logo

Các loại biện pháp áp dụng trong hàng rào thương mại Hoa Kỳ

Hải quan Mỹ kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dết, tơ lẫn loai, và các mặt hàng làm từ các sợi lấy từ cây hoặc được sản xuất từ mốt số nước. Việc kiểm soát quota hàng dệt may dựa trên những văn bản hướng dẫn của Chủ tịch ủy ban Hải quan trong quá trình thực hiện các Hiệp định hàng dệt (Textile Agreements). Các thông tin về hạn ngạch dệt may hỏi Commissioner of Customs, hoặc Committee for Implementation of Textile agreements, thuộc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ.......
Các loại biện pháp áp dụng trong hàng rào thương mại Hoa Kỳ Ngoài các biện pháp về thuế nhập khẩu ra, hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu sau đây: 1. An toàn tiêu dùng 2. Bản quyền 3. Bảo vệ động vật 4. Bảo vệ môi trường 5. Bảo vệ thực vật 6. Bao bì 7. Bệnh tật 8. Cạnh tranh không lành mạnh 9. Cấm nhập khẩu 10. Chống gian lận 11. Chống hối lộ 12. Chống Luật cấm vận 13. Chống phá giá 14. Chống trợ cấp 15. Chất độc hại 16. Cho phép (permit) 17. Chứng chỉ 18. Chứng từ nhập khẩu 19. Chất dễ cháy 20. Dịch bệnh 21. Giám định 22. Gian lận thương mại 23. Giấy phép visa 24. Hàm lượng dinh dưỡng 25. Hàng độc hại 26. Hàng nguy hiểm 27. Hạn chế nhập khẩu 28. Hạn ngạch 29. Lao động cưỡng bức 30. Mác hàng hoá 31. Nhãn hàng hoá 32. Quyền Sở hữu trí tuệ 33. Thực động vật hoang dã 34. Tiêu chuẩn kỹ thuật 35. Vệ sinh dịch tễ 36. Xếp hàng 37. Xuất xứ * Hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu ban hành theo luật, chỉ thị hoặc công bố bởi cơ quan có thẩm quyền do luật pháp quy định với mục đích kiểm soát số lượng nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một thời gian nhất định. Phần lớn các quota nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ (US Custom Service) quản lý. Trưởng Hội đồng Hải quan (Commissioner of Customs) kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo quota, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota. Chi tiết về quota đối với từng mặt hàng có thể hỏi U.S. Customs Service, Office of Trade Compliance. Quota nhập khẩu của Mỹ có thể chia thành 2 loai: + Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): là hạn ngạch giới hạn về số lượng, tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời hạn của quota. Một số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số hượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới. Những hàng hoá sau đây thuộc dạng quản lý hạn ngạch tuyệt đối khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ : + Thức ăn gia súc, có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa + Sản phẩm thay thế bơ, có chứa 45% bơ béo theo HTS 2106.90.15, và bơ từ dầu ăn + Bơ pha trộn trên 55,5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo + Pho mát, Cheddar thiên nhiên, làm từ sữa chưa thanh trùng (pasteurized) để thời gian chưa quá 9 tháng + Sữa khô có chứa 5,5% hoặc ít hơn bơ béo + Sữa khô theo HTS 9904.10.15 + Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên 5,5% trọng lượng là bơ béo + Chocolate crumb chưa5,5% hoặc ít hơn trọng lượng bơ béo + Ethyl alcohol và các sản phẩm dùng chaat này trong nhiên liệu nhập từ vùng Caribean và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Mỹ, theo HTS 9901.00.50 + Thịt (từ Australia và New Zealand) + Sữa và kem, dạng lỏng hay đông lạnh, tươi hoặc chua (từ New Zealand) + Nến + Bông thô + Lạc + Đường + Hàng dệt may + Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota): quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn. Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng Thống công bố theo các thoả thuận thương mại phù hợp vơi luật Trade Agreements Act. Khi hạn ngạch được sủ dụng hết, các hải quan cửa khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ một số tiền thường ước tính đủ để nộp thuế cho só hàng giao quá số lượng. - 0404.20.20 Sữa và kem - 1604.16 Anchovies - 9603 Brooms - 9901.00.50 Ethyl alcohol - Chương 20 Oliver - 2008.30.20 satsuma (mandarin) - 1604.14.20 Tuna - 9903.52 Upland cotton - 9904.70 Wheat (duram and other) - Một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA: Mexico, Canada - Một số mặt hàng theo quy định WTO - Một số mặt hàng nông sản theo hiệp định US-Israel * Quota hàng dệt-may Hải quan Mỹ kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dết, tơ lẫn loai, và các mặt hàng làm từ các sợi lấy từ cây hoặc được sản xuất từ mốt số nước. Việc kiểm soát quota hàng dệt may dựa trên những văn bản hướng dẫn của Chủ tịch ủy ban Hải quan trong quá trình thực hiện các Hiệp định hàng dệt (Textile Agreements). Các thông tin về hạn ngạch dệt may hỏi Commissioner of Customs, hoặc Committee for Implementation of Textile agreements, thuộc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ. * Visa dệt may và giấy phép xuất khẩu Visa dệt may là một ký hậu (endorsement) dưới dạng một tem/dấu (stamp) do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may vào Mỹ và ngăn cấm nhấp khẩu hàng hoá trái phép vào Mỹ. Visa có thể dùng cho mặt hàng cần quota hoặc không cần quota. Ngược lại mặt hàng cần quota có thể cần hoặc không cần visa, từ theo nước xuất xứ. ELVIS (electronic transmission of visa information): visa điện tử đối với hàng dệt may từ một nước nào đó nhập vào Hoa Kỳ. Tuỳ theo thoả thuận với từng nước, hầu hết hàng dệt may khi vào Hoa Kỳ phải có textile visa, trừ cat. 300- 369, nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai với hạn ngạch. "Textile visa" tức là việc đóng dấu vào một hoá đơn hoặc đóng dấu vào một giấy phép kiểm soát xuất khẩu do một cơ quan của chính phủ nước xuất khẩu thực hiện. Visa có thể áp dụng cho hàng nhập vào theo hạn ngạch hoặc ngoài hạn ngạch, hàng theo hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa tuỳ thuộc vào nước xuất sứ được Hoa Kỳ chấp thuận theo một Visa Ageement ký với từng nước. Hàng từ các nước chưa có Visa Agreement không cần có Visa nhưng sẽ được tính theo hạn ngạch phù hợp. Tuy nhiên có Visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhập vào Hoa Kỳ. Nếu hạn ngạch bị hết hạn (close) trong thời gian vận chuyển (tức là giữa thời gian sau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Hoa Kỳ), thì người nhập khẩu ở Hoa Kỳ cũng không được làm thủ tục nhận hàng cho đến khi hạn ngạch được bổ sung hoặc gia hạn lại. * Hạn ngạch hoặc các loai giấy phép phải xin từ các cơ quan nhà nước khác+ Đồng hồ và các linh kiện đồng hồ nhập từ các vùng lãnh thổ thuộc Mỹ (Virgin island, Samoa, Guam) được miễn thuế sẽ do Bộ Thương mại Mỹ cấp giấy phép nhập khẩu. + Các sản phẩm lấy từ sữa sau phải do Bộ Nông Nghiệp Mỹ cấp quota: Bơ, sữa khô, sữa skimmed khô, sưa có bơ khô, pho mát Cheddar, các loai pho mát khác và các sản phẩm thay thế pho mát,v.v. * Hàng cấm nhập khẩu vào Mỹ - Hàng giả - Vật phẩm khiêu dâm, đồi truỵ, gây bạo lọan - Sản phẩm của tù nhân hoặc do lao động cưỡng bức làm ra - Thú dữ và các sản phẩm làm từ chúng - Vé xổ số - Diêm sinh trắng hay vàng - Dao bấm tự động - Hàn nhập khẩu phải có giấy phép : licensing - Rượu, bia, thuốc lá - Vũ khí đạn dược - Chất phóng xạ - Sản phẩm phát xạ, thiết bị x-quang v.v... * Hàng bị điều tiết theo Quy chế sản phẩm Phải có import permits của các bộ ngành. Một loạt các sản phẩm bị điều tiết bởi các quy chế của ngành, bộ như : thực phẩm do FDA điều tiết. Những sản phẩm thuộc dạng này bao gồm : - Thức ăn cho người và động vật một phần do FDA một phần do Bộ Nông nghiệp quy định về phẩm chất và phải được các cơ quan này kiểm nghiệm mới được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ . - Động thực vật sống cũng do FDA và Bộ Nông nghiệp quản lý nhập khẩu . - Một số sản phẩm làm từ thực vật và hạt cũng do FDA và Bộ Nông nghiệp quản lý nhập khẩu. - Điện đài, TV, Video, máy tính v.v...phát sang phải có giấy phép của Uỷ Ban Viễn Thông liên bang cấp mới được nhập khẩu vào Mỹ. - Thiết bị gia đình phải có giấy phép của Bộ Năng lượng, Cục Thương mại cấp mới được nhập khẩu vào Mỹ. - Mỹ phẩm –FDA. - Vàng và bạc. Bộ Tư pháp quy định phải ghi rõ ràng hàm lượng. - Thuốc trừ sâu: do Bộ môi trường quy định. - Vật liệu nguy hiểm do Bộ giao thông vận tải quy định. - Hàng dệt may, len, lông thú vàg sản phẩm của chúng. Do Uỷ Ban Thương mại Liên bang quy định về nhãn mác (labeling). - Hàng tiêu dùng phổ cập. Uỷ Ban an toàn cho người tiêu dùng quy định. * Nhãn mác. Hầu hết các hàng hoá sản xuất và nhập khẩu tại Hoa Kỳ đều phải tuân thủ các quy định về nhãn mác của các cơ quan chuyên ngành trừ những loai hàng hoá được hải quan miễn trừ theo quy chế hải quan cho phép. Các hàng hoá phải dính nhãn mác một cách rõ ràng tại những nơi quy định để có thể nhận biết rõ rệt về nước sản xuất ra hàng hoá đó cũng như hàm lượng các chất làm ra sản phẩm đó. Thí dụ một số hàng sau đây thuộc dạng này: - Đồng hồ - Vàng bạc - Đồ điện - Chất độc - Sản phẩm dệt may Quy chế về nhãn mác có thể tra cứu trong website của hải quan: tìm đến mục Marking và Special Marking Requirements. * Quy chế bao bì , đóng gói, vận chuyển, Bảo hiểm, Một số lưu ý về hàng đóng trong container: Hàng hoá vào Hoa Kỳ, trừ các hàng dầu thô, nông sản số lượng lớn, hoặc các mặt hàng cần có tàu chuyên dụng, hoặc chở rời nguyên cả tàu, còn phần lớn sẽ được chuyên chở trong các container 20 feet/40feet rất thuận tiện cho việc xếp dỡ và vận chuyển trên biển cũng như trong đất liền giữa các Bang rộng lớn của nước Mỹ. Trên hệ thông đường cao tốc liên bang, ô tô chở container 40' có thể chạy tốc độ trên 100 Km/h. Một số lưu ý khí đóng hàng: a. Không đóng chung trong cùng container: - Hàng bám bụi bẩn không được đóng chung hàng dẽ hút bụi - Hàng có mùi không đóng chung với hàng dễ hấp thụ mùi. - Hàng/kiện hàng có toả ra độ ẩm không đóng chung với hàng dễ hút ẩm. - Kiện hàng nặng không được đặt trên kiện hàng nhẹ - Hàng có các đầu nhọn, cạnh sắc, góc không để cạnh hàng có bao bì mềm (bao tải, hộp). - Hàng ướt không để cùng với hàng khô. Nếu không thể để riêng được thì kiện hàng ướt phải đặt dưới và giữa 2 kiện hàng phải có lớp lót ngăn cách. - Nói chung, nên tách riêng các kiện hàng theo từng loai. Không dùng các bao bì hỏng, rách, vỡ. Đối với các hàng dễ hấp thụ mùi, độ ẩm,.. cần lót bên trong container và container phải được rửa sạch và tẩy mùi. b. Giới hạn trọng lượng chở trong container: Theo Tiêu chuẩn ISO 668, trọng lượng cả bì cho phép: - Container 20' : 24.000 Kg (52.910 lbs) - Container 40' : 30.480 Kg (67.200 lbs) Theo một Sửa đổi năm 1985: 1 container 20' có thể chở 30.480KG. Tuy nhiên tải trọng