logo

Chương 2:Định mức trong xây dựng

CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, THU THẬP VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU ĐỂ ĐỊNH MỨC
Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, THU THẬP VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU ĐỂ ĐỊNH MỨC 2.1. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC QUAN SÁT: 2.1.1. Phân theo mục đích nghiên cứu: 1. Quan sát chụp ảnh ngày làm việc: Là hình thức nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân liên tục trong một ca. Nhằm nghiên cứu các tiêu phí thời gian trong ca làm việc, phân tích thời gian có ích cho sản xuất và không có ích cho sản xuất, phục vụ cho việc cải tiến tổ chức lao động, đồng thời thu thập các tài liệu về thời gian chuẩn bị, kết thúc, ngừng thi công, nghỉ giải lao phục vụ cho việc tính định mức, nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất của công nhân tiên tiến để phổ biến rộng rãi. 2. Quan sát quá trình: Mục đích để thu thập thời gian tác nghiệp của công nhân và thời gian sử dụng máy phục vụ cho công tác thiết kế định mức. Quan sát quá trình có thể chỉ thực hiện ở một số giờ bất kỳ miễn là thu được đại lượng tiêu phí thời gian (Ti) và số sản phẩm làm ra (Si) phục vụ cho tính định mức. 2.1.2. Phân theo cách ghi chép số liệu: 1. Phương pháp chụp ảnh: Chúng ta thường quen với với chụp ảnh không gian (phong cảnh, nhà cửa, chân dung…) còn ở đây đề cập đến chụp ảnh thời gian. Thuật ngữ chụp ảnh ở đây muốn nói đến sự ghi chép nguyên si và khách quan mọi diễn biến thời gian trong suốt thời gian quan sát 1 quá trình sản xuất nào đó. Theo cách ghi chép (chụp lấy mọi diễn biến thời gian) mà có thể chia ra thành một số phương pháp chụp ảnh: + Chụp ảnh đồ thị kết hợp ghi số (ChAKH). + Chụp ảnh đồ thị (ChAĐT). + Chụp ảnh ghi số (ChAS). 2. Phương pháp bấm giờ: + Bấm giờ chọn lọc (BGC L). + Bấm giờ liên tục (BGLT). 2.2. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT: Muốn lựa chọn 1 trong 5 phương pháp quan sát trên, thì phải dựa vào mục đích nghiên cứu, tính chất của đối tượng, khả năng về độ chính xác của từng phương pháp. 1. Số đối tượng: + Chụp ảnh đồ thị kết hợp ghi số cho phép quan sát 1 lúc nhiều đối tượng. + Còn chụp ảnh đồ thị chỉ quan sát tối đa 3 đối tượng. + Chụp ảnh số quan sát cùng lúc 2 đối tượng. + Đối với 2 phương pháp bấm giờ thường chỉ quan sát được 1 đối tượng mà thôi (1 công nhân hoặc 1 máy). 2. Độ chính xác: Hai phương pháp ChAKH và ChAĐT độ chính xác tối đa chỉ đến 0,5 phút (30 giây), thông thường trên biểu mẫu ghi chép người ta chia thời gian theo các cột ứng với 1 phút mà khả năng phân biệt chỉ đến nửa vạch phân chia. Đối với phương pháp ChAS và phương pháp bấm giờ (PPBG) thì độ chính xác phụ thuộc vào phương tiện (đồng hồ đo thời gian). Loại đồng hồ thường độ chính xác là giây, phút. 2.3. