logo

Các Phương Pháp Sáng Tạo : Thực Tập Phân Tích Phát Minh

Để luyện tập, hãy tự tìm đặt vấn đề bằng cách quan sát và phân tích những sự kiện gần gũi với đời sống. Chẳng hạn bài này sẽ đưa ra một phân tích mẫu về chức năng cuả bình sưã cho em bé.
Thực Tập Phân Tích Phát Minh Các bạn thân mến, Trong thời gian qua chúng tôi nhận được nhiều e­mail hỏi về phương pháp nghiên   cứu khoa học. Thực ra, việc nghiên cứu khoa học rất bao quát. Nó bao gồm (và   tương thuộc) nhiều kĩ năng cũng như hoàn cảnh khác nhau mà không thể nào chỉ   đơn giản trong một sớm một chiều mà kể lể ra . Để trang bị cho mình cái gọi là các   phương pháp nghiên cứu khoa học thì mong rằng  các bạn trẻ hãy (và phải) từng   bước rèn cho mình về trí cũng như về đức. Bài viết này nhằm phần nào hỗ trợ các   bạn làm quen với một kĩ năng quan trọng mà đã bị bỏ quên không được dạy dỗ hay   rèn luyện một cách đầy đủ ở nhà trường:  Kĩ năng nhìn nhận và phân tích những gì   sẵn có. Bài viết chỉ  lưạ chọn cái dễ thấy nhất hy vọng từ bước đầu này các bạn sẽ   tự mình làm quen dần với thói quen động não và đặt vấn đề từ đó phát hiện ra các   điểm yếu hay mạnh cuả một đề tài. Từ đó có thể đưa ra các ý sáng tạo về đề tài mà   mình phân tích Để luyện tập, hãy tự tìm đặt vấn đề bằng cách quan sát và phân tích những sự kiện   gần gũi với đời sống.  Chẳng hạn bài này sẽ đưa ra một phân tích mẫu về chức năng   cuả bình sưã cho em bé. 1. Đặt vấn đề ­­ Từ vú em cho đến bình sưã và vấn đề cuả bình sưã:   Bầu sưã là nơi mà "ai chưa qua chưa phải là người". Tất cả đều nếm trải nó!  Đặc  biệt đối với đa số em bé trong thời buổi như hiện nay, nhưng chắc không mấy ai để ý  đặt câu hỏi rằng cái bình mà mình đang trang bị cho em bé có vấn đề gì để thắc  mắc. (Ngoại trừ mấy ...nhà sản xuất bình và mấy em bé!!) Thật ra một yếu tố rất  quan trọng gây ảnh hưởng đến việc "thụ hưởng dòng sưã ngọt ngào" cuả các bé là:  Làm sao để sưã trong bình đươc cung cấp một cách dễ dàng đúng lúc đúng lượng   tuỳ theo sức mút cuả bé. (*). Trong chừng mức ngắn ngủi cuả bài viết chúng tôi chỉ  nêu những điểm chính. Tập thói quen lúc nào cũng quan sát sự việc một cách có suy nghĩ, không bao giờ   ngừng đặt câu hỏi về khả năng và chất lượng thực cuả chủ thể đưọc quan sát. Không nhiều người nghĩ rằng một trong những nguyên nhân làm các bé ... gầy yếu  và bỏ sưã sớm là vi bình sưã không làm tốt nhiệm vụ cuả nó.  Để minh hoạ, xin so  sánh với việc uống nước. Bạn cảm giác ra sao khi đang lúc khát được cầm một ly  nước giải khát đầy mà lại chỉ được uống từng ngụm nhỏ cách quảng .. Nghiã là sau  khi ngậm xong 1 ngụm đầu bạn phải nhả ra chờ ... vài giây rồi lại uống ngụm  kế...chưa kể là trong mỗi ngụm như vậy hết một phần lớn là ...không khí.  