logo

CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG

Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước.
Chương 3 CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG I. THUẾ QUAN (Tariff) 1. Khái niệm 2. Cách tính thuế 3. Vai trò và tác động của thế quan 4. Đo lường bảo hộ của thuế quan 5. Chi phí và lợi ích của thuế quan: II. PHÂN TÍCH VÀ THUẾ QUAN TRONG CÂN BẰNG CHUNG 1. Thuế quan trong một nước nhỏ 2. Thuế quan trong một nước lớn III.CÁC CÔNG CỤ KHÁC CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG 1. Trợ cấp xuất khẩu 2. Hạn ngạch nhập khẩu 3. Các công cụ khác của chính sách ngoại thương Chương 3 CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG I- Thuế quan (Tariff): TOP 1- Khái niệm: Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước. 2- Cách tính thuế: TOP - Các loại thuế theo số lượng được coi như là một số tiền nhất định đánh vào từng đơn vị hàng nhập khẩu (Ví dụ: 3 USD cho mỗi thùng dầu) - Thuế theo giá trị là loại thuế được tính bằng một tỷ lệ nhất định đánh vào giá trị hàng nhập khẩu (Ví dụ: thuế quan nhập khẩu xe tải của Mỹ là 25% đánh vào giá trị xe tải). Có nhiều cách tính thuế, thông thường thuế tính theo giá trị thường được sử dụng vì dễ áp dụng trong cách tính và cả quản lý. Tuy nhiên, để thực hiện các chính sách ngoại thương của Chính phủ, trong tính thuế còn phối hợp nhiều cách, trong đó có cách tính theo mức giá đối đa và tối thiểu, theo giá hóa đơn... để phân biệt các mức thuế khác nhau tùy vào nguồn hàng nhập khẩu hay để tránh gian lận thương mại. Ở nước ta, cách tính thuế là căn cứ vào số lượng từng mặt hàng thực tế nhân với giá tính thuế, nhân với thuế suất của từng mặt hàng ghi trong biểu thuế. Giá tính thuế nhập khẩu là giá CIF. Trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay, để định giá trị hàng hóa tính thuế quan, các nước thường áp dụng theo “qui tắc định giá thuế quan” theo Hiệp định về thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994). Có thể chọn một trong 6 cách xác định giá trị tính thuế được qui định từ điều 1 đến điều 7 của Hiệp định, các cách tính này đều tôn trọng một quy luật duy nhất là “giá trị giao dịch của hàng hóa” và “đúng sự thực”. Cũng cần lưu ý rằng, điều 7 của Hiệp định qui định, “trị giá thuế quan tối thiểu” không được dùng làm cơ sở để xác định giá trị tính thuế, trong khi, cách tính này, còn một vài nước ngoài WTO áp dụng. 3- Vai trò và tác động của thuế quan: TOP Thuế quan có các vai trò như điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu; bảo hộ hàng nội địa; tăng thu cho ngân sách nhà nước và là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán. Giảm thuế quan lại là biện pháp quan trọng để xây dựng và thực hiện thành công các liên minh kinh tế. Ví dụ để xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) thì công việc chính yếu mà các nước thành viên phải thực hiện đó là chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT. Vì sao xu thế thương mại tự do luôn đi kèm với khái niệm giảm hoặc xóa hàng rào thuế quan? Xóa bỏ hàng rào thuế quan là xóa bỏ sự cách biệt về giá cả giữa giá hàng hóa Trong nước và Nước ngoài và cân bằng ở mức giá cả hàng hóa thế giới. Theo cách nhìn nhận của các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế quan chỉ là một loại chi phí vận chuyển. Nếu như Trong nước đánh thuế 100USD vào mỗi tấn đường nhập khẩu, các nhà nhập khẩu sẽ không sẵn sàng vận chuyển đường từ Nước ngoài vào trừ khi chênh lệch giá đường mỗi tấn giữa hai thị trường ít nhất là 100USD. Dựa vào giả thiết đã phân tích đường cầu nhập khẩu, đường cung xuất khẩu ở mục V chương 2, trong phần này, chúng ta lại tiếp tục phân tích khi Trong nước và Nước ngoài buôn bán với nhau và Trong nước áp đặt mức thuế quan theo số lượng t vào một tấn đường nhập khẩu. Biểu đồ 3.1 minh họa các tác động của một loại thuế quan đánh theo số lượng với mức t đồng đối với mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Khi không có thuế, giá đường Trong nước và Nước ngoài sẽ cân bằng ở mức giá PW. Tuy vậy, khi có thuế quan, các nhà vận chuyển sẽ không muốn vận chuyển đường từ Nước ngoài vào Trong nước trừ khi giá đường Trong nước vượt quá giá Nước ngoài ít