logo

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2008 CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh...
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2008 CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH w w w.acb.com.vn 56 THÔNG TIN VỀ NGÂN HÀNG 58 BÁO CÁO CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC 59 BÁO CÁO CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 61 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT 63 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT 65 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT 66 THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 68 PHỤ LỤC 123 Báo cáo thường niên 008 57 THÔNG TIN VỀ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động số: Số 003/NH-GP ngày 4 tháng 4 năm 1993 Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 50 năm kể từ ngày của giấy phép đầu tiên. Hội đồng Quản trị: Dưới đây là danh sách các thành viên của Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 008 - 01 đã được Đại hội cổ đông bầu ra và nhất trí thông qua theo quyết định ngày tháng 3 năm 008. Ông Trần Xuân Giá Chủ tịch Ông Phạm Trung Cang Phó Chủ tịch Ông Trịnh Kim Quang Phó chủ tịch Ông Lê Vũ Kỳ Phó chủ tịch Ông Lý Xuân Hải Thành viên Ông Huỳnh Quang Tuấn Thành viên Ông Alain Cany Thành viên Ông Dominic Scriven Thành viên Ông Julian Fong Loong Choon Thành viên Ông Lương Văn Tự Thành viên Ông Trần Hùng Huy Thành viên Ban Tổng Giám đốc: Dưới đây là các thành viên của Ban Tổng Giám đốc trong năm và đến ngày lập báo cáo hợp nhất này gồm có: Ông Lý Xuân Hải Tổng Giám đốc Ông Huỳnh Nghĩa Hiệp Phó Tổng Giám đốc (miễn nhiệm ngày 14 tháng 5 năm 008) Ông Lê Vũ Kỳ Phó Tổng Giám đốc (miễn nhiệm ngày 5 tháng 9 năm 008) Ông Nguyễn Thanh Toại Phó Tổng Giám đốc Ông Huỳnh Quang Tuấn Phó Tổng Giám đốc Ông Đàm Văn Tuấn Phó Tổng Giám đốc Ông Đỗ Minh Toàn Phó Tổng Giám đốc Ông Bùi Tấn Tài Phó Tổng Giám đốc Ông Trần Hùng Huy Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 4 tháng 4 năm 008) Ông Nguyễn Đức Thái Hân Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 1 tháng 8 năm 008) w w w.acb.com.vn 58 HOẠT ĐỘNG CHÍNH Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Trụ sở chính 44 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Kiểm toán viên Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers (Việt Nam) TRÁCH NHIỆM CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐỐI VỚI CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính hợp nhất trình bày hợp lý tình hình tài chính của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 1 năm 008 và kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính kết thúc ở ngày đó. Trong việc soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất này, Ban Tổng Giám đốc được yêu cầu phải: • chọn lựa các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng chúng một cách nhất quán; • thực hiện các phán đoán và ước lượng một cách hợp lý và thận trọng; và • soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở doanh nghiệp hoạt động liên tục dựa trên đánh giá thực tế của mình. Chúng tôi, Ban Tổng Giám đốc ngân hàng chịu trách nhiệm bảo đảm rằng các sổ sách kế toán đúng đắn đã được thiết lập và duy trì để thể hiện tình hình tài chính của Tập đoàn với độ chính xác hợp lý tại mọi thời điểm và để làm cơ sở để soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất phù hợp với chế độ kế toán được nêu ở Thuyết minh số cho các báo cáo tài chính hợp nhất. Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm bảo đảm việc tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Báo cáo thường niên 008 59 THÔNG TIN VỀ NGÂN HÀNG (tiếp theo) các qui định hiện hành áp dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Ban Tổng Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đối với việc bảo vệ các tài sản của Tập đoàn và thực hiện các biện pháp hợp lý để phòng ngừa và phát hiện các gian lận và các sai qui định khác. PHÊ CHUẨN CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Theo đây, chúng tôi phê chuẩn các báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm từ trang 5 đến trang 66(*). Các báo cáo tài chính hợp nhất này trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 1 năm 008 và kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn cho năm tài chính kết thúc vào thời điểm đó, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành áp dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Thay mặt Ban Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải Tổng Giám đốc TP. Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam Ngày 18 tháng 3 năm 009 (*): từ trang 63 đến trang 127 của báo cáo thường niên này w w w.acb.com.vn 60 BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP GỬI CÁC CỔ ĐÔNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Ltd. 4th Floor, Saigon Tower 9 Le Duan Street, District 1 Ho Chi Minh City, Vietnam Telephone: (84-8) 383 0796 Facsimile: (84-8) 385 1947 Chúng tôi đã kiểm toán các báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) gồm: bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 1 năm 008, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của năm tài chính kết thúc vào ngày nêu trên, và bảng tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu cùng các thuyết minh. Trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc đối với các báo cáo tài chính hợp nhất Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng chịu trách nhiệm soạn lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính hợp nhất này theo Các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Trách nhiệm này bao gồm: thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ quan hệ tới việc soạn lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính hợp nhất để các báo cáo tài chính hợp nhất không bị sai phạm trọng yếu do gian lận hoặc sai sót; chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán thích hợp; và thực hiện các ước tính kế toán hợp lý đối với từng trường hợp. Trách nhiệm của Kiểm toán viên Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính hợp nhất này căn cứ vào việc kiểm toán của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực đó yêu cầu chúng tôi phải tuân thủ các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu các báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu hay không. Cuộc kiểm toán bao hàm việc thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu được các bằng chứng về các số liệu và thuyết minh trong các báo cáo tài chính hợp nhất. Những thủ tục kiểm toán được chọn lựa phụ thuộc vào phán đoán của kiểm toán viên, kể cả đánh giá rủi ro các báo cáo tài chính hợp nhất bị sai sót trọng yếu do gian trá hoặc bị lỗi. Trong việc đánh giá các rủi ro đó, kiểm toán viên xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ quan hệ tới việc Ngân hàng soạn lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính hợp nhất để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp cho Báo cáo thường niên 008 61 BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP GỬI CÁC CỔ ĐÔNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (tiếp theo) từng trường hợp, nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán mà Ban Tổng Giám đốc đã thực hiện, cũng như đánh giá cách trình bày tổng thể các báo cáo tài chính hợp nhất. Chúng tôi tin rằng các bằng chứng mà chúng tôi thu được đã đủ và thích hợp để làm cơ sở để chúng tôi đưa ra ý kiến kiểm toán. Ý kiến Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên mọi phương diện trọng yếu, các báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 1 năm 008 cũng như kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn trong niên độ kết thúc vào ngày nêu trên, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Ian S. Lydall Lê Văn Hòa Số chứng chỉ KTV: N.0559/KTV Số chứng chỉ KTV: 048/KTV Chữ ký được ủy quyền Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers (Việt Nam) TP. Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam Báo cáo kiểm toán số HCM167 Ngày 18 tháng 3 năm 009 Như đã nêu trong thuyết minh .1 cho các báo cáo tài chính hợp nhất, các báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo là không nhằm thể hiện tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán đã được thừa nhận ở các nước và các thể chế khác ngoài nước CHXHCN Việt Nam, và hơn nữa, cũng không dành cho những người sử dụng nào không biết các nguyên tắc, các thủ tục và cách thực hành kế toán Việt Nam. w w w.acb.com.vn 6 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 MẪU B02/TCTD - HN 2007 2008 Triệu đồng Ghi chú Triệu đồng (Trình bày lại) A TÀI SẢN I Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 3 9.308.613 4.926.850 II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4 2.121.155 5.144.737 III Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng và cho vay các tổ chức tín dụng khác 5 26.187.911 29.164.968 IV Chứng khoán kinh doanh 1 Chứng khoán kinh doanh 6 370.031 306.639 2 Trừ: dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 6 (143.602) (2.713) V Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 7 38.247 9.973 VI Cho vay khách hàng 1 Cho vay khách hàng 8 34.832.700 31.810.857 2 Trừ: Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 9 (228.623) (134.537) VII Chứng khoán đầu tư 1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 10.1 715.837 1.678.767 2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 10.2 