Hoàn toàn  tương tự, đối với một bình sưã chất lượng tồi sẽ gây nhiều trở ngại cho việc dinh  dưỡng cuả các em. Nguyên do chính là vì người sản xuất đã không đặt vấn đề đã  nêu  khi chế tạo bình.  Muốn tìm tìm nguyên nhân cuả một vấn đề thì trước hết phải mô tả được đối tượng   (hay chủ thể làm việc) và chức năng cuả nó 1.1 Phân tích mô tả, cấu trúc cuả chủ thể: Bao gồm hình dạng, chức năng, vật   liệu cấu tạo, đặc tính...Chi tiết càng nhiều thì sẽ càng giúp cho việc cải tiến hay điều   chỉnh thiết kế (nếu có) về sau Các bộ phận chính cuả bình sưã : Một bình sưã thông thường (nếu không kể sưã) sẽ  bao gồm 3 bộ phận chính:  • Thân bình: Chứa luợng chất lỏng (sưã) cần thiết .  Nhiệm vụ chính là cung cấp chất lỏng qua ngõ núm.   Chất lỏng không được rỉ qua các chỗ liên kết với các  bộ phân khác. Cấu tạo và hình dáng thường không  giữ vai trò điều tiết. Thường bằng thuỷ tinh hay nhựa  • Nắp: Liên kết giưã núm và miệng bình. Nhiệm vụ  chính là hàn kín núm và miệng bình để sưã  không bị  rỉ ra khi bé bú. Hầu hết các kiểu bình là nắp có răng  vặn ăn khớp với miệng mình.  • Núm: Làm nhiệm vụ cung cấp sưã. Phần quan trọng  nhất là chổ tiếp giáp với vòm miệng cuả bé. Núm  được chế tạo  mô phỏng như cuả người mẹ.  Làm  bằng nhựa dẻo chất lượng cao (có thể làm bằng chất  liệu silicon để tăng độ bền dẻo). Ở đỉnh núm sẽ có  Hình 1: bình sưã một hay vài lỗ thủng nhỏ (tuỳ theo lưá tuổi) gọi là lỗ  cấp sưã.  Đây là cơ phận đóng vai trò chính trong việc  điều tiết lượng sưã trong bình.  Độ dày và cấu trúc  khác nhau cuả núm đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc  cung ứng sưã cho mỗi lần mút  1.2  Phân tích vận hành cuả chủ thể:   Các điều kiện để vận hành. Diễn biến hoạt   động thông thường (operation) cuả nó. Các yêu cầu về chất lượng và số lượng cũng   như không gian, thời gian tính. Đây thường là bước quan trọng nhất để tìm ra chỗ   khiếm khuyết cuả một sản phẩm, một lí thuyết hay một phát minh mới Việc bú bình có những diễn biến nào: ­­ Trong ví dụ này thì yếu tố không gian và thời  gian không giữ vai trò quá thiết yếu • Bé mút lên núm  tại vị trí cuả các lỗ thủng tạo một lực hút trực tiếp lên chất  lỏng bên trong bình (áp suất trong vòm miệng nhỏ hơn áp suất cuả chất  lỏng). Do đó, dòng sưã sẽ bắn ra.  • Sau vài lần mút liên tục thì áp suất bên trong cuả thành bình giảm dần. Nếu  như không có một cơ chế nào khác để tăng (hay để cân bằng) áp suất bên  trong bình so với áp suất không khí, thì áp suất này tiếp tục xuống cho đến  khi nó bằng với áp suất tạo thành bởi vòm miệng. Tại thời điểm này, sưã sẽ  ngưng chảy ra khỏi các lỗ nhỏ.  • Để dòng sưã có thể tiếp tục chảy ra qua các lỗ ở đầu núm thì bắt buộc không  khí bên ngoài phải chui lọt và trong bình bằng cách nào đó. Những cách đó  có thể là:   ­  Bé hả miệng ra (hay chép miệng) không khí có áp suất hơn áp xuất bên  trong bình nên sẽ theo các lỗ nhỏ cuả núm chui vào bình ­  Bé không hả miệng nhưng vì độ siết chặt cuả nắp bình không đủ để cản trở  không khí đi ngược vào bình qua chỗ tiếp giáp bình ↔ nắp ↔ núm ­ Có một cơ chế nào khác chủ động (từ nhà chế tạo) để đưa không khí bên  ngoài vào cân bằng áp suất (tạm gọi là CCCBAS). Cơ chế này sẽ được đào  sâu trong phần tiếp theo.  2. Dưạ vào các hiểu biết đã phân tích ở trên để tìm các chỗ yếu và mạnh (còn  gọi là phân tích hiệu quả ­ hậu quả) : Chỗ nào dễ bị tắt ách, hoạt động không tốt,   không nhanh, không tối ưu, hay không vững và có thể là nguyên do gây trở ngại ?   Từ đó xác định vấn đề  Chỗ nào có thể hoạt động không đồng bộ (sưã tiết ra không đều), không hoàn thành   chức năng (sưã bị rỉ hay cung cấp lúc bé không cần gây sặc sưã). Số lượng, chất   lượng, và chu kì cuả hoạt động (không khí lọt vào dòng sữa, sưã bị tạo bọt...) Trường hợp CCCBAS không có hay không hoạt động hưũ hiệu thì không khi từ bền  ngoài sẽ đi theo các lỗ cấp sưã để vào bình. Lượng không khí này là nguyên do tạo  ra bọt cho sưã và nhiều lúc vì không khí chưa kịp thoát lên hết khỏi núm thì bé đã  bắt đầu mút sưã. Lượng không khí này bây giờ đổi chiều đi theo miệng cùng với một  lượng nhỏ sưã vào ... bao tử bé. (Bé có thể đã dùng môi hay răng cắn chặn lên  không để cho không khí thoát khỏi núm ­­ xem hình) Dưạ vào các phân tích đã có chúng ta thấy được một  điểm cần chú ý là bộ phận tạo cân bằng áp suất cho  bình sưã khi bé bú. Nhiều bình sưã đã không có hay  chỉ thiết kế qua loa dẫn đến hiệu quả không tốt cho trẻ  bú.  Hình 2: Nuốt không khí   3. Tìm tòi xem xét các bước cải tiến, hoàn thiện hay thiết kế mới có thể lên các  chỗ yếu: Đây là lúc chúng ta bắt đầu để ý xem sự áp dụng các phương pháp suy nghĩ sáng  tạo từ các nhà sản xuất khác nhau cho cùng một vấn đề. 3.1 Cải thiện những thiết kế cũ: Từ khi bình sưã có mặt trên thị trường thì mỗi nhà  sản xuất có thể nhìn và cải tiến các loại bình sưã cho bé ở các góc độ khác nhau ­­  Có sản phẩm rất tốt nhưng cùng có nhiều thứ "phát minh" trở nên xa lạ và ... buồn  cười nưã.  Xin lần lượt trình bày một số điển hình. Bước đầu tiên cuả việc cải thiện những mô hình thiết kế cũ là ước định cho được tầm   mức cải biến, giá trị cuả nó, giá phải trả (không chỉ tính trong chi phí mà phải tính   đến nhiều yếu tố bị ảnh hưỏng khác kể cả không và thời gian), và quan trọng nhất   hiệu quả thực dụng cũng như các phản ứng phụ (side effect) cuả nó. Trong khi "cân   đo" tầm mức xứng đáng để cải thiện thì hãy tính toán việc lưạ chọn phương án nào   tốt nhất. ­  từ bộ phận nào hay chức năng nào: 3.1.1 Cải tiến cục bộ ­  từ bộ phận nào hay chức năng nào: Trong bình sưã thì rõ ràng bộ phận núm là bộ phận trực tiếp cung cấp chất lỏng nên  việc dễ hiểu là nhiều nhà sản xuất sẽ cải tiến từ bộ phận này: • Núm : thêm thắt hay ... cắt bớt.  