logo

Báo cáo: Biến đổi cơ cấu gia đình

Tài liệu chuyên ngành môn xã hội học gia đình. Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu được định nghĩa là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể xác định thông qua những giá trị thay đổi của giá trị trung bình và/hoặc sự biến thiên của...
Biến đổi cơ cấu gia đình 1. Khái niệm cơ cấu gia đình 2. Qui mô gia đình 3. Số thế hệ trong gia đình 4. Quan hệ vợ chồng trong gia đình 5. Quan hệ cha mẹ với con cái Khái niệm cơ cấu gia đình • Cơ cấu gia đình là những thành tố tạo nên một gia đình và quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Nói một cách khác cơ cấu gia đình là số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình. • Cơ cấu gia đình chỉ quy mô gia đinh, kiểu loại gia đình, mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. • Cơ cấu gia đình còn chỉ toàn bộ mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong gia đình: quan hệ ruột thịt, quan hệ tinh thần-đạo đức, quan hệ uy quyền. 2. Quy mô gia đình • Quy mô gia đình chỉ độ lớn của gia đình. • Đó là một đơn vị đo lường để thấy được số lượng các thành viên cùng chung sống trong một gia đình. • Khi nói đến qui mô gia đình người ta thường đề cập cụ thể đến số lượng thành viên của gia đình trong đố số lượng con cái và những thành viên khác cùng chung sống. • Qui mô gia đình là một hàm số của số con trong gia đình (phản ánh mức độ sinh đẻ) và những người đã trưởng thành cùng ở chung. Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ • Một tài liệu lịch sử khi đưa ra những số liệu về nhân khẩu của một số quận ở miền Bắc Việt Nam, cho biết về qui mô hộ gia đình đã tương đối nhỏ: Quận Giao Chỉ có 8,07 khẩu/hộ; quận Cửu Chân có 4,64 khẩu/hộ và quận Nhật Nam có 4,64/hộ. Đầu thế kỷ XV, thống kế các phủ huyện cho biết nước ta có 120.412 hộ với 500.264 khẩu, trung bình mỗi hộ có 4,15 khẩu. • Sau cách mặng tháng Tám, đặc biệt những năm sau 1975, Việt Nam có điều kiện để tiến hành các cuộc điều tra dân số và các nghiên cứu về gia đình trên qui mô rộng, số người trung bình trong gia đình theo chiều hướng giảm rõ rệt. Từ các cuộc tổng điều tra dân số từ 1974 cho thấy: ở miền Bắc năm 1974: 5,2 người ; năm 1979: 5,0 người và năm 1989: 4,87 người. Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ • Kết quả của Tổng điều tra dân số 1989 và Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993: Số người trung bình trong một hộ :1979 5.2; 1989: 4.6; 1993: 4,3. • Dựa trên kết quả khảo sát lịch sử đời sống ở Việt Nam, năm 1991 thì thấy trên toàn bộ , qui mô hộ gia đình khá khiêm tốn, dao động trong khoảng từ 4,4 người trong thành phố ở mìên Bắc đến 6,0 người trong thành phố ở miền Nam. Cả ở đô thị và nông thôn, hộ gia đình ở miền Nam lớn hơn ở miền Bắc. • Kết quả điều tra kinh tế-xã hội hộ gia đình của Tổng cục Thống kê hàng năm ( 1994-1997) trên 7 vùng sinh thái ở Việt Nam cũng cho thấy xu hướng này ngày càng được khẳng định: năm 1994: 5.09; năm 1995:4,99; năm 1996: 4,91 và năm 1997: 4,85. Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ • Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, khu vực Đồng bằng sông Hồng có qui mô hộ trung bình thấp nhất ( 4,1 ngưòi/hộ), vùng Tây bắc có qui mô hộ trung bình cao nhất (5,2 nguời/hộ). Tiếp theo là Tây Nguyên (5 người/hộ), Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (4,8 người/hộ),Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (4,6 người/hộ). • Dự án “ Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước” do Trung tâm nghiên cứu Khoa học về gia đình và Phụ nữ thực hiện từ năm 1998 đến năm 2000 ở khu vực miền Bắc cho thấy rõ điều này: số người trung bình trong hộ ở thành phố: 4,3; ở đồng bằng: 4.5 và ở trung du-miền núi: 4,7. • Theo số liệu của Tổng cục Thống kê qua phân tích điều tra cơ bản tình hình trẻ em-phụ nữ năm 2001 tại 10 huyện trọng điểm vùng núi, vùng sâu, vùng xa cả 3 miền Bắc, Trung , Nam thì số hộ gia đình từ 1 đến 3 người chiếm 9,5%, hộ từ 5 người trở lên chiếm 70,21%, hộ từ 7 người trở lên chiếm 33, 34 %. • Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006: bình quân nhân khẩu của hộ gia đình ở thành thị thấp hơn không đáng kế so với nông thôn: 4.3 so với 4.4. So sánh giữa nhóm họ giàu và hộ nghèo cho thấy bình quân nhân khẩu của hộ giàu thấp hơn đáng kê so với nhóm hộ nghèo: 4 so với 5.1. Nguyên nhân của sự biến đổi qui mô gia đình • Thú nhất, Quá trình tách hộ diễn ra liên tục ngay từ trong xã hội Việt Nam truyền thống và được đẩy mạnh dần tốc độ cho đến những năm sau 1975 và cho đến nay. Những đặc trưng của quá trình này cũng khác nhau trong những giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Có thể kể ra đây những lý do dẫn đến việc tách hộ Quá trinh tách hộ • Theo tập tục hôn nhân gia đình của nguời Việt: con cái khi lấy chồng lấy vợ thì ra ở riêng nếu gia đình cha mẹ có điều kiện về nhà và đất ở. Đặc trưng này được biểu hiện trong suốt thời kỳ gia đình Việt Nam hình thành và ổn định ( từ thế kỷ 15) đến nay • Trong chế độ hợp tác xã: toàn bộ kế hoạch sản xuất và phân phối thu nhập do ban quản trị lo, các xã viên tuân theo sự điều hành chung. Do đó, mọi người trong gia đình kể cả chủ hộ không phải lo lắng gì tới quá trinh sản xuất kinh doanh. • Cơ chế khoán sản phẩm: việc hỗ trợ thành đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh không dẫn đến sự quần tụ trong hộ lớn mà dấn tới “mi ni hoá hộ”. • Chính sách khoán đất, ruộng cho nguời lao động (nông dân): Nghị định 30/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ( ngày 23/3/1989) trong đó có 2 nội dung quan trọng đối với người nông dân: Một là, đất sản xuất được giao cho nông dân với 3 thời hạn giao khác nhau: giao tạm thời, giao có thời gian và giao ổn định lâu dài; Hai là , hộ được giao đất mới để làm nhà ở phải có các điều kiện sau: Có hộ khẩu thường trú ở nơi xin đất và trong gia đình có thêm một cặp vợ chồng. Do vậy, tren thực tế, nhiều hộ gia đình trước đây có 2 cặp vợ chồng chung sống đã có điều kiện tách hộ. • Một nghiên cứu xã hội học về ảnh hưởng của Luật đất đai (1993) và các văn bản dưới Luật đến quá trình tách hộ và cơ cấu gia đình tại một địa bàn nghiên cứu ( Đào Xá, thị xã Hải Dương) cho thấy “ sau khi tách hộ, các kiểu loại 1 và 2 thế hệ tăng lên, còn các kiểu loại 3-4 thế hệ giảm xuống” (Mai Văn Hai và Nguyễn Phan Lâm, 2001: 22) • Tách hộ đến vùng khác cư trú cho phù hợp với cách thức tổ chức cuộc sống gia đình: có thể di chuyển gia đình đến một vùng đất mới để làm ăn ( thường gọi là đi vùng kinh tế mới) hay do sự di chuyển nơi làm việc của những trụ cột trong gia đình ( vợ hoặc chồng). Quy mô gia đình Việt Nam vẫn còn lớn so với các nước phát triển. • Quy mô gia đình trung bình của VN năm 1999 là 4.6 người, tương đương với quy mô trung bình gia đình ở Thái Lan năm 1990 là 4.62 người. • Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, quy mô trung bình hộ gia đình Thái Lan thay đổi theo các năm như sau: năm 1985: 4.98; năm 1990: 4.62; năm 1995: 4.27; năm 2000: 3.96; năm 2005: 3.7.