logo

Cây Me

Quả me tiếng Lào, Thái Lan gọi là mak kham, tên khoa học của cây me là Tamarindus indica L. thuộc họ vang – Caesalpiniaceae, cây có thể trở thành cây cổ thụ, cao tới 20 – 30m. Quả me dài 10 –15cm, giống của Ấn Độ có thể dài gấp đôi, quả xanh ròn, dễ gãy, quả chín bở thơm vị chua, một số giống của Thái Lan có vị ngọt.
Cây Me Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Quả me tiếng Lào, Thái Lan gọi là mak kham, tên khoa học của cây me là Tamarindus indica L. thuộc họ vang – Caesalpiniaceae, cây có thể trở thành cây cổ thụ, cao tới 20 – 30m. Quả me dài 10 –15cm, giống của Ấn Độ có thể dài gấp đôi, quả xanh ròn, dễ gãy, quả chín bở thơm vị chua, một số giống của Thái Lan có vị ngọt. Ngoài ăn quả tươi chín, trong công nghiệp thực phẩm người ta còn dùng quả me làm nước quả, ô mai, mứt. Nước me lạnh, rất được người các nước châu Mỹ La tinh ưa dùng. Trong Đông y, cơm quả me được dùng làm thuốc chữa sốt, chữa bệnh gan và bệnh về đường tiêu hóa, gỗ chữa thông tiểu tiện, nhuận tràng, vỏ chữa bệnh tiêu chảy. Ở Ấn Độ cách đây mươi năm người ta đã xuất khẩu tới 3 – 4 trăm tấn quả hàng năm. Ở nước ta, cây me được trồng rải rác khắp nơi, từ Nam tới Bắc. Nó có thể thích hợp được với các vùng đất rất khô hạn và cả các vùng có lượng mưa rất cao, chỉ cần đất trồng nó thoát nước và sâu mầu. Cây me rất chịu nóng nắng, song cũng chịu rét khỏe. Ở các tỉnh vùng Tây Bắc, ngay tại Điện Biên trước đây có nơi me mọc thành rừng. Ở thành phố, nhiều nơi người ta cũng trồng me làm cây bóng mát, vì cây có bộ lá rất rậm rạp lại xanh tốt quanh năm nên ngoài bóng mát, nó còn cản bụi, cách âm, làm giảm tiếng ồn rất tốt, lại ít đổ, sống lâu. Cây me rất khó chiết cành và giâm hom, nên nhân giống chủ yếu bằng hạt. Nhân dân vùng An Hải (Hải Phòng) có kinh nghiệm là chọn hạt me thật tròn để gieo, sau này cây mới cho nhiều quả. Hạt me giữ được sức nảy mầm rất lâu, sau khi tách ra khỏi quả, nếu được gieo ngay và gieo nông, tức là chỉ phủ hạt một lớp đất mỏng 1 – 1,5cm thì chỉ sau 7 – 10 ngày là hạt mọc ngay. Cây me mọc từ hạt rất lâu cho quả và rất dễ bị biến đổi phẩm chất theo hướng xấu. Ở các nước Ấn Độ , Thái Lan người ta đã thực hiện cách ghép áp hay ghép nêm, cây me sẽ mau cho quả và hoàn toàn giữ được các đặc tính tốt của cây me. Ở ta, me mới chỉ được trồng ở góc vườn, hàng rào, bờ ao và cả ở cổng ngõ, nên năng suất quá thấp, có người còn lợi dụng đặc tính vỏ thân nứt nẻ, cây dễ uốn tỉa, tạo dáng, tạo thế lại mang quả trên cây tới 8 – 9 tháng mỗi năm, để trồng rồi tạo thế làm cây cảnh. Cây trồng trong chậu thiếu dinh dưỡng, song hằng năm được bón phân vi sinh hay khô dầu, cây vẫn rất sai quả. Muốn trồng me đại trà để có sản phẩm hàng hóa, ta nên trồng thành vườn bằng cây ghép, lấy giống từ cây me có năng suất cao và phẩm chất tốt. Nên trồng với mật độ 7 x 8m, đào hố sâu rộng và dài tới hàng mét, dưới đáy hố bón nhiều chất hữu cơ hoai mục trộn đều với đất. Phía trên đổ đất mặt vườn hay đất tốt, ải. Cây ghép sau 1 – 2 năm đã cho quả. Hàng năm nên bón phân vào sau lúc thu hoạch, lúc cây đậu quả xong và lúc quả đang lớn. Mỗi lần độ 0,1 – 0,3kg NPK hỗn hợp với Mg. Số lượng phân tăng dần theo tuổi cây hay sản lượng quả. Chú ý tạo tán cho cây ngay từ nhỏ, để cây không quá cao, khó thu hái sau này.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net