logo

Báo cáo đào tạo đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia (PFRA)

Cách tiếp cận đầu tiên về quản lý rừng do SFDP phát triển trong những năm gần đây không lấy các số liệu về trữ lượng rừng thực tại làm căn cứ. Vì thế, không thể có được những dự đoán chính xác về khả năng cung cấp của rừng. Tuy vậy, việc xác định các cấp độ phát triển bền vững đối với phát triển và sử dụng rừng cũng như tăng cường trách nhiệm ở cấp cơ sở gần đây đã được xem như là những nhân tố chủ yếu trong quá trình lập kế hoạch quản lý rừng....
Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia (PFRA) Báo cáo đào tạo Số 1 Philipp Roth soạn thảo Sơn La, 29.08.2003 Báo cáo đào tạo PFRA Vài nét về khoá đào tạo Thời gian: 26 – 28. tháng 8 năm 2003 Địa điểm: Huyện Yên châu, xã Chiềng Hặc, bản Văng lùng Thành viên tham dự: 10 dân bản (có 1 phụ nữ) 1 cán bộ khuyến lâm (Cán bộ kiểm lâm) 4 cán bộ hỗ trợ (3 người là cán bộ dự án SFDP) Những từ viết tắt dbh Đường kính thân cây ở độ cao ngang ngực FPD Chi cục kiểm lâm FPR Quy ước bảo vệ rừng ha Héc ta LUPLA Quy hoạch sử dụng đất và giao đất NTFP Sản phẩm ngoài gỗ PFRA Đánh giá tài nguyên có sự tham gia SFDP-Song Da Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 2 Báo cáo đào tạo PFRA Mục lục Vài nét về khoá đào tạo .................................................................................. 2 Những từ viết tắt ............................................................................................ 2 Mục lục ........................................................................................................... 3 I. Giới thiệu .................................................................................................... 4 II. Nội dung thực hiện .................................................................................... 4 Bước 1: Giới thiệu về phương pháp lập lô rừng............................................ 4 Bước 2: Ước lượng nhu cầu hàng năm của dân bản ..................................... 5 Bước 3: Thu thập dữ liệu và Phân tích ......................................................... 6 Bước 4: Bài tập miêu tả diễn tiến phát triển của rừng ................................. 7 Bước 5: Bảng Mục tiêu Cơ hội và những Thử thách...................................... 8 Bước 6: Kế hoạch quản lý 5 năm ................................................................. 9 III. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 9 Phụ lục 1: Bản đồ rừng của bản ................................................................... 11 Phụ lục 2: Mẫu mô tả lô rừng ....................................................................... 12 Phụ lục 3: Bảng nhu cầu của bản ................................................................. 13 Phụ lục 4: Phân bố số lượng và cấp đường kính ........................................... 14 Phụ lục 5: Bảng vấn đề và cơ hội ................................................................. 15 Phụ lục 6: Kế hoạch quản lý 5 năm .............................................................. 