nhất t đồng. Trường hợp Trong nước là một “nước lớn”, nghĩa là, lượng đường mà Trong nước nhập đủ lớn để có thể tác động đến giá đường của thế giới, khi Trong nước áp đặt thuế quan t, giá đường Trong nước sẽ tăng và giá đường Nước ngoài sẽ giảm cho đến khi có sự khác nhau về giá là t đồng. Việc ban hành thuế quan sẽ tạo ra một cái đệm ngăn cách các mức giá trên hai thị trường. Thuế quan làm tăng mức giá Trong nước lên PT và hạ giá Nước ngoài xuống PT* = PT - t. Ở Trong nước, khi giá cao hơn, các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn, trong khi người tiêu dùng có nhu cầu ít hơn, nên lượng cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. Ở Nước ngoài, giá thấp hơn sẽ đưa đến tình trạng giảm cung và tăng cầu, do đó làm giảm mức cung xuất khẩu. Vì vậy, khối lượng đường giao dịch sẽ giảm từ QW khối lượng buôn bán tự do, xuống QT , khối lượng khi có thuế quan. Ở khối lượng trao đổi QT, lượng cầu nhập khẩu ở Trong nước bằng lượng cung xuất khẩu của Nước ngoài khi PT- PT* = t. Mức tăng giá Trong nước từ PW lên PT ít hơn mức thuế, bởi vì một phần của thuế được thể hiện qua sự giảm giá hàng xuất khẩu của Nước ngoài mà không được chuyển sang cho người tiêu dùng Trong nước. Đây là kết quả thường tình của thuế quan và bất kỳ chính sách ngoại thương nào dùng để hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, khi một “nước nhỏ” (nước có lượng hàng hóa nhập khẩu ít, không làm ảnh hưởng giá hàng hóa thế giới) đưa ra một loại thuế, phần hàng nhập khẩu của nước này trên thị trường thế giới thường nhỏ, vì vậy, lượng hàng nhập khẩu giảm ở đây sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ đối với giá thế giới. Nói một cách khác, thuế quan của một nước nhỏ không thể làm giảm giá ở nước ngoài của hàng hóa mà nước đó nhập khẩu mà chỉ làm tăng giá hàng hóa Trong nước từ PW lên PW + t , với t đúng bằng toàn bộ mức thuế. 4- Đo lường bảo hộ của thuế quan: TOP Với chính sách khuyến khích xuất khẩu, mức thuế hiện nay cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta rất thấp, đa số bằng 0, trừ một số mặt hàng đặc biệt như gỗ, niken, nhôm phế liệu...có mức thuế suất cao. Đối với mức thuế nhập khẩu cũng đang được cắt giảm dần phù hợp với các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, mức thuế nhập khẩu hiện nay của nước ta ở mức khá cao và có tác dụng bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Thông qua biểu thuế quan nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể tính toán mức bảo hộ thực của chính phủ đối với từng mặt hàng sản xuất trong nước, từ đó có thể cân nhắc để đầu tư sản xuất ngành hàng nào, sản phẩm thô hay chế biến, sản xuất linh kiện, hay nhập linh kiện, lắp ráp trong nước hay nhập thành phẩm... . Giả định chi phí vận chuyển và các chi phí khác bằng không, hàng hóa nhập khẩu sau khí có thuế quan sẽ tăng lên đúng bằng giá ban đầu cộng với số thuế quan phải nộp, hệ số bảo hộ hữu hiệu sẽ được tính như sau: Ký hiệu: VAC : giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất trong nước sau khi có thuế quan VAC = Giá bán của hàng hóa trong nước sau khi có thuế quan - Chi phí nguyên vật liệu cấu thành hàng hóa trong nước sau khi có thuế quan VAW: giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất của thế giới VAW= Giá bán của hàng hóa trên thế giới - Chi phí nguyên vật liệu cấu thành hàng hóa của thế giới Ta có: (1) Nếu gọi : pwa là giá thành phẩm hàng hóa X của thế giới pwc là giá nguyên liệu hàng hóa X của thế giới ta là thuế quan nhập khẩu hàng hóa X ( thuế quan danh nghĩa) tc thuế quan nhập khẩu nguyên liệu hàng hóa X Ta có: (2) Thêm ± pwcta vào phần tử số của công thức (2), ta có công thức (3) như sau: Từ công thức (3), ta có thể đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu với thuế quan danh nghĩa ta như sau: Trường hợp không nhập nguyên liệu, nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước, pwc sẽ không có, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đúng bằng thuế quan danh nghĩa. Khi ta = tc , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đúng bằng thuế quan danh nghĩa. Khi tc = 0 , tức không đánh thuế vào nguyên liệu nhập, nhà sản xuất có lợi nhất do lúc này tỷ số bảo hộ hữu hiệu cao nhất. Khi tc > ta , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu nhỏ hơn mức thuế quan danh nghĩa. Khi tc = (pwata/pwc) , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu sẽ bằng 0. Khi tc > (pwata/pwc) , tức thuế quan đánh vào nguyên liệu cao hơn cả thuế quan danh nghĩa, nghĩa là chi phí nguyên liệu đã cao hơn giá bán sản phẩm, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu sẽ là một con số âm. Ý nghĩa của ERP: Giả định rằng, một chiếc ô tô bán ra trên thị trường thế giới với giá PWa = 8.000 USD các bộ phận cấu thành nên chiếc ô tô đó bán với giá PWc = 6.000 USD . Để khuyến khích ngành lắp ráp ô tô trong nước, chính phủ áp dụng mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là ta = 25% và tc = 0%. Như vậy, trước khi có thuế nhập khẩu, ngành lắp ráp trong nước chỉ có thể tồn tại với chi phí lắp ráp ≤ 2.000 USD = 8.000 USD - 6.000 USD. Khi có thuế nhập khẩu, ngành lắp ráp trong nước vẫn có thể tồn tại ngay khi chi phí lắp ráp lên đến 4.000 USD = (8.000USD+ 8.000USD*25%) - 6.000USD Như vậy, với một tỷ lệ thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là 25% đã cung cấp cho nhà lắp ráp trong nước một tỷ lệ bảo hộ có hiệu quả là: 5- Chi phí và lợi ích của thuế quan: TOP Theo phân tích ở biểu đồ 3.1, đối với một “nước lớn”, thuế quan làm tăng giá của hàng hóa ở nước nhập khẩu và làm giảm giá ở nước xuất khẩu. Do sự thay đổi về giá này, người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt và người tiêu dùng ở nước xuất khẩu sẽ có lợi. Các nhà sản xuất được lợi tại nước nhập khẩu và bị thiệt ở nước xuất khẩu. Thêm vào đó, chính phủ ban hành thuế sẽ có thu nhập. Để so sánh chi phí và lợi ích chúng ta sẽ phân tích tiếp ở đồ thị 3.2 dưới đây, với giả định Trong nước là một “nước lớn”. Phương pháp để đo lường chi phí và lợi ích của một loại thuế quan sẽ phụ thuộc vào hai khái niệm được dùng trong phân tích kinh tế vi mô là “thặng dư tiêu dùng” và “thặng dư sản xuất”. Biểu đồ 3.2 Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với nước nhập khẩu. S1 S2 D2 D1 Q QT P PT PW PT* S D a c b d e Trong biểu đồ 3.2, thuế quan nâng giá Trong nước từ PW lên PT và làm giảm giá Nước ngoài từ PW xuống PT*, sản xuất Trong nước tăng từ S1 lên S2 , trong khi tiêu thụ Trong nước giảm từ D1 xuống D2. Chi phí và lợi ích đối với các đối tượng khác nhau như nhà sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ.... có thể thể hiện bằng tổng các diện tích của năm vùng, được gọi là a, b, c, d, e. Trước hết, hãy xem xét cái lợi đối với các nhà sản xuất trong nước. Họ nhận giá cao hơn vì vậy có thặng dư sản xuất lớn hơn. Khoảng diện tích được ký hiệu bằng miền a nằm phía trên đường cung, giữa mức giá PT và PW là khoảng lợi ích mà nhà sản xuất có được. Người tiêu dùng trong nước phải đối diện với mức giá cao hơn, vì vậy sẽ bị thiệt. Thua thiệt của người tiêu dùng trong nước được thể hiện bằng tổng diện tích miền a + b + c + d được thể hiện trong đồ thị 3.2, đó là khoảng diện tích nằm dưới đường cầu, trên mức giá PW và dưới mức giá PT. Chính phủ được lợi từ việc thu thuế nhập khẩu. Doanh thu thuế bằng tỷ lệ thuế quan t nhân với số lượng nhập khẩu QT, với QT= D2 - S2. Do t = PT - PT* , thu nhập của chính phủ tương ứng với tổng diện tích của miền c và e. Do những cái lợi và mất mát này được phân bổ vào những người khác nhau, để đo lường tác động ròng của một loại thuế đối với phúc lợi quốc gia ta có thể giả định rằng, giá trị lợi ích hay tổn thất đối với mỗi nhóm cũng là giá trị của xã hội. Như vậy, chi phí ròng của một loại thuế quan bằng: Tổn thất của người mua - Nguồn lợi của người sản xuất - Thu nhập của Chính phủ = a + b + c + d - a - (c + e) = b + d - e Hay phúc lợi xã hội = e - (b +d) Hai tam giác b và d thể hiện sự mất mát, tiêu biểu cho tổn thất hiệu năng, tổn thất này xuất hiện do thuế quan làm lệch lạc sản xuất và tiêu dùng. Miền e tiêu biểu cho các nguồn lợi ngoại thương, xuất hiện do thuế quan làm giảm giá hàng hóa Nước ngoài. Nguồn lợi này phụ thuộc vào khả năng của nước đặt ra thuế quan. Nếu như nước đó không có khả năng tác động đến giá của thế giới (như trường hợp nước nhỏ) thì khoản lợi ngoại thương e sẽ mất đi, rõ ràng thuế quan đã làm giảm phúc lợi xã hội. II- Phân tích về thuế quan trong cân bằng chung: TOP 1- Thuế quan trong một nước nhỏ: Hãy tưởng tượng rằng có một nước sản xuất và tiêu thụ hai loại hàng hóa, hàng công nghiệp và thực phẩm. Đây là một nước nhỏ, không có khả năng tác động đến các điều kiện mậu dịch, Chúng ta giả thiết rằng, nước này xuất khẩu hàng công nghiệp và nhập khẩu hàng thực phẩm. Vì vậy, họ sẽ bán hàng công nghiệp của mình với giá thế giới PM và mua thực phẩm với giá thế giới PF. Biểu đồ 3.3A minh họa tình trạng nước này khi không có thuế quan. Tại một thời điểm, nền kinh tế sẽ sản xuất ở một điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất, được ký hiệu là Q1. Đường thẳng tiếp xúc với đường giới hạn khả năng sản xuất tại Q1 có độ dốc bằng (-PM/PF) chính là đường ràng buộc ngân sách của nền kinh tế, tức là, tất cả những điểm tiêu dùng mà nó có thể đạt được. Nền kinh tế sẽ chọn một điểm trên đường ràng buộc ngân sách, nơi đường này tiếp xúc với đường đẳng ích cao nhất, được biểu thị bằng D1. Biểu đồ 3.3A: Cân bằng trong điều kiện mậu dịch tự do đối với một nước nhỏ : Giả sử chính phủ đưa ra một loại thuế quan đối với thực phẩm theo giá trị có tỷ lệ là t. Lúc này giá thực phẩm đối với người sản xuất trong nước lẫn người tiêu thụ sẽ tăng lên PF(1+t) và vì vậy đường biểu thị giá tương đối sẽ trở nên bằng phẳng hơn với độ dốc là -PM/ PF(1+t). Việc giảm giá tương đối của hàng công nghiệp sẽ tác động trực tiếp đối với sản xuất: sản lượng hàng công nghiệp giảm, trong khi sản lượng lương thực tăng. Thay đổi này trong sản xuất được thể hiện ở biểu đồ 3.3B, điểm sản xuất từ Q1 dịch chuyển sang Q2. Tác động đối với tiêu dùng sẽ phức tạp hơn, thuế quan sẽ tạo nên thu nhập, mà thu nhập này sẽ phải được sử dụng phần nào. Nói chung, tác động chính xác của thuế quan sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc chính phủ sử dụng thu nhập từ thuế quan như thế nào. Giả sử chính phủ trả lại tất cả thu nhập từ thuế cho người tiêu dùng, trong trường hợp này, đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ không phải là đường thằng có độ dốc -PM/ PF(1+t) đi qua điểm sản xuất Q2 nữa do người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều hơn, bởi vì bên cạnh thu nhập có được từ sản xuất, họ còn có được thu nhập từ thuế quan mà nhà nước cung cấp. Làm thế nào để tìm được đường ngân sách thực? Giả định, giá trị nhập khẩu thực phẩm bằng đúng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp, ta có: PM(QM - DM) = PF(DF - QF) (1) Phần bên trái của biểu thức tiêu biểu cho xuất khẩu tại mức giá thế giới, phần bên phải tiêu biểu cho giá trị của nhập khẩu. Biểu thức trên có thể sắp xếp lại để thấy rằng, giá trị tiêu dùng bằng với giá trị sản xuất ở mức giá thế giới: PMQM + PFQF = PMDM + PFDF (2) Trong trường hợp Chính phủ thu thuế và chúng ta giả định số thuế thu được trả lại toàn bộ cho người tiêu dùng, với lập luận rằng, giá trị tiêu dùng bằng với giá trị sản xuất ở mức giá thế giới (biểu thức 2) , đường ngân sách có thể xác định bằng I= PMDM + PFDF và độ dốc của đường ngân sách sẽ là (-PM/PF). Đường ngân sách này đi qua điểm sản xuất Q2, điểm tiêu thụ phải nằm trên đường ràng buộc ngân sách này. Biểu đồ 3.3B: Thuế quan tại một nước nhỏ: Sản xuất và tiêu dùng hàng công nghiệp QM ,DM Đường ngân sách mới sau khi Chính phủ trả lại thuế quan có độ dốc -PM/PF Q1 D1 Q2 D2 Đường đẳng ích trước khi có thuế quan Đường đẳng ích sau khi có thuế quan Độ dốc -PM/PF(1+t) Sản xuất và tiêu dùng thực phẩm QF, DF Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không chọn điểm nằm trên đường ràng buộc ngân sách mới mà tại đó đường này tiếp xúc với đường bàng quan. Thay vào đó, thuế quan làm cho họ mua ít thực phẩm và nhiều hàng công nghiệp hơn. Điểm tiêu thụ sau khi có thuế quan được thể hiện ở D2 trong biểu đồ 3.3B, nó nằm trên đường ràng buộc ngân sách mới nhưng đồng thời lại nằm trên một đường đẳng ích tiếp xúc với đường thẳng có độ dốc - PM/ PF(1+t). Đường thẳng này nằm phía trên đường thẳng có cùng độ dốc và đi qua điểm sản xuất Q2: khoảng cách ở đây là thu nhập từ thuế quan sẽ được phân phìối lại cho người tiêu dùng. So sánh biểu đồ 3.3A và 3.3B, nhận thấy