logo

Chứng khoán phát sinh

Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất bao la, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số đó
Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất bao la, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số đó. Còn vô số những khái niệm và công cụ đầu tư khác phải kể đến, mà chứng khoán phái sinh chính là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua. 1.Thị trường các chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn mua hoặc bán (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Ngày nay khi thị trường chứng khoán biến động từng giây từng phút thì việc nắm trong tay những công cụ phái sinh là một biện pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro. 2.Các loại công cụ phái sinh Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts) Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn. Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa. Sử dụng giao dịch kỳ hạn Ví dụ 1: Vào ngày 1/09/2009, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 1 tấn gạo với kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/12/2009) với giá 10.000đ/kg. B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 3 tháng B phải bán cho A một tấn gạo với giá 10.000đ/kg và A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. Ví dụ 2: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Năm nào thời tiết tốt và giá cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phê trong nước tăng theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân. Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn Vinacafe, có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với nông dân. Ví dụ vào đầu vụ, Vinacafe ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của ông X 20 tấn cà phê với giá là 15 triệu đồng/tấn. Ông X được gọi là người bán và Vinacafe là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng ông X phải bán cho Vinacafe 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 15 triệu đồng/tấn và Vinacafe phải mua 20 tấn cà phê của ông X với giá đó, cho dù giá cafe trên thị trường sau 6 tháng là bao nhiêu đi nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả ông X và Vinacafe đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường. Hạn chế của forward contracts * Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. *Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế, khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở trong tương lai. Chẳng hạn, một nhà xuất nhập khẩu hiện tại cần VND để thanh toán các khoản chi tiêu trong nước nhưng đồng thời cần ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu ba tháng nữa sẽ đến hạn. Đáp ứng nhu cầu này, nhà xuất nhập khẩu có thể liên hệ với ngân hàng thực hiện hai giao dịch: • Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước • Mua ngoại tệ kỳ hạn để ba tháng sau có ngoại tệ thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Trong hai giao dịch trên, giao dịch thứ nhất là giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch thứ hai là giao dịch hối đoái kỳ hạn. Rõ ràng trong tình huống này chỉ với giao dịch hối đoái giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, mà phải kết hợp cả hai loại giao dịch này lại với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Có thể nói hợp đồng kỳ hạn được thiết kế như là một công cụ hữu hiệu để quản lý rủi ro. Thế nhưng do quá chú trọng đến công dụng quản lý rủi ro nên hợp đồng kỳ hạn đánh mất đi cơ hội kinh doanh hay đầu cơ. Chẳng hạn, để quản lý rủi ro ngoại hối khi có hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, doanh nghiệp có thể thoả thuận mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng với ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá kỳ hạn được xác định chẳng hạn là F(USD/VND)=16.200. Năm tháng sau tỷ giá giao ngay trên thị trường lên đến S(USD/VND)=16.220, doanh nghiệp thầm mừng vì thấy hợp đồng kỳ hạn của mình có lời. Nhưng lời ở đây chỉ là lời “trong tính toán” chứ không phải lời thực sự vì lúc này hợp đồng kỳ hạn chưa đến hạn. Đến khi hợp đồng đến hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường lại đổi khác và biết đâu chừng lúc ấy tỷ giá giao ngay S(USD/VND)=16.050 tức nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn đã cam kết. Nhưng vì lúc này hợp đồng kỳ hạn đã đến hạn và vì là hợp đồng bắt buộc nên doanh nghiệp phải mua ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn F(USD/VND) = 16.100 như đã cam kết trong hợp đồng kỳ hạn. Đây là hạn chế hay nhược điểm quan trọng của hợp đồng kỳ hạn. Nhược điểm này có thể tránh được nếu doanh nghiệp sử dụng Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai (future contracts) Có thể nói hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về loại tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán, và kỳ hạn giao dịch. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, các chi tiết là do hai bên đàm phán và thoả thuận cụ thể. Một số điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có thể liệt kê như sau: • Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới. Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng. • Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường phi tập trung. • Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường (marking to market). Hợp đồng kỳ hạn được thanh toán vào ngày đáo hạn. .Như vậy,nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai sẽ liên lạc với công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ chỉ thị cho người mua bán trên sàn giao dịch thực hiện lệnh mua hay bán hợp đồng tương lai. Hoạt động giao dịch được thực hiện thông qua một tổ chức trung gian gọi là công ty thanh toán bù trừ (clearing house) . Đối với hợp đồng kỳ hạn, mọi khoản lãi hay lỗ của hợp đồng đều được thanh toán vào lúc đáo hạn. Ngược lại, đối với hợp đồng tương lai, các khoản lãi hay lỗ được tính hàng ngày (cộng vào hay trừ đi từ tài khoản của các bên của hợp đồng) theo sự biến động của giá tương lai. Việc tính toán này là để loại trừ một phần rủi ro cho công ty thanh toán bù trừ trong trường hợp một bên của hợp đồng không có khả năng thanh toán khi đáo hạn. Ví dụ, vào ngày 28/2/2009, A ký một hợp đồng tương lai mua 100 cổ phiếu HAG với giá tương lai là F0 = 80.000đ/cổ phiếu. Để hạn chế rủi ro, khi ký hợp đồng, A phải ký quỹ một khoản tiền trong tài khoản bảo chứng tại công ty thanh toán bù trừ. Ví dụ, mức bảo chứng (margin) là 1 triệu đồng. Sau mỗi ngày, nếu có lãi, thì khoản lãi sẽ được cộng vào tài khoản; còn nếu lỗ thì cũng sẽ bị trừ vào tài khoản. Nếu giá trị trong tài khoản bảo chứng giảm xuống tới một mức giới hạn, ví dụ là 0,8 triệu đồng, gọi là mức bảo chứng duy trì (maintenance margin) thì nhà đầu tư sẽ được yêu cầu ký quỹ thêm tiền cho đạt mức bảo chứng 1 triệu đồng ban đầu, còn nếu không thì công ty bảo chứng sẽ “đóng” toàn bộ hay một phần giá trị hợp đồng tương lai của nhà đầu tư để đảm bảo mức bảo chứng được thỏa mãn. Tùy theo biến động giá cả hàng ngày, người mua hoặc bán hợp đồng có thể lãi hoặc lỗ. Hàng ngày giá cả hàng hóa và mức lãi hoặc lỗ sẽ được Phòng thanh toán bù trừ ghi nhận và thanh toán Đặc điểm của giao dịch tương lai Mặc dù các hợp đồng có kỳ hạn thường rất linh hoạt về phương diện thời hạn và số tiền giao dịch nhưng chúng hạn chế về mặt thanh khoản (liquidity) bởi vì các bên tham gia hợp đồng không thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng không thể hủy bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi. Trong khi đó, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn bởi vì phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Đặc điểm này khiến cho hầu hết các hợp đồng tương lai đều tất toán thông qua đảo hợp đồng, chỉ có khoản 1,5% hợp đồng tương lai được thực hiện thông qua chuyển giao ngoại tệ vào ngày đến hạn. Cũng chính đặc điểm này khiến hợp đồng tương lai nói chung là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá trong tương lai sẽ mua hợp đồng tương lai loại ngoại tệ đó. Ngược lại, nhà đầu cơ khác lại dự báo ngoại tệ ấy xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng tương lai. Sở giao dịch với tư cách là nhà tổ chức và trung gian trong giao dịch sẽ đứng ra thu xếp các loại hợp đồng này Cách thức sử dụng hợp đồng tương lai • Sử dụng giao dịch tương lai để quản lý rủi ro ( như hợp đồng kì hạn) • Sử dụng giao dịch tương lai để đầu cơ Tình huống : Đang ở thời điểm hiện tại tỷ giá EUR/USD=1,2028, ông A dự báo rằng trong tương lai EUR sẽ lên giá so với USD và tỷ giá có thể lên đến EUR/USD= 1,2928. Để nắm bắt cơ hội đầu cơ này ông A có thể hành động theo hai phương án sau: 1. Mua EUR chờ lên giá sẽ bán ra lấy lời trong tương lai. Dĩ nhiên là việc mua EUR để đầu cơ này là một việc làm rủi ro vì nếu EUR không lên giá đúng như dự đoán của mình thì ông A sẽ lỗ. Nhưng là người có kinh nghiệm và bản lĩnh ông A tin chắc vào sự dự đoán của mình và kỳ vọng kiếm lời mỗi EUR được (1,2928 – 1,2028) = 0,09USD hay 9 cent. Chuyện ông ấy kiếm được nhiều hay ít hoặc lỗ nhiều hay ít tùy thuộc vào diễn biến tỷ giá trên thị trường và số lượng EUR mà ông ấy mua nhiều hay ít. Chẳng hạn để kiếm được 9000USD