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC QUAN SÁT QUÁ TRÌNH XÂY LẮP: 1 2.3.1. MỤC ĐÍCH: Nghiên cứu quá trình sản xuất cải tiến chấn chỉnh những phần việc chưa hợp lý, từ đó thiết kế điều kiện tiêu chuẩn của quá trình bao gồm: Thành phần công việc, thành phần và khả năng làm việc của công nhân, tình hình máy móc và công cụ lao động, điều kiện tổ chức theo mặt bằng và không gian (vị trí làm việc), quy định chất lượng sản phẩm. 2.3.2. CHỌN ĐỐI TƯƠNG QUAN SÁT: Chọn đối tượng quan sát: Đối với công nhân nên chọn những đối tượng có mức năng suất trung bình tiên tiến. Ví dụ: Tại công trường có 27 công nhân cùng làm 1 loại công việc, theo số liệu tổng kết các nhóm đạt năng suất như sau: Nhóm 1: 2 người: năng suất đạt 95% Nhóm 2: 2 người: năng suất đạt 104% Nhóm 3: 3 người: năng suất đạt 108% Nhóm 4: 10 người: năng suất đạt 115% Nhóm 5: 2 người: năng suất đạt 118% Năng suất lao động tiên tiến. Nhóm 6: 3 người: năng suất đạt 120% Nhóm 7: 1 người: năng suất đạt 126% Nhóm 8: 2 người: năng suất đạt 130% Nhóm 9: 2 người: năng suất đạt 140% Chọn công nhân là đối tượng quan sát, phải chọn những nhóm có năng suất trung bình tiên tiến, có thể thực hiện như sau: trước hết loại bỏ những nhóm không đạt năng suất, sau đó tính năng suất bình quân các nhóm theo phương pháp bình quân gia quyền 2 × 104 + 3 × 108 + 10 × 115 + 2 × 118 + 3 × 120 + 1 × 126 + 2 × 130 + 2 × 140 nsbq = = 117% 25 Những nhóm có năng suất lao động ≥ 117% là tiên tiến. Vậy các nhóm từ 5 - 9 là những nhóm có năng suất trung bình tiên tiến. Năng suất trung bình tiên tiến: (nhóm 5 - 9) 2 × 118 + 3 × 120 + 1 × 126 + 2 × 130 + 2 × 140 nsbq = = 126% 10 Những đối tượng có thể quan sát có năng suất trong khoảng: { ;126} là các nhóm 5,6,7. 117 2.3.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, Khi lựa chọn phương pháp quan sát cần căn cứ vào: - Đặc điểm của quá trình xây lắp (chu kỳ hay không chu kỳ). - Số đối tượng tham gia (tập thể hay đơn lẻ). - Khả năng về độ chính xác của từng phương pháp quan sát. - Mục đích, yêu cầu của công tác nghiên cứu. Để có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp chụp ảnh hoặc phương pháp chụp ảnh kết hợp với phương pháp ghi số, trong đó phương pháp bấm giờ để thu thập tiêu phí thời gian diễn biến ở các quá trình có chu kỳ, còn phương pháp chụp ảnh để thu thập tiêu phí thời gian ở các quá trình không có chu kỳ và những thời gian định mức khác, như: thời gian chuẩn bị - kết thúc, nghỉ giải lao, ngừng thi công… 1. Đối với quá trình không chu kỳ: nên dùng phương pháp chụp ảnh, trong đó: a. Phương pháp chụp ảnh đồ thị kết hợp phương pháp ghi số (ChaKH) là vạn năng nhất, có thể sử dụng để quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc và độ chính xác cho phép đến 0,5’ Phương pháp còn có thể quan sát được quá trình có chu kỳ có độ chính xác tương tự. b. Phương pháp chụp ảnh đồ thị (ChAĐT) có thể quan sát những quá trình có 3 đối tượng tham gia trở xuống. Vì phương pháp này mỗi đối tượng được theo dõi bằng 1 đường đồ thị riêng, nên không thể ghi được nhiều cùng 1 lúc. Độ chính xác của phương pháp này là 0,5’. Phương pháp này có thể quan sát được quá trình có chu kỳ. 2 c. Phương pháp chụp ảnh số (ChAS) chỉ nên dùng khi không dùng được 2 phương pháp trên và chỉ nên dùng đối với quá trình có chu kỳ. Độ chính xác cao đến 0,2’’ (tuỳ theo loại đồng hồ sử dụng, nhưng phương pháp này chỉnh lý số liệu khó và tốn nhiều thời gian. 2. Đối với quá trình có chu kỳ: - Nếu mỗi chu kỳ có thời