rằng: (1) Khi có thuế quan thì phúc lợi sẽ trở nên ít hơn so với tự do mậu dịch đó là vì D2 nằm trên đường đẳng ích thấp hơn so với D1 (2) Phúc lợi giảm là kết quả của hai tác động: (a) Nền kinh tế không còn sản xuất ở điểm có thể tối đa hóa giá trị thu nhập theo giá thế giới do đường ngân sách đi qua Q2 nằm bên trong ngân sách đi qua D1. (b) Người tiêu dùng sẽ không chọn điểm phúc lợi cao nhất trên đường ngân sách; họ sẽ chuyển lên đường đẳng ích tiếp xúc với đường ngân sách thực của nền kinh tế. Cả (a) và (b) đều là kết quả của việc các nhà tiêu dùng và sản xuất trong nước đều phải chịu những giá khác với giá thế giới. Tổn thất về phúc lợi là do sản xuất không có hiệu quả, (a) là phần tương ứng của tổn thất do lệch lạc trong sản xuất và (b) là tổn thất do lệch lạc trong tiêu thụ. (3) Thuế quan làm thu hẹp buôn bán. Sau khi có thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm. 2- Thuế quan trong một nước lớn: TOP Đối với một nước lớn, các nhà kinh tế học cũng chứng minh được rằng: (1) Thuế quan làm cho đất nước buôn bán ít hơn trong bất kỳ điều kiện mậu dịch được đặt ra nào. Điều này cũng hàm ý rằng, nếu điều kiện mậu dịch được cải thiện, cái lợi có được từ điều kiện cải thiện này có thể bù đắp sự lệch lạc trong sản xuất và tiêu thụ. (2) Đối với điều kiện mậu dịch “Trong nước”, thuế quan sẽ cải thiện điều kiện mậu dịch, làm giá tương đối của hàng công nghiệp tăng cao. (3) Đối với phúc lợi “Trong nước”, tác động của thuế quan là không rõ ràng. Tùy thuộc vào điều kiện mậu dịch giống như trong phân tích trong điều kiện nước nhỏ, nếu điều kiện mậu dịch không được cải thiện, thuế quan sẽ làm giảm phúc lợi và ngược lại sẽ làm tăng phúc lợi. III- Các công cụ khác của chính sách ngoại thương: TOP 1- Trợ cấp xuất khẩu: 1.1- Khái niệm: Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền Chính phủ trả cho một công ty hay một cá nhân đưa hàng ra bán ở nước ngoài . Cũng giống như thuế quan, trợ cấp xuất khẩu có thể là theo khối lượng (một lượng trợ cấp cố định đối với mỗi đơn vị), hay theo giá trị (một tỷ lệ nào đó của giá trị xuất khẩu). Khi chính phủ đưa ra sự trợ cấp, các nhà xuất khẩu sẽ xuất khẩu hàng hóa tới mức mà tại đó giá trong nước sẽ cao hơn giá nước ngoài đúng bằng lượng trợ cấp. 1.2- Đo lường tác động của trợ cấp xuất khẩu: Tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với giá cả hoàn toàn ngược lại với tác động của thuế quan. Khi một “nước lớn” thực hiện trợ cấp cho một hàng hóa xuất khẩu sẽ đưa đến các tác động được phân tích trong biểu đồ 3.4 như sau: Biểu đồ 3.4: Tác động của trợ cấp xuất khẩu: Biểu đồ 3.4 minh họa tác động của trợ cấp xuất khẩu. Giá tại nước xuất khẩu tăng từ PW lên PS , nhưng do giá ở nước nhập khẩu giảm từ PW xuống PS*, nên mức tăng của giá sẽ thấp hơn mức trợ cấp. Ở nước xuất khẩu, người tiêu dùng bị tổn thất, các nhà sản xuất được lợi và chính phủ thì bị thiệt do phải chi tiền cho khoản trợ cấp. Tương tự như trong phân tích ở biểu đồ 3.2, tổn thất của người tiêu dùng ở biểu đồ 3.4 là diện tích a + b; cái lợi của nhà sản xuất là diện tích a + b + c; trợ cấp của chính phủ là diện tích b + c + d + e + f + g. Vì vậy, thiệt hại ròng về phúc lợi là toàn bộ diện tích của b + d + e + f + g. Trong đó, b và d là đại diện cho những tổn thất do sự lệch lạc trong tiêu dùng và trong sản xuất, giống như tổn thất do thuế quan gây ra. Thêm vào đó, ngược lại với thuế quan, trợ cấp xuất khẩu sẽ làm thiệt hại cho điều kiện mậu dịch thông qua việc giảm giá của hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài từ PW xuống PS*. Điều này dẫn đến các tổn thất mậu dịch kèm theo e + f + g, bằng (PW - PS*) nhân với lượng xuất khẩu trong điều kiện có trợ cấp. Vì vậy, trợ cấp xuất khẩu chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả: phí tổn cao hơn lợi ích. 2- Hạn ngạch nhập khẩu: TOP 2.1- Khái niệm: Hạn ngạch nhập khẩu có nghĩa là số lượng hàng hóa hoặc giá trị hàng hóa mà Chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ phải chịu mức thuế quan cao. Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với số lượng và thời gian đã định. 2.2- Đo lường tác động của hạn ngạch nhập khẩu: Khi nhập khẩu bị hạn chế sẽ làm cho mức giá ban đầu về lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung cấp trong nước cộng với lượng hàng nhập. Điều này sẽ làm giá tăng cho đến khi thị trường trở nên cân bằng. Một hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm giá trong nước tăng lên một lượng tương đương với một loại thuế quan có tác dụng hạn chế nhập khẩu ở cùng một mức. Hạn ngạch khác thuế quan ở điểm, chính phủ sẽ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn ngạch được dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan thì lượng tiền đáng ra là thu nhập của chính phủ từ thuế quan sẽ rơi vào túi bất kỳ người nào có giấy phép nhập khẩu. Lợi nhuận mà người có giấy phép nhập khẩu thu được gọi là “tiền thuê hạn ngạch”. Xét trường hợp cụ thể đối với hạn ngạch nhập khẩu đường của Mỹ vào năm 1990 qua biểu đồ 3.5: Đối với mặt hàng đường, Mỹ được xem là “một nước nhỏ” (áp dụng thuế quan hay hạn ngạch không làm tăng giá đường thế giới). Giá đường thế giới đang ở mức 280 USD/tấn nên cần có hạn ngạch để nâng giá đường của Mỹ lên 466 USD/tấn. Giả sử không có thuế nhập khẩu, quyền được bán đường của Mỹ lên đến 466 - 280 = 186 USD/tấn. Nếu không có hạn ngạch, lượng đường nhập khẩu có thể là 9.26 triệu tấn trong năm 1990 với mức giá ngang bằng giá thế giới. Tuy nhiên, với một hạn ngạch nhập khẩu là 2.13 triệu tấn đường đã làm giá đường Trong nước Mỹ tăng lên, giá 466 USD/tấn. Người tiêu dùng Trong nước Mỹ bị thiệt hại bằng diện tích miền a + b + c + d, tương ứng giá trị bằng ((9,26+ 8,45)*186USD/tấn)/2 = 1,647 tỷ USD. Các khoản thiệt hại này được phân chia cho các đối tượng như sau: Nhà sản xuất Trong nước được lợi bằng diện tích miền a: = ((5,14+6,32)*186USD/tấn)/2 = 1,066 tỷ USD. Người có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch được lợi bằng diện tích miền c: = 2,13 * 186USD/tấn = 0,396 tỷ USD. Thiệt hại do lệch lạc trong sản xuất và tiêu dùng bằng diện tích miền b và d: =(6,32 - 5,14)*186/2 + (9,26 - 8,45)*186/2 = 0,185 tỷ USD. Biểu đồ 3.5: Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với đường: Nếu hạn ngạch nhập khẩu được giao cho nhà nhập khẩu nước ngoài thì “chi phí cho hạn ngạch” sẽ lên đến (0,396 + 0,185) = 0,581 tỷ USD. Xu hướng của các công cụ bảo hộ vẫn cung cấp lợi ích cho các nhóm nhỏ nhà sản xuất, họ được lợi rất lớn; còn thiệt hại được chia cho số lớn người tiêu dùng, mỗi người tiêu dùng chỉ thiệt một phần rất nhỏ. Trong ví dụ trên, người tiêu dùng Mỹ chỉ thiệt hại khoảng 6 - 7USD mỗi người/năm hay khoảng 25 USD cho mỗi gia đình, vì vậy họ hầu như không biết có sự tồn tại của hạn ngạch nhập khẩu đường. Ngược lại với người tiêu dùng, các nhà sản xuất đường có lợi rất lớn. Với khoảng 12.000 công nhân, nhà sản xuất được lợi khoảng 90.000USD cho mỗi lao động. 3- Các công cụ khác của chính sách ngoại thương: TOP 3.1- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện ( Voluntary Export Restraints - VERs) là một biến thêí của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981. VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác. VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm gần đây chúng trở thành những công cụ được ưa dùng trong chính sách ngoại thương. 3.2- Trợ cấp tín dụng xuất khẩu: Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu trừ việc nó mang hình thức như một khoản cho vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua. Hầu hết các nước đều có Ngân hàng XNK, có nhiệm vụ cung cấp các khoản cho vay ít nhiều có tính chất trợ cấp để hỗ trợ cho xuất khẩu. 3.3- Sự mua sắm của quốc gia: Việc mua sắm của chính phủ hay của một số công ty chịu điều tiết mạnh mẽ có thể bị hướng trực tiếp vào các hàng hóa được sản xuất trong nước, ngay cả khi hàng hóa đó đắt hơn hàng nhập khẩu. Ngành công nghiệp viễn thông của Châu Âu là một ví dụ cổ điển. Về nguyên tắc các quốc gia Châu Âu thực hiện tự do mậu dịch. Tuy vậy, khách hàng chủ yếu của các thiết bị viễn thông là các công ty điện thoại, và ở Châu Âu cho đến gần đây nhất, các công ty này vẫn thuộc chính phủ. Các công ty điện thoại do nhà nước sở hữu này mua hàng từ những người bán trong nước, ngay cả khi họ buộc phải trả giá cao hơn so với khi mua hàng của nước khác. Vì vậy hầu như