logo

BẢN TIN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN

Một số hình ảnh tiêu biểu về các nhân vật có kỹ năng cá nhân đặc biệt, cách vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Điển hình bằng một nhân vật 8x ở Bulgaria soạn từ điển Việt Nam - Bulgaria, chuyên gia tâm lý 7 tuổi... và những bài học về kỹ năng và kinh nghiệm giúp ta trải nghiệm được nhiều điều hơn trong cuộc sống
BẢN TIN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN (Ngày 08 tháng 4 năm 2009) NHÂN VẬT ....................................................................................................2 1. 8X Việt ở Bulgaria soạn từ điển.............................................................2 2. Cao Thanh Lịch: Vượt qua bệnh tật trở thành học sinh giỏi .................3 3. Những kỵ sĩ chân đất..............................................................................4 4. Chuyên gia tâm lý... 7 tuổi .....................................................................5 KỸ NĂNG......................................................................................................5 5. Rèn kỹ năng từ việc thực tập..................................................................5 6. Kỹ năng cần thiết cho “tân binh” ...........................................................6 7. 7 kỹ năng chúng ta cần để “sống sót” sau khi ra trường........................8 8. Diễn thuyết trước đám đông – Chuyện nhỏ!!! .......................................9 9. Học trò thiếu kỹ năng sống ..................................................................10 10. Dạy bé phát triển kỹ năng viết chữ ......................................................12 KINH NGHIỆM ............................................................................................13 11. Ứng xử với đồng nghiệp không đáng tin .............................................13 12. Giảm stress, chỉ cần 1 phút ..................................................................14 13. Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn? ..15 14. 7 điều cân nhắc trước khi đổi việc .......................................................17 15. 12 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mất việc ...............................................19 CHIẾN THUẬT ............................................................................................21 16. Không là sếp vẫn uy tín........................................................................21 17. Nghệ thuật… lừa sếp............................................................................22 GIAO TIẾP....................................................................................................23 18. Kém giao tiếp, kém thành công............................................................23 19. Lỡ lời ở công sở ...................................................................................24 BÍ QUYẾT TRONG PHỎNG VẤN .............................................................26 20. Để vượt qua vòng phỏng vấn ...............................................................26 21. 10 cách trả lời hay cho một câu hỏi .....................................................28 22. Phỏng vấn xin việc thành công với 5T.................................................30 ĐÀO TẠO .....................................................................................................31 23. Kỹ năng quản lý thời gian và công việc hiệu quả ................................31 SÁCH HAY...................................................................................................32 24. Marketing du kích trong 30 ngày .........................................................32 1 NHÂN VẬT 8X Việt ở Bulgaria soạn từ điển Có một cty riêng tại Bulgaria, Phạm Đăng Quang đang ấp ủ kế hoạch mở rộng chi nhánh cty tại Việt Nam cũng như phát huy được đam mê văn hoá, lịch sử Việt Nam để chuẩn bị cho ra mắt cuốn từ điển Việt Nam - Bulgaria. Theo gia đình sang định cư ở Sofia, Bulgaria lúc 12 tuổi, Phạm Đăng Quang thi đỗ vào trường chuyên toán quốc gia Bulgaria. Vốn là học sinh chuyên toán, Quang nhanh chóng bắt kịp với kiến thức toán học ở Bulgaria. Ngay từ năm học thứ nhất Khoa Toán Ứng dụng tại Đại học Tổng hợp Sofia, Quang được nhận vào thực tập tại công ty đa quốc gia SAP của Đức có chi nhánh tại Sofia. Đây là hãng lớn chuyên về phần mềm quản trị các tập đoàn đa quốc gia . Chỉ một năm sau khi ra trường, Quang được đề bạt lên chức vụ quản lý bốn nhóm, mỗi nhóm khoảng năm người, là người nước ngoài duy nhất ở công ty giữ vai trò quản lý lúc 23 tuổi. Tháng 9/2006, khi đạt được một số thành công trong công việc cũng như tạo dựng được một số uy tín nhất định, Quang cùng một vài đồng nghiệp người Bulgaria tách ra mở công ty riêng. Công ty tư vấn về phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ Eikia ra đời và Quang đóng vai trò người đồng sáng lập. Ngay khi mới thành lập, công ty nhận được hợp đồng với ba khách hàng ở Đức. Công ty mới hoạt động được gần hai năm và Quang đang hy vọng vào sự phát triển của Eikia tại Bulgaria, cũng như việc tìm kiếm đối tác tin tưởng để mở chi nhánh tại Việt Nam, nơi có nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Từ đam mê lịch sử đất nước, Quang cũng muốn chung tay với mẹ duy trì các lớp học tiếng Việt tại Bulgaria. Vốn là giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, bà Ngô Thị Thục, mẹ của Quang, rất mong được giúp con em người Việt tại Bulgaria gìn giữ được tiếng Việt. Năm 2006, các lớp học tiếng Việt do bà 2 khởi xướng được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con, lúc cao điểm có tới hơn 100 em theo học. Từ việc giúp mẹ soạn giáo án tiếng Việt, cả nhà Quang đều xúm vào soạn thảo sách nhỏ về hội thoại song ngữ Việt Nam - Bulgaria. Sắp tới, Quang dự định sẽ cùng các thành viên trong gia đình cho ra mắt cuốn từ điển Việt Nam - Bulgaria vì cuộc sống luôn nảy sinh những từ mới trong khi cuốn từ điển trước kia đã được xuất bản từ những năm 80. (Tiền Phong)(về đầu trang) Cao Thanh Lịch: Vượt qua bệnh tật trở thành học sinh giỏi Cao Thanh Lịch (lớp 10, THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội) chậm rãi chống hai khuỷu tay, từ từ lết xuống từng bậc cầu thang, khéo léo từ chối sự giúp đỡ của tôi và ông bà nội bằng cái nháy mắt vui vẻ: “Chị cứ để em tự đi, em làm được”. Cứ như vậy, Lịch vượt lên căn bệnh máu Góc học tập của Lịch khó đông đang từng ngày gặm nhấm cơ thể để trở thành học sinh giỏi và giành học bổng của Singapore tài trợ. Ba tháng tuổi, cơ thể Lịch đột nhiên nổi sưng từng mảng. Vết xước nhỏ ngoài da máu cứ chảy mãi. Ba mẹ em hốt hoảng ôm con đi viện và điếng người khi nghe bác sĩ nói: Lịch mắc bệnh máu khó đông. Chuỗi ngày sau đó Lịch vật vã trong những cơn đau. Lại xuất hiện chứng chảy máu chân răng, chảy máu trong làm các khớp cứng lại. Ông bà nội em quả quyết: “Bán nhà, cũng phải cứu cháu”. Lịch nhớ lại: Có lần ông nội khóc, ôm em nói: Trên đời vốn không có đường cùng. Con chỉ thấy nó khi con buông tay đầu hàng mà thôi”. Lịch tập lết, tập bò bằng hai tay, tập di chuyển bằng nạng gỗ trên từng đoạn ngắn. Em nhờ bà, mẹ cõng đến trường. Có lúc đau đớn quá, Lịch lịm ngay 3 tại lớp. Một tuần ít nhất hai lần, Lịch phải tới bệnh viện truyền máu. Những buổi phải nghỉ học, về nhà, Lịch tự học bù ngay cho kịp chương trình… Gặp Lịch trong chương trình Giọt máu yêu thương, cẫn nụ cười cương nghị, vẫn đôi mắt trong veo, Lịch vui vẻ khoe vừa giành học bổng Singapore của trường Phạm Hồng Thái. Lịch tự tin: “Em phấn đấu trở thành sinh viên y dược”. (Tiền Phong)(về đầu trang) Những kỵ sĩ chân đất Một con ngựa, một sợi dây và ít tài lẻ thuần thục khi cưỡi… thế là vừa đủ cho những chàng kỵ sĩ chân đất dưới chân núi Lang Bian, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng tung những cú nước rút ngoạn mục trên thảo nguyên xanh. Không như các nài ngựa cùng tuổi ở trường đua Phú Thọ (TP.HCM), các nài ngựa dưới chân núi Lang Bian chẳng cần một thứ bảo hộ nào từ đầu, chân và tay. Thứ bảo hộ duy nhất của họ là kinh nghiệm và may mắn. Liêng Hot Tulik - Lớp 8A3 Trường phổ thông dân tộc nội trú Lạc Dương, người 2 năm liền đoạt giải nhất, cho biết: “Đua ngựa không yên là môn thể thao truyền thống xưa nay của buôn làng, muốn có một con ngựa chạy khỏe và người cưỡi nhanh thì cần phải tập luyện kiên trì”. Để chuẩn bị cho ngày hội đua ngựa, Tuilk sau những giờ học ở lớp, cậu bé thường dẫn ngựa lên những đồi cỏ dưới chân núi Lang Bian tập luyện, có nhiều lúc ngựa chạy nhanh quá cũng ngã sây sát hết cả người. Còn chàng trai Cily Yionglong (17 tuổi) lại lớn lên với những buổi mưu sinh trên đỉnh Lang Bian khi làm kỵ ngựa mẫu cho du khách chụp hình. Cứ mỗi lần lên xuống đỉnh là những lần thử thách chàng trai với độ dốc xem như dựng đứng của ngọn núi cao này. “Cưỡi ngựa không khó nhưng mình phải hiểu nó để điều khiển theo như ý mình bằng tay, chân… hay các động tác từ dây và âm thanh điểu khiển” - Yionglong nói. Trên những dãi đồi rộng dưới chân núi Lang Bian, đôi lúc du khách sẻ thấy những kỵ sĩ chân đất người Lạch lao mình cùng con ngựa để giành lấy một giải thưởng nào đó, đơn giản chỉ là sự tôn vinh. Những cuộc đua ấy đã góp 4 phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên buôn làng giàu chất thơ và đầy lãng du này. (Tuổi Trẻ)(về đầu trang) Chuyên gia tâm lý... 7 tuổi Tuy chưa hề trải qua chuyện tình cảm yêu đương nào, nhưng cô bé 7 tuổi Elena Smith - người chủ trì tiết mục “Gỡ rối tâm tình” trên Đài Phát thanh Molka, Anh quốc lại đang làm rất tốt việc tư vấn qua đường dây nóng và được nhiều thính giả của đài hâm mộ. Cách đây không lâu, khi nghe tâm sự