gian dài từ 5 - 10 phút cũng chỉ nên dùng phương pháp chụp ảnh để cho việc chỉnh lý đơn giản. - Nếu mỗi chu kỳ có thời gian ngắn nên dùng phương pháp bấm giờ (BGLT hoặc BGCL) để quan sát các phần tử chu kỳ và thời gian ngừng việc quy định khác, có thể dùng phương pháp chụp ảnh họăc phương pháp chụp ảnh ngày làm việc để tìm thời gian chuẩn bị kết thúc, nghỉ giải lao, ngừng thi công… đưa vào định mức. 2.3.4. PHÂN CHIA QUÁ TRÌNH THÀNH CÁC PHẦN TỬ, DỰ ĐỊNH ĐIỂM GHI VÀ CHỌN ĐƠN VỊ ĐO SẢN PHẨM: 1. Phân chia phần tử: thông thường chỉ ứng với phần việc là đủ. Khi quan sát nhiều ngày, nhiều lần, nhiều nơi cùng 1 quá trình thì việc phân chia phần tử phải thống nhất để dể dàng tính toán sau này. 2. Điểm ghi: Tuỳ theo diễn biến của quá trình, khi có sự thay đổi về số đối tượng hoặc điểm kết thúc thời gian phần tử trước và bắt đầu phần tử sau. 3. Đơn vị đo sản phẩm: Đơn vị sản phẩm tính định mức là đơn vị của sản phẩm quá trình đơn giản hoặc quá trình tổng hợp. Đơn vị sản phẩm phần tử là đơn vị của lần quan sát dùng để tính toán cho đơn vị sản phẩm định mức và tuỳ theo sản phẩm phần tử phân chia. Ví dụ: Căng dây đơn vị tính là lần, vận chuyển vật liệu tính bằng xe. Nói chung đơn vị sản phẩm phải lựa chọn sao cho thông dụng, dể nhận biết, dùng các dụng cụ thông thường cũng đo được. 2.3.5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG QUAN SÁT: (Số lần và độ lâu của 1 lần quan sát) 1. Số lần quan sát: Nếu số lần quan sát quá ít không đảm bảo chính xác, ngược lại nhiều sẽ gây lãng phí. Việc xác định số lần quan sát dựa trên những căn cứ sau: - Đặc điểm của quá trình: nếu quá trình phức tạp phải quan sát nhiều lần. - Số biến loại của quá trình: nếu quá trình có nhiều biến loại, quan sát nhiều lần. - Phương pháp quan sát có độ chính xác cao, chỉ cần quan sát ít lần. - Đặc điểm của sản phẩm: nếu sản phẩm khó đo, phải quan sát nhiều lần. - Các nhân tố ảnh hưởng gồm nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng lời phải quan sát nhiều lần hơn diễn tả bằng số. - Ý nghĩa kinh tế của quá trình: nếu quá trình quan sát xây dựng định mức có ý nghĩa kinh tế lớn, áp dụng trong phạm vi rộng, phải quan sát nhiều lần. Tài liệu sách giáo khoa Liên Xô cho số lần quan sát như sau: Số lần quan sát Số biến loại Nhân tố ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng của quá trình Diển tả bằng lời diển tả bằng số (1) (2) (3) 1-2 4–5 3 3 5-6 3-4 4-5 6-7 4-5 7-8 5-6 Trong đó: 3 - Trong cùng cột 2 và 3 nếu quá trình có ý nghĩa kinh tế lớn thì số lần quan sát lớn (trị số lớn trong mỗi cột). - Nếu nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng số và bằng lời thì trị số ở cột 2. 2. Độ lâu một lần quan sát: a. Đối với phương pháp chụp ảnh quan sát (ChAQS), thường dùng để quan sát các quá trình (tiêu phí thời gian tác nghiệp và sản phẩm phần tử thu được). Nói chung độ lâu 1 lần quan sát không cố định, có thể từ 2 - 4 giờ, hoặc tròn ca. Chỉ cần đảm bảo thu được thời gian tác nghiệp và số sản phẩm phần tử thu được. Riêng phương pháp chụp ảnh kết hợp (ChAKH) nếu dùng để quan sát chụp ảnh ngày làm việc (ChANLV) để thu các thời gian ngừng việc được quy định (thời gian chuẩn bị kết