logo

Cá thác lác chục món

Ở Huế, người ta làm sạch cá rồi băm nhuyễn cả thịt lẫn xương, tuy ăn có lợn cợn chút xương vụn nhưng lại bổ sung thêm hàm lượng calcium cho cơ thể, tốt cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người mới ốm dậy, người cao tuổi gầy yếu. Người Huế liệt cá thác lác vào nhóm các thức ăn “hiền và lành”.
Cá thác lác chục món  Có một loài cá trước kia chỉ sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đến gần thế kỷ 19 mới xuất hiện ở các ao  hồ của kinh thành Huế. Đó là cá thác lác mà người Huế gọi là phác lác Loài cá phác lác (còn gọi là thác lác) chỉ sống trong các ao, hồ bùn lầy, nước đục. Sau mỗi trận lụt, nước ao hồ  tràn ra sông, cá thác lác theo nước bạc (nước đục của mùa lụt) đi tìm các ao, hồ khác để sinh sống, đẻ con. Từ đó,  người dân Huế mới có thêm một loại thực phẩm bổ sung vào danh sách các món ăn xứ Huế: chả cá thác lác; cá  thác lác kho thơm, cà chua; canh cá thác lác… Truyền thuyết... Tương truyền, mẹ của vua Tự Đức là bà quý phi  Phạm Thị Hằng, (con gái lễ bộ thượng thư Phạm  Đăng Hưng) vợ của vua Thiệu Trị (Nguyễn Phúc  Miên Tông), quê ở Tân Hoà,  Gia Định (nay là vùng Gò Công, Tiền Giang), rất  thích ăn cá thác lác. Khi về làm dâu của hoàng tộc ở  Huế, những người hầu cận thân thích của bà đã đem  giống cá thác lác ở Nam bộ ra nuôi ở một khu vực  phía sau chợ An Cựu, đến nay vẫn còn di tích gọi là  cống Phác Lác. Khi vua Tự Đức lên ngôi, bà Phạm Thị Hằng được  tôn phong là hoàng thái hậu, mỹ hiệu là Từ Dụ (ngày nay người ta quen đọc là Từ Dũ, mặc dù chữ Dũ và chữ Dụ  rất khác nhau). Bà Từ Dụ thọ đến 92 tuổi, người sống thọ nhất trong các bà hoàng của lịch sử Việt Nam. Phải  chăng điều này có được là nhờ vào cuộc sống thanh đạm, giản dị... và cả trong việc ăn uống đúng cách? Công dụng cùng các món ngon Cá thác lác (thát lát, phác lác) có tên khoa học Notopterus (Hamilton­Buchaman), thuộc họ Notopteridae. Người  Nhật Bản gọi là A naginatamazu; người Anh gọi là Featherback. Thịt cá thác lác dẻo, chắc, khi chế biến thường được nạo ra, quết nhuyễn với gia vị, có hương đặc trưng và hấp  dẫn. Ở Huế, người ta làm sạch cá rồi băm nhuyễn cả thịt lẫn xương, tuy ăn có lợn cợn chút xương vụn nhưng lại bổ sung  thêm hàm lượng calcium cho cơ thể, tốt cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người  mới ốm dậy, người cao tuổi gầy yếu. Người Huế liệt cá thác lác vào nhóm các thức ăn “hiền và lành”. Theo đông y, cá thác lác có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, bổ thận tráng dương, trừ phong  thấp, giảm đau, nhuận trường. Bạn có thể chế biến hàng loạt món ăn ngon từ cá thác lác như: cá thác lác nấu canh với xà lách ngồng và nấm  đông cô; cá thác lác nhồi nấm đông cô với tôm sú (băm nhuyễn) và mỡ gáy (cắt hạt lựu nhỏ); cá thác lác xốt nước  cốt trái thơm với giò sống; cá thác lác chiên rau quả gồm bông cải, đậu cô ve, ớt sừng, khổ qua; lẩu cá thác lác  viên; canh cá thác lác rau cải; chả cá thác lác chiên hoặc hấp; cá thác lác hầm khổ qua, lẩu cá thác lác khổ qua… Đặc biệt, món cá thác lác nấu canh cải bẹ xanh và cá thác lác hầm (hoặc nấu lẩu) với khổ qua là những món bổ  dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Cách làm như sau: cá thác lác 200g làm sạch, nạo lấy thịt quết nhuyễn với hành tím,  tiêu, dầu ăn, vo viên bằng ngón tay cái. Cải bẹ xanh loại non 200g, rửa sạch, cắt khúc 3cm, cọng để riêng, lá để  riêng. Nấu nước độ hai tô canh, nước sôi thả cá vào, nêm nước mắm ngon, muối, đường, khi thấy nước sôi và cá  nổi lên là cá đã chín. Cho cọng cải vào trước, nấu sôi rồi cho lá cải vào sau, nấu sôi lại là được (không để sôi lâu,  cải mất giòn). Múc ra tô, cho ít hành lá, rau ngò và ít tiêu lên trên. Ăn nóng trong bữa cơm. Món canh cá thác lác ­ cải bẹ xanh tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau nhức gân cơ, ho hen, đàm  suyễn. Món cá thác lác hầm khổ qua lại có ích cho người cao huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu cao, ăn ngủ kém, táo  bón… (Nguồn: www.sgtt.com.vn)
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net