logo

Bản cáo bach Ngân hàng Nam Á

có thể ảnh hưởng đến giá bán, số lượng cổ phiếu đã được HĐQT Ngân hàng ... giá các tài sản khác do Ngân hàng nắm giữ trong quá trình hoạt động. kinh doanh; ...
ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU Đà THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CỔ PHIẾU. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP. BẢN CÁO BẠCH (Giấy chứng nhận ĐKKD số 059027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 01/09/1992, thay đổi lần thứ 20 ngày 07/12/2007) CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 251/UBCK-GCN do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 14 tháng 12 năm 2007) BẢN CÁO BẠCH NÀY SẼ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI: NGÂN HÀNG TMCP NAM Á Địa chỉ: 97 Bis Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận I, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8) 8 299 408 (305) – (84.8) 9 141 193 Fax: (84.8) 8 213 655 PHỤ TRÁCH CÔNG BỐ THÔNG TIN Họ tên: Lê Khánh Hiền Trưởng Văn phòng Hội đồng quản trị Số điện thoại: (84.8) 9 142 613 NGÂN HÀNG TMCP NAM Á (Giấy chứng nhận ĐKKD số 059027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 01/09/1992, thay đổi lần thứ 20 ngày 07/12/2007) CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG Tên cổ phiếu : cổ phiếu Ngân hàng TMCP Nam Á Mệnh giá : 10.000 VNĐ/cổ phiếu Giá bán :- Cổ đông hiện hữu và cán bộ nhân viên: 10.000 VND/1 cổ phần - Các nhà đầu tư: Hội đồng quản trị sẽ xem xét, quyết định giá bán cổ phần theo giá thị trường vào thời điểm bán, dự kiến 50.000 VND /1 cổ phần. Tổng số lượng chào bán : 77.407.526 cổ phần Tổng giá trị chào bán : 774.075.260.000 VNĐ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C Địa chỉ : 229 ĐỒNG KHỞI, QUẬN I, TP.HỒ CHÍ MINH Điện thoại : (84.8) 8 272 295 Fax : (84.8) 8 272 300 BẢN CÁO BẠCH 1 MỤC LỤC I. Các nhân tố rủi ro ................................................................................................ 4 1. Rủi ro về lãi suất ............................................................................................ 4 2. Rủi ro tín dụng ............................................................................................... 4 3. Rủi ro về ngoại hối ........................................................................................ 4 4. Rủi ro về thanh khoản..................................................................................... 5 5. Rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng ............................................................... 5 6. Rủi ro luật pháp ............................................................................................. 5 7. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán ................. 5 8. Rủi ro về hoạt động ....................................................................................... 6 9. Rủi ro khác .................................................................................................... 6 II. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạch................. 7 III. Các khái niệm....................................................................................................... 7 IV. Các từ viết tắt....................................................................................................... 11 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á V. Tình hình và đặc điểm của Ngân hàng TMCP Nam Á........................................ 12 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển..................................................... 12 2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á........................................................ 13 3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á.............................................. 14 4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Nam Á................................. 17 5. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần .................................... 18 6. Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Nam Á ........................................................ 18 7. Công ty trực thuộc Ngân hàng Nam Á .......................................................... 18 8. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Á .............................. 19 8.1. Huy động vốn ........................................................................................ 19 8.2. Hoạt động tín dụng ................................................................................ 20 8.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế .......................... 21 8.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 và năm 2006 ................. 22 8.5. Hoạt động ngân hàng đại lý .................................................................. 22 8.6. Thị trường hoạt động ............................................................................. 22 8.7. Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện .................. 