi rất lớn giữa các lớp nước, do vậy biến thiên nhiệt độ của mặt nước nhỏ hơn nhiều so với mặt đất. Hình 3.1. Biến thiên nhiệt độ đất feralit trồng cà phê theo chiều sâu tại Tây Hiếu, Nghệ An (Theo Fritland - 1968) c) Những quy luật về sự lan truyền nhiệt độ xuống các tầng đất sâu Nhờ quá trình trao đổi nhiệt giữa các lớp đất, nhiệt độ từ mặt đất được lan truyền xuống các lớp đất sâu. Khả năng truyền nhiệt của mỗi loại đất thường khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều tuân theo những quy luật nhất định. Theo nhiều tác giả, các quy luật lan truyền nhiệt độ đất như sau: 1) Chu kỳ của những biến thiên nhiệt độ không thay đổi theo độ sâu: Chu kỳ biên thiên của nhiệt độ (T) thường thấy là chu kỳ ngày đêm và chu kỳ năm. 2) Biên độ biến thiên của nhiệt độ giảm dần theo độ sâu:. Biên độ nhiệt độ đất ở các độ sâu giảm đi nhanh chóng theo cấp số nhân khi chiều sâu tăng theo cấp số cộng. Có thể tính được biên độ nhiệt độ đất ở bất kỳ độ sâu nào theo công thức: π ∆tz = ∆to.e − z T .K 46 (7) Trong đó: ∆tz: biên độ nhiệt độ ở độ sâu z bất kỳ (oC). ∆to: biên độ nhiệt độ mặt đất (oC). T: chu kỳ biến thiên của nhiệt độ K: hệ số truyền nhiệt độ của đất. Từ công thức trên cho thấy khi độ sâu z tăng thì biên độ nhiệt độ Az giảm đi theo cấp số nhân. Tại một độ sâu nào đó biên độ nhiệt độ sẽ trở nên rất nhỏ hầu như bằng không, những biến thiên nhiệt độ ở đó ngừng hẳn và nhiệt độ không đổi trong suốt chu kỳ T. Các kết quả khảo sát thực tế cho thấy với chu kỳ ngày đêm thì từ độ sâu 100 cm trở đi nhiệt độ đất không thay đổi và ở chu kỳ một năm ứng với độ sâu 15 – 20 m nhiệt độ đất cũng không thay đổi. Kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ cho thấy, đất trồng chè Việt nam có độ sâu nhiệt độ không thay đổi là 80 cm. 3) Thời gian xuất hiện các cực trị của nhiệt độ đất muộn dần theo độ sâu. Các giá trị cực trị (cực đại, cực tiểu) của nhiệt độ ở các độ sâu thay đổi nhưng thời điểm xảy ra nó thì tuân theo quy luật này. Độ muộn - τ (tính theo thời gian) ứng với các lớp đất sâu được tính bằng công thức: z Τ τ= (8) 2 π Κ Trong đó: độ muộn τ là thời gian chậm trễ (giờ hoặc ngày). Đối với những đất có độ dẫn nhiệt khác nhau, thời gian chậm trễ cũng khác nhau. Trung bình các điểm cực đại và cực tiểu hàng ngày, độ sâu lớp đất cứ tăng thêm 10 cm thì chậm đi 2,5 - 3,5 giờ, và các điểm cực đại, cực tiểu hàng năm, độ sâu lớp đất cứ tăng thêm 1m thì chậm đi 20 -30 ngày. Bảng 3.6. Biên độ nhiệt độ ngày đêm của đất trồng chè Phú Hộ - Phú Thọ (oC) Độ sâu Các tháng trong năm (cm) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 0 7,5 4,7 6,2 10,0 15,5 14,8 15,9 8,4 5,4 5,3 4,5 3,8 5 3,1 2,3 2,8 3,7 6,3 6,2 5,3 4,1 3,8 3,1 2,9 2,2 10 1,4 1,6 1,6 2,1 3,5 3,6 3,2 2,5 2,1 1,9 1,8 1,4 15 0,6 0,8 0,7 1,1 2,3 1,8 2,3 1,6 1,4 1,6 0,7 0,6 20 0,1 0,8 0,4 0,8 1,5 1,8 2,1 1,5 0,9 0,6 0,7 0,1 40 0,1 0,1 0,1 0,1 0,9 0,8 1,4 0,1 0,1 0,0 0,1 0,1 80 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Nguồn: Viện nghiên cứu chè (1961) 4) Những độ sâu có độ giảm biên độ nhiệt độ như nhau tỷ lệ với căn bậc hai của những chu kỳ biến thiên. Quy luật này được thể hiện bằng công thức sau: z1 T1 = (9) z2 T2 47 Trong đó z1, z2 là những độ sâu mà các biên độ nhiệt độ (∆t 1, ∆t2) giảm đi cùng một số lần; T1, T2 là những chu kỳ biến thiên. Ví dụ: Nếu ta coi T1 là chu kỳ biến thiên ngày, T2 là chu kỳ biến thiên năm (365 ngày), đưa vào công thức tính ta sẽ có: z1 √1 1 ----- = ----------- = ------- z2 √365 19 Như vậy giả sử biên độ biến thiên hàng ngày giảm đi 2 lần ở độ sâu z1 = 10 cm, thì ở biến thiên hàng năm sự giảm biên độ 2 lần xảy ra tại độ sâu z2 = 190 cm. 1.4. Những biện pháp kỹ thuật điều chỉnh chế độ nhiệt của đất a) Những biện pháp kỹ thuật giữ và tăng nhiệt độ đất trong mùa đông Trong mùa đông, ở vùng duyên hải miền Trung và miền Bắc thường bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đồng thời năng lượng bức xạ mặt trời nhận được thấp nên nhiệt độ đất thường bị giảm xuống. Để giữ nhiệt hoặc làm tăng nhiệt độ đất cần ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật sau: - Cải thiện thành phần cơ giới và kết cấu của đất: Làm tăng tỷ lệ cát trong đất, giảm tỷ lệ sét làm giảm nhiệt dung của đất, khi đó chỉ cần cung cấp một lượng nhiệt nhỏ từ bức xạ mặt trời thì nhiệt độ đất đã tăng. Xới xáo kết hợp với bón phân hữu cơ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí cũng làm giảm nhiệt dung và độ dẫn nhiệt của đất. Do độ dẫn nhiệt giảm nên đất giữ nhiệt tốt. - Dùng vật che phủ mặt đất: Trong mùa đông có thể dùng rơm rạ, cỏ khô che phủ lên mặt đất để hạn chế bức xạ sóng dài của mặt đất vào ban đêm. Cũng có thể dùng các chất xẩm màu như tro, bồ hóng rải lên mặt đất để tăng khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời vào ban ngày để tăng nhiệt độ của đất. - Giữ nước hoặc tưới nước cho cây trồng: Đối với cây trồng cạn, tưới nước để tăng độ ẩm đất. Đối với các ruộng lúa nước nên giữ nước ở mức độ thích hợp để tăng nhiệt dung nhằm làm tăng khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt cho đất. - Trồng cây theo luống, theo hàng, có tác dụng tăng được lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống đất, làm tăng nhiệt độ của đất (bảng 3.7.).. Như vậy ở tất cả các độ sâu, nhiệt độ đất ở nơi có đánh luống đều cao hơn so với không đánh luống. - Trồng cây theo hướng Bắc Nam: Cây trồng nhận được ánh sáng đồng đều, không bị che chắn bởi các cây trồng trong cùng một hàng. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc làm luống tới nhiệt độ đất Trạng thái của đất Nhiệt độ đất ở các độ sâu (oC) 5 cm 10 cm 15 cm 20 cm Không đánh luống 14,9 13,1 12,0 11,2 Đánh luống 17,0 15,9 14,1 14,1 48 - Xác định thời vụ trồng thích hợp bảo đảm được nhiệt độ cần thiết cho từng loại cây, nhất là thời điểm gieo trồng vụ đông xuân. b) Những biện pháp kỹ thuật làm giảm nhiệt độ đất trong mùa hè - Cải tạo tính chất vật lý của đất như thành phần cơ giới, kết cấu đất: Để làm giảm nhiệt độ đất trong mùa hè cần làm tăng nhiệt dung và độ dẫn nhiệt của đất. Ở các vùng đất cát hoặc pha cát như vùng đất bạc màu, vùng đất cát ven biển... vào những ngày thời tiết khô nóng (gió Lào) nhiệt độ đất lên rất cao. Nếu cải tạo đất bằng cách cày sâu dần, tưới nước phù sa để tăng hàm lượng sét thì nhiệt độ đất sẽ không tăng quá cao. - Che tủ đất: Có thể dùng rơm rạ, cỏ khô, cành cây, lá cây... phủ trên mặt đất hoặc quanh các gốc cây để giảm bớt năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất. Làm giàn che ở các vườn ươm vừa có tác dụng che nắng cho cây con lại vừa hạn chế được các yếu tố bất lợi khác như gió khô nóng, mưa lớn ... - Dùng thực vật che phủ: Trồng các cây sinh trưởng nhanh, có tàn che lớn như keo dậu (Leucaena sp.), muồng hoa vàng (Crotalaria sp.), cốt khí (Tephrosia candida)vv...che phủ mặt đất cũng có tác dụng hạn chế được nhiệt độ cao trong mùa hè. - Tưới nước cho cây trồng: Đất được tưới nước khi có nhiệt độ cao sẽ bốc hơi mạnh. Do quá trình bốc hơi lấy nhiệt từ mặt đất, nhờ đó nhiệt độ đất sẽ được giảm đi. Đối với các loại cây trồng cạn, việc tưới nước còn cung cấp cho cây đủ ẩm, đáp ứng nhu cầu thoát hơi nước để điều hoà thân nhiệt của cây. - Các biện pháp kỹ thuật làm đất thích hợp cũng có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đất: Xới xáo kết hợp bón phân hữu cơ làm cho đất tơi xốp tăng độ thấm nước của đất cũng hạn chế khả năng tăng nhiệt độ của mặt đất. San phẳng mặt ruộng để làm giảm diện tích tiếp xúc của mặt đất với bức xạ mặt trời và tăng cường phản xạ sóng ngắn cũng giảm được nguồn năng lượng hấp thu. 2. CHÊ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÔNG KHÍ 2.1. Quá trình nóng lên và lạnh đi của không khí Người ta nhận thấy rằng khi mặt đất hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời thì được chuyển hoá thành nhiệt năng làm cho nó nóng lên. Một phần nhiệt lượng của mặt đất sẽ truyền vào các lớp đất sâu, còn phần lớn truyền cho các lớp khí quyển bên trên nó. Tính trung bình bề mặt đất truyền vào không khí 37% năng lượng bức xạ mà nó hấp thu được. Riêng bề mặt cát truyền cho khí quyển 43%, mặt nước 0,4% lượng nhiệt của nó. Quá trình trao đổi nhiệt giữa mặt đất và không khí diễn ra liên tục suốt ngày đêm. Vào ban ngày mặt đất nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời nên nhiệt độ tăng cao vì vậy nó nhường nhiệt cho khí quyển. Còn vào ban đêm mặt đất bức xạ mạnh, cân bằng nhiệt thường có giá trị âm. Mặt đất mất nhiệt dần dần và có nhiệt độ thấp hơn khí quyển, lúc này khí quyển lại bức xạ ngược cho nó. Sự truyền nhiệt từ đất cho không khí có thể xảy ra bằng các phương thức khác nhau: a) Phương thức dẫn nhiệt phân tử Dẫn nhiệt phân tử là sự truyền nhiệt từ những phân tử có nhiệt độ cao sang những phân tử có nhiệt độ thấp hơn. Các phần tử đất nhận năng lượng từ bức xạ mặt trời nóng lên, không khí sát mặt đất khi hấp thu nhiệt từ đất sẽ nóng lên và truyền nhiệt cho các phần tử không khí bên trên. Do hệ số dẫn nhiệt của không khí rất nhỏ ( λ = 0,00005), nên dt Q1 = - λ . ----- dz 49 sự truyền nhiệt xảy ra chậm và chỉ có lớp không khí mỏng gần mặt đất được nóng lên. Lượng nhiệt truyền theo hình thức này được tính theo công thức: (10) Trong đó: dt/dz là gradient nhiệt độ của lớp không khí được dẫn nhiệt phân tử. b) Phương thức truyền nhiệt đối lưu Đây là phương thức truyền nhiệt nhờ quá trình đối lưu không khí. Phương thức này xảy ra khi mặt đất bị đốt nóng, không khí tiếp giáp vớí nó sẽ nóng lên nhanh và trở nên nhẹ hơn bốc lên cao. Theo quy luật tự nhiên, không khí ở lớp bên trên có nhiệt độ thấp hơn, có áp suất cao hơn nên chuyển động đi xuống chiếm chỗ của khối không khí nóng. Quá trình diễn ra liên tục, khối không khí mới tiếp tục bị đốt nóng và lại bốc lên cao. Cứ như vậy tạo thành dòng không khí liên tục đi lên và đi xuống theo phương thẳng đứng. Dòng đối lưu có vai trò rất lớn trong quá trình trao đổi nhiệt giữa mặt đất và khí quyển theo chiều hướng làm giảm nhiệt độ mặt đất và làm tăng nhiệt độ không khí. Hiện tượng đối lưu nhiệt thường diễn ra mạnh trên đất liền vào ban ngày và trên bề mặt biển vào ban đêm. c) Phương thức truyền nhiệt loạn lưu Do đặc điểm bề mặt trái đất, ở các vùng khác nhau thường không giống nhau về màu sắc, địa hình, lớp phủ thực vật..., nên có nơi nhận được nhiều nhiệt, có nơi nhận được ít nhiệt hơn.. Không khí tiếp xúc với mặt đất cũng nhận được nhiệt nơi nhiều, nơi ít dẫn tới chênh lệch về áp suất không khí giữa các vùng. Không khí sẽ di chuyển từ nơi có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp hơn. Nhờ đó nhiệt được truyền theo các dòng không khí theo phương nằm ngang từ nơi này đến nơi khác. Loạn lưu là sự chuyển động không có trật tự của từng khối không khí nhỏ riêng biệt. Khi không khí chuyển động trên bề mặt không bằng phẳng, do ma sát sẽ xuất hiện các xoáy nhỏ di chuyển theo nhiều hướng khác nhau và gây ra sự loạn lưu của không khí. Loạn lưu có ý nghĩa đặc biệt lớn trong sự chuyển vận nhiệt từ đất vào không khí. Nhờ nó mà lượng nhiệt được truyền vào không khí khá hiệu quả và đồng đều ở các độ cao khác nhau. d) Phương thức truyền nhiệt nhờ bức xạ nhiệt Ban ngày, mặt đất hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời nóng lên. Do có nhiệt độ cao nên mặt đất lại phát sinh bức xạ sóng dài truyền vào khí quyển. Độ dài bước sóng bức xạ mặt đất phụ thuộc vào nhiệt độ tuân theo định luật Wien. Biểu thức Wien có dạng : λmax = b/T (11) Trong đó: b là hằng số Wien, b = 2,886.10-3 mm.độ. Năng lượng bức xạ nhiệt tỷ lệ thuận với lũy thừa bậc 4 của nhiệt độ tuyệt đối (xem chương 1) Eđ = δ.σ.T4 (12) Trong đó: 50 σ là hằng số Stefan-Boltzmann, σ = 0,826.10-10 [cal/cm2/phút.độ-4]; nhiệt độ của vật (0K). Các lớp không khí dưới thấp hấp thu bức xạ sóng dài và phản xạ sóng ngắn từ mặt đất vào ban ngày để nóng lên, sau đó đến lượt chúng lại phát xạ và làm nóng các lớp lân cận, cứ như vậy sự nóng lên sẽ lan dần đến những lớp cao hơn. Trong thời kỳ lạnh đi của mặt đất, dòng bức xạ nghịch hướng từ những lớp không khí trên cao xuống mặt đất bổ sung năng lượng cho mặt đất. Quá trình này thường xảy ra mạnh vào ban đêm khi quá trình loạn lưu yếu, nhiệt độ không khí ở các lớp trên cao nóng hơn ở các lớp dưới thấp (nghịch nhiệt). e) Phương thức truyền nhiệt nhờ tiềm nhiệt bốc hơi Để bốc hơi một gam nước cần cung cấp khoảng 600 calo, ngược lại, khi ngưng kết một gam hơi nước cũng sẽ tỏa ra một lượng nhiệt tương tự. Vì vậy khi nước bốc hơi từ mặt đất và được ngưng kết ở các lớp trên cao thì bản thân chúng đã tham gia vào quá trình truyền nhiệt cho khí quyển. Phương thức truyền nhiệt này được gọi là truyền nhiệt nhờ tiềm nhiệt bốc hơi. Trong tất cả các phương thức truyền nhiệt, phương thức đối lưu và loạn lưu là quan trọng nhất. Người ta nhận thấy rằng truyền nhiệt đối lưu và loạn lưu lớn gấp 125 lần truyền nhiệt bằng bức xạ và gấp 500.000 lần bằng dẫn nhiệt phân tử. Như vậy, nhờ những quá trình trao đổi nhiệt giữa mặt đất và khí quyển làm cho nhiệt độ mặt đất luôn luôn thay đổi và cũng nhờ nó mà nhiệt độ không khí trên mặt đất được điều hòa trên quy mô toàn cầu. 2.2. Sự biến thiên của nhiệt độ không khí a) Biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí Sự dao động của nhiệt độ không khí về cơ bản cũng giống như những dao động nhiệt độ trong đất. Theo độ cao của cột không khí, càng xa mặt đất thì nhiệt độ biến thiên càng nhỏ dần, thời điểm xảy ra các cực đại và cực tiểu cũng càng chậm dần. Diễn biến hàng ngày của nhiệt độ không khí là một dao động đơn giản với một cực đại xảy ra lúc 13 – 14 giờ và một cực tiểu xảy ra trước khi mặt trời mọc. Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí luôn nhỏ hơn biên độ hàng ngày của nhiệt độ mặt đất và phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây: - Phụ thuộc vào vĩ độ địa lý: Biên độ nhiệt độ giảm khi vĩ độ tăng. Biên độ nhiệt độ lớn nhất quan sát thấy tại các vĩ độ cận nhiệt đới (khoảng 20 – 25 oC) tại các sa mạc, còn biên độ nhiệt độ nhỏ nhất quan sát thấy tại các vùng cực đới. Trung bình biên độ nhiệt độ ngày tại các vùng nội chí tuyến là 10 - 12oC, vùng ôn đới 8 – 9oC, vùng cực đới 3 – 4oC. - Phụ thuộc vào mùa trong năm: Tại các vùng cực đới vào mùa đông, biến thiên hàng ngày mất hẳn, còn vào mùa hè thì rất nhỏ. Ngược lại, vào mùa xuân và mùa thu biến đổi nhiệt độ ở vùng này có biên độ lớn nhất. Tại những vĩ độ ôn đới, biên độ nhỏ nhất thường thấy vào mùa đông (2 – 4oC), lớn nhất vào đầu mùa hè (8-12oC). Tại