ông A phải mua 100.000EUR. Để mua được 100.000EUR ngay thời điểm hiện tại ông A phải bỏ ra 100.000 x 1,2028 = 102.280USD. Với số tiền USD phải bỏ ra khá lớn khiến ông A có thể ngậm ngùi nhìn cơ hội kiếm 9000USD trôi qua trong tiếc nuối vì chẳng có tiền mua 100.000EUR. May mắn cho ông A là ông ta sống ở nơi có thị trường tương lai hoạt động và nhờ vậy ông ta có thể nắm bắt được cơ hội đầu cơ, dù trong túi không có đủ 102.280USD, bằng cách mua hợp đồng tương lai trị giá 100.000EUR thay vì mua giao ngay 100.000EUR. 2. Mua hợp đồng tương lai trị giá 100.000EUR. Vì mua hợp đồng tương lai trị giá 100.000EUR chứ không phải mua 100.000EUR nên ông A không cần bỏ ra ngay 102.280USD mà chỉ cần bỏ ra 1.755USD ký quỹ theo yêu cầu của sở giao dịch. Như vậy, với số tiền bỏ ra ít hơn: 1755USD so với 102.280USD ông A vẫn mua được cơ hội kiếm lời nếu như tỷ giá biến động đúng như dự báo của ông ta. Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai Nói chung, hợp đồng tương lai có cả ưu lẩn nhược điểm khi sử dụng. Ưu điểm của nó trước tiên là sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có trị giá nhỏ. Kế đến, nó cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Với hai ưu điểm này hợp đồng tương lai dễ dàng thu hút nhiều người tham gia. Ngược lại, hợp đồng tương lai có nhược điểm trước hết là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. Kế đến, hợp đồng tương lai là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. Nói chung giao dịch tương lai có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ở tính chất thực hiện thanh toán hàng ngày (mark to market) nhằm đảm bảo cho nhà đầu cơ có thể tận dụng cơ hội nếu thị trường biến động có lợi cho họ. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động bất lợi nhà đầu cơ không có quyền tự ý rút khỏi thị trường. Tính chất “có quyền” này chỉ có thể có được trong giao dịch quyền chọn QUYỀN CHỌN (option) 1. Sơ lược về quyền chọn: Quyền chọn ( Hợp đồng quyền chọn) là quyền ( hoặc một hợp đồng ) của các nhà đầu tư (hay người nắm giữ) được mua hay bán một số lượng tài sản xác định trước theo một giá đã xác định trước và trong thời gian nhất định. Hợp đồng quyền chọn được mua bán qua Sở giao dịch quyền chọn (người giao dịch sẽ nói rõ mình là người mua hay bán quyền). Phí mua quyền (giá mua quyền) là số tiền mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền khi hợp đồng được xác nhận. Đặc điểm của quyền chọn: +Được tiêu chuẩn hóa bởi sở giao dịch,trừ phí mua quyền. +Quyền thực hiện hợp đồng thuộc về một bên,bên kia chỉ có nghĩa vụ thực hiện. +Để có được quyền thì bên có quyền phải trả phí cho bên đối tác. +Sau khi hợp đồng được xác nhận,nó trở thành một hàng hóa độc lập. 2.Phân loại quyền chọn: – Loại quyền: +Quyền chọn mua: Quyền chọn mua là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền, nhưng không bị bắt buộc, mua một loại tài sản nào đó (tài sản có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hoặc là một món hàng nào đó) với một giá đã được định trước trong một thời gian đã định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn mua, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn mua. Người mua phải trả cho người bán một khoản phí giao dịch. Người nắm giữ quyền chọn mua sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn mua sẽ phải có nghĩa vụ là bán tài sản đó cho người nắm giữ quyền chọn. +Quyền chọn bán: Quyền chọn bán là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền, nhưng không bị bắt buộc, bán một loại tài sản nào đó (tài sản có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hoặc là một món hàng nào đó) với một giá đã được định trước trong một thời gian đã định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn bán, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn bán. Người mua phải trả cho người bán một khoản phí giao dịch. Người nắm giữ quyền chọn bán sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn bán sẽ phải có nghĩa vụ là mua tài sản đó từ người nắm giữ quyền chọn. Bảng tóm tắt đặc điểm quyền chọn: QUYỀN CHỌN QUYỀN MUA QUYỀN BÁN Người mua quyền Người bán quyền Người mua quyền Người bán quyền -Có quyền mua một -Có nghĩa vụ bán tài -Có quyền bán một -Có nghĩa vụ mua tài lượng tài sản nhất định sản khi người mua lượng tài sản nhất định sản khi người mua tại giá xác định từ người quyền thực hiện tại giá xác định cho quyền thực hiện bán quyền. quyền. người bán quyền. quyền. -Trả phí cho người bán -Nhận đuợc phí từ - Trả phí cho người bán - Nhận đuợc phí từ quyền. người mua quyền. quyền. người mua quyền. -Nhận định giá tài sản -Nhận định giá tài sản - Nhận định giá tài sản - Nhận định giá tài tăng trong tương lai. giảm trong tương lai. giảm trong tương lai. sản tăng trong tương lai. −Có 2 kiểu quyền chọn: +Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ: quyền được thực hiện tại bất kì thời điểm nào cho đến ngày đáo hạn. + Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu:chỉ thực hiện vào ngày đáo hạn.. 3. Bộ phận cấu thành nên gía quyền chọn: ►Giá trị nội tại của quyền chọn: -Khái niệm: là giá trị mà người nắm giữ quyền sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức -Với quyền chọn mua: +Lãi: giá trị thực hiện quyền < giá chứng khoán cơ sở. +Hòa vốn: giá trị thực hiện quyền = giá chứng khoán cơ sở +Lỗ: giá trị thực hiện quyền > giá trị chứng khoán cơ sở -Với quyền chọn bán: ngược lại với quyền mua. ►Giá trị thời gian của quyền chọn: Khái niệm: là khoản chênh lệch giữa giá của quyền với giá trị nội tại. Thời gian cho đến khi đáo hạn càng dài thì giá trị thời gian của quyền càng lớn => khoản chênh lệch càng lớn 4. Yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn: -Giá thị trường của chứng khoán cơ sở( giá chứng khoán) -Giá thực hiện. -Thời gian cho đến khi đáo hạn. -Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn tồn tại của quyền( lãi suất phi rủi ro) -Lãi suất Coupon: đối với quyền chọn mua trái phiếu có coupon. -Mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong thời hạn của quyền( dao động lãi suất dự đoán) Kết quả chung được trình bày ở bảng sau: Quyền Quyền Quyền Quyền chọn mua chọn bán chọn mua chọn bán châu Âu châu Âu kiểu Mỹ kiểu Mỹ Giá chứng khoán + - + - Giá thực hiện - + - + Thời gian đáo hạn ? ? + + Lãi suất phi rủi ro + - + - Lãi suất Coupon - + - + D.động lãi suất d.đoán + + + + + : Quan hệ tỉ lệ thuận. - : Quan hệ tỉ lệ nghịch. 5. Chức năng kinh tế của quyền chọn : Giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro : tạo ra sự bảo hiểm, đưa ra biện pháp để nhà đầu tư có thể bảo vệ mình chống lại sự lên xuống bất lợi của giá cả trong tương lai mà vẫn kiếm được lợi nhuận nhờ sự vận động thuận lợi của giá cả. VD : giá cổ phiếu của IBM trong thời điểm hiện tại là 80 USD/cổ phiếu, sau khi phân tích bạn dự báo giá sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nếu bạn muốn đầu tư 1.000 cổ phiếu của IBM bạn phải chi là 80.000 USD. Nhưng nếu một thời gian, cổ phiếu IBM giảm xuống chỉ còn 40 USD/cổ phiếu thì bạn sẽ mất trắng 40.000 USD. Nếu quyền chọn yết giá là 2$/cp. Chiến lược của nhà đầu tư : mua 10 hợp đồng quyền chọn bán với mức phí là : 2$/cp × 1000cp =2000$ Thực tế : · nếu giá cp giảm :bạn không thực hiện quyền mua và chỉ mất 2000$ tiền phí đã mua quyền. · nếu giá trái phiếu tăng : bạn được mua 1000cp với giá 80$/cp * Khi một nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán sụt giảm, họ có thể sử dụng quyền chọn bán để tự bảo vệ. Với 100 cổ phiếu của IBM trị giá 80 USD/cổ phiếu trong tay, bạn có thể mua quyền chọn với lệ phí 2$/cp để đảm bảo rằng trong ba tháng tới, bất kỳ lúc nào cũng có thể bán được 100 cổ phiếu đó với giá 80 USD/cổ phiếu. Kết quả : nếu giá chứng khoán sụt giảm : nhà đầu tư có thể bán những cổ phiếu đó với giá ít nhất là 80$/cp × 100cp =8000$ nếu giá chứng khoán tăng : không thực hiện quyền và chỉ mất 2$ × 100cp =200$ Được nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ : *Cổ phiếu IBM có giá hiện tại 78$/cp. Bạn cho rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trưởng tới tháng 5 và bạn muốn đầu tư 7.800$. Giá quyền mua cổ phiếu IBM với giá 80$/cp tại tháng 5 là 3$/cp. Bạn có thể thực hiện 2 chiến lược: 1. Mua 100cp với giá 78$/cp 2. Mua 26 hợp đồng quyền mua, mỗi hợp đồng 100 cổ phiếu,lợi nhuận 10$/cp. Thực tế: · Nếu giá cổ phiếu tháng 5 là 90$: bạn lãi 100*(90 – 78) =1200$ nhờ sử dụng chiến lươc 1 hoặc bạn lãi 10$/cp *26* 100 –7800 =18200$. · Nếu giá cổ phiếu tháng 5 là 70$: bạn lỗ 100*(78 – 70) =800$ vì sử dụng chiến lược 1 hoặc bạn lỗ 7800 tiền phí mua quyền. KẾT LUẬN: Hợp đồng quyền chọn có tác dụng đòn bẩy tài chính rất mạnh đối với các nhà đầu tư. HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI (SWAPS) Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng giữa hai bên nhằm hoán đổi một dòng tiền này lấy một dòng tiền khác. Những dòng tiền này được gọi là những thành phần của hợp đồng hoán đổi Như vậy nó là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. Ví dụ: Để có đủ ngoại tệ là đô la Mỹ cho hoạt động đầu tư tại thị trường Mỹ, Công ty A của Việt Nam đã thoả thuận một 1 Hợp đồng hoán đổi với Công ty B của Mỹ, theo đó Công ty B chuyển cho Công ty A một lượng USD nhất định, đổi lại Công ty A sẽ cung cấp đồng đồng VN cho hoạt động đầu tư của Công ty B tại Việt Nam. Cách thức sử dụng hợp đồng hoán đổi Tình huống 1: Công ty Saigonimex vừa thu ngoại tệ 90.000USD từ một hợp đồng xuất khẩu. Hiện tại công ty cần VND để chi trả tiền mua nguyên liệu và lương cho công nhân. Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ 80.000USD để thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Để thoả mãn nhu cầu VND ở hiện tại và USD trong tương lai, ở thời điểm hiện tại Saigonimex có thể thoả thuận với ngân hàng hai loại giao dịch: • Bán 90.000USD giao ngay để lấy VND chi tiêu ở thời điểm hiện tại. • Mua 80.000USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sau ba tháng nữa. Tình huống 2: Công ty Cholonimex đang cần ngoại tệ 90.000USD để chi trả cho một hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợp đồng xuất khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty sẽ có một khoản ngoại tệ thu về 80.000USD cần bán để lấy VND. Để thoả mãn nhu cầu USD ở hiện tại và VND trong tương lai, ở thời điểm hiện tại Cholonimex có thể thoả thuận với ngân hàng hai loại giao dịch: • Mua 90.000USD giao ngay để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn. • Bán 80.000USD kỳ hạn để có VND chi tiêu sau ba tháng nữa. Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu cầu ngoại tệ và VND. Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay và mua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ. Giao dịch riêng lẻ này khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán và giá mua và những phiến toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch. Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau: Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế. Điều kiện thực hiện – Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều kiện sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ, (3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng, (4) trả phí giao dịch theo qui định, (5) duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, và (6) ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng. Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn. Xách định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng. Có hai trường hợp xảy ra hợp đồng hoán đổi như vừa trình bày trong hai tình huống trên đây. Ở tình huống 1 ngân hàng mua giao ngay và bán có kỳ hạn. Ở tình huống 2 ngân hàng bán giao ngay và mua có kỳ hạn. Để thực hiện giao dịch hoán đổi với khách hàng, ở ngày hiệu lực ngân hàng phải thu thập thông tin tỷ giá và lãi suất để xác định tỷ giá và chào cho khách hàng. Giả sử vào ngày hiệu lực có tỷ giá và lãi suất như sau: USD/VND: 15805 – 15810 USD: 4,6 – 5,2 VND: 7,8 – 10,6 Nếu Saigonimex và Cholonimex đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng với trị giá hợp đồng hoán đổi là 80.000USD, các giao dịch diễn ra như sau: Vào ngày hiệu lực: • Ngân hàng bán giao ngay 80.000USD cho Cholonimex theo tỷ giá giao ngay USD/VND=15810 và nhận được: 80.000 x 15810 = 1.264.800.000VND trong khi Cholonimex nhận 80.000USD. • Ngân hàng mua giao ngay 80.000USD của Saigonimex theo tỷ giá mua USD/VND =15805 và nhận 80.000USD trong khi Saigonimex nhận được: 80.000 x 15805 = 1.264.400.000VND. • Ngân hàng xác định và chào tỷ giá mua kỳ hạn (Fm) cho Cholonimex và tỷ giá bán kỳ hạn (Fb) cho Saigonimex .Vào ngày đáo hạn (3 tháng sau): • Ngân hàng nhận lại 80.000USD và chi cho Cholonimex một số VND bằng 80.000 x 15908 = 1.272.640.000VND • Ngân hàng giao lại 80.000USD cho Saigonimex và nhận lại số VND bằng 80.000 x 16047 = 1.283.760.000VND. Hạn chế của hợp đồng hoán đổi Cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm: • Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điền này có mặt lợi là bảo hiểm được rủi ro ngoại hối cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng. • Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thời gian giữa hai thời điểm đó. Chính hạn chế này khiến cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi chỉ có thể là công cụ bảo hiểm rủi ro và thích hợp với nhu cầu bảo hiểm rủi ro của khách hàng hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời từ sự biến động tỷ giá. 3.Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh Quản trị rủi ro Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi ngưòi muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Và cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. Thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả. Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Thứ 3, Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất đinh của bất kỳ nền kinh tế nào. Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa chung vào hơi thở chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính Liên hệ thực tế JP Morgan lãi 5 tỷ USD nhờ chứng khoán phái sinh JP Morgan vẫn kiếm được lợi nhuận trong năm tệ hại nhất của lịch sử phố Wall. JP Morgan Chase vẫn kiếm được 5 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2008 từ hoạt động giao dịch tại thị trường không chính thức (OTC) các công cụ phái sinh . Ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo giá trị thị trường công bố lợi nhuận 5,6 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên, ngân hàng chưa công bố cụ thể lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hoán đổi lãi suất, trái phiếu đô thị và hoán đổi tỷ giá. Trong 3 quý đầu năm, doanh thu từ giao dịch phái sinh trên thị trường không chính thức của JP Morgan là 6,36 tỷ USD. So với các tổ chức tài chính khác, JP Morgan đứng đầu trong các giao dịch phái sinh trên thị trường không chính thức. Giá trị các hợp đồng phái sinh này tính đến ngày 30/09/2008 là 87,7 tỷ USD. Phần lớn lợi nhuận của JP Morgan từ thị trường không chính thức có thể bắt nguồn từ hoạt động hoán đổi lãi suất năm 2008. Mặt tiêu cực của công cụ phái sinh: Có thể gây ra thua lỗ lớn do việc sử dụng các công cụ đòn bẫy hay vay mượn; rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (đặc biệt là trong hợp đồng swaps); tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với những nhà đầu tư nhỏ, thiếu kinh nghiệm. Giá trị danh nghĩa quá lớn: rủi ro dẫn đến thua lỗ lớn mà nhà đầu tư không thể bù đắp được. Khả năng dẫn đến phản ứng dây chuyển phá hủy hàng loạt khi có khủng hoảng kinh tế. Giá trị danh nghĩa quá lớn dẫn tới việc làm méo mó thị trường vốn thực. Nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào thị trường các công cụ phái sinh để quyết định mua hoặc bán chứng khoán, như vậy cái mà ban đầu được xem là thị trường là để chuyển rủi ro trở thành một chỉ số hướng dẫn thị trường. Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế: việc gia tăng đòn bẩy nợ trong nền kinh tế làm nền kinh tế thực không đủ khả năng để tài trợ cho nghĩa vụ nợ và điều chỉnh những hoạt động kinh tế thực, điều này có thể gây ra suy thoái hay khủng hoảng kinh tế Liên hệ thực tế Bài học từ một năm đen tối của TTCK Mỹ khiến chúng ta phải một lần nữa nhìn lại về tính hợp lý của thời điểm triển khai các công cụ tài chính cao cấp đối với TTCK VN. Bài học từ Mỹ Georgo Soros, nhà tài phiệt hàng đầu thế giới cho rằng: "Chúng ta không nên sử dụng các công cụ tài chính (chứng khoán phái sinh, bán khống…), vì chúng ta không thực sự hiểu chúng hoạt động như thế nào". Felix G. Rohatyn, người đã có công giúp NewYork thoát ra khỏi thảm cảnh tài chính những năm 70 của thế kỷ trước mô tả, chứng khoán phái sinh tiềm ẩn một loại bom H (bom Hidro có sức hủy diệt hàng loạt). Vào năm 2003, Warren Buffett đã đưa ra cảnh báo: "Chứng khoán phái sinh là loại vũ khí tài chính có sức hủy diệt kinh khủng, mang theo những nguy hiểm mà giờ đây - năm 2003 - đang âm ỉ hủy diệt". Một ví dụ vui đã được The Trumpet.com đưa ra là, một cái nhà vệ sinh, sau khi chứng khoán hóa nhiều lần có thể được bán với giá 417 USD, trong khi, thực tế, nếu bán nó đi, bạn chỉ thu về khoảng 140 USD 4.Mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào khác ngoài việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ 1 phần rủi ro cho thị trường bằng các Công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam Thực trạng thị trường phái sinh ở VN thời gian qua Thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê), chưa xuất hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện. Với tình hình hoạt động của thị trường các chứng khoán phái sinh ở VN thời gian qua có thể tổng kết được những thành tựu và hạn chế sau: ° Những thành quả bước đầu: + Nhận thức về các công cụ phái sinh và sự vận dụng chúng vào trong hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến và hiệu quả. Bằng việc đưa các công cụ phái sinh hoán đổi (swap), kỳ hạn (forward) và quyền lựa chọn (options) vào giao dịch trên thị trường, bước đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong việc vận dụng chúng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá. Trên cơ sở những thành quả đạt được trên thị trường ngoại hối hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm cá phê trên thị trường London được ngân hàng kỹ thương áp dụng, Ngân hàng Á châu thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán vàng. + Cung ứng thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Một số ngân hàng năng động, giờ đây không chỉ tập trung vào những sản phẩm kinh doanh ngân hàng truyền thống mà còn hướng tới nghiên cứu triển khai các phái sinh hiện đại. ° Những hạn chế: + Khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với như cầu thực tế: Các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối lượng các giao dịch này ở các gân hàng thương mại vẫn còn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp vẫn đối với khách hàng. Điều này, xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tỷ giá giữa USD/VND được Ngân hàng Nhà nước can thiệp khá ổn định với mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu; nhận thức về các công cụ phái sinh nhưng chưa phổ biến và chưa am hiểu sâu sắc về các công cụ từ khách hàng; tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trò là công cụ dự trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận; hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ… + Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa hình thành hoặc trong giai đoạn phôi thai. Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu khi tham gia trên thị trường chứng khoán, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi. + Khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh trên thị trường chưa được hoàn thiện. Các giao dịch phái sinh mà các ngân hàng thương mại kinh doanh trên thị trường ngoại hối, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước, còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động của các giao dịch này. 5.Những giải pháp nhằm phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam Tại sao các công cụ tài chính cao cấp vẫn được sử dụng và phát triển bùng nổ tại Mỹ và nhiều nước khác? Alan Greenspan, nguyên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã từng phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ rằng: "Trong suốt những năm qua, chúng ta đã thấy rằng chứng khoán phái sinh đã trở thành công cụ hết sức hữu hiệu để chuyển giao rủi ro từ những người không sẵn sàng chấp nhận cho những người sẵn sàng chấp nhận nó". Greenspan nhấn mạnh rằng, "đó có thể là một sai lầm" cho việc thắt chặt kiểm soát các chứng khoán phái sinh. Hơn một thập kỷ qua, chính Alan Greenspan là người cực lực phản đối việc kiểm soát chặt chẽ các công cụ chứng khoán phái sinh tại Quốc hội và phố Wall. Không thể phủ nhận, chứng khoán phái sinh đã chứng tỏ sức hấp dẫn của mình như thế nào trong các năm trước đây. Thống kê đầu năm 2000, tổng giá trị chứng khoán phái sinh giao dịch chiếm % không nhỏ trong tổng doanh thu tại các tập đoàn hàng đầu. Tính đến cuối tháng 9/2008, tổng giá trị chứng khoán phái sinh trên thế giới vào khoảng gần 600 nghìn tỷ USD, với tổng giá trị danh nghĩa lên tới trên 1,28 triệu nghìn tỷ USD, một con số… khủng khiếp. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, bán khống và nợ tín dụng dưới chuẩn đã đẩy Mỹ và các nước khác rơi vào khủng hoảng. Chỉ hơn hai tháng trước, Alan Greenspan đã phát biểu trước Quốc hội rằng, ông thừa nhận sai lầm khi không kiểm soát nghiêm ngặt các chứng khoán phái sinh. Nhiều chuyên gia kinh tế đã phát biểu rằng: "Khủng hoảng hiện tại có thể đã được phòng ngừa nếu Alan Greenspan hành động khác đi với chứng khoán phái sinh". Vậy, Việt Nam nên hay không nên triển khai các công cụ chứng khoán phái sinh? Nên, nhưng cần có lộ trình Tất nhiên, câu trả lời là nên áp dụng. Nhưng, khi nào áp dụng lại là vấn đề cần suy nghĩ. Như chúng ta đã thấy, lợi ích lớn nhất của việc triển khai các công cụ tài chính cao cấp trên chính là việc ngăn ngừa rủi ro và tạo cơ hội kiếm lời ngay cả khi TTCK đi xuống. Tuy nhiên, để hạn chế được những mặt thiếu tích cực của chứng khoán phái sinh cũng như giúp công cụ mới ra đời được triển khai hiệu quả, không "chết yểu" thì có 4 yếu tố cần phải được đáp ứng, đó là: kiến thức NĐT, quy mô thị trường, cơ sở pháp luật và hệ thống, năng lực giám sát của cơ quan quản lý. Trước hết là kiến thức NĐT. Như đã thấy, từ việc mua tràn lan các chứng khoán phái sinh mà bong bóng tín dụng bất động sản mới có điều kiện để phát triển và gây hậu quả như hiện nay. Thêm nữa, phần lớn chứng khoán phái sinh là một kiểu zero-sum game, tức là chỉ có được và mất mà không có giá trị tăng thêm. Vì vậy, đi kèm với khả năng sinh lời chính là những rủi ro rất lớn của NĐT. Do đó, để triển khai tốt các công cụ chứng khoán phái sinh trong thực tế thì yêu cầu đầu tiên là chính các NĐT, những người sử dụng công cụ đó phải am hiểu sâu sắc về chúng. Vậy, câu hỏi đặt