logo

Cellulose và việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác

Tham khảo tài liệu 'cellulose và việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác', khoa học tự nhiên, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Cellulose và việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác Tác giả: Vengeurs 01/04/2008 Cho đến tận gần đây, các thành phàn sinh học cổ nhất được biết đến trên Trái Đất là protein còn lại được tìm thấy trong hoá thạch của khủng long bạo chúa Tyranosaurus Rex 68 triệu năm trước. Nhưng các nhà khoa học tại đại học Bắc Caliornia đã tìm thấy những thành phàn sinh học ở quá khứ xa hơn, đó là cellulose với tuổi thọ 250 triẹu năm. Các mãu cellulose này được tìm thấy trong một lớp muối sâu bên dưới sa mạc New Mexico. Phát hiện này dẫn các nhà nghiên cứu tới việc quan tâm đến muối dã được phát hiện trên Sao Hoả bởi tàu Odyssey và Rover Spirit. Kết hợp những nghiên cứu này, chúng có thể mang lại một hướng nghiên cứu mới để tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ. "Quan tâm đến dấu hiệu sự sống trên Sao Hoả, dù là những vi khuản nhỏ hay là những cây lớn có thể dang tồn tại trên đó hay một hành tinh nào khác của hệ Mặt Trời bằng cách tìm hiểu về cellulose chứa trong muối tồn tại trên đó có thể là một phuơng pháp rất hiệu quả" - cho biết của Jack D.Griffith tại đại học Bắc California và là nhà khoa học đã tìm ra cellulose -"cellulose tồn tại bèn vững và có khả năng đề kháng tốt hơn với bức xạ ion so với DNA. Nếu như diều đó liên quan đến khả năng đề kháng để chúng có thể tồn tại trong không gian thì chúng ta có thể có thêm ý tưởng về việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác". Cellulose là thành phần cấu tạo chính của thực vật, nó có tính bền và đàn hồi rất cao. Cellulose là thành phần sinh học phổ biến nhất trên Trái Đất sinh ra cùng thực vật (cây, tảo và vi khuẩn) ước tính 100 tỷ tấn mỗi năm. Các mẫu muối do Griffith tìm được nằm sâu trong lòng đất ở độ sâu 2.000 feet. Qua nghiên cứu qua kính hiẻn vi các mẫu này, Griffith và các đồng nghiệp phát hiện ra 1 lượng cellulose lớn vẫn còn nguyên trong đó. Các sợi nhỏ cellulose có đường kính duới 5 nanomet, chúng được kết lại với nhau thành các dạng giông như dây thừng hay những tấm thảm. "Cellulose mà chúng tôi đã tìm thấy từ các mẫu muối gần đúng như cellulose ngày nay, chúng có cấu tạo và phản ứng giống như cellulose ngày nay" Griffith nói. Griffith cho biét DNA cũng được tìm thấy nhưng với một lượng nhỏ hơn so vói cellulose. Liệu có sự sống trên Sao Hoả hay không là một câu hỏi lớn mà các nhà khoa học dang tìm lời giải. Các nhà khoa học nghĩ rằng muối đa tồn tại trên Sao Hoả từ 3,5 đến 3,9 triệu năm trước. Muối có thể mang theo nước và có thể là một môi trường cho sự sống hình thành. Theo Universe Today
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net