16 Sách tham khảo............................................................................................ 17 Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 3 Báo cáo đào tạo PFRA I. Giới thiệu Cách tiếp cận đầu tiên về quản lý rừng do SFDP phát triển trong những năm gần đây không lấy các số liệu về trữ lượng rừng thực tại làm căn cứ. Vì thế, không thể có được những dự đoán chính xác về khả năng cung cấp của rừng. Tuy vậy, việc xác định các cấp độ phát triển bền vững đối với phát triển và sử dụng rừng cũng như tăng cường trách nhiệm ở cấp cơ sở gần đây đã được xem như là những nhân tố chủ yếu trong quá trình lập kế hoạch quản lý rừng. Chính vì vậy, SFDP đã xây dựng một phương pháp đơn giản song toàn diện về đánh giá tài nguyên có sự tham gia, trong đó đảm bảo các cấp độ phát triển bền vững bằng những hướng dẫn thực tế cho người dân trong việc chủ động phát triển và sử dụng rừng, và cách này cũng bảo đảm dài hạn những lợi ích cho người dân trong khi quản lý rừng của họ. Bên cạnh việc làm cho người dân quen với các phương pháp đánh giá tài nguyên có sự tham gia, khoá đào tạo này cũng nhằm mục tiêu kiểm tra phương pháp luận cụ thể do SFDP phát triển, nhằm mục đích bảo đảm tính đơn giản song cũng cho phép những điểu chỉnh và cải thiện bất cứ khi nào cần thiết. II. Nội dung thực hiện Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, dân tộc cũng như các yếu tố về môi trường nên tất cả các khoá đào tạo được tổ chức ở cấp bản đều thể hiện những đặc điểm năng động duy nhất đặc trưng cho địa điểm đó. Báo cáo này nhằm mục tiêu chia sẻ những kinh nghiệm rút ra được từ khoá đào tạo 3 ngày được thực hiện tại Bản Văng lùng trong thời gian 26-28 tháng 8 năm 2003. Các bước riêng biệt của khoá đào tạo được bắt đầu theo thứ tự thời gian và việc giải thích về các nội dung cụ thể được thêm vào bất kỳ lúc nào thấy cần thiết để có thể hiểu được các kết quả trình bày tại phần phụ lục (xem cuối tài liệu này). Bước 1: Giới thiệu về phương pháp lập lô rừng Sau khi giới thiệu ngắn gọn về ý tưởng của đánh giá tài nguyên có sự tham gia (PFRA) và tiếp là lập kế hoạch quản lý, một bản đồ ảnh máy bay có tỷ lệ 1:10.000 chụp toàn bộ khu vực của bản được sử dụng để xác định các khu vực rừng bao quanh bản (để có thêm chi tiết, đề nghị xem hướng dẫn dành cho giáo viên do SFDP phát triển, Müller, D. & Wode, B. 2002, tài liệu này cũng có trên mạng). Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 4 Báo cáo đào tạo PFRA Do việc dân bản đã quen với kỹ thuật này qua các bài tập lập quy hoạch sử dụng đất và giao đất trước đây (LUPLA), nên trong thời gian ngắn họ có thể ngay lập tức vẽ được các khu vực đất và kiểu rừng khác nhau trong bản. Kết quả của bài tập này được trình bày trong Phụ lục 1 ở cuối tài liệu này. Các lô rừng trong khu vực bản chủ yếu là rừng tre hay rừng trồng. Số lớn còn lại là rừng non, vì thế không có sản phẩm có thể cho khai thác trong 5 năm tới. Đây cũng là nguyên nhân để chúng ta không đưa những lô rừng này vào danh mục lựa chọn tiếp theo để tiến hành đào tạo đánh giá trữ lượng. Chỉ có các lô I, II