của một thính giả trong chuyên mục “Gỡ rối tâm tình” phát trực tiếp trên Đài Molka, Elena đã gọi điện đến đề nghị được “tư vấn” cho người đó. Vì cách “gỡ rối” của Elena quá xuất sắc, nên cô bé ngay lập tức đã được mời cộng tác. Elena tiết lộ, cô bé không chỉ có khả năng giúp những người thất tình thoát ra khỏi bóng đen u ám mà còn giúp mọi người giải quyết được những vấn đề rắc rối lớn hơn, như em trai phải làm thế nào để cải tạo ông anh lười biếng... Người phụ trách chuyên mục “Gỡ rối tâm tình” Andy Golden nhận xét: “Những lời giải đáp của Elena tuy không chuyên nghiệp, nhưng tuyệt đối chân thành. Từ sau khi cô bé tham gia, số lượng thính giả của chương trình tăng vọt”. (An Ninh Thủ Đô) (về đầu trang) KỸ NĂNG Rèn kỹ năng từ việc thực tập Thời điểm này, sinh viên năm thứ 2 các trường trung cấp chuyên nghiệp của Hà Nội bắt đầu đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội tốt để các em vận dụng những kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng cần thiết chuẩn bị lập nghiệp. Tuy vậy, do nhận thức, sự quan tâm chưa đầy đủ và những hạn chế của nhà trường, doanh nghiệp (DN) và của chính các em nên việc thực tập chưa hiệu quả. Theo chỉ tiêu được phê duyệt, các trường trung cấp chuyên nghiệp Hà Nội tuyển sinh khoảng hơn 20 nghìn HS/năm, như vậy, mỗi năm cũng khoảng chừng ấy HS tốt nghiệp chuẩn bị vào đời. Các thầy, cô giáo cho biết, nhiều 5 HS cho rằng việc thực tập là một điều kiện cần để được tốt nghiệp chứ chưa cảm thấy đó là một nhu cầu bức thiết. Tại sao vậy? Phần nhiều bởi khó khăn mà các em gặp phải. Đó là do số lượng HS đi thực tập đông, cùng thời điểm (từ cuối tháng 3 đến hết tháng 5), tập trung vào một số ngành nghề (tài chính, kế toán, thương mại, du lịch...) khiến cho việc tìm địa chỉ thực tập không đơn giản. Nhiều DN không muốn HS mó tay vào công việc của mình nên việc thực tập nhiều khi chỉ là hình thức. Khắc phục tình trạng ấy, một số trường đã đứng ra ký hợp đồng với DN để hằng năm đưa HS đến thực tập. Việc gắn bó với DN còn giúp HS làm quen với việc giải quyết những tình huống tại cơ sở. Những sự cố trong công việc, rắc rối trong đời sống thực tế sẽ khiến các em trưởng thành hơn, bớt bỡ ngỡ khi vào đời. Song đây lại là điều mà các nhà trường chưa mấy quan tâm. Khi "bắt tay" với nhau, DN có cơ hội bổ sung lao động, chất lượng đào tạo của trường được cải thiện, HS được rèn luyện kỹ năng cần thiết - cả ba bên đều có lợi, nhưng không có nhiều nơi làm được như thế. Con số hơn 60% lao động tốt nghiệp từ các trường nghề phải đào tạo lại ngay khi mới tuyển dụng qua khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, có lẽ có phần nguyên do không nhỏ từ thực tế trên. (Theo Hà Nội Mới)(về đầu trang) Kỹ năng cần thiết cho “tân binh” Theo tạp chí CIO, có 30 kỹ năng cơ bản để một nhân viên cần trang bị và sử dụng nhuần nhuyễn trước khi có thể làm sếp. Còn MSN.com cho rằng bí kíp này có đến 75 kỹ năng. Ngoài những kỹ năng về CNTT, những “tân binh” cũng được khuyên nên chủ động tham gia vào những công việc chung, học cách làm việc theo nhóm và trên hết vẫn là tận dụng thế mạnh của CNTT vào công việc. 6 Kỹ năng cơ bản trong văn phòng: Máy tính bị lỗi Windows, Microsoft Office hay các chương trình ứng dụng báo lỗi. Hoặc máy tính không in được, không nhận diện được chương trình driver khi có thiết bị gắn vào cổng USB, đụng driver làm cho máy bị reset, card mạng không nhận diện được hay lỏng cable, không vào được Internet. Không chép được file cũng như không gõ được tiếng Việt. Máy tính bị nhiễm virus. Máy in và photocopy hết giấy... Ở một doanh nghiệp, những điều này được cho là “chuyện nhỏ” nên thường được giao phó cho một bạn nam nhanh nhạy trong phòng, hoặc do nhân viên kỹ thuật phụ trách mạng nội bộ đảm nhận. Điều này không còn đúng khi môi trường làm việc ngày càng đòi hỏi bạn những kỹ năng làm việc độc lập, không có người trợ giúp. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải sa thải nhân viên để làm tinh gọn bộ máy, những người giỏi kỹ năng xử lý máy móc thiết bị có nhiều cơ hội được trọng dụng hơn so với những người thiếu hoặc yếu kém… Khả năng làm việc theo nhóm: Nghe nhiều hơn nói. Nhưng nên nói kỹ khi hướng dẫn cho ai đó một điều gì. Đây cũng là cách tốt nhất để bạn ôn lại và nghiên cứu kỹ hơn những gì bạn đã biết. Bạn cũng không nên dùng những từ “đao to, búa lớn” khi tập huấn cho nhân viên hay trao đổi với đồng nghiệp của mình. Tìm hiểu quy trình làm việc, quy trình kinh doanh và cùng nhau suy nghĩ làm thế nào để tăng hiệu quả của công việc chung. Hãy cùng đưa ra vài câu hỏi và cảm nhận những câu trả lời từ đồng nghiệp… Sắp xếp công việc một cách khoa học: Vào việc gì hãy suy nghĩ điều tổng quát trước, sau đó mới chia thành nhiều việc nhỏ. Nên có thời gian biểu cho từng công việc và theo dõi tiến độ thời gian cụ thể. Hãy