các vĩ độ nhiệt đới, nhiệt độ biến thiên hàng ngày rất ít trong năm. - Phụ thuộc vào địa hình: dạng địa hình lồi (đồi, núi) biên độ biến thiên hàng ngày nhỏ, còn địa hình lõm (vùng trũng, thung lũng) biên độ nhiệt độ hàng ngày cao hơn. Nguyên nhân là do ở địa hình lồi, bề mặt tiếp giáp giữa đất và không khí nhỏ, tại đó sự trao đổi tự do của các lớp không khí trên cao và dưới thấp khá lớn. Ban ngày, những đám không khí mới, chưa được sấy nóng đưa tới làm cho không khí mát mẻ. Còn ban đêm không khí lạnh nặng hơn, trượt theo sườn núi chảy xuống. Ở trên cao, không khí nóng hơn dồn tới rồi được làm lạnh và nhập vào dòng chảy xuống tạo thành một vòng khép kín. Còn ở địa hình lõm, thấp 51 thì ban ngày không khí nóng lên nhanh hơn do mặt đất truyền nhiệt tới. Vì địa hình trũng khuất nên không khí ít được thay đổi. Ban đêm thì không khí lạnh từ sườn núi tràn xuống, nhiệt độ giảm nhanh nên biên độ nhiệt độ ngày đêm rất cao. - Phụ thuộc vào đặc điểm của mặt đệm: mặt đệm thường là mặt đất, mặt nước, thực bì... Sự khác nhau về đặc tính của mặt đệm có ảnh hưởng nhiều đến biên độ hàng ngày của nhiệt độ không khí. Biên độ hàng ngày trên mặt nước nhỏ hơn trên đất liền do mặt đất hấp thu nhiều nhiệt hơn mặt nước, hơn nữa trên mặt nước bằng phẳng, không có chướng ngại vật, tốc độ gió thường khá lớn. Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí trên đất cát lớn hơn trên đất sét, trên đất sẫm màu và đất đã được xới xáo lớn hơn trên đất màu nhạt và không được xới xáo. Trên đất có lớp phủ thực vật biên độ nhiệt độ của không khí bao giờ cũng nhỏ hơn trên đất không có lớp phủ thực vật. - Vị trí tương đối giữa biển và lục địa: Càng xa biển, càng vào sâu trong đất liền thì biên độ nhiệt độ ngày đêm càng tăng lên. Bảng 3.8. Biến thiên nhiệt độ ngày theo khoảng cách từ bờ biển Khoảng cách từ Biên độ nhiệt độ ngày của các tháng (oC) bờ biển (km) Tháng I Tháng IV Tháng VII Tháng X 0 5,5 5,0 5,8 6,3 50 6,2 5,7 6,2 6,6 100 6,6 6,3 6,7 7,3 200 7,0 7,0 7,7 8,6 300 7,0 7,4 8,1 9,0 Nguồn: Viện Khí tượng thủy văn (1990) - Phụ thuộc vào lượng mây trên bầu trời: Trong những ngày nhiều mây biên độ nhiệt độ không khí nhỏ hơn so với những ngày quang mây. Mây nhiều vào ban ngày sẽ giữ lại lượng bức xạ và phản xạ của mặt đất nhiều hơn, vào ban đêm sẽ giữ lại phát xạ sóng dài của mặt đất, hạn chế sự mất nhiệt. - Phụ thuộc vào độ cao so với mực nước biển: Độ cao càng tăng thì biên độ càng giảm và thời gian xảy ra cực đại, cực tiểu càng chậm lại. b) Diễn biến hàng năm của nhiệt độ không khí Trên lục địa, hàng năm cực đại của nhiệt độ không khí quan sát thấy vào tháng bảy, cực tiểu vào tháng giêng. Trên đại dương và các miền duyên hải của lục địa, cực đại xảy ra vào tháng tám, còn cực tiểu xảy ra vào tháng hai, tháng ba. Biến thiên hàng năm của nhiệt độ không khí phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Vĩ độ địa lý: Vĩ độ địa lý càng tăng thì biên độ nhiệt độ càng tăng do các vùng vĩ độ cao chênh lệch cân bằng nhiệt giữa mùa đông và mùa hè khác nhau. Chênh lệch này đạt trị số lớn nhất ở các vĩ độ cực đới. Trị số nhỏ nhất của biên độ hàng năm quan sát thấy tại vùng xích đạo, là nơi lượng nhiệt bức xạ mặt trời quanh năm hầu như không thay đổi. Trên trái đất, có thể phân biệt 4 kiểu biến thiên nhiệt độ hàng năm sau đây: * Kiểu xích đạo: nhiệt độ biến thiên kép, một năm có 2 cực đại vào dịp xuân phân (21/3) và thu phân (23/9), 2 cực tiểu vào dịp hạ chí (22/6) và đông chí (22/12). Biên độ nhiệt độ nhỏ: trên lục địa từ 6 - 100C, trên mặt biển 10C, vùng duyên hải 1 - 30C. 52 * Kiểu nhiệt đới: nhiệt độ biến thiên kiểu đơn, một năm có 1 cực đại xuất hiện vào sau ngày hạ chí (22/6) và 1 cực tiểu xuất hiện sau ngày đông chí (22/12). Biên độ nhiệt độ ở lục địa từ 10 - 200C, ở đại dương khoảng 50C. * Kiểu ôn đới: tương tự như kiểu nhiệt đới nhưng các giá trị cực trị thường đến muộn hơn. Cực đại nhiệt độ thường xảy ra vào tháng 7, cực tiểu xảy ra vào tháng 1 ở lục địa. trên đại dương, cực đại nhiệt độ quan sát thấy vào đầu tháng 8, cực tiểu vào tháng 2. Biên độ nhiệt độ khá cao vì cực tiểu thường khá thấp, ở lục địa 20 - 400C, trên đại dương 10 - 200C. * Kiểu cực đới và cận cực đới: hàng năm có mủa đông kéo dài 8 -9 tháng, mùa hè mát mẻ và ngắn. Biên độ nhiệt độ rất cao, ở đất liền biên độ 65 -75 0C, vùng duyên hải biên độ nhiệt độ 25 - 400C, trên đại dương 20 - 300C - Đặc điểm của mặt đệm: Trên mặt biển, biến thiên hàng năm của nhiệt độ nhỏ, càng xa bờ biển vào sâu trong lục địa biên độ càng tăng lên. Ở các vùng cực đới, trên đất liền biên độ nhiệt độ hàng năm lên tới 65oC, vùng bờ biển vào khoảng 25 – 40oC. Biên độ hàng năm nhỏ nhất quan sát thấy ở xích đạo 6 – 10oC trên đất liền và 1-3oC ở vùng ven biển. - Độ cao so với mực nước biển: Độ cao càng tăng thì biên độ càng giảm - Lượng mây và mưa: Mây và mưa nhiều thì biên độ nhiệt độ nhỏ hơn so với trời quang mây và ít mưa c) Biến thiên của nhiệt độ không khí theo phương thẳng đứng Sự biến thiên của nhiệt độ không khí theo độ cao được đặc trưng bằng gradien nhiệt độ thẳng đứng, ký hiệu là γ . Trị số của gradien nhiệt độ thẳng đứng được biểu thị bằng biến thiên của nhiệt độ ứng với 100 m độ cao (lấy với dấu âm), nghĩa là: t −t γ = − c t = − ∆t o (13) zc − zt 100 m Trong đó: tc là nhiệt độ ứng vởi độ cao zc, và tt là nhiệt độ ứng với độ cao zt (tính theo khoảng cách hàng trăm mét độ cao trong tầng đối lưu của khí quyển). Nếu tc< tt tức là nhiệt độ giảm theo độ cao thì gradien nhiệt độ thẳng đứng có giá trị dương ( γ >0). Nếu tc>tt nghĩa là nhiệt độ sẽ tăng theo độ cao thì gradien nhiệt độ thẳng đứng có giá trị âm ( γ Là quá trình đoạn nhiệt xảy ra đối với không khí khô hoặc chưa bão hòa hơi nước. Khi không khí bốc lên cao, do càng đi lên không khí càng thưa loãng (áp suất thấp) nên khối không khí bị giản nở thể tích. Công giản nở cần nhiệt lượng vì vậy khối không khí bị giảm nhiệt độ. Khi đi xuống do áp suất tăng dần, khối không khí bị nén lại, các ngoại lực tác động sinh công làm tăng năng lượng nội tại, vì thế nhiệt độ của khối không khí tăng lên. Độ biến thiên nhiệt độ trong quá trình đoạn nhiệt khô gọi là gradient đoạn nhiệt khô (ký hiệu là γ a ). Thông thường gradien đoạn nhiệt khô có trị số: ± γ a ≈ 1oC/100 m Khi khối không khí thăng gradiant mang dấu âm biểu thị nhiệt dộ giảm dần, khi không khí giáng gradient mang dấu dương biểu thị nhiệt độ tăng dần khi khối không khí đi xuống. b) Quá trình đoạn nhiệt ẩm Là quá trình đoạn nhiệt xảy ra đối với không khí ẩm hoặc không khí đã bão hòa hơi nước. Nguyên nhân gây ra biến thiên nhiệt độ là do khi khối không khí thăng hoặc giáng đã xảy ra quá trình đoạn nhiệt tương tự như đối với khối không khí khô, tuy nhiên trị số gradient nhiệt độ thường nhỏ hơn. Quá trình đoạn nhiệt ẩm thường kèm theo hiện tượng ngưng kết hơi nước nên nhiệt độ thay đổi ít hơn. Trị số của gradien đoạn nhiệt ẩm vào khoảng 0,5 oC/100 m. 2.4. Những chỉ tiêu đánh giá nhiệt độ không khí Trong nông nghiệp, khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đối với các quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng người ta thường dùng những chỉ tiêu sau đây: a) Nhiệt độ trung bình Người ta thường phân biệt 2 chỉ tiêu nhiệt độ trung bình là nhiệt độ trung bình ngày và nhiệt độ trung bình một giai đoạn khí hậu. - Nhiệt độ trung bình ngày là giá trị trung bình của nhiệt độ ở các lần quan trắc được trong ngày. Để có được giá trị nhiệt độ ứng với số lần quan trắc trong ngày, người ta dùng nhiệt kế khí tượng (nhiệt kế thường) để quan trắc và tuân theo quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt của Tổng cục khí tượng thủy văn. Nhiệt độ trung bình ngày được tính theo công thức: (t1 + t2 + t3 + t4) t ngay = -------------------- (14) 4 Trong đó: t ngay : Nhiệt độ trung bình ngày (oC) t1, t2, t3, t4: Giá trị nhiệt độ quan trắc vào 4 thời điểm 1h, 7h, 13h và 19h (oC) (Quy phạm quan trắc - 1994) Đối với các trạm khí tượng tự động, số lần quan trắc trong ngày được tự động ghi lại ở các thời điểm chẵn giờ (24 lần trong ngày), vì vậy nhiệt độ trung bình ngày là trung bình cộng của nhiệt độ ở 24 thời điểm quan trắc. - Nhiệt độ trung bình một giai đoạn khí hậu là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ trung bình các ngày trong giai đoạn khí hậu đó. Giai đoạn khí hậu là một khoảng thời gian dài ngắn khác nhau tùy mục đích nghiên cứu cụ thể. Trong nghiên cứu nông nghiệp, giai đoạn khí hậu thường là tuần (10 ngày), tháng, năm, quý (3 tháng), thế kỷ (100 năm) hoặc 54 một giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, một vụ sản xuất... Nhiệt độ trung bình của một tháng (nếu giai đoạn khí hậu là tháng) được tính bằng công thức sau: t1 +t 2 +t 3 +... +t 30 t tha ′ng = (15) 30 Trong đó: t tha ′ng : Nhiệt độ trung bình tháng (oC) t1, t 2, t 3 ...t 30 : Nhiệt độ trung bình các ngày trong tháng (oC) - Tương tự như vậy, nhiệt độ trung bình năm (nếu năm là giai đoạn khí hậu) là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ trung bình các tháng trong năm, được tính theo công thức: t1 + 2 + 3 + + 12 t t ... t t nam = ( 12 (16) Trong đó: t nam : Nhiệt độ trung bình năm (oC) ( t1, t 2, t 3... t12 : Nhiệt độ trung bình của tháng 1,2,3... cho đến tháng 12 (oC). Công thức tổng quát tính nhiệt độ trung bình của một gai đoạn khí hậu như sau: Σ ti t = ------ (17) n ti : nhiệt độ trung bình ngày thứ i, n số ngày của giai đoạn khí hậu đó (oC). b) Nhiệt độ tối cao Nhiệt độ tối cao có 4 loại: nhiệt độ tối cao trong ngày, tối cao tuyệt đối, nhiệt độ tối cao trung bình của một giai đoạn khí hậu và nhiệt độ tối cao sinh vật học. - Nhiệt độ tối cao trong ngày là nhiệt độ cao nhất quan trắc được trong ngày. Thông thường vào khoảng 13h - 14h hàng ngày nhiệt độ không khí sẽ đạt giá trị cao nhất. - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong một giai đoạn khí hậu là giá trị nhiệt độ cao nhất đã từng xảy ra và quan trắc được trong giai đoạn khí hậu đó. Ví dụ, nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở một số nơi như sau: Để xác định nhiệt độ cao nhất ở các kỳ quan trắc, người ta sử dụng nhiệt kế tối cao. Từ các số liệu quan trắc được hàng ngày người ta có thể tìm được các giá trị nhiệt độ tối cao trong tháng, trong năm hoặc trong một giai đoạn sinh trưởng bất kỳ của cây trồng. Bảng 3.9. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối các tháng mùa nóng và năm (0C) Địa phương Tháng Năm IV V VI VII VIII IX Điện Biên 38,5 38,6 37,9 36,0 35,2 35,0 38,6 Hà Nội 38,5 42,8 40,4 40,0 39,0 37,1 42,8 Vinh 39,9 41,1 42,1 41,1 39,5 39,4 42,1 Đồng Hới 41,2 42,2 41,8 40,9 41,5 40,9 42,2 Huế 40,0 41,3 40,7 39,8 39,4 38,2 41,3 Nha trang 35,9 38,5 39,5 39,0 39,5 38,3 39,5 Buôn Mê Thuột 39,4 37,0 35,1 32,1 34,6 31,5 39,4 TP HCM 40,0 39,0 37,5 35,2 35,0 35,3 40,0 55 Nguồn: Chương trình 42A - viện KTTV (1989), giai đoạn khí hậu 1958 -1985 - Nhiệt độ tối cao trung bình của một giai đoạn khí hậu là trung bình cộng các giá trị nhiệt độ tối cao ngày trong giai đoạn khí hậu đó. Nhiệt độ tối cao trung bình tháng (giai đoạn khí hậu là tháng) được tính bằng công thức: t max1 +t max2 +t max3 + +t max30 ... t maxtha ′ng = (18) 30 Trong đó: t maxtha ′ng : Nhiệt độ tối cao trung bình tháng (oC) t max1...t max30 Nhiệt độ tối cao của các ngày từ mồng 1 đến ngày 30 (oC). Nhiệt độ tối cao trung bình năm là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ tối cao trung bình các tháng trong năm: t maxI +t maxII + t maxIII +... + t maxXII (19) t maxnam = ( 12 Trong đó: t maxnam : Nhiệt độ tối cao trung bình năm (oC) ( t maxI ...t maxXII : Nhiệt độ tối cao trung bình từ tháng I đến tháng XII (oC). - Nhiệt độ tối cao sinh vật học thường được xác định cho một giai đoạn sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Nhiệt độ tối cao sinh vật học là nhiệt độ cao nhất mà tại đó các hoạt động sống của sinh vật bị ngừng lại. Hầu hết ở các loại cây trồng nhiệt độ tối cao sinh vật học vào khoảng 45 – 55oC. Nhiệt độ cao xúc tiến quá trình thoát hơi nước bề mặt lá, nếu trong điều kiện hạn hán kéo dài, cây trồng bị thiếu nước dẫn đến khô héo và chết. Nhiệt độ cao làm tăng quá trình hô hấp của thực vật, làm giảm khả năng tích lũy chất dinh dưỡng ở trong cây dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm bị suy giảm. Nhiệt độ cao còn ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của thực vật dẫn đến tỷ lệ đậu quả, kết hạt thấp. c) Nhiệt độ tối thấp Tương tự như khái niệm về nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp có 4 loại: - Nhiệt độ tối thấp trong ngày là nhiệt độ thấp nhất quan trắc được trong ngày. Thông thường vào khoảng 4 - 5 giờ hàng ngày nhiệt độ không khí sẽ đạt giá trị thấp nhất. - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trong một giai đoạn khí hậu là giá trị nhiệt độ thấp nhất đã từng xảy ra và quan trắc được trong giai đoạn khí hậu đó. Ví dụ, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở một số nơi như sau: Bảng 3.10. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối các tháng mùa lạnh và năm (0C) Địa phương Tháng Năm X XI XII I II III Điện Biên 7,7 4,0 0,4 -0,4 4,8 6,6 -0,4 Hà Nội 12,4 6,8 5,1 2,7 5,0 8,5 2,7 Vinh 14,3 8,4 5,4 4,0 7,3 9,5 4,0 Đồng Hới 14,6 12,3 7,8 7,7 8,0 10,5 7,7 Huế 16,9 12,9 11,1 8,8 11,0 12,0 8,8 Nha trang 18,8 16,9 15,1 14,6 14,6 16,4 14,6 Buôn Mê Thuột 14,9 10,7 7,4 9,1 12,0 12,3 7,4 TP HCM 16,5 15,9 13,9 13,8 16,0 17,4 13,8 56 Nguồn: Chương trình 42A - viện KTTV (1989), giai đoạn khí hậu 1958 -1985 Để xác định nhiệt độ thấp nhất ở các kỳ quan trắc, người ta sử dụng nhiệt kế tối thấp. Từ các số liệu quan trắc được hàng ngày người ta có thể tìm được các giá trị nhiệt độ tối thấp trong tháng, trong năm hoặc trong một giai đoạn sinh trưởng bất kỳ của cây trồng. - Nhiệt độ tối thấp trung bình của một giai đoạn khí hậu là trung bình cộng các giá trị nhiệt độ tối thấp ngày trong giai đoạn khí hậu đó. Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng (giai đoạn khí hậu là tháng) là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ tối thấp các ngày trong tháng đó. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ tối thấp trung bình các tháng trong năm. Cách thức tính các loại nhiệt độ tối thấp trung bình cũng tương tự như ở nhiệt độ tối cao trung bình. - Nhiệt độ tối thấp sinh vật học thường được xác định cho một giai đoạn sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Nhiệt độ tối thấp sinh vật học là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó sinh vật ngừng sinh trưởng, các hoạt động sống của nó cũng bị ngừng lại. Nhiệt độ thấp làm cho hàm lượng nước trong nguyên sinh chất của tế bào thực vật bị giảm đi, nồng độ dịch bào tăng lên, quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây bị cản trở, ảnh hưởng xấu tới các quá trình sinh lý khác. Nếu nhiệt độ không khí xuống dưới 0oC, nước trong gian bào bị đóng băng lại, gây nên hiện tượng co nguyên sinh và biến dạng tế bào chất, cây dễ bị chết. Nhiệt độ tối thấp sinh vật học ở mỗi loại cây trồng khác nhau tùy theo nguồn gốc hoặc điều kiện sống mà chúng đã thích nghi. Ví dụ ở vùng ôn đới, các loại lúa mì mạch sống được ở nhiệt độ - 8oC đến – 10oC trong khi đó ở các vùng nhiệt đới khi nhiệt độ hạ xuống 3 – 4oC nhiều loại cây ngũ cốc đã bị chết. Nhiệt độ tối thấp sinh vật học còn thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Ví dụ theo nhiều tác giả, nhiệt độ tối thấp sinh vật học của cây lúa ở giai đoạn gieo - 3 lá là 10 - 14oC, giai đoạn trổ bông là 20 – 22oC. Đối với cây ngô, giai đoạn từ gieo đến mọc của một số giống là 13 – 14oC, giai đoạn phun râu, trổ cờ là 16 – 17oC. Nhìn chung nhiều loại cây trồng ở thời kỳ cây con và thời kỳ cây ra hoa khả năng chịu rét kém và đòi hỏi nhiệt độ tối thấp sinh vật học khá cao. Nếu vào những thời kỳ này cây gặp rét kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. d) Tổng nhiệt độ trung bình Tổng nhiệt độ còn gọi là tích ôn, với ý nghĩa là nhiệt độ tích lũy của một giai đoạn khí hậu. Người ta phân biệt 3 loại tổng nhiệt độ theo ý nghĩa của chúng: tổng nhiệt độ trung bình, tổng nhiệt độ hoạt động và tổng nhiệt độ hữu hiệu.. Tổng nhiệt độ trung bình được tính theo công thức: ATS = t1 + t2 + ti + … + tn (20) Trong đó: ATS: Tổng nhiệt độ trung bình (oC) t1, t 2 , t 3 ...t n : Nhiệt độ trung bình của các ngày trong giai đoạn khí hậu (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ n.). Hoặc có thể viết tổng quát công thức tính tổng nhiệt độ trung bình như sau: ATS = Σ t (21) Trong đó: ATS: Tổng nhiệt độ trung bình (oC) 57 t : Nhiệt độ trung bình ngày của giai đoạn (oC) n: Số ngày của giai đoạn Tổng nhiệt độ trung bình là chỉ tiêu dùng để đánh giá tiềm năng nhiệt của một vùng khí hậu và đuợc sử dụng trong phân vùng khí hậu. Người ta phân chia tổng nhiệt độ trung bình tiềm năng theo các mức sau: Vùng có ATS < 7000oC: Vùng ít nóng Vùng có ATS từ 7000oC – 8000oC: Vùng nóng vừa Vùng có ATS từ 8000oC – 9000oC: Vùng nóng Tổng nhiệt độ trung bình còn được tính cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng hoặc cho cả thời kỳ sinh trưởng của chúng, ví dụ: Lúa xuân: ATS = 3300oC – 3500oC Lúa hè thu: ATS = 3400oC – 3600oC Khoai tây: ATS = 1400oC – 2000oC Căn cứ vào tổng nhiệt độ trung bình tiềm năng và tổng nhiệt độ trung bình của các loại cây trồng có thể tính được cơ cấu mùa vụ ở mỗi vùng. Ví dụ: Vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ có tổng nhiệt độ tiềm năng trên 9000 oC nên có thể bố trí 3 vụ trong năm Lúa xuân Lúa hè thu Rau màu thu đông (3300 – 3500oC) (3400 - 3600oC) (1700 – 1900oC) e) Tổng nhiệt độ hoạt động Trong một giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào đó, sinh vật thường chỉ hoạt động trong khoảng từ nhiệt độ tối thấp sinh vật học đến nhiệt độ tối cao sinh vật học. Tổng nhiệt độ hoạt động là một chỉ tiêu phản ảnh nhu cầu tích ôn hoạt động của sinh vật trong giai đọan sinh trưởng, phát triển đó. Tổng nhiệt độ hoạt động được tính theo công thức sau: (22) AcTS = Σ(tminSVH < t i < tmaxSVH ) Trong đó: AcTS: Tổng nhiệt độ hoạt động (oC) tminSVH: Nhiệt độ tối thấp sinh vật học của giai đoạn sinh trưởng, phát triển (oC). t i : Nhiệt độ trung bình ngày thứ i của giai đoạn đó (i = 1,2 ,3 .... n) (oC) t maxSVH: Nhiệt độ tối cao sinh vật học của giai đoạn sinh trưởng, phát triển (oC). g) Tổng nhiệt độ hữu hiệu Tổng nhiệt độ hữu hiệu là tổng số phần nhiệt độ có hiệu quả đối với sinh trưởng, phát triển của sinh vật và được tính theo công thức: ETS = Σ( t i - b) (23) Trong đó: ETS: Tổng nhiệt độ hữu hiệu (oC) t i : Nhiệt độ trung bình ngày thứ i, (i = 1,2 ,3 .... n) (oC) n: Số ngày của giai đoạn sinh trưởng, phát triển b: Nhiệt độ tối thấp hoặc tối cao sinh vật học (oC). 