logo

Các Phương Pháp Sáng Tạo : Đảo Lộn Vấn Đề

phương pháp suy luận đảo lộn vấn đề đã được con người biết đến và sử dụng rất lâu đời. Ở trung học chúng ta cũng đã làm quen với lối suy luận này khi mà các HS lớp 10 được học về cách chứng minh phản chứng và HS còn được giới thiệu về luật De Morgan -- Augustus De Morgan (1806-1871).
 bài XII: Đảo Lộn Vấn Đề Hồi còn bé, có một anh chàng sau khi "hoàn tất nghiã vụ Thanh Niên Xung Phong"  (NTXP) về lại xóm cũ, anh ta hay kể cho lũ nhỏ chúng tôi nghe đủ thứ chuyện trên  đời từ chuyện ăn con mối chuá sao cho ngon cho đến chuyện làm thế nào giết chết  được ... con điả (dĩ nhiên đây mãi mãi chỉ là huyền thoai): "Huyền thoại thời tuổi thơ thường cho rằng điả là con vật không thể nào giết được...   vì đem chặt làm nhiêù đoạn thì y như rằng mấy hôm sau mỗi phần thân thể cuả con   điả nguyên thuỷ sẽ biến thành một con điả con mới.  Đã vậy, đem nó phơi khô cả   năm cho đến muà mưa sau thi đỉa lại sống lại ... "dai như điả đói". Vậy mà anh hàng   xóm TNXP đã tuyên bố với tụi nhỏ rằng anh ta đã thành công tìm ra phương pháp   tiêu diệt con điả rất tuyệt vời .... Sau nhiều lần năn nỉ, chúng tôi mới đươc tiết lộ bí   mật: "Muốn cho điả chết hẳn thì chỉ có nước ... lấy cây đuã ăn cơm đâm xuyên dọc   vào đầu con đỉa và lôn trái nó từ trong ra ngoài (nghiã là bộ da con điả bây giờ trở   thành ... bộ đồ lòng! "  Lúc đó tôi vô cùng kinh ngạc. Thật là "gớm" nhưng cũng thật là ....sáng tạo?!!! Không  làm gì được thì "lộn trái" nó ra hổng chừng đó là phương cách giải quyết êm đẹp nhất  cho vấn đề mà mình đang gặp Thưa các bạn, phương pháp suy luận đảo lộn vấn đề đã được con người biết đến và  sử dụng rất lâu đời.  Ở trung học chúng ta cũng đã làm quen với lối suy luận này khi  mà các HS lớp 10 được học về cách chứng minh phản chứng và HS còn được giới  thiệu về luật De Morgan ­­ Augustus De Morgan (1806­1871). Tuy nhiên, với 1 cái  nhìn thoáng hơn thì phương pháp đảo lộn vấn đề có rất nhiều cách áp dụng chớ  không chỉ gói gọn trong vài thứ đã học. 1. Đảo lộn hay phủ định toàn bộ vấn đề  2. Đảo lộn hay phủ định một phần vấn đề  3. Đảo lộn hay phủ định chức năng  4. Đảo lộn hay phủ định hình dáng hay không gian (từ trên xuống, từ trong  ra, ...)  5. Đảo lộn hay phủ định màu sắc hay đặc tính  6. Đảo lộn hay phủ định thứ tư hay thời gian  7. Đảo lộn hay phủ định về số hay chất lượng  8. Phản ví dụ.  Một số tình huống áp dụng: Như là các ví dụ minh hoạ thêm chúng tôi xin trích ra  đây vài tình huống • Đôi khi bạn phải ở trong thế bị động không biết loay hoay để trả lời câu hỏi  "Tai sao ...?" (why) thì có cách đơn giản để thay cách nhìn vấn đề là đặt  ngược thành câu hỏi "Tại sao không?" (Why not?)    • Câu chuyện cổ minh hoạ việc đảo lộn chức năng:  Vị hoàng đế muốn giết một nhà thông thái ông ta ra lệnh bỏ vào trong một   bình sứ cao cổ hai viên hắc ngọc và truyền để bình sứ lên chung với 1 mâm  thức ăn vô cùng thịnh soạn. Sau đó, cho goi nhà thông thái ra mà phán rằng:  "Sau nhiều lần nhà ngươi cãi lệnh trẫm, nay trẫm quyết định ban cho ngươi  một ân huệ cuối cùng ­­ Ta đã bỏ sẵn vào bình sứ đặt trên mâm thức ăn trước  mặt ngươi hai viên ngọc một viên là hồng ngọc còn viên kia là hắc ngọc. Nhà  ngươi được ăn bất kì thứ gì trên mâm và sau đó nhà ngươi được lấy ra một  viên ngọc từ trong bình sứ. Viên ngọc còn lại sẽ thuộc về ta. Tùy theo số   phận cuả nhà ngươi, nếu ngươi lấy ra được viên hắc ngọc thì ta sẽ lệnh chém   đầu ngươi lập tức" ......... Nhà thông thái biết rất rõ là ông vua chỉ muốn giết mình nên chắc chắn bên  trong bình sứ chỉ có hai viên hắc ngọc nên sau một hồi suy nghĩ ... ông ta  quyết định thay vì ăn thức ăn trên bàn thì ông ta bình tĩnh cho tay vào bình sứ  tóm lấy 1 viên ngọc trong lòng bàn tay và rút ra ... không để ai kịp thấy ... bỏ  tỏm vào miệng nuốt chửng viên ngọc. Rồi tuyên bố với vua: "Kính thưa hoàng thượng: thần đã ăn xong món ăn thần thích đó là viên ngọc  mà ngài đã ban cho ... bây giờ xin ngài hãy xem xét viên ngọc còn lại trong  bình nếu đó là viên màu đen thì thần đã nhận được viên hồng ngọc"    • Dùng quan niệm hay cái nhìn "ngược ngạo" đôi cũng giúp tìm ra chân tướng  cuả vấn đề  Tùy theo hướng nhìn mà thấy "vịt" hay "thỏ" • Phản ví dụ: Thay vì phải tìm cách chứng tỏ một luật A đúng cho một tổng thể  S thì chỉ cần tìm ra một bộ phân nhỏ hay  X trong tổng thể S mà luật A không  còn đúng nưã và như vậy luật A lập tức bị phủ nhận.    • Tiêu cực hoá các mệnh đề: Chẳng hạn như khi làm việc với các vấn đề về  dịch vụ cho khách hàng, bạn có thể liệt kê tất cả các phương cách làm cho  dịch vụ này trở nên tồi tệ qua đó bạn có thê7 kiếm ra được nhiều ý hay    • Làm cái gì đó mà chưa ai thử: Thí dụ: Hãng máy tính Apple tiến hành nhiều  thứ mà hãng IBM chưa từng.  Các xe hơì Nhật thường nhẹ và sử dụng xăng  hiệu quả hơn     • Sử dụng Kim­chỉ­nam "Cái gì sẽ đến nếu ..." ­­ Liệt kê ra các cặp hành động  trái ngược mà có thể áp dụng cho vấn đề bạn đang gặp và tự hỏi "Cái gì có  thể đến nếu thay một đặc tính này bởi đặc tính đối nghịch?"    • Đổi chiều/hướng hay đổi vị trí cuả cái nhìn.    • "Đẩy­Kéo" các hiệu quả: Nếu muốn tăng sản lượng hàng tiêu thụ hãy nghĩ về  việc giảm chúng    • Hoán đổi thất bại với thành công và ngược lại: Nếu có viêc gì đó trở nên tồi tệ  hày nghĩ về mặt tích cực cuả trạng thái đó. Chẳng hạn nếu máy computer bi  hỏng, tôi mất nhiều thứ cất giữ trong đó, thì cái gì hay ho từ sự việc này có thể  rút ra? Bài học: Cài đặt lại tốt hơn, hay không dùng nó nưã mà để toàn bộ thì  giờ cho gia đình ... 
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net