thúc, thời gian nghỉ giải lao, thời gian ngừng thi công) đồng thời để phân tích tổn thất thời gian thì độ lâu 1 lần quan sát nhất thiết phải là 1 ca làm việc. b. Đối với phương pháp chụp ảnh dùng cho quá trình có chu kỳ và phương pháp bấm giờ thì độ lâu 1 lần quan sát phụ thuộc vào số chu kỳ cần thiết để đảm bảo số liệu chỉnh lý theo phương pháp thống kê. Số chu kỳ cần thiết cho ở bảng sau: Độ lâu trung bình 1 chu kỳ PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Công trình: Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày Ngày quan sát: Đội xây dựng: làm việc Bắt đầu: Tổ xây dựng: Kết thúc: Thời gian quan sát: Người quan sát: I.Công nhân II. Công việc: III. Thiết bị: Họ tên: Tên: Tên máy: Nghề nghiệp: Bậc: Kiểu máy: Bậc thợ: Vật liệu: Công suất: Tuổi nghề: Số lượng sản xuất: Trạng thái: Khả năng làm việc: Mưc hiện hành: Dụng cụ: PP xây dựng: IV. Tổ chức và phục vu nơi làm việc: Đặc điểm nơi làm việc: -Tổ chức điều chỉnh xem xét máy: -Chế độ giao nhận việc: -Chế độ bảo dưỡng máy: -Chế độ cung cấp VL, dụng cụ: -Chế độ sữa chửa nhỏ: (Mặt sau phiếu khảo sát) V. Phần khảo sát: TT Tên thời gian Thời gian hiện tại Thời hạn Ký Thao tác kết Ghi chú hao phí ( giờ - phút) (phút) hiệu hợp và số SP (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Bắt đầu chụp ảnh 6h00 1 Đến chậm 6h03 3 LPc1 2 Nhận nhiệm vụ 6h13 10 CK1 3 Lấy dụng cụ 6h18 5 CK2 Lời bản vẽ 4 Tìm hiểu bản vẽ 6h20 2 CK3 5 Căng dây 6h21 1 TN1 6 Rải vữa 6h24 3 TN2 7 Đặt gạch 6h26 2 TN3 8 Miết mạch 6h30 4 TN4 9 Rải vữa 6h32 2 TN5 10 Đặt gạch... 6h35 3 TN6 11 Sữa dụng cụ 6h40 5 FVk1 2.4.2. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH KẾT HỢP (ChAKH) (Đồ thị kết hợp ghi số) 1. Đối với quá trình không chu kỳ: Ví dụ: Xét quá trình gồm 5 phần tử. Biểu mẫu ghi chép gồm 5 cột, số dòng phụ thuộc vào số lượng, đủ để ghi các phần tử của quá trình. (1) (2) (3) (4) (5) Cột 1: Ghi số hiệu phần tử xuất hiện trong khi quan sát, có thể không theo số thứ tự thống nhất trong các lần, nhưng số hiệu thì phải thống nhất. 5 Cột 2: Ghi tên các phần tử - Các phần tử này được nghiên cứu và phân chia từ trước, nếu chỉ quan sát để thiết kế định mức (quan sát quá trình) hoặc nếu chỉ để quan sát trong tác nghiệp thì chỉ cần phân chia các phần tử thuộc thời gian được định mức hoặc thuộc thời gian tác nghiệp , còn các thời gian khác cho riêng vào 1 dòng để kiểm tra số đối tượng. Cột 3: Được chia thành các cột nhỏ ứng với 5 cột, trong đó khi quan sát từng phần tử sẽ ghi các đường đồ thị nằm ngang, độ dài từng đoạn đồ thị biểu diễn số đối tượng tham gia cùng trên đoạn đồ thị, nhưng khi có sự thay đổi về số đối tượng tham gia thì phải có điểm ghi và ghi ngay số đối tượng thay đổi đó. Cột 4: Tổng tiêu phí thời gian hay tiêu phí lao động từng phần tử. Không ghi trong quá trình quan sát, mà về nhà tính toán ghi vào sau. Tổng tiêu phí thời gian Tổng độ dài Số đối tượng = x hay lao động từng phần tử từng đoạn đồ thị lao động Cột 5: Ghi số sản phẩm phần tử thu được trong thời gian quan sát, nếu từng giờ quan sát chưa thu được sản phẩm phần tử thì có thể ghi chung sản phẩm phần tử cho cả lần quan sát ở giờ cuối cùng. Ví dụ: Đối với