của hàng trong container còn phài phủ hợp với khả năng chịu tải của nước mà container chở hàng xuất khẩu đến. Ơ Mỹ hệ thống đường xá, cầu cống tốt và chắc chắn có thể chất tải đến mức này. c. Các biện pháp bảo vệ đối với thời tiết: Điều này rất quan trọng vì hai nước cách xa nhau có thể có chế độ thời tiết khác nhau và nhất là đối với hàng đi đường biển thời gian vận chuyển dài hàng tháng với tác dụng và ăn mòn của hơi nước biển. Các biện pháp bảo vệ chủ yếu là chèn lót che phủ bằng các nguyên vật liệu chống thấm, chống dột chống ẩm. Trường hợp hàng đồng nhất giao tận kho cùng một chủ sẽ đơn giản hơn. Trường hợp gồm nhiều loai kiện hàng giao nhiều nơi phải có cách chèn lót sao cho dễ ràng tách lô hàng. d. Đối với các loai hàng đặc chủng Ví dụ hải sản, hoá chất,v.v., cần liên hệ trực tiếp với các hãng vận chuyển có loai container đông lạnh hoặc container đặc chủng phù hợp để hỏi. * Bảo hiểm hàng hải Hàng hoá xuất, nhập khẩu với Hoa Kỳ dứt khoát phải được mua bảo hiểm hàng hải để tránh mọi rủi ro và tổn thất. Người nhập khẩu Hoa kỳ thường giành quyền mua bảo hiểm cho hàng họ nhập vào Hoa Kỳ. Người xuất khẩu Hoa Kỳ cũng sẵn sàng mua bảo hiểm giúp người nhập khẩu nước ngoài nếu yêu cầu. Tại Mỹ có nhiều công ty bảo hiểm lớn tầm cỡ thế giới. Các công ty bảo hiểm hoạt động thông qua hệ thống các đại lý bảo hiểm với số lượng rất lớn các văn phòng nằm dải khắp các bang của Mỹ và tại nhiều nước trên thế giới, rất thuận lợi cho việc mua bảo hiểm qua điện thoại, fax và Internet. Việc giải quyết các vụ khiếu nại bảo hiểm cũng nhanh chóng và chính xác. * Quy chế Nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền, nước xuất xứ và kiểm soát nhập khẩu. + Nhãn hiệu và thương hiệu: Hàng hóa mang nhãn mác (trademark) giả sẽ bi tịch thu và tiêu huỷ. Nhãn hiệu giả là nhãn hiệu làm giống, hầu như khó phân biệt so với một nhãn hiệu đã đăng ký. Các nhãn mark (trademark) hoặc sao chép, bắt chước một nhãn mark đã đăng ký bản quyền và lưu ký tại Hải quan có thể bị thu giữ, tịch thu hoặc tiêu huỷ. Hải quan sẽ bảo hộ các lô hàng mang thương hiệu (trade names) đã lưu ký (recorded) theo các quy định của Hải quan. Quyền miễn trừ về nhãn mác đối với hàng hoá mang theo người nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nếu các hàng này là đồ dùng các nhân, không phải dể bán (Luật 19USC 1526(d); 19CFR 148.55). + Ghi tên nước xuất xứ: Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi tại một vị trí dễ thấy, bằng cách không thể phai, mờ, và tuỳ theo bản chất hàng hoá cho phép, bằng tiếng Anh tên của nước xuất xứ, để cho người mua cuối cùng ở Hoa kỳ biết được tên của nước đã sản xuất ra hàng hoá đó, trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ. Đối với Hải quan: "Nước (Country)" có nghĩa là một thực thể chính trị gọi là Quốc gia. Các thuộc địa, vùng lãnh thổ sở hữu, hoặc lãnh thổ bảo hộ nằm bên ngoài biên giới nước mẹ cũng được coi là Nước riêng biệt. "Nước Xuất Xứ (Country of origin)" đơn gian là Nước đã sản xuất hoặc nuôi, trồng sản phẩm đó. * Cạnh Tranh Không Công bằng Section 337 của Taiff Act, sửa đổi, cấm nhập khẩu hàng hoá trong trường hợp Tổng Thống thấy đang hiện hành các biện pháp hoặc hành động cạnh tranh không công bằng. Việc này chủ yếu nhằm vào các hàng hoá có vi phạm bản quyền. Nếu Internatioan Trade Commision (ITC) qua điều tra thấy có biện pháp hoặc hành động cạnh tranh không công bằng liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá nào đó, ITC sẽ ban hành lệnh cấm và trong vòng 60 