58 Trong 3 loại tổng nhiệt độ nêu trên, đối với sinh vật, tổng nhiệt độ hữu hiệu là chỉ tiêu ổn định nhất đối với mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển hoặc cả chu kỳ sống. Dựa vào đặc điểm này, Sugơlep đã đưa ra công thức dự báo thời kỳ phát dục của cây trồng như sau: ETS (24) N = ……… ti - b Trong đó: n: Số ngày hoàn thành giai đoạn phát dục ETS: Tích ôn hữu hiệu (oC) t : Nhiệt độ trung bình giai đoạn theo bản tin dự báo thời tiết dài hạn (oC) b: Nhiệt độ tối thấp (hoặc tối cao) sinh vật học (oC) Như vậy nhiệt độ có vai trò quyết định đến tốc độ phát dục của cây trồng. Nếu cây trồng sống trong điều kiện nhiệt độ càng cao càng rút ngắn thời gian sinh trưởng của nó, các giai đoạn phát dục cũng rút ngắn lại. Ví dụ: Ở bảng 3.11 trình bày tổng nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ hữu hiệu giai đoạn từ gieo đến mọc mầm của ngô Bioseed 9670. Nhiệt độ tối thấp sinh vật học giai đoạn này là 13oC. Bảng 3.11. Tổng nhiệt độ trung bình, hoạt động và hữu hiệu của ngô Bioseed 9670 (Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm) Chỉ tiêu Ngày Tổng số 1/XI 2/XI 3/XI 4/XI 5/XI Nhiệt độ trung bình ngày 23 25 14 10 20 92 Nhiệt độ hoạt động 23 25 14 - 20 82 Nhiệt độ hữu hiệu 10 12 1 0 7 30 Giả sử theo dự báo, nhiệt độ trung bình tuần tới là 15oC, nếu áp dụng công thức Sugơlep ta sẽ tính được số ngày của giai đoạn như sau: 30 30 n= = = 15 (ngày) 15 − 13 2 2.5. Những biện pháp cải thiện chế độ nhiệt độ không khí - Cần nghiên cứu nắm vững nhu cầu về nhiệt của các giống cây trồng trong từng giai đoạn khác nhau. Để xác định được chính xác các chỉ tiêu nhu cầu nhiệt của cây trồng như tích ôn hoạt động, tích ôn hữu hiệu, nhiệt độ tối thấp, tối cao sinh vật học... người ta thường dùng phương pháp thống kê thực nghiệm. Cần có những thí nghiệm đồng ruộng nhiều năm thật công phu, tỷ mỉ để thu thập tài liệu về sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng, dãy số liệu thực nghiệm càng dài thì càng loại trừ được những sai số trong thống kê. Kết quả thu được qua phân tích tương quan, hồi quy giữa dãy số liệu thực nghiệm cây trồng và dãy số liệu về nhiệt độ là các chỉ số thống kê phản ánh đúng nhu cầu nhiệt của cây trồng. - Kết hợp giữa đánh giá nguồn tài nguyên nhiệt của từng vùng, tần suất xuất hiện những hiện tượng bất thường của nhiệt độ không khí và ảnh hưởng của chúng đối với cây trồng, vật nuôi với việc nghiên cứu phân vùng khí hậu nông nghiệp, xây dựng thời vụ gieo 59 trồng, xác định cơ cấu giống hợp lý để sử dụng hiệu quả tài nguyên về nhiệt, đồng thời hạn chế những tổn thất do biến động ché độ nhiệt gây ra. - Trồng rừng phòng hộ có tác dụng hạn chế tốc độ gió (gió lạnh, gió khô nóng), tăng cường độ ẩm không khí, nhờ đó mà điều hòa được chế độ nhiệt trong vùng (làm giảm nhiệt độ không khí trong mùa hè, tăng nhiệt độ không khí vào mùa đông). - Xây dựng hồ chứa nước để giữ nước trong mùa mưa, làm tăng độ ẩm không khí, nhờ đó mà điều hòa được chế độ nhiệt trong vùng. - Che phủ bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cỏ khô mục, cành, lá cây... trên mặt đất hoặc quanh các gốc cây để hạn chế ảnh hưởng của sự tăng, giảm nhiệt độ đất trong mùa hè và mùa đông, từ đó cải thiện được nhiệt độ không khí trên mặt đất. Bảng 3.12. Chế độ nhiệt và bức xạ các vườn cà phê ở Khe Sanh (Quảng Trị) (Quan trắc ngày 17/6/1999) Chỉ tiêu nghiên cứu Đất trống (Đ/ Vườn không Vườn trồng C) trồng cây che muồng che bóng bóng Bức xạ trung bình (1000 lux) 98,9 98,1 62,0 Nhiệt độ đất trung bình ( C) 0 40,6 38,7 30,2 Nhiệt độ tối cao lớp đất mặt (0C) 50,5 49,0 34,8 Nhiệt độ tối thấp lớp đất mặt 28,8 27,0 25,5 (0C) Nhiệt độ không khí trung bình 29,7 29,9 28,6 (0C) Nguồn: Lê Quang Vĩnh, luận án Tiến sỹ (2001) Trồng các loại cây họ đậu với nhiều tấng tán che phủ đất như cỏ stylo (Stylo santhes gracilis), muồng hoa vàng (Crotalaria sp.), cốt khí (Tephrosia candida)vv... vừa có tác dụng cải tạo đất vừa có tác dụng hạn chế sự mất nhiệt của không khí vào mùa đông, tăng nhiệt vào mùa hè. - Trồng cây che bóng vừa có tác dụng hạn chế bớt ánh sáng cho một số cây trồng ưa bóng như cà phê, chè, sa nhân, ca cao...nhưng đồng thời cải thiện được chế độ nhiệt trong các vườn cây. Các cây bóng mát thường trồng là keo dậu (Leucaena leucocephala), muồng đen (Cassia siamea L.), cây so đũa (sesbania grandifplora)... - Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác như gieo trồng đúng mật độ, điều chỉnh sinh trưởng, xới xáo đất, tưới nước, bón phân hữu cơ...có tác dụng điều hòa chế độ nhiệt của đất, nhưng đồng thời cũng gián tiếp điều hòa chế độ nhiệt của không khí. 3. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các đặc tính nhiệt của đất phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Mối quan hệ giữa nhiệt dung, hệ số dẫn nhiệt và độ truyền nhiệt độ của đất ? 2. Hãy tính lưu lượng nhiệt truyền xuống tầng rễ của cây trồng ở độ sâu 30 cm, trên diện tích 1 ha trong thời gian 1 giờ ở vùng nhiệt đới. Biết rằng nhiệt độ mặt đất 250C, nhiệt độ tầng rễ 200C, độ dẫn nhiệt của đất λ = 0,00252 ? 3. Lập phương trình cân bằng nhiệt bề mặt đất vào ban ngày và ban đêm ? Ý nghĩa của chúng ? 4. Trình bày diễn biến hàng ngày và hàng năm của nhiệt độ đất ? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến trị số biên độ của biến thiên hàng ngày và hàng năm của nhiệt độ đất ? 60
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net