và III (xem Phụ lục 1), nằm ở vị trí khá xa sát phần ranh giới phía đông của bản (đi bộ mất ít nhất 2 giờ) là còn có rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ. Theo dân bản, trong vòng 5 năm tới các lô rừng này có thể cho khai thác gỗ, đối với họ củi không phải là mỗi quan tâm chủ yếu do phải mất nhiều thời gian để đi đến nơi thu lượm. Bài tập về lập lô rừng cho 3 lô rừng cho thấy rằng cháy đã không xảy ra trong vòng 10 năm trở lại đây, điều đó có nghĩa là cỏ dại cũng như việc chăn thả không phải là mối nguy hại đến tái sinh tự nhiên. Trong lô rừng I tre bắt đầu bị bỏ hoang. Mẫu biểu ví dụ về phương pháp lập lô rừng được miêu tả tại Phụ lục 2. Cuối cùng, dân bản chọn lô số III để tiến hành đào tạo đánh giá trữ lượng, do việc lô rừng được biết là đang trong giai đoạn tái sinh sau khi bị chặt phá trước đây. Vì vậy, lô rừng được xem là khá hợp lý để kiểm tra tính bền vững của việc áp dụng các biện pháp quản lý tăng cường. Bước 2: Ước lượng nhu cầu hàng năm của dân bản Trong suốt bài tập này, nhu cầu hàng năng của bản đối với các sản phẩm gỗ và ngoài gỗ đã được ước lượng, bằng cách liên tục hỏi các câu hỏi về số lượng gỗ được sử dụng để xây dựng nhà, chuồng trại, hàng rào và các sản phẩm khác cần thiết với dân bản. Trên cơ sở nhu cầu cho xây dựng nhà, chuồng trại, hàng rào và các sản phẩm khác của mỗi hộ trong 1 năm, với tổng số hộ của bản Văng lùng là 54, nhu cầu hàng năm của bản được sơ bộ dự tính. Do tổng số hộ được giả định là ổn định trong thời gian 5 năm tới nên kết quả nhu cầu đối với xây dựng nhà là khá thấp so với các bản Thái khác và chỉ ở con số đến 2 nhà trong thời gian 5 năm (Xem Phụ lục 3 để biết thêm chi tiết về bảng nhu cầu). Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 5 Báo cáo đào tạo PFRA Tổng số lượng gỗ sử dụng cho việc xây dựng một ngôi nhà bị giới hạn ở con số 12 m3 theo quy định trong quy ước bảo vệ rừng của bản Văng Lùng. Điều này dẫn đến việc thay thế sử dụng gỗ để lát sàn nhà và làm vật liệu lợp mái bằng tre. Quen với việc đo đạc số lượng gỗ bằng m3 thay vì sử dụng số lượng cây với các cỡ khác nhau (ví dụ: cây nhỏ, cây nhỡ và to) nên bước đầu đã gặp khó khăn trong việc để dân bản ước lượng số cây cần dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng các miếng hình tròn được cắt với các đường kính khác nhau để thể hiện đường kính cây khác nhau (ví dụ 0-5cm, 5-8cm, vv..) đã giúp rất nhiều cho việc ước lượng số cây. Đối với nhu cầu về củi và vật liệu xây dựng chuồng trại, tre được nói là vận liệu chủ yếu. Khoảng 60% tổng nhu cầu về “củi đun” thực tế được đáp ứng bằng tre từ rừng tre đến tuổi, trong khi đó chỉ cần 4 cột gỗ ở 4 góc để làm chuống trại còn lại hoàn toàn có thể làm từ tre.. Tuy nhiên, do có khá nhiều tre tại các khu rừng quanh bản nên ở đây tre thừa nhiều và dân bản nói là có nhiều tre để dùng. Bước 3: Thu thập dữ liệu và Phân tích Mục tiêu chủ yếu của bài tập này là việc xác định các lô rừng cụ thể để lập các ô mẫu (số lượng thực tế của các ô mẫu trong mỗi lô rừng phụ thuộc vào kích thước thực tế của lô rừng). Chỉ những lô rừng