quá trình xây, nếu chỉ quan sát thời gian tác nghiệp, thì chia như sau: ∑T SH Phần tử Thời gian tác nghiệp (phút) Số SP ld (1) (3) (4) (5) (2) 2 1 1 Chuyển vữa 19 2 xe 2 2 Xây 18 1 3 Kiểm tra 8 2 1 4 Thời gian ngoài tác nghiệp 15 Tổng cộng: 56 *) Nếu sử dụng biểu mẫu này để quan sát quá trình kết hợp với chụp ảnh ngày làm việc thì phải phân chia các phần tử thuộc về thời gian tác nghiệp và các loại thời gian được định mức và không được định mức (theo sơ đồ phân tích thời gian đã nghiên cứu ở phần trước), cụ thể: 1. Chuyển vữa. 2. Xây 3. Kiểm tra. 4. Chuẩn bị - Kết thúc. 5. Nghỉ giải lao. 6. Ngừng thi công. 7. Làm việc không phù hợp nhiệm vụ (có thể chi thành: làm công tác thừa và không thấy trước, tổ chức kém, do ngẫu nhiên, do vi phạm kỹ luật). *) Nếu chỉ quan sát chụp ảnh ngày làm việc, không kết hợp chụp ảnh quá trình để thiết kế định mức, thì các phần tử thời gian tác nghiệp có thể gộp vào 1 phần tử . Cụ thể trong trường hợp này phần tử 1 - 2 - 3 ghi chung là 1 phần tử thời gian tác nghiệp. Còn phần tử từ 5 - 7 thì giữ nguyên như cũ. 2. Đối với quá trình có chu kỳ: Biểu mẫu và cách ghi chép ở các cột giống như đối với quá trình không chu kỳ. Riêng cột (3) đường đồ thị của mỗi phần tử tiêu phí thời gian ở từng chu kỳ, giới hạn giữa 2 điểm ghi thể hiện bằng dấu cắt lượn sóng. Ví dụ: Xét phần tử đặt và điều chỉnh panen. Tiêu phí lao động tại các chu kỳ: 1 chu kỳ đặt và điều chỉnh 1 panen: 6 ∑T SH Tên phần tử Thời gian tác nghiệp Số SP 25 ld (1) (2) (3) (4) (5) 1 Đặt và điều chỉnh 1 1 1 450 phút 1 panen panen 18ng /1phút 18ng /1phút 9 ng/1phút Phương pháp chụp ảnh kết hợp dùng cho quá trình chu kỳ khi chuyển số liệu sang phiếu chỉnh lý ở mỗi phần tử, sẽ tạo thành 1 dãy số thống kê, mỗi con số chỉ tiêu phí lao động tại các chu kỳ, và dùng phương pháp toán học sẽ loại bỏ những con số không tin cậy. Sau đó tính tiêu phí lao động trung bình cho 1 phần tử chu kỳ (sẽ nghiên cứu phương pháp chỉnh lý ở phần sau). 2.4.3. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH ĐỒ THỊ (ChAĐT): 1. Đối với quá trình không chu kỳ: Khả năng của phương pháp này có thể quan sát tối đa là 3 đối tượng, vì mỗi đối tượng theo dõi bằng 1 đường đồ thị riêng biệt. Nếu quan sát nhiều đối tượng cùng 1 lúc sẽ dễ bị nhầm lẫn. Biểu mẫu và cách ghi chép như sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 2 3 Cột 1: ghi số hiệu phần tử. Cột 2: ghi tên phần tử. Cột 3: được chia thành từng cột nhỏ, mỗi cột ứng với 1 phút và cứ mỗi 5 phút lại đánh dấu. Ở mỗi dòng phần tử có thể chia làm 2 dòng nhỏ (nếu theo dõi 2 đối tượng) hoặc 3 dòng nhỏ (nếu theo dõi 3 đối tượng). Mỗi đối tượng sẽ được theo dõi bằng 1 đường đồ thị riêng biệt (có thể ký hiệu hoặc dùng màu mực khác nhau để tránh nhầm lẫn). Mỗi đối tượng ghi đúng vào đường của đối tượng đó ở các phần tử. Vì mỗi đối tượng được theo dõi riêng nên trên đồ thị không cần ghi số đối tượng, mà hiểu rằng trên dòng đồ thị đó có số đối tượng bằng 1. Ghi chú: Khi dòng đồ thị nằm ngang là số hiệu đối tượng phần tử tham gia, thì dòng đồ thị thẳng đứng biểu thị đối tượng phần tử này chuyển sang phần tử khác. Phương pháp này cho phép phân biệt được các di chuyển