tận dụng thế mạnh của CNTT vào việc làm của mình. 7 Diễn đạt ý tưởng, nhạy bén và quyết đoán: Đừng ngại làm việc gì đó sai, hãy chuẩn bị thật kỹ, trao đổi với những người có kinh nghiệm và nếu sai nên dừng đúng lúc. Dù sao bạn cũng đã rút ra nhiều bài học, nếu không làm thì không suy nghĩ và cũng không rút ra được bài học gì. Khi bạn làm quản lý: Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người và đừng bao giờ nghĩ là mình thông minh nhất. Hãy luôn kích thích mọi người sáng tạo. Lần đầu tiên nhân viên bạn làm sai, không nên xem đó là lỗi lầm mà là bài học kinh nghiệm, thời gian sẽ giúp họ hoàn thiện và làm việc có hiệu quả hơn. Mỗi ngày là một cơ hội cho nhân viên để tìm hiểu cái gì mới mẻ, hãy tạo cơ hội cho họ. Giao cho nhân viên nhiều việc hơn một chút so với khả năng của họ. Có thể mọi người nghĩ bạn vô lý và sẽ có ai đó than phiền. Nhưng điều này cũng dễ hiểu vì có những việc phải tạm dừng để đợi việc kia, trong khoảng thời gian trống đó không nên để nhân viên nói rằng: “Tôi hết việc, vì công việc hiện tại đang đợi phía đối tác trả lời trong 2-3 ngày nữa”. (Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)(về đầu trang) 7 kỹ năng chúng ta cần để “sống sót” sau khi ra trường Tony Wagner làm việc tại ĐH Harvard cho rằng, dạy-học-để-thi không chỉ khiến sinh viên nản học, mà còn cản trở việc truyền dạy 7 “kỹ năng sống còn” mà sinh viên nào cũng cần có trước khi tốt nghiệp. Wagner đưa ra một danh sách 7 “kỹ năng sống còn” mà sinh viên cần để thành công trong thế giới thông tin ngày nay, và theo ông, các trường đại học cần đảm bảo sinh viên có được những kỹ năng này trước khi tốt nghiệp: 1. Giải quyết vấn đề và suy nghĩ theo kiểu phân tích - đánh giá. 2. Hợp tác trong các mạng lưới và lãnh đạo bằng ảnh hưởng của mình. 3. Nhanh nhẹn và thích nghi. 4. Chủ động hành động. 8 5. Viết và giao tiếp bằng lời hiệu quả. 6. Tiếp cận và phân tích thông tin. 7. Tò mò và có khả năng tưởng tượng, sáng tạo. “Chúng ta không nên chỉ lo đảm bảo các bài thi hằng năm bất chấp cái giá phải trả là sinh viên của chúng ta không thể thành công trong cuộc sống. Có những điều nhất định cần thay đổi”, Wagner kết luận. (Theo Sinh Viên Việt Nam)(về đầu trang) Diễn thuyết trước đám đông – Chuyện nhỏ!!! Ngày nay, thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu, dù bạn làm việc trong cty lớn hay nhỏ. Đặc biệt, khi làm việc ở các cty nước ngoài, chuyện diễn thuyết bằng ngoại ngữ là điều hiển nhiên. Do đó, bạn cần chế ngự được nỗi sợ hãi này nếu không muốn cơ hội thăng tiến của mình bị cản trở. Theo các chuyên gia tâm lý nhận xét, sự tự tin không biến bạn thành một diễn giả giỏi. Kỹ năng của bạn cần được trau dồi mỗi ngày, đồng thời bạn phải hiểu thật rõ những điều mình cần nói và chuẩn bị kỹ càng. Nhưng nếu bạn thấy những bí quyết này vẫn chưa đủ để giúp bạn giữ vững tâm lý, hãy tham khảo thêm những lời khuyên dưới đây. 1. Không nên quá cầu toàn: Phần lớn những người sợ nói trước đám đông bởi vì họ lo mình sẽ mắc phải những lỗi nào đó và bị người nghe cười chê. Ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng phạm lỗi khi nói nhưng họ không bao giờ xem đây là trở ngại. Không ai hoàn hảo, do đó, nếu bạn lỡ nói nhầm, cứ xem như đây chỉ là “chuyện nhỏ”, sửa lỗi và bình tĩnh, tập trung vào những điều sắp nói và tiếp tục như chưa có gì xảy ra. 2. Tưởng tượng một kết cuộc như mong muốn: Nếu bạn sợ nói trước đám đông, bạn sẽ vẽ trong đầu cảnh mình quên bài giữa chừng, lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, và biến mình thành trò cười trước khán giả. Nhưng bạn hãy ngừng ngay trí tưởng tượng đầy phong phú và tiêu cực tại đây! Quan 9 trọng hơn cả, bạn hãy hình dung buổi thuyết trình thành công tốt đẹp. Khi bạn chuẩn bị tinh thần tích cực, kết quả bạn đạt được cũng sẽ khả quan hơn. 3. Chuẩn bị đề tài cẩn thận: Thay vì cứ ngồi lo sợ, bạn hãy tập trung sự chú ý vào đề tài sắp trình bày. Hãy nghĩ rằng bạn sẽ nói những điều thật hay và khán giả sẽ rất thích. Nếu có thể, hãy chọn một chủ đề mà bạn thích và hiểu rõ. Khi bạn thật sự yêu thích những gì mình nói, khán giả sẽ cũng sẽ cảm nhận được điều này. 4. Hít thở: Khi bạn lo lắng, các cơ ngực và cổ họng thường thắt lại và khiến giọng nói của bạn bị “biến dạng”. Hãy hít thở sâu để tập trung đầu óc và giữ cho tinh thần bình tĩnh. 5. Luyện tập và luyện tập: Bạn không thể tự tin nói năng lưu loát trước nhiều người nếu bạn không luyện tập. Những diễn giả nổi tiếng đều đã từng lo sợ như bạn nhưng họ đã vượt qua nhờ chăm chỉ tập luyện. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tham gia vào các lớp giao tiếp, qua đó, bạn sẽ dần thấy thoải mái khi nói chuyện với nhiều người. Cuối cùng, hãy nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các chất gây kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá…và dành chút thời gian chăm chút cho diện mạo của mình. Nếu trước giờ thuyết trình bạn vẫn thấy lo lắng, hãy nhớ một điều: Bạn sẽ thành công nếu bạn tập trung tinh thần vào thành công bạn mong muốn, thay vì cứ chăm chăm nghĩ về những gì khiến bạn lo sợ. (Theo Vietnamwork)(về đầu trang) Học trò thiếu kỹ năng sống Trang bị kỹ năng sống cho học trò là rất cần thiết nhưng xem ra các trường và Bộ GD&ĐT vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc này. Hệ lụy là nhiều học sinh tỏ ra thụ động trong giao tiếp, lúng túng trước những tình huống gặp phải trong cuộc sống và không biết cách để vượt qua thất bại. Cô Vũ Thị Thanh Thủy, Hiệu phó Tiểu học Sông Đà, Hòa Bình kể: “Học trò của tôi yếu nhất vẫn là kỹ năng giao tiếp. Khi thấy người lạ, các em thường nhút nhát không dám chủ động bắt chuyện và làm quen”. 10 Chưa xây dựng tài liệu hướng dẫn cụ thể nên hiện nay Bộ GD-ĐT mới đang yêu cầu lồng ghép việc dạy kỹ năng sống thông qua các môn học khác. Vì vậy, các thầy cô khi giảng dạy thường rất lúng túng. “Mong muốn của các thầy cô giáo trong trường là có một tài liệu hướng dẫn bài bản”, cô Thủy chia sẻ. Bà Trần Thị Hoa, Hiệu phó THCS Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) nêu thực tế: “Việc lồng ghép giảng dạy các kĩ năng sống vào các môn học tuy có mang lại kết quả nhất định nhưng đôi khi do sức ép về thời gian nên nhiều thầy cô cũng hạn chế đưa nội dung này vào vì sợ làm loãng bài giảng”. Đáng chú ý là việc dạy kỹ năng sống cho học sinh lại được một số trường tư thục chú ý. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thành, hiệu trưởng THPT tư thục Bình Minh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “10 năm qua, trường đã tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh, với những điều “sơ đẳng” như: tổ chức trò chơi, hoạt động tập thể, đối mặt với thất bại, rút kinh nghiệm từ những sai lầm…. Tiến sĩ Thành cũng đề nghị, Bộ GD&ĐT nên có chương trình khung để việc giảng dạy của thầy cô dễ thực hiện hơn, vì mỗi một khối, lứa tuổi và từng giai đoạn phát triển của xã hội, học sinh cần những kỹ năng khác nhau. Ông Lê Quán Tần - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau khi khảo sát thực tế ở các trường trung học, nhóm biên soạn đang soạn thảo tài liệu về kỹ năng sống cho học sinh với những nội dung chính như: Bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần, quan hệ cộng đồng xã hội, tự bảo vệ bản thân và dạy các hành vi văn hóa. Những nội dung này hoàn toàn không mới vì đã xuất hiện ở các phong trào khác mà ngành giáo dục phát động. Tuy nhiên, cái mới ở đây là chúng ta đưa những nội dung này thành một hệ thống để giảng dạy cho học sinh…(Theo Đất Việt)(về đầu trang) 11 Dạy bé phát triển kỹ năng viết chữ Học đọc và học viết chữ là “chìa khóa vàng” dẫn đến những thành công của trẻ ở trường và trong cuộc sống. Vì vậy bạn hãy giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng này. Trẻ nhỏ nên được làm quen với chữ viết ngay từ khi còn nhỏ, thậm chí khi còn rất nhỏ. Từ việc đọc và viết chữ, con bạn bắt đầu hiểu thêm nhiều điều và chữ viết thực sự đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống giáo dục của trẻ. Mọi đứa trẻ đều bắt đầu viết những chữ xiêu vẹo, nhưng đó lại là một trong những hành động trẻ cảm thấy thích thú nhất. Vì để viết được 1 chữ tuy không đẹp, nhưng chúng đã phải nỗ lực để cầm bút, giữ giấy không xê dịch và luôn cố gắng di chuyển các điểm bút trên mặt giấy. Ở độ tuổi 3 – 4 tuổi, trẻ thực sự phải được thực hành viết chữ. Bạn có thể hướng dẫn trẻ từng bước, ví dụ như dạy trẻ viết tất cả những chữ cái riêng lẻ có trong tên của bé. Vì thông thường tầm tuổi này trẻ chưa biết ghép những chữ cái với nhau và chỉ biết viết những chữ riêng lẻ. Cách dạy trẻ thực hành viết: Khi con bạn đủ 1 tuổi, bước đầu bạn cho bé làm quen với chữ viết bằng cách đưa cho chúng những chiếc bút, mẩu giấy… Khi trẻ lớn hơn, bạn khuyến khích trẻ vẽ lại những gì chúng yêu thích khi đi dạo bên ngoài. Những bài tập vẽ và viết giúp cho tay trẻ cứng cáp, phát triển các cơ và làm xương rắn chắc hơn. Dù khi bé đã được đến trường và được dạy viết thì ở nhà bạn cũng cần tìm ra phương thức hướng dẫn trẻ tập viết. Với những đứa trẻ vẫn coi việc viết chữ là “khủng khiếp”, là nỗi ám ảnh thì bạn hãy thử áp dụng những mẹo sau: - Giúp trẻ viết chầm chậm. Bạn có thể giữ tay trẻ khi chúng viết. Nhiều đứa trẻ không thích viết chữ vì thế chúng cứ cố viết thật nhanh cho xong việc. Bạn khuyến khích trẻ viết từ từ và cẩn thận. 12 - Giải thích những lỗi sai trẻ mắc phải. Và bạn hãy dạy trẻ cách dùng tẩy để xóa lỗi sai đó. - Bạn thử tìm những quyển giúp bé tập viết dễ dàng hơn, tốt nhất là vở có dòng kẻ ô hoặc quyển sách có sẵn chữ mờ để bé tập tô lên đó. - Bạn hãy nhớ chỉ cho trẻ dùng bút chì để tập viết vì bút chì nhẹ giúp bé dễ cầm