có thể cho khai thác trong vòng 5 năm tới (như đã được hỏi trong bài tập miêu tả lô rừng) mới được chọn để thực hiện đánh giá trữ lượng. Các loại cây sau đó sẽ được tiến hành đo đếm trong các ô (để có thêm chi tiết về việc đánh giá trữ lượng rừng thực tế, xem tài liệu của Branney 2003). Tuy nhiên, trong suốt khoá đào tạo này, chỉ có 1 lô rừng được chọn tiến hành các mục đích trình diễn nhằm giảm chi phí cơ hội của dân bản. Do phải đi bộ hơn 2 giờ liền và gặp mưa to vào buổi trưa nên 2 nhóm chỉ thiết lập được 3 ô rưỡi. Người dân hiểu và áp dụng kỹ thuật lập ô mẫu rất tốt, họ cũng dễ dàng nắm được khái niệm về các ô phụ các kích thước và việc đo đạc cây có kích cỡ khác nhau. Sau khi giải thích cẩn thận về việc trình diễn tại thực địa, thủ tục thiết lập đường cắt thẳng đã được tuân thủ rất tốt. Như đã được người dân chỉ ra trong suốt quá trình miêu tả lô rừng, khu rừng dường như đang trong giai đoạn tái sinh, thể hiện rõ ở đặc điểm tán rừng khá mỏng và có nhiều dây leo xuất hiện tại các ô mẫu. Nói chung là không thấy có cây to, ngoài dấu vết của một cây to với đường kính trên một mét trong một ô mẫu. Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 6 Báo cáo đào tạo PFRA Trong quá trình ghi chép dữ liệu có một số nhầm lẫn về khái niệm trữ lượng gỗ tiềm năng. Nói chung, trữ lượng gỗ tiềm năng được hiểu là: a) chất lượng gỗ nói chung của loài cây tương ứng theo đó phù hợp để làm gỗ xây dựng và b) dáng thân của những cây đó phải thẳng và phù hợp để làm gỗ xây dựng. Ban đầu, các thành viên không hiểu rõ lắm về việc phân loại này. Điều này dẫn đến một số nhầm lẫn trong bước ghi chép số liệu, trong khi một nhóm đơn giản là quên đánh dấu một số loài cây có trữ lượng gỗ tiềm năng vào biểu ghi chép thì nhóm kia lại đưa một số loài cây vào nhóm có trữ lượng gỗ tiềm năng mà sau đó được biết là không thể sử dụng gỗ của loài cây đó làm gỗ xây dựng được. Vì vậy, có thể thấy rõ là việc giải thích các thuật ngữ khác nhau một cách cẩn thận trước khi đi thực địa cũng như đưa ra những ví dụ về việc ghi chép số liệu với mẫu trình diễn phóng to là rất quan trọng, điều này có tác dụng tốt để người dân nắm được cách thức ghi chép một cách chính xác. Những phân tích số liệu sau đó cho thấy người dân không gặp khó khăn lớn trong việc hiểu những khái niệm và nội dung của các biểu đồ. Như đã thực hiện trong khoá đào tạo trước, việc chọn các tỷ lệ khác nhau để vẽ biều đồ cho thấy: a) tất cả các cây và b) chỉ những cây có trữ lượng gỗ tiềm năng (ví dụ những cây thuộc loài cây mong muốn và có thân thằng) đã được tuân thủ tốt. Thay vì chọn tỷ lệ đồng nhất, tỷ lệ của mỗi biểu đồ được chọn là khác nhau để mở rộng cột đầu tiên của biểu đồ lên hết kích thước của khổ giấy A0. Kết quả là, các cột tương ứng của những biểu đồ này không thể đem so sánh trực tiếp với nhau được (chẳng hạn đơn giản là đem so chiều cao với nhau), song số lượng được viết trên mỗi mỗi cột lại có thể đem so sánh được. Rất may, dân bản đã có trình độ học vấn cần thiết nên họ có thể so sánh các số giữa các biểu đồ khác nhau không khó khăn lắm. Tuy vậy, để có thể có thể giúp dân bản nắm được biểu đồ càng dễ càng tốt, trong các khoá đào tạo sắp tới cần chọn các tỷ lệ một cách thống nhất. Biểu đồ do dân bản vẽ trong suốt khoá đào tạo đã được vẽ lại được bằng Microsoft Excel và được trình bày trong Phụ lục 4. Bước 4: Bài tập miêu tả diễn tiến phát triển của rừng Để có thể giúp những người tham gia có được cái nhìn tốt hơn về rừng của họ, làm thế nào mà rừng lại có tình trạng như hiện nay, Bài tập “Diễn tiến phát triển rừng” được tiến hành.. Những ý kiến của dân bản được ghi lên cách mảnh giấy có màu khác nhau. Những mảnh, phiếu này được sắp đặt trên một tờ giấy A0 theo thứ tự thời gian. Đoạn tiếp sau sẽ phản ánh ý kiến chủ yếu của dân bản về rừng của họ (cần nhớ rằng trong suốt khoá đào tạo này chỉ đề cập đến lô rừng số III) cũng như những nguyên nhân xuất phát từ cấp bản làm cho rừng có tình trạng như hiện nay. Tuy nhiên, bản gốc của các phiếu, mảnh giấy được làm trong khi đào tạo không Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 7 Báo cáo đào tạo PFRA được đính kèm với tài liệu này (muốn có các chi tiết kỹ thuật về bài tập này, đề nghị xem tài liệu của BRANNEY 2003). Đầu tiên, người dân miêu tả về rừng của họ trong thời gian 30 năm trước. Họ nói rằng có nhiều cây to và lâm sản ngoài gỗ bao gồm nhiều loài động vật hoang trong lô rừng này. Họ cũng nói thêm là lúc đó rừng rộng hơn và có nhiều cây hơn so với tre. Trái ngược với điều đó, tình trạng hiện nay của cùng một lô rừng (như có thể phần nào phản ánh ở kết quả điều tra) đã được miêu tả với sự hiện diện của nhiều cây con, chỉ có rất ít động vật hoang dã và có rất nhiều cây bụi và cỏ dại. Dân bản cho là việc khai thác quá nhiều cây, mà rất nhiều cây trong số đó vẫn còn chưa trưởng thành, phát sinh cháy rừng cũng như việc đốt nương làm rẫy là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi đối với rừng của họ. Những tác nhân ở cấp độ bản gây ra thay đổi được đề cập đến là: việc cải thiện cơ sở hạ tầng qua việc xây dựng đường sá, có điện, hệ thống trường học trạm xá được cải thiện, bên cạnh là thiếu sót trong kế hoạch hoá gia đình làm tăng dân số bản gây ra sức ép lớn hơn đối với tài nguyên rừng cũng như làm cho tỷ lệ rừng bị chặt phá cao hơn để lấy chỗ cho sản xuất nông nghiệp. Những năm tiếp theo mức độ thay đổi ở cấp bản còn mạnh hơn do có nhiều máy móc thiết bị và nhiều giống cây mới được giới thiệu. Bước 5: Bảng Mục tiêu Cơ hội và những Thách thức Kết hợp những bài tập trước đó, bây giờ nhu cầu hàng năm của bản được so sánh với khả năng cung cấp lâm sản của các khu rừng khác nhau kết hợp lại được ghi trong số liệu điều tra (tức là tổng khả năng cung ứng lâm sản). tuy nhiên, như đã nói ở trên, chỉ có khu rừng thứ III là được đề cập đến trong số liệu điều tra trong khoá tập huấn này bởi vì điều này được coi là đủ để phục vụ mục đích biểu diễn làm thí dụ. Bởi vì dân bản cảm thấy rằng khu rừng số III trước đây đã bị khai thác quá mức và bởi vì cách xa bản, người ta nói rằng khu rừng này cần được bảo vệ nhằm để lấy gỗ xây dựng nhà trong tương lai gần. Có một nhầm lẫn nhỏ về phía những người hướng dẫn, vì theo như cẩm nang tập huấn, nhu cầu hàng năm của bản cần phải được so sánh với trữ lượng lâm sản của diện tích rừng tương ứng trong thời gian 5 năm. Do đó, kết quả so sánh ghi trong Biểu GPO (trong Phụ lục 5) hơi bị lệch, bởi vì nhu cầu hàng năm đã bị tính sai khi làm phép trừ từ trữ lượng lâm sản (đúng ra phải trừ đi 5 lần của số lâm sản cần dùng hàng năm đó). Để tránh những lỗi tương tự sau này, đề nghị chuyển nhu cầu hàng năm của bản thành nhu cầu 5 năm, hoặc chia khả năng cung cấp lâm sản trong 5 năm thành khả năng cung cấp lâm sản hàng năm. Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 8 Báo cáo đào tạo PFRA Dân bản đã không tính gộp củi đun vào danh sách những lâm sản chính bởi vì thời gian đi lại tốn quá nhiều không đảm bảo tính kinh tế (về mặt chi phí cơ hội). cũng vì lý do đó, dân bản không muốn kể đến NTFPs. Bước 6: Kế hoạch quản lý 5 năm Kế hoạch quản lý 5 năm là bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch quản lý. Trong bước này, các hoạt động được tiến hành trong các lô rừng tương ứng trong vòng 5 năm tới được mô tả một cách chi tiết. Nói chung, ba mục tiêu chính cho quản lý rừng tự nhiên là sử dụng, cải thiện và bảo vệ. Dựa trực tiếp vào thông tin có được từ bài tập cuối cùng, dân bản được yêu cầu mô tả từng mục tiêu một bắt đầu bằng các hoạt động tổng quát. Sau đó, mô tả một cách chi tiết hơn bao gồm số lượng, thời gian biểu của từng hoạt động (từ năm đầu tiên cho đến năm thứ năm), cũng như là xác định các trách nhiệm tương ứng cũng được dân bản nêu ra và ghi chép lại. Do dân bản đã quen với bài tập này trong khoá tập huấn trước đây về mục tiêu quản lý rừng. Cho nên bài tập này được hoàn tất rất dễ dàng. Thay vì chỉ việc đánh dấu thời gian của các hoạt động cụ thể (ví dụ khai thác và tỉa thưa) theo như yêu cầu của các cán bộ hỗ trợ, dân bản thích điền các số lượng cụ thể vào các cột tương ứng (ví dụ khai thác 36 cây trong năm đầu tiên). Bảng hoàn chỉnh được trình bày trong Phụ lục 6. III. Kết luận và kiến nghị Khoá tập huấn tại bản Văng Lùng mang lại cái nhìn sâu sắc về sự tham gia của người dân là gì và các phương pháp đơn giản trong điều tra rừng. Kết quả cho thấy rằng phương pháp này do SFDP soạn thảo không những chỉ phù hợp cho việc tập huấn người dân về các vấn đề trong thực tế điều tra trữ lượng rừng một cách đơn giản và “hợp khả năng”, mà còn đảm bảo khả năng tham dự tối đa trong từng bước một. Tin chắc rằng mức độ tham gia tích cực như vậy sẽ trở thành ý thức về quyền làm chủ của dân bản đối với tài nguyên rừng. Điều này được coi là tối cần thiết trong quá trình thiết lập phương pháp quản lý lâm nghiệp bền vững bởi vì chỉ khi người sử dụng rừng cảm nhận được rằng họ được chia sẻ và đóng góp trong quá trình quyết định mục tiêu và chỉ khi họ có thể thu được lợi ích tức thời từ quản lý tài nguyên lâm nghiệp của họ, thì họ mới sẵn lòng tham gia và có thể quản lý tài nguyên rừng của họ một cách bền vững Kết thúc khoá tập huấn này, những vấn đề sau cần được chú ý: Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 9 Báo cáo đào tạo PFRA • Việc sử dụng ảnh máy bay đã tỏ ra là biện pháp tiên tiến khi so sánh với bản đồ Quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng cũ (như trong trường hợp khoá tập huấn tại bản Cò chạy, xã Mường Pồn - Điện biên) • Khái niệm về tiềm năng cho gỗ của từng loài cây cụ thể cũng như khái niệm về dáng thân cây riêng lẻ cần được giải thích chi tiết trước khi đi hiện trường. Phương pháp hỏi về tiềm năng cho gỗ của các loài cây mới được ghi chép trong bảng biểu cũng như việc đánh dấu trên bảng biểu với dấu sao (*) cũng nên được giải thích đồng thời. Tại đây, việc sử dụng các bảng biểu phóng to với số liệu hay chỉ là nói riêng với cán bộ khuyến lâm cũng có thể mang lại hiệu quả. • Về vấn đề vẽ biểu đồ, nên chọn tỷ lệ đồng nhất để người dân có thể trực tiếp so sánh các cột tương ứng của cả 2 biểu đồ (chẳng hạn giữa cây có tiềm năng cho gỗ với tất cả các cây). Điều này đặc biệt quan trọng nếu người dân có trình độ văn hoá thấp. • Để tránh những lỗi trnong tương lai về việc cân đối lượng cung và cầu các sản phẩm của rừng, đề nghị nên chuyển đổi lượng cầu hằng năm của bản thành lượng cầu của bản trong 5 năm, hay phân nhỏ lượng cung sản phẩm của rừng thành lượng cung trong từng năm (Đơn giản chỉ là phép chia cho 5). Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 10 PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ RỪNG CỦA BẢN Phụ lục 1: Bản đồ rừng của bản 11 PHỤ LỤC 2: MẪU MÔ TẢ LÔ RỪNG Phụ lục 2: Mẫu mô tả lô rừng Ngày…26.08.2003……. N Tên bản…Vang Lung…..… ………... Hướng đi từ trung tâm bản W E S Người ghi chép ….Ha Van Phu…………….……………………………………………………….. Tên lô rừng…Pa Pao…………………………………… Diện tích [ha]…13.5…………..…. Đi từ bản đến lô rừng này mất bao nhiêu thời gian? Đường đi ít hơn 1 tiếng từ 1- 2 tiếng hơn 2 tiếng X Rừng vối thuốc-dẻ chiếm đại đa số già Loại rừng/ Độ tuổi Rừng hỗn giao gỗ tre cây gỗ cột tuổi rừng rừng Rừng với các loài cây khác X non X Bà con có khai thác lâm sản tại lô rừng này trong vòng 5 năm tới Có không không? X Nếu không khai thác được, bà con cho biết lý do tại sao không có lâm sản để khai Lâm sản thác? Bà con liệt kê 3 lâm sản chính bà con có thể khai thác được từ lô rừng này. Gỗ Bà con có cho rằng bản ta có đủ tre/ luồng sử dụng không? Tre nhiều đủ không đủ X Đã khi nào lô rừng bị cháy chưa? Nguy cơ cháy trong vòng 5 năm không có trong vòng 5 không có trong chưa bao giờ gần đây năm gần đây vòng 10 năm gần rừng đây X Đánh giá thực trạng cỏ dại phủ trên tầng mặt đất. đã bị phủ nhiều bị phủ ít hơn 50% song bị che phủ không hiện tại không bị Cỏ dại che phủ hơn 50% thường xuyên đáng kể che phủ X Kiểm tra mức độ chăn thả trong lô rừng thông qua các dấu hiệu như có phân gia Mức độ chăn súc, khu vực bị giẫm phá, cỏ mọc lơ thơ, cây cỏ bị gặm nhấm...) thả mức độ cao mức độ trung bình mức độ thấp không có X Lần khai thác cuối cùng được tiến hành khi nào? Thời điểm khai Năm khai thác cuối cùng những cây đang sống năm 1998 thác trước đây Lần khai thác cuối cùng những cây đã chết và bị đổ năm 1998 Những lâm sản khác được khai thác? Có it nấm PHỤ LỤC 