của các đối tượng để chấn chỉnh cải tiến cách tổ chức lao động 1 cách hợp lý. Cột 4: ghi tiêu phí lao động cho từng đối tượng đúng theo dòng dành cho đối tượng lao động đó. Cột 5: ghi tiêu phí lao động cho cả nhóm của phần tử. Cột 6: ghi sản phẩm cho từng đối tượng đúng theo dòng dành cho đối tượng đó. Cột 7: ghi sản phẩm cho cả nhóm. Ví dụ: Quan sát quá trình xây, thu được các số liệu và phân chia như sau: 7 SH Tên phần tử Thời gian tác nghiệp Tiêu phí LĐ Sản phẩm (1) (2) 10 (3) 15 25 (4) (5) (6) (7) 20 5 10 1 Căng dây 20 10 9 2 Xây 15 6 Kiểm tra, 0 3 3 miết mạch 3 2. Đối với quá trình có chu kỳ: Phương pháp quan sát, ghi chép ở các cột giống như phương pháp ChAĐT đối với quá trình không chu kỳ. Thông thường phương pháp này quan sát tối đa 2 đối tượng và đường đồ thị của từng đối tượng tại các phần tử sau 1 thời gian nhất định sẽ lặp lại chu kỳ như ban đầu. Đối với quá trình chu kỳ này thi tiêu phí thời gian lao động tại mỗi phần tử chu kỳ cũng sẽ tạo thành 1 dãy số để sau này chỉnh lý theo phương pháp thống kê. Ví dụ: Quan sát quá trình đào và vận chuyển đất, thu được số liệu như sau: SH Tên phần tử Thời gian tác nghiệp Tiêu phí LĐ (1) (2) (3) (4) (5) 3 3 1 Đào xúc đất lên xe 4 4 2 Vận chuyển đất đến vị trí 2 2 3 Đổ đất 3 3 4 Quay về 2.4.4. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH SỐ (ChAS): Chụp ảnh ghi số là mọi tiêu phí thời gian bằng số. Ghi các thời điểm tức thời của sự thay đổi di chuyển theo dòng thời gian trôi qua. Muốn tìm tiêu phí thời gian lao động cho từng phần tử thì lấy thời điểm tức thời của phần tử sau trừ đi thời điểm tức thời của phần tử kế trước nó. Phương pháp này thường dùng đối với quá trình chu kỳ, theo dõi tối đa là 2 đối tượng. Ví dụ: Quan sát, ghi chép số liệu quá trinh cẩu lắp panen, như sau: Tiêu phí Độ lâu Số SP Tiêu phí thời gian Số hiệu thời gian thực phần tử SH Tên phần tử tức thì trong hiện thực phần tử tại điểm ghi phần tử ph. tử hiện (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 8h00’ 0.00 1 Máy ngừng chờ móc panen 1 8h00’ 55” 55” 1 2 Nâng quay đăt vào vị trí 2 8h02’ 45” 1’50” panen 3 Máy chờ tháo panen 3’20” 3 8h03’ 10’ 25” 4 Quay về vị trí 4 8h04’ 05’ 55” 8h04’ 1 Máy ngừng chờ móc panen 1 8h05’ 10” 66” 1 2 Nâng quay đăt vào vị trí 2 8h07’ 05” 115” panen 3 Máy chờ tháo panen 3’20” 3 8h07’ 30” 25” 4 Quay về vị trí 4 8h08’ 25” 55” Từ cột (1) đến cột (8) theo dõi 1 đối tượng, nếu muốn theo dõi đối tượng thứ 2, thêm các cột (9),…, (14). Cột 1: Ghi số hiệu phần tử. Cột 2: Ghi tên phần tử. Cột 3: Ghi tổng tiêu phí thời gian của từng phần tử trong lần quan sát (có thể về nhà tổng hợp rồi mới ghi vào). 8 Cột 4: Ghi số hiệu phần tử theo diễn biến quá trình. Số hiệu phần tử này phù hợp tên gọi và số hiệu đã ghi ở cột 1 và cột 2, nhưng vì quá trình quan sát lặp lại những chu kỳ và để ghi nhanh, chỉ ghi số hiệu phần tử. Cột 5 và Cột 6: Ghi tiêu phí thời gian tức thời tại các điểm ghi. Cột 5 ghi giờ và phút, cột 6 ghi giây. Cột 7: Tính và ghi độ lâu thực hiện các phần tử ở các chu kỳ bằng cách lấy thời gian tức thời của phần tử sau trừ đi thời gian tức thời của phần tử trước. Cột 8: Ghi số sản phẩm phần tử hoặc số chu