(UBBV&CSTEVN,2000) • Hiện nay ở nhiều nước công nghiệp phát triển, quy mô gia đình trung bình dao động từ 2,2 đến 3 người. Năm 1994, số người bình quân trong gia đình Mỹ là 2.2 người, Nhật bản là 2.96 người, Australia là 3.1 người ( Dự báo thế kỷ 21.1998) Thứ hai, do sự thành công của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch ở Việt Nam • Số con TB của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3.8 con năm 1989 xuống khoảng 2.3 con năm 2003. • Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm tương ứng từ 2% xuống còn 1.47%. • Tỷ lệ sinh con thứ ba của các gia đình liên tục giảm qua các năm: theo số liệu thống kê của HN, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên: năm 1995: 8%; năm 1998 6.5%; năm 1999: 5,85%; năm 2000: 5.55%; năm 2000: 5.20%. Nguyên nhân của sự biến đổi qui mô gia đình • Thứ ba, do mức sống của các hộ gia đình được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy việc tách hộ để có nơi ở riêng cho tiện sinh hoạt và độc lập trong sinh hoạt • Thứ tư, xu hướng kết hôn muộn khiến các cặp vợ chồng không sinh nhiều con cái • Thứ năm, những người trong độ tuổi kết hôn ngày càng không phải phụ thuộc nhiều vào cha mẹ ( về kinh tế) nên có xu hướng khi đã kết hôn là ra ở riêng ngay. Điều này cũng làm cho quy mô gia đình nhỏ đi chủ yếu là do bớt thành viên gia đình ( mà không phải là thêm thành viên gia đình do người con lấy vợ/chồng và sinh con nhưng vẫn ở với gia đình cha mẹ). • Thứ sáu, những nguyên nhân khác: sự gia tăng của hiện tượng ly hôn, sống độc thân, không muốn sinh con và sinh con ngoài giá thú Ý nghĩa của thay đổi quy mô gia đình • Sự thu nhỏ quy mô gia đình tạo điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng và dân chủ trong đời sống vợ chồng, tình cảm riêng tư của vợ chồng được coi trọng. • Việc giảm quy mô gia đình về cơ bản đồng nghĩa với giảm mức sinh. • Việc giảm quy mô gia đình cũng đặt ra những vấn đề đối với đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe người già, phát triển nhân cách trẻ em và sự bền vững của gia đình: + Nguy cơ đặt người già vào hoàn cảnh cô đơn và khó khăn về kinh tế, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi vấn đề bảo hiểm xã hội đối với người già còn ít phổ biến. + Gây khó khăn cho các bậc cha mẹ trong việc kiểm soát giáo dục và chăm sóc trẻ em vì thiếu sự hỗ trợ từ phía những người thân và họ hàng. + Một số trẻ em sống trong những gia đình thiếu bố hoặc thiếu mẹ, do bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc sinh con ngoài giá thú phải chịu những thiệt thòi về điều kiện kinh tế, chăm sóc sức khỏe và sự thiếu hụt trong phát triển nhân cách. + Sự nới lỏng cơ cấu gia đình truyền thống và đề cao tự do cá nhân trong những gia đình quy mô nhỏ là một trong những nhân tố tạo nên tính không ổn định của đời sống gia đình. 3. Số thế hệ trong gia đình • Theo kết quả điều tra năm 1998-2000 của TTNCGĐ và PN: gia đình 1 thế hệ chiếm 3.3%, hai thế hệ: 78%; 3 thế hệ: 18.2% và 4 thế hệ: 0.5%. • Theo Điều tra gia đình năm 2006: + Hiện nay loại hộ gia đình 2 thế hệ khá phổ biến: với 63.4%. Loại hộ này có xu hướng phổ biến hơn ở các khu vực Đông Bắc (67.2%), Tây Bắc (70.3%) và Tây Nguyên (76.4%). + Tỷ lệ hộ chỉ có 1 thế hệ không nhiều, với 9.9%. Vùng có tỷ lệ hộ 1 thế hệ cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (14.5%), thấp nhất là Tây Bắc (3.2%). Hộ gia đình 1 thế hệ rơi vào dân tộc Kinh nhiều nhất (10.8%). + Loại hộ gia đình 2 thế hệ có tỷ lệ ở nông thôn cao hơn thành thị. Hộ gia đinh 3 thế hệ ở nông thôn thấp hơn thành thị, đặc biệt là khu vực nội thành 4 thành phố lớn (29.2% hộ gia đinh 3 thế hệ): Phân bố số thế hệ trong hộ gia đình theo thành thị-nông thôn Số thế hệ Thành thị Nông thôn Hộ 1 thế hệ 8.8 10.3 Hộ 2 thế hệ 60.6 64.5 Hộ 3 thế hệ 25.0 22.4 4. Tỷ lệ phụ thuộc • Tỷ lệ phụ thuộc được tính là số người từ 0-14 tuổi và từ 60 tuổi trở lên tính bình quân trên số người từ 15 đến 59 tuổi. Tỷ lệ này càng cao thì gánh nặng về kinh tế của lao động trong hộ càng lớn. • Kết quả điều tra Gia đình VN cho thấy: tỷ lệ phụ thuộc chung là 0.5, trong đó tỷ lệ phụ thuộc của trẻ (từ 0-14 tuổi) là 0.3. • Với tỷ lệ phụ thuộc này, VN đã đạt cơ cấu dân số vàng (2 lao động nuôi 1 người phụ thuộc). • Nếu duy trì được bền vững mức sinh thấp thì chúng ta có thể giữ được tỷ lệ phụ thuộc này trong nhiều năm tới, và điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ phụ thuộc • Tỷ lệ phụ thuộc ở thành thị thấp hơn ở nông thôn (0.4 so với 0.5) do số trẻ em trong hộ ở thành thị ít hơn ở nông thôn. Ba vùng nghèo là Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn mức bình quân chung. • Các hộ nghèo có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn nhóm hộ giàu (0.8 so với 0.4). Nguyên nhân là số trẻ em từ 0-4 tuổi ở nhóm hộ nghèo nhiều gấp 5 lần nhóm hộ giàu, số trẻ em từ 5-9 tuổi gấp 2,3 lần, số trẻ em từ 10-14 tuổi gấp 2,2 lần. • Ngược lại số người trong độ tuổi lao động của nhóm hộ giàu nhiều hơn nhóm hộ nghèo: Số người 20-24 tuổi của nhóm hộ giàu gấp 1,4 lần hộ nghèo, số người 25-29 tuổi gấp 1,6 lần. • Tỷ lệ phụ thuộc ở gia đình của chủ hộ không có bằng cấp cao hơn so với chủ hộ có trình độ đại học trở lên (0,7-0,9 so với 0.4). 5. Quan hệ vợ chồng. 1. Vai trò của người chủ hộ 2. Sở hữu tài sản 3. Phân công lao động 4. Quyền quyết định công việc 5. Mức độ hài lòng về hôn nhân Vai trò của người chủ hộ • Người đứng tên chủ hộ có phải là chủ gia đình trên thực tế không? Người chủ gia đình đòi hỏi phải có những phẩm chất gì? Trong gia đình hiện nay ai là người chủ gia đình? Chủ hộ • Theo kết quả KSMS 2004, tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm 74.34%, nữ là chủ hộ chiếm 25,66%. Ở khu vực thành thị: nam chủ hộ chiếm 60,98%, nữ chủ hộ chiếm 39.02%. Ở khu vực nông thôn: nam chủ hộ 78.84%; nữ chủ hộ 21,16%. • Căn cứ vào số liệu trên, nếu chủ hộ đồng thời là chủ gia đình thì nhìn chung đa số nam giới làm chủ gia đình. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ phụ nữ làm chủ gia đình cao hơn so với nông thôn. • Trong các hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ bao gồm hai loại chính: những người không có chồng (67%) do ly dị, góa, sống ly thân hay chồng vắng nhà. Chủ hộ • Qua phân tích số liệu của KSMS 1992-1993, Dasai đã đưa ra nhận định: “ trong thực tế, những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ không thua kém về kinh tế so với những gia đình do nam giới làm chủ hộ” và “ bất luận chủ hộ là nam hay nữ, phụ nữ đều phải làm các công việc nội trợ nhiều gấp đôi nam giới. Vì thế thậm chí khi người phụ nữ có nhiều khả năng độc lập kinh tế và có quyền quyết định nhiều hơn thì họ vẫn có ít thời gian nghỉ ngơi hơn”
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net