3: BẢNG NHU CẦU CỦA BẢN Phụ lục 3: Bảng nhu cầu của bản Nhu cầu hằng năm của hộ gia Nhu cầu hằng năm của bản Sản phẩm đình (54 hộ) 30 -32 cây (17-23cm dbh) 4 cây (23 - 30cm dbh) mỗi 13 cây (17 - 23cm dbh) nhà. 2 cây (23 - 30cm dbh) mỗi bản cần 1 nhà trong 2.5 năm 1 bản cần 25 gánh mỗi ngày, trong đó chỉ có 10% 912 gánh (hoặc 1825 bó) từ gỗ, 30% ngô và 60% tre. 2 cây (12- 17cm dbh) mỗi chuồng, 36 cây (12 – 17cm dbh) 1 chuồng mỗi hộ trong 3 năm Có thừa PHỤ LỤC 4 PHÂN BỐ SỐ LƯỢNG VÀ CẤP ĐƯỜNG KÍNH Phụ lục 4: Phân bố số lượng và cấp đường kính 7000 6000 5000 4000 TÊt c¶ C ho gç 3000 2000 1000 0 8 -1 2 . 1 2 -1 7 . 1 7 -2 3 . 2 3 -3 0 . >30 Biểu đồ 1: Tổng số cây so với số cây có khả năng cho gỗ 7000 6000 5000 4000 L ý t− ë n g T h ù c tÕ 3000 2000 1000 0 8 -1 2 . 1 2 -1 7 . 1 7 -2 3 . 2 3 -3 0 . >30 Biểu đồ 2: Tổng số cây so với số cây theo chuẩn lý tưởng PHỤ LỤC 5: BẢNG MỤC TIÊU, VẤN ĐỀ VÀ CƠ HỘI Phụ lục 5: Bảng vấn đề và cơ hội Tên khu rừng Pa Pao (Khu rừng số III) Mục đích quản lý của Bảo vệ nhằm để khai thác gỗ xây dựng khu rừng Lâm sản chính Gỗ Các loài cây chính • Nhãn Rừng • Tram • Ban Đỏ • Cây Lem • Cây Hả Nhu cầu (của toàn bản) • 36 cây 12 - 17cm • 23 cây 17 - 23cm • 2 cây 23 - 30cm Lâm sản có sẵn trong • Được phép chặt 715 cây đường kính 12- 17cm trong khu rừng khu rừng • Không có cây đường kính từ 17cm trở lên để khai thác So sánh giữa nhu cầu • Có thừa cây đường kính 12 – 17cm (ngoài đáp ứng đủ nhu cầu còn có thừa 679 cây) và khả năng sẵn có của • Không đủ cây có đường kính từ 17 cm trở lên rừng Các khó khăn và cơ hội • Không có đủ cây để xây nhà • Có thừa cây để làm chuồng trâu bò • Tỉa thưa những cây sâu bệnh và cây không cần thiết thuộc nhóm cây đường kính nhỏ 15 PHỤ LỤC 6: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ 5 NĂM Phụ lục 6: Kế hoạch quản lý 5 năm Mục đích của khu Pa Pao Tên khu rừng rừng & Hệ thống lâm Khu rừng số III Bảo vệ nhằm để thu hoạch gỗ làm nhà sinh Năm Mục tiêu Hoạt động Mô tả Số lượng Đơn vị Trách nhiệm 1 2 3 4 5 - Khai thác cây kích - để làm chuồng trâu - 180 cây kích - cây - Ban quản lý thôn cỡ trung bình bò cỡ trung bình 36 36 36 36 36 bản Sử dụng - cây đường kính 12 - 17cm tại chiều cao ngang ngực - tỉa thưa - cây có hình dáng xấu - thực hiện theo - cây -chặt dây leo và cây - cây sâu bệnh qui ước hoặc 107 107 107 107 107 - Ban quản lý thôn Cải thiện gai bụi bó bản - mọi hộ gia đình Bảo vệ - bảo vệ những khu - theo qui ước bảo vệ - toàn bộ khu X X X X - tất cả những cơ - ha X rừng còn lại rừng rừng (13.5 ha) quan có trách nhiệm liên quan 16 SÁCH THAM KHẢO Sách tham khảo BRANNEY, P. 2003: Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng – Tài liệu đào tạo. SFDP bản thảo lần 1. SFDP Sông Đà. BRANNEY, P. ; WODE, B. 2003: Hướng dẫn lâm sinh đối với quản lý rừng cộng đồng đầu nguồn Sông đà - Hướng dẫn kỹ thuật. SFDP Sông Đà. MÜLLER, D. & WODE, B. 2002: Phương pháp sử dụng bản đồ ảnh thôn bản có sự tham gia của người dân [có trên mạng] http://www.mekonginfo.org/partner/SFDP/index.html 17
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net