23.938.739 7.474.348 3 Trừ: Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (213.070) (20.286) VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 1 Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh 11 205.143 195.358 2 Đầu tư dài hạn khác 12 1.108.166 764.478 3 Trừ: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (135.177) - IX Tài sản cố định 1 Tài sản cố định hữu hình 13 739.729 514.109 2 Tài sản cố định vô hình 14 49.305 40.638 X Tài sản khác 15 6.411.026 3.517.495 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 105.306.130 85.391.681 Báo cáo thường niên 008 63 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 (tiếp theo) MẪU B02/TCTD - HN B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU I Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 16 - 654.630 II Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 17 9.901.891 6.994.030 III Tiền gửi của khách hàng 18 64.216.949 55.283.104 IV Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - - V Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro 19 298.865 322.512 VI Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi 20 16.755.825 11.688.796 VII Các khoản nợ khác 21 6.366.132 4.190.760 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 97.539.662 79.133.832 VIII VỐN VÀ CÁC QUỸ Vốn và các quỹ của chủ sở hữu Ngân hàng mẹ 1 Vốn điều lệ 22 6.355.813 2.630.060 2 Các quỹ dự trữ 23 713.555 2.192.037 3 Lợi nhuận chưa phân phối 23 697.100 1.435.752 IX Lợi ích của cổ đông thiểu số - - TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 105.306.130 85.391.681 CÁC CAM KẾT VÀ NỢ TIỀM TÀNG 41 1.726.887 3.899.019 Chủ tịch Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Trần Xuân Giá Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa Ngày 18 tháng 3 năm 2009 w w w.acb.com.vn 64 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT CỦA NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 MẪU B03/TCTD - HN 2007 2008 Triệu đồng Ghi chú Triệu đồng (Trình bày lại) 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 25 10.497.846 4.538.134 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 26 (7.769.589) (3.227.028) I Thu nhập lãi thuần 2.728.257 1.311.106 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 27 680.301 342.592 4 Chi phí hoạt động dịch vụ 28 (73.793) (71.377) II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 606.508 271.215 III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 29 678.852 155.140 IV (Lỗ)/lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 32 (30.067) 344.990 V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 33 46.291 896.792 5 Thu nhập từ hoạt động khác 38.486 90.817 6 Chi phí hoạt động khác (1.130) (85.891) VI Lãi thuần từ hoạt động khác 37.356 4.926 VII Thu nhập cổ tức từ góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dài hạn 34 172.279 36.653 VIII Chi phí quản lý chung 35 (1.590.903) (804.650) IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.648.573 2.216.172 X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (87.993) (89.357) XI Tổng lợi nhuận trước thuế 2.560.580 2.126.815 XII Chi phí thuế TNDN 37 (349.898) (366.807) XIII Lợi nhuận sau thuế 2.210.682 1.760.008 XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số - (215) LÃI QUI CHO CÁC CỔ ĐÔNG CỦA NGÂN HÀNG MẸ 2.210.682 1.759.793 2008 2007 Ghi chú Đồng/CP Đồng/CP XV Lãi trên cổ phiếu qui cho các cổ đông của Ngân hàng mẹ Lãi cơ bản trên cổ phiếu 24.1 3.628 3.256 Lãi trên cổ phiếu có tính pha loãng 24.2 3.023 2.871 Chủ tịch Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Trần Xuân Giá Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa Ngày 18 tháng 3 năm 2009 Báo cáo thường niên 008 65 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT CỦA NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 (theo phương pháp gián tiếp) 2008 2007 Triệu đồng Triệu đồng LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1 Lợi nhuận trước thuế 2.560.580 2.126.815 Điều chỉnh cho các khoản: 2 Khấu hao tài sản cố định 128.850 72.655 3 Dự phòng rủi ro tín dụng, giảm giá đầu tư tăng thêm trong năm 556.843 109.643 4 Lỗ do thanh lý tài sản cố định 154 213 5 Lãi do thanh lý các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn vào đơn vị khác, lãi, cổ tức nhận được, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư, góp vốn dài hạn (168.965) (617.579) 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (468.582) (126.256) LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TÀI SẢN VÀ CÔNG NỢ HOẠT ĐỘNG 2.608.880 1.565.491 Thay đổi tài sản hoạt động 8 Giảm/(tăng) tiền,vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 4.208.457 (5.727.713) 9 Tăng về kinh doanh và đầu tư chứng khoán (15.564.853) (4.748.357) 