và viết bằng bút chì bé có thể xóa những lỗi sai. - Cung cấp cho trẻ nhiều từ vựng bằng cách thường xuyên đọc cho trẻ nghe, chỉ cho trẻ những từ gần gũi xung quanh. Học đọc và học viết chữ là “chìa khóa vàng” dẫn đến những thành công của trẻ ở trường và trong cuộc sống. Vì vậy bạn hãy dành thời gian đọc sách và tập viết cùng với trẻ. Khi bạn cùng trẻ viết chữ, nghĩa là bạn đã giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng nhất đối với trẻ. (Theo Family)(về đầu trang) KINH NGHIỆM Ứng xử với đồng nghiệp không đáng tin Làm việc với đồng nghiệp là người thiếu tin cậy, rất có thể bạn sẽ có một kết quả công việc tồi, thậm chí có thể bị ăn cắp ý tưởng. Dưới đây là một số cách giúp bạn ứng xử với kiểu đồng nghiệp này: Phân chia công việc rõ rang: Nếu bạn và đồng nghiệp đó được giao cùng làm một dự án, điều đầu tiên bạn nên làm là liệt kê mọi công việc chính cần phải làm là gì, sau đó đưa ra lựa chọn cho cô/anh ấy. Khi công việc đã được phân chia rõ ràng, bạn hãy gửi một email cho cô/anh ấy về từng phần việc cô/anh ấy phải làm và thời hạn hoàn thành. Luôn có biên bản ghi nhớ khi bàn công việc: Với những đồng nghiệp thiếu tin cậy thì mỗi lời nói và hành động của họ luôn đòi hỏi phải có bằng chứng. Họ có thể chối bỏ bất cứ điều gì bất lợi cho họ và nói rằng bạn bịa đặt. Vì thế mỗi khi hai người bàn bạc công việc, nên viết một biên bản và hai người cùng ký tên. 13 Tránh để họ nhờ vả: Nếu đồng nghiệp thiếu tin cậy đến nhờ bạn làm giúp phần việc nào đó, bạn nên tìm cách từ chối khéo. Nếu đó là dự án hai người cùng làm, bạn cũng nên nhắc lại việc đã phân chia công việc trước đó và công việc của bạn cũng đang quá tải, không thể giúp được. Không chia sẻ thông tin trong công việc cũng như đời tư: Với đồng nghiệp thiếu tin cậy, dù khi bàn bạc công việc hay nói chuyện phiếm ngoài giờ, bạn cũng nên cẩn thận tránh để lộ bất kỳ thông tin gì cho họ biết. Bởi nếu là thông tin công việc, họ có thể dựa vào đó để “đánh cắp” những khách hàng quen của bạn; còn nếu là những thông tin nhạy cảm như đời tư của bạn hay của các đồng nghiệp khác, họ có thể dùng nó để chống lại bạn. Bảo mật tài liệu làm việc: Nếu lưu trữ dữ liệu công việc trong máy tính, bạn nên cài đặt mã khóa cho máy tính để đề phòng bị lấy trộm thông tin. Với những tài liệu đã in ra giấy, trước khi ra khỏi phòng, bạn nên cất chúng vào ngăn kéo. (Tuổi Trẻ)(về đầu trang) Giảm stress, chỉ cần 1 phút Tất cả mọi người đều có thể bị stress sau một ngày làm việc đầy căng thẳng. Sức ép từ khối lượng công việc, thời gian hoàn thành… khiến đầu óc chúng ta luôn quay cuồng. Bạn muốn dành thời gian giải tỏa stress một cách hợp lý để có thêm năng lượng giải quyết núi công việc trước mặt? Nhưng bạn không có nhiều thời gian, vậy phải làm sao để giải tỏa căng thẳng? Trước tiên, bạn hãy từ bỏ quan niệm sai lầm rằng: Để giải tỏa stress đồng nghĩa với việc bạn cần nhiều thời gian ra ngoài đi dạo hay đi du lịch…Dưới đây là một số cách giảm stress hữu ích: Tìm ra nguyên nhân: Hành động đơn giản xác định vì sao mình stress như là một cách hướng suy nghĩ của bạn khỏi khối lượng công việc bộn bề và những lo lắng khác, và đương nhiên hành động này đã giúp giảm thiểu phần nào những căng thẳng của bạn rồi! Đi bộ 5 phút: Hãy bỏ ra 5 phút đi bộ xung quanh góc làm việc của mình, hướng tầm nhìn qua cửa sổ, ra phía xa xăm ngoài không gian rộng lớn bên 14 ngoài văn phòng. Khi ấy bạn sẽ thấy tâm hồn mình thư thái và rộng mở hơn, máu lưu thông tốt hơn và chân tay được vận động nhẹ nhàng. Nghe nhạc: Nhiều nhân viên văn phòng không có thói quen nghe nhạc trong khi làm việc, điều đó không sao cả, vì bạn chỉ cần dành 3 phút cho việc nghe bài hát mình yêu thích là stress có thể chào tạm biệt bạn rồi. Ngắm tranh: Hãy để một bức tranh mà bạn rất yêu thích ở một vị trí thật đặc biệt trong góc làm việc của bạn, để thi thoảng bạn có thể “ngước nhìn” và lắng nghe những xúc cảm trong trái tim mình thì thầm lên tiếng. Những xúc cảm đặc biệt ấy sẽ như một liều thuốc cực kì hữu hiệu chữa chứng bệnh “nan y” mà các nhân viên văn phòng hay mắc đó là: stress. Tâm sự với bạn thân: Đôi khi một bữa trưa thật ngọt ngào bên cạnh người yêu hay người bạn thân cũng là một cách hữu hiệu để những nỗi ưu phiền trong bạn được xua tan. Nhớ lại điều gì đã xảy ra: Cuối ngày, bạn nên nghĩ lại xem điều gì làm bạn buồn phiền nhất trong ngày và vì sao lại như thế? Nếu có thể cho qua được thì bạn nên cho qua, còn nếu không thì bạn cũng nên coi đó như một bài học trong sự nghiệp, hãy cố gắng gạt những buồn phiền sang một bên và tiếp tục vững bước đi lên trong sự nghiệp, bạn sẽ thành công! (Theo Tuyendung)(về đầu trang) Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn? Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi bạn, ứng viên đi dự phỏng vấn “Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?” Thật là khó phải không? “Hét” quá cao thì có thể không được nhận vào làm, còn nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình. Trên thực tế có rất nhiều người muốn biết mức lương mà NTD có thể trả cho họ, nhưng thật khó để khai thác thông tin đó. Làm thế nào đây? Thông thường, nhà tuyển dụng có thể sẽ không “đeo đuổi” bạn nếu bạn “lẩn tránh” mãi câu trả lời. Nhưng một số NTD sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi 15 bạn: “Anh Hưng, tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị của mình.” Vậy bạn nên làm gì? Giải pháp thứ nhất: Nguyên tắc đầu tiên là bạn không cần phải trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ khi NTD hỏi mức lương bạn mong muốn, bạn có thể nghĩ rằng khả năng bạn được trúng tuyển là rất lớn. Để biết được điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi ”ướm thử”, chẳng hạn: “Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?” Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó có tác dụng tốt cho bạn mà thôi. Có hai khả năng xảy ra: nếu NTD thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa. Tuy nhiên bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm đó đi. NTD rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Bạn hãy nhớ rằng NTD có một danh sách “short list” những ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn. Giải pháp thứ hai: Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Câu trả lời của bạn có thể gồm 3 phần: Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.” Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng ông/bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: kế hoạch kinh doanh mà tôi sẽ làm sắp 16 tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và vai trò của tôi trong nỗ lực chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.” Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: Cơ hội phát triển và thăng tiến. Tuy nhiên vì ông/bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?” Giải pháp thứ ba: Trong trường hợp NTD đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa ra một khoảng lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, bạn hãy đánh giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng hạn bạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên CNTT – phần mềm, bạn có thể tìm hiểu xem cty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị” của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua bạn bè hay người quen. Hãy đưa ra một mức lương mà bạn cho rằng hợp lý và có lợi cho mình. Đừng bao giờ đưa ra một con số nhất định mà hãy đưa “khoảng” lương bổng cao hơn một chút so với mức lương bạn mong muốn…(Theo Vietnamwork)(về đầu trang) 7 điều cân nhắc trước khi đổi việc Ai cũng mong muốn có được công việc tốt hơn trên nhiều phương diện. Thực tế để có được một công việc tốt, bạn nên cân nhắc đến những vấn đề quan trọng sau đây, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của bạn. 1. Bạn có bằng lòng với công việc hiện tại không? Nếu không, vì sao? Nếu môi trường làm việc và công việc tốt, có cơ hội thăng tiến thì bạn không nên nghỉ việc chỉ vì một phút bất mãn chuyện gì đó với Sếp hay đồng nghiệp. Bạn đã thực sự nỗ lực để giải quyết những bất đồng đó chưa? Nếu bạn không giải quyết mà ra đi như vậy liệu điều đó có lặp lại với nơi làm việc mới? Trong trường hợp mọi sự cố gắng của bạn vẫn không có kết quả thì sự quyết đi ra đi của bạn vẫn chưa muộn. 17 2. Đừng đứng núi này trông núi nọ: Bạn thấy công ty khác to lớn hơn, công việc hấp dẫn và mức lương cao hơn mà không cân nhắc rằng liệu mình có phù hợp với công việc và công ty mới này hay không? Mỗi công ty đều có một nét văn hóa riêng, bởi vậy để thích ứng với môi trường mới không phải là chuyện dễ dàng và bạn cũng đừng quên rằng mức lương cao cũng có một cái giá của nó. 3. Xác định mục tiêu: Hơn ai hết bạn tự nhận biết mình mong muốn điều gì cho công việc và khả năng của mình tới đâu. Nếu bạn xác định mục tiêu thu nhập cao thì bạn sẽ tìm cho mình một công việc với mức lương cao. Tuy nhiên, hãy cân nhắc bạn có thể thực hiện tốt hơn bảng mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã đưa ra và nếu trong thời gian thử việc bạn không đáp ứng theo mong đợi của nhà tuyển dụng thì điều gì sẽ xảy ra? Hay bạn muốn đổi việc sang một lĩnh vực hoàn toàn khác với công việc hiện tại? Điều đó có nghĩa bạn phải bắt đầu từ con số 0 và có thể với mức lương thấp hơn, hãy bắt đầu bằng việc liệt kê số tiền mà bạn cần, liệu mức lương đó có đủ để chi tiêu cho cuộc sống hàng tháng của bạn không. 