28 9. Vị thế của Ngân hàng Nam Á ........................................................................ 29 BẢN CÁO BẠCH 2 10. Tình hình tài chính năm 2005, năm 2006 ...................................................... 30 11. Chính sách đối với nguời lao động ................................................................ 31 12. Chính sách cổ tức .......................................................................................... 32 13. Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng .............................. 32 14. Tài sản cố định của Ngân hàng Nam Á ......................................................... 38 15. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2007 ....................................................... 38 PHẦN 2: CỔ PHIẾU CHÀO BÁN VI. Sự cần thiết của việc gia tăng vốn điều lệ ........................................................... 39 VII. Cổ phiếu chào bán .............................................................................................. 39 1. Loại cổ phiếu ................................................................................................. 39 2. Mệnh giá........................................................................................................ 39 3. Tổng số lượng chào bán ................................................................................ 39 4. Giá chào bán dự kiến..................................................................................... 39 5. Phương pháp tính giá..................................................................................... 40 6. Phương thức phân phối.................................................................................. 40 7. Phương thức chào bán cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài............................. 40 8. Thời gian phân phối cổ phiếu........................................................................ 40 9. Đăng ký mua cổ phiếu................................................................................... 40 10. Các hạn chế liên quan đến việc chuyển nhượng............................................ 41 11. Các loại thuế có liên quan.............................................................................. 41 12. Các quy định khác về việc phát hành cổ phần............................................... 41 VIII. Mục đích chào bán.............................................................................................. 41 1. Mục đích chào bán......................................................................................... 41 2. Phạm vi phát hành.......................................................................................... 42 3. Phương án phát hành ..................................................................................... 42 IX. Kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán ........................................... 43 X. Khả năng quản trị, năng lực quản lý, giám sát của Ngân hàng Nam Á .............. 44 XI. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng ...................... 44 PHỤC LỤC ........................................................................................................ 46 BẢN CÁO BẠCH 3 NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO 1. Rủi ro về lãi suất Rủi ro về lãi suất xảy ra khi có sự biến động về lãi suất thị trường và nó tác động đến thu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng. Để có thể kiểm soát rủi ro về lãi suất, Ngân hàng Nam Á đã và đang áp dụng chính sách quản lý rủi ro lãi suất trên cơ sở phân tích đánh giá chênh lệch về kỳ hạn, lãi suất của các khoản mục nguồn vốn và tài sản từ đó đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể: - Hội sở thực hiện quản lý, kinh doanh vốn tập trung; - Thực hiện cho vay với lãi suất thả nổi, điều này cho phép Ngân hàng có thể thay đổi linh hoạt mức lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động của thị trường; - Duy trì chênh lệch lãi suất giữa đầu vào, đầu ra một cách hợp lý, tuân thủ quy định về an toàn vốn của NHNN. 2. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng Nam Á do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Để quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nam Á đang áp dụng một số biện pháp như sau: - Tuân thủ các quy định của NHNN về công tác tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn; - Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các CBNV thực hiện công tác tín dụng; - Từng bước xây dựng và hoàn thiện các chính sách về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng: quy định về phân quyền, hạn mức phê duyệt,...; - Xây dựng chính sách tín dụng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; - Chuẩn hóa quy trình tín dụng với các quy định chặt chẽ về kiểm soát, áp dụng các mẫu biểu thống nhất trong toàn hệ thống; - Phân loại, quản lý và xử lý các khoản nợ xấu; - Trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. 