10 Tăng các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (28.274) (8.916) 11 Tăng cho vay khách hàng (3.021.976) (14.797.208) 12 Tăng lãi, phí phải thu (1.082.840) (544.045) 13 Tăng khác về tài sản hoạt động (1.703.777) (1.197.481) Thay đổi công nợ hoạt động 14 Giảm nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (654.630) (286.656) 15 Tăng tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng 2.907.861 3.744.089 16 Tăng tiền gửi của khách hàng 8.933.845 25.882.533 17 (Giảm)/tăng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro (23.647) 33.980 18 Tăng phát hành chứng chỉ tiền gửi 3.927.121 2.757.463 19 Tăng lãi, phí phải trả 277.638 331.184 20 Tăng khác về công nợ hoạt động 1.996.244 440.303 LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2.780.049 7.444.667 21 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (442.458) (156.699) 22 Chi từ các quỹ của Tập đoàn (89.182) (38.116) I LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.248.409 7.249.852 w w w.acb.com.vn 66 MẪU B04/TCTD - HN 2008 2007 Triệu đồng Triệu đồng I LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 1 Tiền giảm do bán công ty con - (3.784) 2 Mua sắm tài sản cố định (470.343) (528.286) 3 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 138 75.770 4 Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác (822.474) (725.049) 5 Tiền thu từ thanh lý các khoản đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác và các khoản đầu tư dài hạn khác 470.638 1.080.236 6 Thu cổ tức và lợi nhuận được chia 167.328 31.321 II LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ (654.713) (69.792) LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 1 Tiền thu do phát hành cổ phiếu - 1.804.150 2 Tiền thu do phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu chuyển đổi 1.849.931 4.170.000 3 Tiền chi mua trái phiếu đã phát hành (160.000) - 4 Cổ tức đã trả cho các cổ đông (1.162.904) (22.002) III LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 527.027 5.952.148 IV TĂNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 2.120.723 13.132.208 V TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN ĐẦU NĂM 23.113.833 9.855.369 VI Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá 468.582 126.256 VII TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN CUỐI NĂM 25.703.138 23.113.833 Tiền và các khoản tương đương tiền gồm có: - Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 9.308.613 4.926.850 - Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.121.155 5.144.737 - Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 14.273.370 13.042.246 25.703.138 23.113.833 Chủ tịch Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Trần Xuân Giá Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa Ngày 18 tháng 3 năm 2009 Báo cáo thường niên 008 67 THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (dưới đây gọi tắt là “Ngân hàng”) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đăng ký tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp giấy phép hoạt động số 003/NH- GP ngày 4 tháng 4 năm 1993. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 0 tỷ đồng Việt Nam. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 6 năm 1993. Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 1 năm 008 là 6.355.813 triệu đồng. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 44 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng có 186 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Tại ngày 31 tháng 1 năm 008, Ngân hàng có các công ty con sau: Công ty con Giấy phép Lĩnh vực kinh % đầu tư % đầu tư Tổng % hoạt động doanh trực tiếp bởi gián tiếp bởi đầu tư ngân hàng công ty con Công ty chứng khoán ACB 06/GP/HĐKD Công ty 100 - 100 (“ACBS”) chứng khoán Công ty quản lý nợ và khai thác Công ty tài sản Ngân hàng Á Châu 4104000099 quản lý nợ 100 - 100 (“ACBA”) Công ty Cho thuê Tài chính Ngân 4104001359 Công ty cho thuê 100 - 100 hàng Á Châu (“ACBL”) tài chính Công ty Quản lý quỹ ACB (“ACBC”) 41/UBCK-GP Quản lý quỹ - 100 100 Tại ngày 31 tháng 1 năm 008, Ngân hàng có 6.598 nhân viên (007: 4.009 nhân viên). w w w.acb.com.vn 68 MẪU B05/TCTD - HN TÓM TẮT CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU Dưới đây là các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng để lập các báo cáo tài chính hợp nhất. .1 Cơ sở của việc soạn thảo các báo cáo tài chính hợp nhất Các báo cáo tài chính hợp nhất được soạn lập sử dụng đơn vị tiền tệ là triệu đồng Việt Nam (triệu đồng), theo quy ước giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Do đó các báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo không nhằm vào việc trình bày tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ phù hợp với các thể chế khác ngoài nước CHXHCN Việt Nam. Các nguyên tắc và thực hành kế toán sử dụng tại nước CHXHCN Việt Nam có thể khác với thông lệ tại các nước và các thể chế khác. . Niên độ kế toán Niên độ kế toán của Tập đoàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 1. .3 Ngoại tệ Báo cáo tài chính hợp nhất được lập theo đơn vị triệu đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tài sản và công nợ bằng tiền gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối tháng được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày cuối tháng. Chênh lệch do đánh giá lại hàng tháng được ghi nhận vào tài khoản chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ trong bảng cân đối kế toán. Số dư chênh lệch do đánh giá lại được kết chuyển vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào thời điểm cuối năm. .4 Nguyên tắc thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính (i) Các công ty con Các công ty con là những công ty mà Tập đoàn có khả năng quyết định các chính sách tài chính và chính sách hoạt động. Báo cáo tài chính của các công ty con được hợp nhất từ ngày quyền kiểm soát của các công ty này được trao cho Tập đoàn. Báo cáo tài chính của các công ty con sẽ không được hợp nhất từ ngày Tập đoàn không còn quyền kiểm soát các công ty này. Báo cáo thường niên 008 69 THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 (tiếp theo) Tập đoàn hạch toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Giá phí mua bao gồm giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản, các công cụ vốn do bên mua phát hành và các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua công ty con. Các tài sản đã mua hoặc các khoản nợ phải trả được thừa nhận trong việc hợp nhất kinh doanh được xác định khởi đầu theo giá trị hợp lý tại ngày mua, bất kể phần lợi ích của cổ đông thiểu số là bao nhiêu. Phần vượt trội giữa giá phí mua và phần sở hữu của Tập đoàn trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản mua được ghi nhận là Lợi thế thương mại. Thời gian sử dụng hữu ích của Lợi thế thương mại được ước tính đúng đắn dựa trên thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho Tập đoàn. Thời gian sử dụng hữu ích của Lợi thế thương mại tối đa không quá 10 năm kể từ ngày được ghi nhận. Nếu giá phí mua thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con được mua thì phần chênh lệch được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Các số dư nội bộ, giao dịch và lợi nhuận chưa thực hiện trên giao dịch nội bộ giữa các công ty con và Tập đoàn được loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Lỗ chưa thực hiện cũng được loại trừ, ngoại trừ trường hợp giao dịch thể hiện cụ thể sự giảm giá của tài sản được chuyển giao. Các chính sách kế toán của các công ty con cũng được thay đổi khi cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán với các chính sách kế toán được Ngân hàng áp dụng. (ii) Lợi ích của cổ đông thiểu số Lợi ích của cổ đông thiểu số là một phần lợi nhuận hoặc lỗ và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con. (iii) Các công ty liên kết và công ty liên doanh Các công ty liên kết là các công ty mà Tập đoàn có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể, nhưng không nắm quyền kiểm soát, thông thường Tập đoàn nắm giữ từ 0% đến 50% quyền biểu quyết. Công ty liên doanh là hợp đồng liên doanh trong đó Tập đoàn và các đối tác khác thực hiện các hoạt động kinh tế trên cơ sở thiết lập quyền kiểm soát chung. Tập đoàn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để hạch toán các khoản đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh trong báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn. Tập đoàn hưởng lợi nhuận hoặc chịu phần lỗ trong các công ty liên kết và liên doanh sau ngày hợp nhất và ghi nhận trên w w w.acb.com.vn 70 MẪU B05/TCTD - HN báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Nếu phần sở hữu của Tập đoàn trong khoản lỗ của các công ty liên kết và liên doanh lớn hơn hoặc bằng giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh, Tập đoàn không phải tiếp tục phản ánh các khoản lỗ phát sinh sau đó trên báo cáo tài chính hợp nhất trừ khi Tập đoàn có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ thay cho các công ty liên kết và liên doanh. Các chính sách kế toán của các công ty liên kết và liên doanh cũng được thay đổi khi cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán với các chính sách kế toán được Ngân hàng áp dụng. .5 Thu nhập lãi và chi phí lãi Tập đoàn ghi nhận thu nhập, lãi và chi phí lãi theo phương pháp trích trước. Lãi của các khoản cho vay quá hạn không được ghi dự thu mà được ghi nhận trên cơ sở thực thu. Khi một khoản cho vay trở thành quá hạn