ra là, bao nhiêu % NĐT Việt Nam hiểu biết tường tận về các công cụ này? E rằng, câu trả lời sẽ là rất khiêm tốn, bởi trước hết là sự mới mẻ, thứ hai là công tác đào tạo của chúng ta về các công cụ tài chính cũng chỉ ở mức độ giới thiệu. Ngay cả nhiều tổ chức tài chính trong nước, trong quá trình tìm hiểu về chứng khoán phái sinh cũng gặp lúng túng trong định giá và xây dựng cơ chế hoạt động cho các sản phẩm này. Nhiều ý kiến cho rằng, không khó để NĐT thích nghi với chứng khoán phái sinh vì ngay với TTCK, năm 2005 vẫn chưa có mấy người biết về nó, nhưng đến nay, hầu như các NĐT đều hiểu các chỉ tiêu cơ bản, tỷ lệ NĐT làm quen với phân tích kỹ thuật, phân tích ngành… tăng cao. Ý kiến này cho rằng, NĐT có thể tham gia vì động cơ lợi nhuận và qua thời gian, họ sẽ dần hiểu về chúng. Nhưng, với rủi ro rất lớn của chứng khoán phái sinh, chúng ta không thể mạo hiểm để NĐT "mò mẫm". Thứ hai, quy mô TTCK. Với quy mô TTCK hiện tại đang rất khiêm tốn, với giá trị vốn hóa hai sàn chỉ trên 230.000 tỷ đồng thì việc áp dụng các công cụ chứng khoán phái sinh e là sẽ rất khó khăn. Bản chất của việc cung cấp các công cụ chứng khoán phái sinh của các tổ chức là họ có thể kiếm lời do làm trung gian mua - bán các chứng khoán phái sinh trái chiều của những người có quan niệm khác nhau về xu hướng tăng - giảm của giá chứng khoán hay một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó. Do đó, với quy mô nhỏ, các tổ chức tài chính sẽ gặp khó khăn trong việc phát hành cả về quy mô và khả năng rủi ro của chúng. Với quy mô quá nhỏ, lợi nhuận thu về từ cung cấp dịch vụ chưa chắc đã đủ bù đắp chi phí nghiên cứu và vận hành, chưa kể, bản thân các tổ chức cũng có thể rơi vào trò chơi được - mất, nếu thị trường chủ yếu do một nhóm người cùng ý tưởng tham gia. Thứ ba, cơ sở pháp luật. Một điều dễ thấy là, chúng ta chưa có khung pháp lý rõ ràng cho việc triển khai các công cụ chứng khoán phái sinh. Do đó, cơ quan quản lý cần sớm xây dựng khung pháp lý cơ bản để tạo tiền đề cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu và làm quen với các công cụ này. Thứ tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khả năng giám sát. Mở ra một sân chơi mới không phải là đảm bảo để tất cả các thành viên tham gia đều chiến thắng, mà chính là tạo điều kiện cho tất cả các thành viên được cạnh tranh ngang bằng. Đó chính là nguyên nhân khiến yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao dịch và giám sát phải là một trong những yếu tố không thể thiếu. Nếu triển khai các công cụ chứng khoán phái sinh mà không đi kèm với việc minh bạch hóa và tăng khả năng giám sát, rủi ro cho các NĐT là rất lớn. Với chứng khoán phái sinh, nếu không có giám sát tốt, khả năng biến các sàn giao dịch thành nơi thao túng giá là điều khó tránh khỏi và khi đó, lợi ích cho NĐT chưa thấy đâu, mà chỉ thấy khả năng ra về "sạch túi"! Có lẽ, với chứng khoán phái sinh, trong bối cảnh các yếu tố để đảm bảo phát triển ổn định, hạn chế rủi ro chưa được xây dựng và duy trì, thì tốt hơn cả là chúng ta nên đi vào giai đoạn "chuẩn bị" thay cho việc thực hành kiểu "mò mẫm". Mục lục Trang I. Thị trường chứng khoán phái sinh 1 1.Chứng khoán phái sinh 1 2.Thị trường các chứng khoán phái sinh 1 II. Các loại công cụ phái sinh 1 1.Hợp đồng kì hạn 1 a. Sử dụng giao dịch kì hạn 1 b. Hạn chế của hợp đồng kì hạn 2 2.Hợp đồng tương lai 3 a. Đặc điểm của hợp đồng tương lai 4 b. Cách thức sử dụng hợp đồng tương lai 4 c. Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai 5 3.Quyền chọn 5 a. Sơ lược về quyền chọn 5 b. Phân loại quyền chọn 6 c. Bộ phận cấu thành nên giá quyền chọn 7 d. Yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn 8 e. Sử dụng quyền chọn 8 4.Hợp đồng hoán đổi 9 a. Khái niệm 9 b. Cách thức sử dụng hợp đồng hoán đổi 10 c. Hạn chế của hợp đồng hoán đổi 12 II I . Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh 12 1.Vai trò 12 a. Quản trị rủi ro 12 b. Thông tin hiệu quả hình thành giá 13 c. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả 13 Liên hệ thực tế 13 Ngân hàng JP Morgan 2.Mặt tiêu cực của công cụ phái sinh 14 a. Có thể gây ra thua lỗ lớn 14 b. Giá trị danh nghĩa quá lớn 14 c. Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế 14 Liên hệ thực tế 14 Bài học từ Mỹ IV. Mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam 15 1. Thực trạng thị trường phái sinh ở Việt Nam thời gian qua 15 2. Những thành quả bước đầu 15 3. Những hạn chế còn tồn tại 16 4. Những giải pháp nhằm phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam 16
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net