kỳ thực hiện được. Từ cột 9 đến cột 14 ghi giống như từ cột 4 đến cột 8. Từ cột 4 đến cột 8 có thể tiếp tục theo dõi 1 đối tượng hoặc dành riêng cho 1 đối tượng khác. Sau khi có các số liệu đã tính được đầy đủ ở cột 7 hoặc cột 13 thì lấy tiêu phí của từng phần tử có số hiệu giống nhau còn lại và kết quả đó được ghi vào cột 3 đúng theo số hiệu của phần tử đó. Ví dụ: Phần tử thứ 3 (máy chờ tháo panen), có: - Tiêu phí thời gian chu kỳ 1 là: 25”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 2 là: 25”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 3 là: 30”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 4 là: 30”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 5 là: 40”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 6 là: 25”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 7 là: 25”. Tổng cộng: 3’20” ghi vào cột 3 cho phần tử 3. Khi chỉnh lý tiêu phí thời gian tại các chu kỳ của từng phần tử cũng tạo thành dãy số và được chỉnh lý theo phương pháp thống kê. 2.4.5. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẤM GIỜ LIÊN TỤC (BGLT): - Biểu mẫu và cách ghi chép giống phương pháp ChAS vừa nêu ở trên, nhưng phương pháp BGLT có tính lựa chọn và độ chính xác cao hơn phương pháp ChAS. Vì ChAS có thể dùng đồng hồ thường, còn BGLT thì dùng đồng hồ bấm giây. - BGLT khác BGCL vì giống như ChAS, phương pháp BGLT ghi theo dòng thời gian trôi qua và phải tính toán mới tìm được thời gian tiêu phí của từng phần tử. Còn BGCL không ghi theo dòng thời gian trôi qua mà để đồng hồ bấm giây ở vị trí số 0 khi bắt đầu thực hiện phần tử. Khi kết thúc thì bấm giờ và thu ngay được tiêu phí thời gian của từng phần tử ấy. Gọi là chọn lọc vì có thể qua 1 số chu kỳ không cần ghi theo dòng thời gian trôi qua. Ví dụ: Khi quan sát lắp 1 hàng cột thì chỉ đo tiêu phí thời gian ở cột 1, 4, 6 mà bỏ qua cột 2, 3, 5. 2.4.6. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẤM GIỜ CHỌN LỌC (BGCL): Phương pháp BGCL dùng đồng hồ bấm giây thu ngay được tiêu phí thời gian ở từng phần tử chu kỳ. Sau khi quan sát những chu kỳ mỗi phần tử tạo thành 1 dãy số và chỉnh lý số liệu theo phương pháp thống kê, có thể qua 1 số phần tử chu kỳ không cần quan sát liên tục theo dòng thời gian trôi qua. Ví dụ: Khi quan sát sản xuất lắp đặt cốt thép cột, ghi chép như sau: SH Tên phần tử Tổng tiêu phí thời gian Các chu kỳ Số liệu sau chỉnh lý Tuyệt đối Tương đối 1 2 3456 7 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Đặt thép lên bàn 2 Uốn đầu 1 Cột 1: Ghi số hiệu phần tử. Cột 2: Ghi tên phần tử. 9 Cột 3 và Cột 4: Ghi tổng tiêu phí thời gian ở các chu kỳ theo con số thực tế quan sát. Cột 3 ghi theo con số tuyệt đối (giây). Cột 4 ghi theo con số tương đối (%). Cột 5: được chia thành các cột nhỏ ứng với từng chu kỳ ở mỗi phần tử, mỗi lần ghi tiêu phí thời gian vào mỗi cột nhỏ đó. Cột 6, 7, 8: ghi sau khi chỉnh lý và tính toán từng dãy số theo con số hợp quy cách, đã loại bỏ những con số nghi ngờ có đánh dấu ( ký hiệu a, b, c…) hoặc những con số đã chỉnh lý theo dãy số thống kê đã loại bỏ. Những con số lớn hoặc bé nhưng do đặc điểm của quá trình không có gì nghi ngờ thì vẫn lấy. Trường