thì số lãi trích trước được xuất toán và được ghi nhận ngoại bảng. Thu nhập lãi của các khoản cho vay quá hạn được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất khi thu được. .6 Thu nhập phí và hoa hồng Phí và hoa hồng bao gồm phí nhận được từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, phí từ các khoản bảo lãnh, phí từ cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán và các dịch vụ khác. Phí từ các khoản bảo lãnh và cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán được ghi nhận theo phương pháp trích trước. Phí hoa hồng nhận được từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác được ghi nhận khi thực nhận. .7 Thu nhập cổ tức Cổ tức được ghi nhận vào kết quả kinh doanh khi quyền của Tập đoàn nhận cổ tức được xác lập. .8 Các khoản cho vay khách hàng Các khoản cho vay ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm; các khoản cho vay trung hạn có kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm và các khoản cho vay dài hạn có kỳ hạn trên 5 năm kể từ ngày giải ngân. Việc phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 493/005/ QĐ-NHNN ngày tháng 4 năm 005 và Quyết định số 18/007/QĐ-NHNN ngày 5 tháng 4 năm 007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Báo cáo thường niên 008 71 THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 (tiếp theo) Các khoản cho vay khách hàng được phân thành 5 nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Các khoản nợ trong hạn và Ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Nhóm : Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; - Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm ; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại lần hai mà quá hạn tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại lần ba trở lên; - Nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lý. w w w.acb.com.vn 7 MẪU B05/TCTD - HN Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Khi Ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn không phải với vai trò là ngân hàng đầu mối, Ngân hàng thực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm cả khoản vay hợp vốn) của khách hàng đó vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của ngân hàng đầu mối và đánh giá của Ngân hàng. Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: - Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh; - Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm; - Khách hàng không cung cấp cho Ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, đầy đủ và chính xác để Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Dự phòng rủi to tín dụng Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ như sau: Tỷ lệ dự phòng Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 0% Nhóm – Nợ cần chú ý 5% Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 0% Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 50% Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn 100% Dự phòng cụ thể được tính theo số dư các khoản cho vay hoặc cho thuê tài chính từng khách hàng tại ngày 30 tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo. Giá trị của tài sản đảm bảo được xác định theo các quy định của Quyết định 493/005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/007/ QĐ-NHNN. Báo cáo thường niên 008 73 THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 (tiếp theo) Theo Quyết định 493/005/QĐ-NHNN ngày tháng 4 năm 005, một khoản dự phòng chung cũng được lập với mức tối thiểu bằng 0,75% tổng số dư tại ngày 30 tháng 11 của các khoản cho vay khách hàng, không bao gồm các khoản cho vay khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn. Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt được trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực. .9 Các khoản cam kết tín dụng Cam kết tín dụng được phân thành 5 nhóm căn cứ vào các yếu tố định lượng và định tính như sau: Nhóm 1: Cam kết đủ tiêu chuẩn - Các cam kết còn trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết khi đến hạn. Nhóm : Cam kết cần chú ý - Các cam kết còn trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết khi đến hạn. Nhóm 3: Cam kết dưới tiêu chuẩn - Các cam kết còn trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết khi đến hạn; - Các cam kết quá hạn dưới 30 ngày. Nhóm 4: Cam kết nghi ngờ - Các cam kết còn trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết khi đến hạn; - Các cam kết và nợ tiềm tàng đã quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày. Nhóm 5: Cam kết có khả năng mất vốn - Các cam kết còn trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết khi đến hạn; - Các cam kết quá hạn hơn 90 ngày. w w w.acb.com.vn 74
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net