logo

Bành trướng toàn cầu – những ưu điểm lớn

Bành trướng toàn cầu là một giải pháp tốt cho những công ty có quy mô lớn. Nó giúp cho các công ty đa quốc gia tiêu chuẩn hoá thị trường và sản phẩm, song song đó là phát huy hiệu quả giảm chi phí theo quy mô.
Bành trướng toàn cầu – những ưu điểm lớn Bành trướng toàn cầu là một giải pháp tốt cho những công ty có quy mô lớn. Nó giúp cho các công ty đa quốc gia tiêu chuẩn hoá thị trường và sản phẩm, song song đó là phát huy hiệu quả giảm chi phí theo quy mô. Bành trướng ra toàn cầu bao gồm việc tạo lập những hoạt động và lợi ích đáng kể ở bên ngoài quốc gia của công ty. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc xem xét bành trướng ra toàn cầu có thể cộng thêm giá trị cho công ty như thế nào, từ đó có thể gia tăng đến mức tối đa lợi tức dài hạn. 1. Mở rộng thị trường Bành trướng ra toàn cầu là một cách để vượt qua những hạn chế của thị trường nội địa đối với sự phát triển của công ty. Nhiều công ty thích dùng cách này hơn là đa dạng hoá thành nhiều hoạt động mới. Đây cũng là một phương pháp để tiếp tục phát triển với tốc độ đã có khi thị trường nội địa đang vào vào giai đoạn bão hoà. Thay vì đa dạng hoá, họ thích đầu tư tài nguyên vào một con đường kinh doanh quen thuộc mặc dù khung cảnh là một nước lạ. Ví dụ: việc bành trướng ra toàn cầu của McDonal’s mới đây là do sự suy giảm tốc độ phát triển của ngành thức ăn nhanh tại Hoa Kỳ. Với một ít cơ sở còn lại, mức độ phát triển trung bình của ngành chỉ là 1%, cộng thêm với sự cạnh tranh gay gắt của Burger King và Wendy’s International Inc. càng làm hạn chế những cơ hội để đầu tư có lợi. Để đối phó lại, McDonal’s đẩy mạnh sự bành trướng ra toàn cầu: 50% những cơ sở mới của McDonal’s là ở nước ngoài. Trong trường hợp này, giá trị mới được tạo ra bằng cách chuyển giao những kỹ năng đạt được ở thị trường nội địa của công ty để rút lấy tiềm năng sinh lợi của những thị trường mới ở nước ngoài mà phần lớn là chưa được khai thác. 2. Bù đắp các chi phí đầu tư Nếu không có những thị trường toàn cầu, một số công ty khó có thể bù đắp lại các chi phí đã bỏ ra đầu tư để phát triển sản phẩm. Các công ty dược phẩm thường phải tốn từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD để tung một loại thuốc ra thị trường. Để bù đắp chi phí này, các công ty dược phẩm phải cần đến những thị trường toàn cầu vì nếu chỉ hoạt động trong thị trường nội địa thôi không thì quá nhỏ. Tương tự như vậy, nếu không có các thị trường toàn cầu, các nhà máy chế tạo máy bay có lẽ không thể bù đắp nổi hàng tỷ USD chi phí cần thiết bỏ ra để sản xuất một kiểu máy bay mới. Như vậy chứng tỏ, các thị trường toàn cầu có thể là cần thiết để thâu đạt được toàn bộ số tiền đầu tư vào việc phát triển sản phẩm. 3. Thực hiện hiệu quả giảm chi phí theo quy mô Bằng cách tung một sản phẩm tiêu chuẩn ra thị trường toàn cầu và bằng việc chế tạo sản phẩm đó tại một nơi duy nhất, một công ty toàn cầu có thể đạt được hiệu quả giảm chi phí nhờ số lượng toàn cầu. Điều này không thể được đối với các công ty nội địa nhỏ hơn. Ví dụ: bằng cách sử dụng các phương tiện sản xuất tập trung và các chiến lược tiếp thị toàn cầu, Sony đã giành giật thị phần trên thị trường tivi toàn cầu ra khỏi tay các đối thủ cạnh tranh như Philip NV, RCA và Zenith. Cũng như vậy, các nhà chế tạo linh kiện điện tử của Nhật như NEC Corporation bắt đầu khống chế thị trường toàn cầu với một sản phẩm tiêu chuẩn sản xuất với số lượng khổng lồ, họ có thể vượt qua bằng kinh nghiệm và đạt được hiệu quả giảm chi phí đáng kể so với các đối thủ. Tìm vùng chi phí thấp ở nước sở tại như thế nào? Sẽ rất có lợi nếu một công ty đặt ra những phương tiện sản xuất tại vùng nào trên thế giới có chi phí điều hành thấp nhất, ngay cả khi điều này có nghĩa là trực tiếp xuất khẩu ngược trở lại quốc gia gốc của công ty. Những yếu tố quyết định các khu vực hứa hẹn nhất cho việc sản xuất trên quy mô toàn cầu là: chi phí lao động rẻ, chi phí năng lượng tương đối thấp, sự đạt đến kiến trúc hạ tầng cần thiết cho công ty. Ví dụ: vào những năm 90, các chi nhánh châu Âu của Ford và GM bắt đầu chuyển phần lớn cơ sở sản xuất từ Tây Đức qua Anh vì tiền công lao động ở Anh rẻ hơn ở Tây Đức đến 45%, trong khi năng suất của công nhân Anh tăng mỗi năm trung bình từ 10% đến 12% so với 8% ở Tây Đức.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net