diễn ra rất ít việc trao đổi, buôn bán các thiết bị viễn thông ở Châu Âu. 3.4- “Chống bán phá giá” trong thương mại quốc tế: Luật chống phá giá, về ý nghĩa thực tế lại mang tính chất bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa, theo WTO, “ chống phá giá có các vấn đề cần quan tâm như sau: 3.4.1- Thế nào là bán phá giá: Một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu. Có 3 cách xác định bán phá giá: Thứ nhất: Giá xuất khẩu của sản phẩm < trị giá thông thường của sản phẩm tương tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu ( sản phẩm tương tự phải >5% khối lượng hàng hóa xuất khẩu). Trị giá thông thường của sản phẩm tương tự được xác định theo qui tắc: trung thực, cùng một mức độ và ở cùng một thời điểm. Thứ hai, nếu không so sánh được như trên thì: Giá xuất khẩu của sản phẩm < mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp Thứ ba, nếu không xác định được theo cách thứ hai thì: Giá xuất khẩu của sản phẩm < trị giá cấu thành, tức giá được xác định bằng chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợp lý về bán hàng, quản lý và một phần lợi nhuận. Trường hợp nước xuất khẩu được xác định là có nền kinh tế “phi thị trường” thì bán phá giá được xác định bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá trị cấu thành của hàng hóa tương tự được sản xuất tại nước thứ ba, có nền kinh tế thị trường và mức độ phát triển tương đương. Biên độ bán phá giá (BĐBPG) Giá trị thông thường - Giá xuất khẩu BĐBPG = Giá xuất khẩu Nếu BĐBPG > 0 thì được coi là có phá giá Việc xác định có tồn tại biên độ bán phá giá hay không, cơ quan điều tra thường sử dụng một hệ thống lấy mức giá quân bình Hiệp định chống phá giá của WTO yêu cầu việc so sánh giá dựa trên cơ sở : Hoặc là giá tiêu thụ nội địa bình quân gia quyền với giá bình quân gia quyền của tất cả giao dịch xuất khẩu Hoặc là giá tiêu thụ nội địa với giá xuất khẩu dựa trên cơ sở của từng cuộc giao dịch. 3.4.2- Tiêu chí để áp dụng biện pháp chống bán phá giá Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi chứng minh được hành vi bán phá giá của nước xuất khẩu đã thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu Thứ hai, có sự thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, như: - Có sự tăng trưởng đáng kể của hàng nhập khẩu bán phá giá tính theo số lượng tuyệt đối hay tương quan với sản xuất và tiêu dùng - Giá của mặt hàng nhập khẩu bán phá giá thấp hơn giá của sản phẩm nội địa tương tự gây ép giá của sản phẩm tương tự hoặc ngăn cản giá của các sản phẩm đó tăng lên. Kết quả là ngành sản xuất nội địa bị tổn hại hoặc có nguy cơ làm tổn hại ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất nội địa. Để xác định liệu nhà hàng khẩu bán phá giá có đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa hay không cần tính đến các yếu tố kinh tế khách quan tác động đến ngành sản xuất đó, cụ thể như là: - Sự giảm sút thực tế và tiềm tàng về số lượng, doanh số, thị phần , lợi nhuận, năng suất, tỷ suất đầu tư hoặc sử dụng công suất. - Tác động lên giá nội địa. - Tác động thực tế và tiềm tàng về chu chuyển tiền, tồn kho, việc làm, tiền lượng, tăng trưởng và năng lực huy động vốn đầu tư. Ngoài các tiêu chí trên, một vụ kiện bán phá giá muốn được tiến hành điều tra được phải thỏa mãn thêm các tiêu chí bổ sung sau: Thứ nhất, các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế chống phá giá phải chiếm hơn 50% số lượng người bày tỏ ý kiến phản đối hoặc ủng hộ kiến nghị. Thứ hai, các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành sản xuất. Thứ ba, việc áp dụng biện pháp chống phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu việc tăng hàng nhập khẩu chỉ tác động đến một số ít nhà sản xuất và biên bộ phá giá nhỏ hơn 2%, lượng hàng nhập khẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang được xem xét là bán phá giá, nhập khẩu vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp, số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ nước có khối lượng nhập dưới 3% nhưng tổng các sản phẩm tương tự của nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu. 3.4.3- Các biện pháp chống bán phá giá: Biện pháp tạm thời: Sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá giá ban đầu. Các biện pháp tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra. Thời gian tiến hành điều tra để đi đến một quyết định tạm thời là không quá 4 tháng, có thể mở rộng đến 6 tháng nếu sự việc phức tạp cần nhiều thời gian để thu thập thông tin, có thể kéo dài đến 9 tháng nếu được phép tiến hành điều tra bổ sung. Tiền thu thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại nếu mức thuế cuối cùng được quyết định thấp hơn mức thuế tạm thời. Cam kết về giá: Nhà xuất khẩu sau tiến trình điều tra đã bị kết luận là đang bán phá giá có thể đưa ra cam kết sửa lại giá và việc xuất khẩu trong tương lai sẽ được bán ở mức không thể gây tổn thương cho công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu. Trường hợp khi “số lượng nhàì xuất khẩu thực tế hoặc tiềm tàng quá nhiều” nước nhập khẩu cũng có quyền xem xét không chấp nhận cam kết đó. Quyết định đánh thuế chống phá giá: Sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được đáp ứng, biện pháp thông thường nhất chống lại hành động bán phá giá là áp đặt một mức thuế quan đặc biệt đánh vào việc nhập khẩu các hàng hóa bán phá giá. Số lượng thuế chống bán phá giá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất; số lượng thuế phải nộp thay đổi theo biên độ phá giá xác định rõ ràng cho từng nhà xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu thuộc quốc gia bị đánh thuế bán phá phá không tham gia vụ kiện sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn các nhà xuất khẩu tham gia vụ kiện. 3.5- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá tiền tệ của một nước tính theo đồng tiền của nước khác. Mỗi nước đều có một đồng tiền riêng mà theo đó giá trị của hàng hóa và dịch vụ được định ra, ví dụ, đồng đô la Mỹ, mác Đức, bảng Anh... Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái được mô tả như là sự lên giá hay mất giá của đồng tiền. Sự mất giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ là việc cần phải có nhiều đồng tiền Việt Nam hơn mới mua được một đô la Mỹ. Ví dụ, tỷ giá hối đoái giũa đồng Việt Nam và đô là Mỹ cuối năm 2000 là 14.514VNĐ/USD, đến cuối năm 2001, tiền đồng Việt Nam giảm giá so với đô la Mỹ, tỷ giá hối đoái là 15.084VNĐ/USD. Sự tăng giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ sẽ được hiểu ngược lại, là chỉ cần ít tiền đồng Việt Nam hơn sẽ mua được một đô la Mỹ. “Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước. 3.6- Các hàng rào hành chính và kỹ thuật: 3.6.1- Cấm xuất nhập khẩu: Là hình thức cấm XNK hẳn một loại hàng hóa nào đó, ví dụ ở Việt Nam, danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu được qui định theo Luật Thương mại ban hành 10/5/1997, có hiệu lực từ 01/01/1998 và qui định cụ thể theo Quyết định 46/2001/QĐ- TTg ngày 4/4/2001 gồm có 7 mặt hàng cấm xuất khẩu và 11 mặt hàng cấm nhập khẩu. 3.6.2- Giấy phép XNK: Qui định muốn xuất hoặc nhập khẩu một mặt hàng nào đó phải được cấp phép, có thể từ Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. 3.6.3- Qui định về cửa khẩu nhập khẩu: Là việc chính phủ qui định cho một loại hàng hóa nào đó, chỉ được quyền nhập khẩu tại một cửa khẩu nhất định, ví dụ như, năm 1982, Chính phủ Pháp bắt buộc khi nhập khẩu đầu máy video của Nhật đều phải đi qua cửa khẩu tại Poitiers, và thực tế đã hạn chế một cách hiệu quả việc nhập khẩu hàng hóa này vào Pháp. 3.6.4- Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường... Vận dụng Thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể, hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các qui định về công nghệ, qui trình sản xuất, về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường... Bảng 3.1: Tóm tắt kết quả của việc áp dụng các công cụ chính sách ngoại thương Thuế quan Trợ cấp XK Hạn ngạch VER NK Thặng dư sản xuất Tăng lên Tăng lên Tăng lên Tăng lên Thặng dư tiêu dùng Giảm xuống Giảm xuống Giảm xuống Giảm xuống Thu nhập của chính Tăng lên Giảm xuống Không thay Không thay phủ (chi tiêu của đối đổi CP tăng lên) Phúc lợi xã hội Không rõ ràng Giảm xuống Không rõ ràng Giảm xuống (giảm xuống (giảm xuống đối với nước đối với nước nhỏ) nhỏ)
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net