ngày Tổng Thống sẽ thông báo việc phê chuẩn hay không phê chuẩn lênh này. Sau 60 ngày nếu Tổng thống không có hành động gì thì lệnh sẽ có hiệu lực. Trong thời gian 60 ngày hoặc cho đến trước khi có hành động của Tổng Thống, việc nhập khẩu vẫn được phép tiến hành, nhưng phải theo một bảo chứng (bond) riêng biệt. Nếu Tổng thông thấy rằng hàng hoá không vi phạm Section 337, “bond” sẽ được huỷ bỏ. - Nhập khẩu hàng có mang tiêu đề, chữ viết tắt, ký hiệu, biểu tượng, quốc huy, xi (seal) hoặc băng dải của bất kỳ cơ quan nào thuộc Bộ Tài Chính, hoặc tương tư, sẽ bị cấm nhập khẩu, trừ khi cơ quan đó đã uỷ quyền cho phép sử dụng (31U.S.C.333(c). * Nhập khẩu hàng có mang tiêu đề chữ viết tắt, ký hiệu, biểu tượng, quốc huy, xi (seal) hoặc băng dải của bất kỳ cơ quan nào thuộc Bộ Tài Chính, hoặc tương tư, sẽ bị cấm nhập khẩu, trừ khi cơ quan đó đã uỷ quyền cho phép sử dụng (31U.S.C.333(c). * Hàng Gỉa Cổ (Artifact)/Tài Sản Văn Hoá Việc nhập khẩu các mặt hàng này tuân theo một số luật của Hoa Kỳ, nhất là các đồ vật khảo cổ và ethnological. Ví dụ, luật Hoa Kỳ cấm nhập các điêu khắc sao lại thời trước Columbo và cá đồ vật từ các nước Trung và Nam Châu Mỹ mà không có giấy phép từ một nước thứ ba. Hải quan đã công bố các hạn chế nhập khẩu các đồ vật và hàng gỉa cổ này. Luật Liên bang cấm nhập bất cứ mặt hàng là tài sản văn hoá bị đánh cắp từ các bảo tàng, các cơ sở tín ngưỡng, hoặc tượng đài công cộng, trong trường hợp này sẽ áp dụng các điều khoản của chống ăn cắp tài sản quốc gia (U.S. National Stolen Property Act). Thông tin thêm về mục này có thể xem www.usia.gov/education/culprop, hoặc US Customs Service Intellectual Property Right Branch. * 30 mặt hàng dễ dàng nhập khẩu 1. Dụng cụ gia đình 2. Nghệ thuật. HS 96 Tác phẩm nghệ thuật 3. Chổi lông : HS 96 Hàng công nghiệp khác 4. Li e HS 45 Li e và vật làm bằng li e. 5. Hoa giả: HS 67 Lông vũ, vịt, hoa giấy, tóc giả 6. Máy cắt kim loai: HS 82 Máy cắt 7. Lông giả: HS 43 Lông thú giả 8. Trang sức và đá quý: HS 71 Đồ trang sức, vàng bạc, đá quý 9. Thuỷ tinh : HS 70 Thuỷ tinh và hàng bằng thuỷ tinh 10. Đồ trang sức: HS 71 Đồ trang sức 11. Đồ da: HS 42 Hàng bằng da 12. Da thô : HS 41 Da, lông thú thô 13. Đồ thắp sáng: HS 94 Đồ trang trí phòng ở 14. Va li, túi đựng: HS 42 Bằng da 15. Máy công cụ: HS 84 Máy lớn công nghiệp 16. Kim loai cơ bản: HS 72 –81 17. Nhạc cụ: HS 92 Nhạc cụ 18. Dụng cụ Quang học: HS 90 Công cu quang học, y học, chính xác 19. Giấy và sản phẩm bằng giấy: HS 47-49 Bột giấy, giấy phế thải, giấy in 20. Ngọc trai: HS 71 21. Nhựa và sản phẩm nhựa: HS 39 22. Cao su và sản phẩm bằng cao su: HS 40 23. Yên cương: HS 42 Yên ngựa 24. Hàng thể thao : HS 95 Đồ chơi, thiết bị thể thao 25. Đá và sản phẩm bằng đá: HS 68 26. Gạch lát nền, tường vàg sành sứ: HS 68 27. Máy cầm tay: HS 82 Máy tiện kim loai 28. Ô dù: HS 66 29. Đồ dùng nhà bếp, dụng cụ để nấu ăn: HS 82 30. Giấy dán tường: HS 48 * 17 mặt hàng nhạy cảm khó nhập khẩu 1. Ma tuý HS 30 2. Vật liệu phóng, phát xạ: HS 84 3. Vũ khí đạn dược: HS 93 4. Rượu và đồ uống có rượu: HS 22 5. Sản phẩm sữa: HS 40 6. Gia súc và trứng: HS 02 và 04 7. Thịt: HS 02 8. Đồ chơi: HS 95 9. Động vật sống: HS 01 10. Dệt may: HS 50-63 11. Xe máy: HS 87 12. Phương tiện hàng không : HS 88 13. Thực phẩm chế biến : HS 16, 19, 20 và 21 14. Phương tiện, thiết bị phát sang: HS 84, 85,90 và 92 15. Phân bón : HS 31 16. Sơn và sản phẩm liên quan: HS 32 17. Thuốc nổ, Pháo, vật liệu dễ cháy: HS36
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net