hợp các chu kỳ ở các phần tử xuất hiện rất nhanh (thường xảy ra ở các xưởng cơ khí xây dựng), với những dụng cụ đồng hồ thông thường không thể đo được nhưng phải xác định tiêu phí thời gian cho từng phần tử ở các chu kỳ, thì phải kết hợp 1 số phần tử theo quá trình thi công, đo tiêu phí thời gian theo phần tử liên hợp khác, từ đó tính tiêu phí thời gian cho từng phần tử riêng lẻ. Ví dụ: 1 quá trình chu kỳ được chia thành 4 phần tử: a, b, c, d. Cần đo tiêu phí thời gian của từng phần tử đó, nhưng không thể đo được, thì cần liên hợp 3 phần tử một lại với nhau. Việc liên hợp được tiến hành như sau: - Liên hợp (a + b + c) tiêu phí thời gian là: A - Liên hợp (b + c + d) tiêu phí thời gian là: B - Liên hợp (c + d + a) tiêu phí thời gian là: C - Liên hợp (d + a + b) tiêu phí thời gian là: D Tổng liên hợp: 3 (a + b + c + d) có tổng tiêu phí thời gian là: A + B + C + D A+ B+C + D Thì S = Đặt: S = a + b + c + d 3 Vậy: a = S - B, b = S - C, c = S - D, d = S - A 2.4.7. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TỔNG HỢP DÙNG ĐỒ THỊ: Phương pháp này không dùng để thiết kế định mức mà chỉ để kiểm tra việc thực hiện định mức, đánh giá tình hình quản lý lao động. Đối tượng quan sát có thể nhiều người cùng 1 lúc (cả tổ). Cách ghi chép như đối với phương pháp ChAKH nhưng không chia thời gian làm việc thành các phần tử nhỏ, mà chỉ chia thành 2 loại: làm việc và ngừng việc. Độ lâu quan sát thường tiến hành tròn ca. Ví dụ: Quan sát quá trình xây tường, thành phần công nhân gồm: 1bậc 5, 1bậc 4, 2bậc 3, 5 bậc 2. Tổng cộng là 9 người. SH Công Thời gian làm việc và ngừng việc HPLĐ (giờ-công) … 15 16 17 việc 6 G -công % Tổng số 10 7 8 9 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 L 66,5 92,5 72 9 9 9 9 9 2 N 5,5 7,5 a b L: Làm việc, N: Ngừng việc (a): Nghỉ giải lao. (b): Thiếu vật liệu. Đồ thị trên quan sát trong 8 giờ, mỗi giờ chia thành từng 10’. Có độ chính xác thấp nhất. Sau khi quan sát tiêu phí lao động và khối lượng sản phẩm làm ra, sẽ tổng hợp vào bảng sau: Định mức (gc) Theo thực tế % hoàn thành định mức % hoàn SH Đơn SP 10 kiểm Toàn vị hoàn thành so 1 Không kể Làm tra bộ Toàn Có kể thời với kỳ tính thành đơn thời gian việc L trước bộ gian lãng phí cả t ổ vị lãng phí L +N (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 66.5 + 3 + 2.5 0.37 M3 7.5 9.7 72.75 66.5 72 66.5 × 100 72.75 72.75 2.4.8. SƠ LƯỢC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẰNG QUAY PHIM: Phương pháp này thường áp dùng để nghiên cứu phương pháp sản xuất của người sản xuất tiên tiến kết hợp với việc nghiên cứu thao tác hợp lý, loại bỏ những thao tác thừa hoặc phần việc trên cơ sở đó tính định mức. Khi nghiên cứu các thao tác hợp lý thì dùng phương pháp quay nhanh chiếu chậm. Tính độ lâu thực hiện phần việc hay thao tác: - Khi tất cả các thao tác đều được định mức: T = 1 - Khi có loại trừ các thao tác bất hợp lý: T = n x i – n’ x i n - Số ảnh kể từ khi bắt đầu quay đến khi kết thúc thao tác phần việc. i - Thời gian quay chụp 1 bức ảnh vào phim. Thông thường i=1/15 giây. i’ - Số ảnh của những thao tác bất hợp lý cần loại trừ. 11
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net