Người ta có thể thiết kế lại hình dáng cuả  núm (cũng như nắp để thoả mãn điều kiện của núm mới) Cách đơn giản nhất để có một CCCBAS là ... chỉ cần đục một lỗ nhỏ trên vành núm.   Thật vậy, khi đường kính lỗ này khá nhỏ thì bình thường chất lỏng sẽ (ngay cả không  khí) sẽ không chui lọt qua được (do sức căng bề mặt cuả nước) đó đó nó sẽ không bị  rỉ.  Ngược lại, khi có một áp suất vừa đủ  (cỡ sức mút cuả bé) thì không khi sẽ vượt  qua "van" cản này dễ dàng và góp phần cân bằng áp suất trong bình. Hình3: CCCBAS đơn giản nhất là ... đục thủng một lỗ rất nhỏ trên vành cuả núm cao  su Một cách cải thiện khác là sưả đổi dạng  vành cuả núm (và nắp): Hình 4   • Nắp:  Đi xa hơn nhà thiết kế có thể  biến nắp trở thành CCCBAS:             Bằng cách thay đổi hình dạng, nắp  dùng để chỉnh độ lớn dòng sưã Hình 5 ­ Tuy nhiên, trong các cải biến trên vẩn còn một khuyết điểm nưã không khắc phục  được là khi không khí vuợt qua các van từ phiá dưới (lúc cho bé bú thì bình suã đuợc  để nghiêng đáy bình cao hơn và núm ở vị trí thấp nhất). Không khi khi đi ngang qua  lớp sưã sẽ tạo nên rất nhiều bọt ­­ (Mặc dù theo tác giả bài viết bọt sưã dâũ sao  cũng sẽ nổi lên trên lập tức và ở ngoài phạm vi núm ... không mấy ảnh hưởng đến ...  sức khoẻ bé) Những bọt sưã này có thể gây ra cảm giác không hài lòng cho người  tiêu dùng. 3.1.2 Cải tiến theo định hướng • Bình: Trong việc cải tiến thì nan đề chính là áp suất không khí và áp trong  bình sưã chứ không nhất thiết là bộ phận nào sẽ gánh chức năng CCCBAS.   Do đó, người ta có thể nghĩ đến việc gắn cái "van" ở dáy bình sưã: Hình 6: CCCBAS được chế tạo và đặt ở đáy bình thay vì ở nắp hay núm Khi đưa ra một phương án mới giải quyết được vấn đề thì một điểm cần chú ý nưã là   các hiệu ứng phụ. Các hiệu ứng phụ này có thể trở thành nguyên do thất bại cuả đề   án mới.  Trong việc thiết kế lại bình hay nắp thì một điều nhà thiết kế có thể không  nghĩ tới là ... việc rưả bình để tái dùng có dễ dàng hay không? (Hà hà vì vậy chưa  chắc mua bình sưã kiểu mới hơn sẽ tiện hơn cho ... phụ huynh!!!!) 3.2 Bước Đột Phá ngoạn mục: Khi mà nỗ lực sửa chưã cũng không thoả mãn thì ...   một cách hay là đặt lại câu hỏi và trả lời trực tiếp tìm giải pháp không phụ thuộc vào   những cái cũ. (Chổ yếu cuả phưuơng pháp : khó, đầu tư lại hoàn toàn di chuyền sản  xuất,....) 3.2.1 Sưả đổi chức năng cuả bộ phận: Thay vì chỉ đóng vai trò bị động ta có thể làm một bộ phận trở nên chủ động. Hãy  biến nắp thành một cái gì lạ hơn: Hình 7: với kiểu này thì bé (và vú em) khỏi phải cầm bình ... để bình 1 góc cho bé  mút. Tuy nhiên: rưả bình vốn không phải là vấn đề nay trở thành bài toán không dễ!   3.2.2 Thêm bộ phận mới:  Tuỳ theo hoàn cảnh chức năng mà ta có thể thiết kế lại hay thêm vào một cơ phận   chuyên biệt đê ... xử lí vấn đề. Tuy nhiên một lần nưã sai lầm có thể phạm phải là   cần thử nghiệm trước xem mô hình này có ...