logo

CHƯƠNG 2: CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY

Khi chọn sơ đồ nối dây của mạng điện, chúng ta phải căn cứ vào các yêu cầu cơ bản của mạng điện, vào tính chất của hộ dùng điện, vào trình độ vận hành của công nhân, vào vốn đầu tư vv… Việc lựa chọn sơ đồ nối dây phải dựa trên cơ sở tính toán so sánh kinh tế kỹ thuật.
CHƯƠNG 2: CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY Khi chọn sơ đồ nối dây của mạng điện, chúng ta phải căn cứ vào các yêu cầu cơ bản của mạng điện, vào tính chất của hộ dùng điện, vào trình độ vận hành của công nhân, vào vốn đầu tư vv… Việc lựa chọn sơ đồ nối dây phải dựa trên cơ sở tính toán so sánh kinh tế kỹ thuật. 2.1 Vạch phương án đi dây trong mạng phân xưởng: 2.1.1 Yêu cầu: Bất kỳ phân xưởng nào, ngoài việc tính toán phụ tải tiêu thụ để cung cấp điện cho phân xưởng thì mạng đi dây trong phân xưởng cũng rất quang trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điện năng, an toàn, kinh tế và tính thẩm mỹ của toàn phân xưởng. Một phương án đi dây phải đảm bảo các yêu cầu sau: ° Đảm bảo chất lượng điện năng ° Đảm bảo sự liên tục cung cấp điện theo yêu cầu của phụ tải, an toàn trong vận hành ° Linh hoạt khi có sự cố và thuận tiện khi sữa chữa ° Đảm bảo tính kinh tế ° Sơ đồ nối dây đơn giản rõ ràng 2.1.2 Phân tích các phương án đi dây: Có nhiều phương án đi dây nhưng phổ biến nhất là các phương án sau: a. Sơ đồ hình tia: SƠ ĐỒ HÌNH TIA Trong sơ đồ hình tia , tủ phân phối phụ sẽ được cung cấp điện từ tủ phân phối chính bằng các tuyến dây riêng biệt. Các phụ tải trong phân xưởng được cung cấp điện từ tủ phân phối phụ qua các tuyến dây riêng biệt. Sơ đồ nối dây hình tia có những ưu nhược sau: Ưu điểm: Nối dây rõ ràng, mỗi hộ dùng điện được cung cấp từ một đường dây do đó chúng ít ảnh hưởng lẫn nhau. Độ tin cậy cung cấp điện của sơ đồ hình tia tương đối cao, dễ thực hiện các biện pháp bảo vệ và tự động hoá, dễ vận hành bảo quản. Khuyết điểm: Vốn đầu tư lớn. Vì vậy sơ đồ nối dây hình tia thường được dùng khi cấp điện cho những loại phụ tải quan trọng. b. Sơ đồ phân nhánh. SƠ ĐỒ HÌNH TIA CÓ PHÂN NHÁNH Trong sơ đồ đi dây kiểu phân nhánh ta có thể cung cấp điện cho nhiều phụ tải hoặc các tủ phân phối phụ. Ưu điểm: Giảm được chi phí xây dựng mạng điện Có thể phân phối công suất đều trên các tuyến dây. Khuyết điểm: Phức tạp trong vận hành và sửa chữa Các thiết bị ở cuối đường dây sẽ có độ sụt áp cao. Sơ đồ phân nhánh áp dụng cho loại phụ tải có công suất nhỏ và không yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện cao. c. Sơ đồ đường trục SƠ ĐỒ ĐƯỜNG TRỤC Trong trường hợp phụ tải có công suất lớn, tập trung và được phân bố theo chiều dài của phân xưởng thì ta sử dụng sơ đồ đường trục. Trong trường hợp này ta không dùng dây dẫn bằng cáp để cung cấp điện cho các thiết bị mà người ta dùng thanh dẫn chạy dọc theo chiều dài phân xưởng, đến nơi có thiết bị dùng điện thì ta sử dụng hộp lấy điện để cung cấp cho phụ tải. d. Sơ đồ máy biến áp thanh cái. SƠ ĐỒ MÁY BIẾN ÁP - THANH CÁI Ở sơ đồ này máy biến áp cung cấp điện cho các thanh cái đặt dọc theo phân xưởng. Từ các thanh cái đó có các đường dây dẫn đến các tủ phân phối động lực hoặc đến các phụ tải tập trung khác. Sơ đồ này thường được dùng trong các phân xưởng có phụ tải tương đối lớn và phân bố điều trên diện tích rộng. Nhờ các thanh cái chạy dọc theo phân xưởng mạng có thể tải được công suất lớn đồng thời giảm được các tồn thất về công suất và điện áp. 2.1.3 Xác định phương án đi dây của phân xưởng: Qua phân tích các phương án đi dây trên thì phương án đi dây theo sơ đồ hình tia là thích hợp cho dây dẫn đi từ tủ phân phối chính (MDB) đến các tủ động lực (DB). Dây dẫn từ DB đến các thiết bị thì ta đi dây theo sơ đồ hình tia có phân nhánh. 2.2 Xác định phương án lắp đặt dây: Việc xác định phương án lắp đặt dây trong phân xưởng cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, kỹ thuật và quá trình bảo trì. Khả năng sửa chữa lắp đặt thêm phụ tải cho phân xưởng. Sau khi nghiên cứu đặt điểm của phân xưởng ta chọn cách lắp đặt dây như sau: - Đường dây trung áp đến trạm biến áp ta chọn phương án đi dây trên không có cột chống, trụ đỡ và sứ cách điện. - Đường dây từ trạm biến áp đến tủ phân phối chính ta chọn phương án đi ngầm trong ống PVC chôn dưới đất 10 cm. - Đường dây từ tủ phân phối chính đến các tủ động lực ta đặt trên máng cáp trên không để thuận tiện cho việc sửa chữa vì các đường dây đi theo các nhóm cố định. - Đường dây từ tủ động lực đến các thiết bị ta đi dưới hào rãnh vì các thiết bị cố định. - Đường dây chiếu sáng sẽ được tính toán lựa chọn ở các chương sau. 2.3 Sơ đồ mặt bằng đi dây:
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net