4. Bạn thật sự có kỹ năng phù hợp công việc mới hay không? Hãy xem xét kỹ năng yêu cầu của nhà tuyển dụng, liệu bạn có thể đáp ứng được hay không? Ở môi trường mới liệu bạn có thể đáp ứng được kỹ năng đó? Bạn đừng quên rằng công việc mới đòi nhiều kỹ năng mới và cách thức làm việc mới nếu không lưu ý thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới thậm chí bạn có thể bị đào thải. 5. Bạn đã nhờ người tư vấn chưa? Trước khi quyết định thay đổi công việc bạn nên trao đổi việc này với bạn bè, đồng nghiệp đáng tin cậy hay những người có kinh nghiệm về lĩnh vực mà bạn có dự định hướng đến. Họ sẽ cho bạn lời khuyên chân thành để bạn có thể tìm được công việc phù hợp nhất. 6. Bạn đã tìm hiểu rõ về công ty chưa? Bạn cần trao đổi với công ty trong quá trình phỏng vấn về thời gian làm việc, các chế độ công ty và khả năng thăng tiến. Trong khi một số ứng viên coi lương là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất thì số khác lại coi chế độ đãi ngộ của công ty là thứ quan trọng 18 hơn cả tiền bạc. Vì vậy trước khi tìm việc, hãy cân nhắc kỹ lưỡng yếu tố này và tự hỏi mình xem cái gì là quan trọng hơn cả với bạn. 7. Ra quyết định cuối cùng: Nếu bạn tìm kiếm một công việc mới đồng thời bạn cũng lường trước mình sẽ sinh sống như thế nào trong thời gian thất nghiệp? Cân nhắc kỹ đâu là đích mà bạn muốn hướng đến? những công việc nào thật sự phù hợp với bạn? Những công việc nào thực sự có ý nghĩa đối với bạn? làm thế nào để bạn có thể tạo ra những ý tưởng tốt cho công việc? Tất cả những câu hỏi trên bạn phải tự trả lời trước khi đưa đơn nghỉ việc cho cấp trên. (Theo Careerlink)(về đầu trang) 12 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mất việc Thời buổi kinh tế khó khăn luôn đặt bạn trong trạng thái căng thẳng vì nguy cơ mất việc làm. 12 dấu hiệu sau cảnh báo bạn nằm trong danh sách nhân viên cần nghỉ “an dưỡng” vô thời hạn đấy. 1. Bạn đang bị phớt lờ: Nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy rằng mình giống như một người thừa trong công ty. Không thấy sếp hay các đồng nghiệp cần bàn bạc với bạn về các quyết định hay trong các cuộc họp. Hoặc bạn không được mời tham gia vào các buổi hội nghị với đồng nghiệp nghĩa là bạn đang không còn là người quan trọng trong công việc nữa đấy. 2. Nhận những lời phê bình không tốt: Thông thường những lời nhận xét cho công việc của bạn là rất ổn. Tuy nhiên, nếu như bạn đang cố sức hoàn thành tốt công việc mà vẫn nhận được những lời chỉ trích cho sự khiếm khuyết của mình thì rất có thể họ đang tìm những lý do để chỉ cho bạn thấy bạn thực sự chẳng làm được việc gì và cũng là dấu hiệu để bạn tự biết bạn nên nghỉ việc sớm thì hơn. 3. Công việc bị thay đổi: Nếu bạn bất ngờ mất đi rất nhiều quyền hạn và trách nhiệm để đảm nhận những công việc mới nghĩa là bạn đang bị đẩy ra viền ngoài vị trí vốn có của bạn. Không được tiếp tục tham gia vào các dự án lớn và dài hạn đồng nghĩa với việc sếp đang chuẩn bị sa thải bạn. 19 4. Ý tưởng của bạn không có giá trị: Bạn cho rằng mình không bị “phớt lờ” bởi vì bạn vẫn còn được mời dự các cuộc họp? Tuy nhiên nếu những ý tưởng, gợi ý, bình luận của bạn không được đánh giá là quan trọng thì cũng bạn cũng nên cẩn thận với việc đánh mất giá trị bản thân trước những đồng nghiệp. Nếu những lời nói của bạn không còn trọng lương vậy thì họ còn có lý do gì để muốn giữ bạn ở lại? 5. Không có ai ngồi ăn trưa cùng: Nếu những đồng nghiệp đột ngột ngừng “chat chít” với bạn, đi ăn trưa cùng hoặc nói về cuộc sống cá nhân của họ thì rất có khả năng họ đang dần cách ly bạn vì nguy cơ bạn sắp bị sa thải. 6. Có một sếp mới: Khi bạn có một sếp mới thì thông thường họ thích thiết lập những ưu thế mới của họ. Đôi khi điều đó cũng có nghĩa “khai hoả” cho sự thay đổi nhân sự dưới quyền điều hành của họ để đạt hiệu quả về kinh doanh mà ít phải chi phí nhiều cho nhân viên. Hãy theo dõi những biểu hiện của sếp để biết bạn có phải là người nằm trong danh sách “đen” những người sếp không “ưa”. 7. Những chi tiêu tự do bị cắt giảm: Nếu bạn nhận thấy rằng việc cung cấp một số thiết bị văn phòng, những khoản chi cho nghỉ hưu, tang lễ, thăm người ốm, đồng nghiệp sinh em bé và những thứ chi phí tương tự như trên bị cắt giảm thì bạn nên nghĩ đến việc tài chính của công ty đang gặp rắc rối. Khi công ty cắt giảm những chi phí phát sinh không nên có như vậy thì họ cũng đang nghĩ đến kế hoạch sa thải người. 8. Những đồng nghiệp bị sa thải: Khi những người làm việc cùng bạn bị sa thải thì cũng đừng có thở phào nhẹ nhõm vì họ không “sờ” tới mình. Nếu một số người bị sa thải do chất lượng làm việc của họ thấp thì không đáng bàn. Nhưng nếu bạn thấy đồng nghiệp của bạn làm việc tương đối tốt mà vẫn bị sa thải thì dễ dàng bạn sẽ là người tiếp theo được thông báo nghỉ việc. 9. Những dự án của bạn chậm tiến độ: Không phải vì bạn hoàn thành chậm công việc mà là không có việc gì để bạn làm cả. Việc chậm dự án có thể có hai lý do – Một là công ty bạn không đủ kinh phí để bạn thực hiện dự án đó. 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net