đẹp mắt hay là có hiệu ứng phụ gì? Hình 8: Thêm vào bộ phận mới chuyên trị ... 3.3 Tư tưởng sáng tạo không giới hạn:  Thật ra, trong các đề án, một điều nên lưu ý là tư tưởng người phát minh đã mặc   nhiên giả định những điều mà họ không ngờ hay không lường được (giống như Vật lí   cổ điển mặc nhiên cho tách rời không gian với thời gian vậy). Trong thực tế, những ai   bẽ gãy được các các định kiến trong chính bản thân mình sẽ có thể có cái nhìn mềm   mại và thoáng hơn.  Nhà phát minh sau đây đáng nể phục vì đã bẻ gãy được những cố chấp cứng rắn  cuả ... bình sưã: Thay vì dùng bình nhưạ hãy dùng bình bằng .. giấy không thấm hay  bao nhưạ (nylon). Tự động, khi sưã ra khỏi miệng bình thì ... cái bao giấy này cũng  sẽ co nhỏ thể tích  (hãy so sánh với cái bong bóng đầy nước... bị châm lỗ để thoát  nước ra ở đáy ... nó đâu cần CCCBAS nào để làm nhiệm vụ!!!) Bởi vì bình bằng giấy  hay bịch nylon nên ... việc rửa bình là không cần thiết (chỉ việc đặt bình giấy này vào  ... thùng rác là xong chuyện).  Đương nhiên, một phát minh như vậy cũng còn chỗ  yếu cuả nó: người ta phải mua một lần .. vài chục bình.  Ngoài ra người ta còn phải  giải quyết vài vấn đề tương thuộc nưã là ...cách pha chế sưã vào bình kiểu này.  Tuy  nhiên, trong thị trường, đã có nhiều lời giải đơn giản. (chẳng hạn như bán bình đã  pha sẵn, hay chỉ việc gia cố cho miệng bình đủ cứng và đạt vào khung giữ để rót sưã  vào,...) Hình 9a: 100 bình sưã trong 1 bao nhỏ  Hình9b: Bình sưã bây giờ chỉ là chức năng  giá vưà phải cái khung giữ (holder) Phân tích thêm cuả tác giả bài viết: Nếu như ta nhận xét rằng bản thân chai lọ hay  bất kì thứ gì trong thế giới này đều biến động (vô thường) thì trong việc chế tạo hay  thiết kế các đề án mới người nghiên cứu nên đặt yếu tố biến động này vào trong kế  hoạch. Có vậy, những sản phẩm làm ra sẽ có thể uyển chuyển và có khả năng thoả  mãn theo sự  biến đổi cuả  môi trường phần nào tránh được các hậu quả không tốt do sự thay đổi  gây ra Từ chổ có thói quen nhận biết cái hay cái mới cuả mọi thứ xung quanh đến việc tự  mình phát hiện và tìm ra những cái hay cái lạ không phải là một bước quá xa vời. Mọi  thứ đều có thể khởi nguồn từ việc gieo rắc thói quen và luyện thập thường xuyên cho  bộ não.  Hậu quả cuả nó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chắc chắn rằng các  thói quen tập trung suy nghĩ phân tích ngọn nguồn mọi việc sẽ chỉ có lợi cho cuộc  sống hằng ngày Bài thực tập cho các bạn: Hãy phân tích về những phát minh áp dụng trong các loại  kìm, khoá, ê­tô,..để  vặn bù­lon dùng hàng ngày (tui ngày xưa theo mấy ông sửa xe  gắn máy ... ngồi góc đường nên thích đề tài này lắm) © http://vietsciences.free.fr  Võ Quang Nhân
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net