3. Rủi ro về ngoại hối Rủi ro về ngoại hối phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá hối đoái làm cho giá trị của các loại “tài sản Có” và “tài sản Nợ” bằng ngoại tệ, vàng giảm đi. Để giảm thiểu rủi ro về ngoại hối, Ngân hàng Nam Á đã xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rủi ro về ngoại hối như sau: - Tuân thủ các quy định của NHNN; BẢN CÁO BẠCH 4 - Quản lý trạng thái ngoại hối mở; - Kiểm soát rủi ro thông qua các quy định tách bạch chức năng của các bộ phận; quy định về phân quyền, hạn mức giao dịch, hạn mức dừng lỗ; - Đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh. 4. Rủi ro về thanh khoản Hoạt động trong lĩnh vực rất nhạy cảm trước các biến động của thị trường, các tin đồn thất thiệt có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Nam Á thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro về thanh khoản như sau: - Ngân hàng Nam Á thực hiện duy trì các tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của NHNN; - Hội sở quản lý nguồn vốn tập trung, đảm bảo khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống thông qua việc nghiên cứu, phân tích độ lệch kỳ hạn; dự đoán thời hạn, trị giá các khoản chi chủ yếu ảnh hưởng đến luồng tiền vào ra, từ đó đưa ra các chỉ số giới hạn, các danh mục đầu tư hợp lý và có tính thanh khoản cao có thể chuyển đổi thành tiền mặt đáp ứng nhu cầu rút tiền theo định kỳ hoặc đột xuất của khách hàng; - Ngân hàng Nam Á luôn theo dõi, phân tích, đánh giá và có trách nhiệm chủ động công bố thông tin nhằm giúp khách hàng, cổ đông hiểu rõ mọi hoạt động của Ngân hàng, hạn chế những tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. 5. Rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng Hầu hết các khoản bảo lãnh L/C, các khoản Ngân hàng Nam Á cam kết cho vay đều có tài sản đảm bảo do đó khả năng các khoản nêu trên gây ra những biến động ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Ngân hàng Nam Á là rất thấp. 6. Rủi ro luật pháp Là công ty đại chúng hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, Ngân hàng Nam Á luôn tuân thủ các quy định của Pháp luật, NHNN, Bộ tài chính, UBCKNN. Do vậy việc thay đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng Nam Á. Tuy nhiên với định hướng phát triển kinh doanh ổn định, lâu dài; tình hình tài chính minh bạch; kinh nghiệm quản trị, Ngân hàng Nam Á sẽ thích ứng nhanh với những thay đổi về các quy định. 7. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng vốn từ đợt chào bán Rủi ro của đợt chào bán là có thể giá bán không được như mong đợi và số lượng cổ phiếu chào bán không bán được hết, tuy nhiên tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá bán, số lượng cổ phiếu đã được HĐQT Ngân hàng Nam Á xem xét trên cơ sở phân tích giá của các cổ phiếu trên thị trường, BẢN CÁO BẠCH 5 tình hình tài chính của Ngân hàng Nam Á, nhu cầu của thị trường,...do đó khả năng xảy ra rủi ro rất thấp. Theo phương án phát hành, hầu hết nguồn vốn huy động trong đợt tăng vốn này là sử dụng đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật do đó rủi ro chỉ xảy ra khi giá của bất động sản bị giảm sút dẫn đến phải đánh giá lại trị giá tài sản, tuy nhiên với xu hướng kinh tế phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng vốn đầu tư, thị trường bất động sản về văn phòng cho thuê chưa đáp ứng nhu cầu của các DN do đó khả năng xảy ra rủi ro là rất thấp. 8. Rủi ro về hoạt động Hoạt động ngân hàng chịu nhiều rủi ro, rủi ro chủ yếu là: - Rủi ro tín dụng; - Rủi ro thanh khoản; - Rủi ro thị trường: là những rủi ro phát sinh khi có sự thay đổi bất thường về: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán do Ngân hàng nắm giữ, giá các tài sản khác do Ngân hàng nắm giữ trong quá trình hoạt động kinh doanh; - Rủi ro tác nghiệp. Trong các rủi ro nêu trên thì rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Á vì hiện nay hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay, do đó Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nam Á đã thực hiện chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa đối tượng cho vay, trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định, xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng....nhằm hạn chế tối đa những tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Với kế hoạch đẩy mạnh, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm tăng lợi nhuận và giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng, trong điều kiện thị trường chứng khoán có nhiều biến động, dự báo trong thời gian tới lãi suất sẽ biến động, rủi ro về thanh khoản, rủi ro thị trường có thể xảy ra, để chủ động xử lý và hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro Ban Lãnh đạo đã xây dựng và thực hiện chính sách quản lý về vốn; lựa chọn, quản lý chặt chẽ danh mục đầu tư; .... Để kiểm soát rủi ro tác nghiệp Ngân hàng Nam Á đã xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo các giao dịch đều được kiểm soát trước khi thực hiện. 9. Rủi ro khác (thiên tai, địch họa, cháy nổ,...) Để hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro về thiên tai, địch họa, cháy nổ, ... Ngân hàng Nam Á đã thực hiện bảo hiểm tiền gửi theo quy định của NHNN, xây dựng phương án bảo toàn dữ liệu trong trường hợp xảy ra rủi ro do bất khả kháng, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm tài sản. BẢN CÁO BẠCH 6 II. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH - Ông : HUỲNH THÀNH CHUNG Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị - Ông : NGUYỄN VĂN DẬU Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát - Ông : TRƯƠNG MINH KHAI Chức vụ: Tổng giám đốc - Bà : PHẠM THỊ THU HỒNG Chức vụ: Q.Kế toán trưởng Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý. III. CÁC KHÁI NIỆM Nhóm từ Giải thích từ ngữ Bản cáo bạch Bản công bố thông tin của Ngân hàng Nam Á về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán. Điều lệ Điều lệ của Ngân hàng Nam Á đã được Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Nam Á thông qua và được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn điều lệ Số vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và đượcghi vào Điều lệ Ngân hàng Nam Á. Cổ phần Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau Cổ phiếu Là chứng chỉ do Ngân hàng Nam Á phát hành xác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần Ngân hàng Nam Á. Cổ phiếu của Ngân Hàng Nam Á có thể là cổ phiếu ghi tên hay cổ phiếu không ghi tên theo quy định của Điều lệ Ngân Hàng Nam Á. Cổ đông Là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân Hàng Nam Á và đăng ký tên trong “sổ đăng ký cổ đông” của Ngân Hàng Nam Á với tư cách một người nắm giữ (các) cổ phần. Sổ đăng ký cổ đông Là một tài liệu bằng văn bản, tệp dữ liệu điện tử hoặc cả hai. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của NHNN. Cổ tức Số tiền được trích từ lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng Nam Á để trả cho mỗi cổ phần Dự phòng rủi ro Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng Nam Á không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. BẢN CÁO BẠCH 7 Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động. Dự phòng cụ thể Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của Ngân hàng Nam Á khi chất lượng các khoản nợ suy giảm Tổng dư nợ cho vay Bao gồm dư nợ cho vay trong hạn, dư nợ cho vay quá hạn, dư nợ cho vay được khoanh và dư nợ cho vay chờ xử lý của Ngân hàng Nam Á Nợ cơ cấu lại thời Là khoản nợ mà Ngân hàng Nam Á chấp thuận hạn trả nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do Ngân hàng Nam Á đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng Ngân hàng Nam Á có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại. Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 1: bao gồm (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng Nam Á đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn - Các khoản nợ mà khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được Ngân hàng Nam Á đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Nợ nhóm 2 Nhóm 2 bao gồm: (Nợ cần chú ý) - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2: ¾ Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với Ngân hàng Nam Á mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng Nam Á bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. ¾ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ BẢN CÁO BẠCH 8 trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà Ngân hàng Nam Á có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì Ngân hàng Nam Á chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Nợ nhóm 3 Nhóm 3 bao gồm: (Nợ dưới tiêu - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; chuẩn) - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3: ¾ Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với Ngân hàng Nam Á mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng Nam Á bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. ¾ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà Ngân hàng Nam Á có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì Ngân hàng Nam Á chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Nợ nhóm 4 Nhóm 4 bao gồm: (Nợ nghi ngờ) - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4: ¾ Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với Ngân hàng Nam Á mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng Nam Á bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. ¾ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà Ngân hàng Nam Á có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì Ngân hàng Nam Á chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. BẢN CÁO BẠCH 9 Nợ nhóm 5 Nhóm 5 bao gồm: (Nợ có khả năng - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; mất vốn) - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5: ¾ Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với Ngân hàng Nam Á mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng Nam Á bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. ¾ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà Ngân hàng Nam Á có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì Ngân hàng Nam Á chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Nợ quá hạn Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Nợ xấu Là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 Trạng thái ngoại tệ Là số dư ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ của Ngân hàng Nam Á Trạng thái ngoại tệ Là trạng thái phát sinh do mua và cam kết mua (hoặc mở bán và cam kết bán) ngoại tệ nhưng chưa bán (hoặc (chưa cân bằng) mua) lại. Trạng thái mở phát sinh do mua gọi là dư thừa (trạng thái trường). Trạng thái mở phát sinh do bán gọi là dư thiếu (trạng thái đoản). Hạn mức giao dịch Là mức trị giá tối đa được phép thực hiện trong giao dịch mua, bán một lượng ngoại tệ / vàng Mức dừng lỗ Là mức giới hạn chênh lệnh giá bất lợi tối đa giữa (Stoploss) giá gốc của “trạng thái ngoại hối mở” so với giá thị trường tại thời điểm đánh giá. Huy động trên thị bao gồm nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư; trường I tiền tiết kiệm của dân cư Huy động trên thị Huy động từ các Tổ chức tín dụng trên thị trường liên trường II ngân hàng BẢN CÁO BẠCH 10 IV. CÁC TỪ VIẾT TẮT Ngân hàng Nam Á Ngân hàng TMCP Nam Á ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần NH Ngân hàng CTY Công ty DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn CNĐKKD Chứng nhận đăng ký kinh doanh BP Bộ phận CN Chi nhánh P Phòng CBCNV Cán bộ công nhân viên QC Quy chế QT Quy trình NV Nghiệp vụ L/C Tín dụng thư TS Tài sản BẢN CÁO BẠCH 11 PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NAM Á V. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NAM Á 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Ngày 21/10/1992, Ngân hàng Nam Á được thành lập, và là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam. Nhạy bén nắm bắt thời cơ, xác định đúng đắn chiến lược phát triển, năng động trong điều hành, với đội ngũ nhân viên lao động nhiệt tình, sáng tạo, sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng Nam Á đã đạt được thành tích: ƒ Phát triển mạng lưới hoạt động tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đến 30/08/2007 Ngân hàng Nam Á đã có 14 chi nhánh và 24 Phòng giao dịch. ƒ Vốn điều lệ của Nam Á liên tục tăng lên những năm gần đây từ 150 tỷ đồng đến tháng 06 năm 2007 đạt 575,92 tỷ đồng. Theo kế hoạch nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Nam Á dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.350 tỷ đồng vào cuối năm 2007 và tiếp tục từ nay đến năm 2010 sẽ tăng vốn lên trên 3.000 tỷ đồng để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. ƒ Hoạt động kinh doanh của 03 năm gần đây: - Năm 2004: tổng giá trị tài sản tăng đến 42,4% so với năm 2003, vốn huy động tăng trưởng 40%, dư nợ cho vay tăng 29,76%, lợi nhuận trước thuế tăng 38,67 % so với năm 2003. Sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định, cổ tức đạt 13,13 %. - Năm 2005: là năm mà ngành ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hòa nhập vào xu thế phát triển chung và nâng cao năng lực cạnh tranh, đến cuối năm 2005, tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á tăng hơn 36%, huy động vốn tăng 37%, dư nợ cho vay tăng 58%, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 42% so với năm 2004, cổ tức đạt 12,30 %. - Năm 2006 là năm mà Ngân hàng Nam Á đã đạt được những thành công đáng kể trên nhiều lĩnh vực, đến cuối năm 2006, tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á tăng hơn 142%, huy động vốn tăng 126,89%, dư nợ cho vay tăng 63,66%, lợi nhuận trước thuế tăng 85% so với năm 2005, cổ tức đạt 11,12 %. Năm 2006, Ngân hàng Nam Á đạt được nhiều giải thưởng về thương hiệu có giá trị: • Được người tiêu dùng bình chọn “Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” từ cuộc khảo sát của công ty AC Nielsen; • Ngân hàng Nam Á được nhận bằng khen của Thống đốc NHNN ban hành kèm theo QĐ số: 1285/QĐ-NHNN9 ngày 26/06/2006 về việc khen tặng cán bộ nhân viên Ngân hàng Nam Á đã đạt thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng Nam Á năm 2005. BẢN CÁO BẠCH 12 • Ngân hàng Nam Á nhận giấy chứng nhận “Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia“ của Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam trao tặng và trở thành thành viên của tổ chức này. Năm 2007 là năm Ngân hàng Nam Á tiếp tục nâng cao năng lực tài chính để mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài việc tiếp tục phát triển mạng lưới, Ngân hàng Nam Á tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như: - Thúc đẩy hoạt động tín dụng với khách hàng doanh nghiệp và tài trợ xuất nhập khẩu; - Phát triển các loại hình dịch vụ như: kiều hối, tham gia góp vốn đầu tư kinh doanh bảo hiểm, đầu tư chứng khoán… 2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á - Tên tổ chức : NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - Tên giao dịch quốc tế : NAM A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - Tên viết tắt : NAM A BANK - Trụ sở chính : 97 BIS HÀM NGHI, QUẬN I, TP.HCM - Điện thoại : (84.8) 8 299 408 - Fax : (84.8) 8 299 402 - Website : www.nab.com.vn - Email : [email protected] - Swift code : NAMAVNVX - Logo : - Vốn điều lệ : 575.924.740.000 VNĐ - Giấy phép thành lập : 463/GP-UB do UBND TP.HCM cấp - Giấy phép hoạt động : 0026/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước VN cấp - Giấy CNĐKKD : 059027 do Sở Kế hoạch-Đầu tư TP.HCM cấp - Tài khoản : 4531.00812 tại NHNN Chi nhánh TP.HCM - Mã số thuế : 0300872315-1 - Ngành nghề kinh doanh : + Huy động vốn, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; + Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác; + Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; + Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; + Hùn vốn và liên doanh; + Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; + Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài; + Thực hiện hoạt động bao thanh toán. BẢN CÁO BẠCH 13 3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nam Á ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN CỐ VẤN BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG -ĐẦU TƯ P. TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP HỘI ĐỒNG XỬ LÝ TÀI SẢN P. TÍN DỤNG CÁ NHÂN HĐ NHÂN SỰ TIỀN LƯƠNG P. THẨM ĐỊNH HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT P. THANH TOÁN QUỐC TẾ HĐ THI ĐUA-KHEN THƯỞNG P. NGUỒN VỐN HỘI ĐỒNG XỬ LÝ RỦI RO P. MARKETING P. CÔNG NGHỆ -THÔNG TIN BAN TÀI CHÍNH P.PHÁP CHẾ & THU HỒI NỢ VĂN PHÒNG HĐQT P. KẾ TOÁN P. NGÂN QUỸ P. KIỂM TRA NỘI BỘ P. KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ P. NHÂN SỰ P. QUẢN LÝ THẺ P. HÀNH CHÁNH-QUẢN TRỊ BAN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC BAN XÂY DỰNG QC –QT NV BAN TIFA BAN ĐẦU TƯ-CHỨNG KHOÁN CÁC CHI NHÁNH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC BẢN CÁO BẠCH 14 Chức năng của các Hội đồng, Phòng (Ban): 3.1. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân Hàng Nam Á và tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông đều có quyền tham dự. ĐHĐCĐ thường niên quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng Nam Á quy định. 3.2. Ban Cố vấn: cố vấn cho Hội đồng quản trị trong công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nam Á, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực, hoạt động đối ngoại, hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết,... 3.3. Hội đồng Tín dụng- Đầu tư: xét duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh vượt quá 5% vốn điều lệ; xét duyệt các phương án đầu tư hợp tác, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác; giám sát công tác thu hồi nợ quá hạn. 3.4. Hội đồng xử lý tài sản: tham vấn, đề xuất ý kiến cho HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc tổ chức quản lý, sử dụng, mua bán có hiệu quả các tài sản của Ngân hàng Nam Á. 3.5. Hội đồng Nhân sự - Tiền lương: xem xét các vấn đề liên quan đến chế độ tuyển dụng, tiền lương của CBNV Ngân hàng Nam Á. 3.6. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: đề xuất, đánh giá kết quả công tác thi đua khen thưởng tại Ngân hàng Nam Á. 3.7. Hội đồng xử lý kỷ luật: tham vấn cho HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc quyết định xử lý kỷ luật cán bộ nhân viên vi phạm kỷ luật trong toàn hệ thống Ngân hàng Nam Á. 3.8. Hội đồng xử lý rủi ro: xem xét việc trích lập dự phòng rủi ro, quyết định xử lý rủi ro theo quy định, giám sát công tác thu hồi nợ. 3.9. Ban Tài chính: giám sát, theo dõi, kiểm tra nguồn vốn, sử dụng vốn; tham vấn đề xuất ý kiến cho HĐQT trong việc quyết định kế hoạch chi tiêu, mua sắm tài sản. 3.10. Văn phòng HĐQT: giúp HĐQT tổng hợp, quản trị hoạt động Ngân hàng theo Nghị quyết ĐHĐCĐ và chương trình, kế hoạch công tác đã được HĐQT thông qua; tham mưu cho HĐQT trong việc thực hiện chức năng quản trị hoạt động Ngân hàng Nam Á 3.11. Ban kiểm toán nội bộ: thực hiện công tác kiểm toán hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Á 3.12. Phòng Tín dụng cá nhân: tham mưu cho Tổng Giám đốc và thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân. 3.13. Phòng Tín dụng Doanh nghiệp: tham mưu cho Tổng Giám đốc và thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế. 3.14. Phòng Thẩm định: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc về công tác tiếp nhận, tái thẩm định hồ sơ tín dụng, thẩm định dự án đầu tư. BẢN CÁO BẠCH 15 3.15. Phòng Thanh toán quốc tế: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc quản lý, điều hành và thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. 3.16. Phòng Kế toán: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc thực hiện công tác kế toán, thực hiện các chế độ thu chi tài chính, kiểm kê tài sản, tiền mặt,... 3.17. Phòng Quản lý thẻ: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc thực hiện nghiệp vụ, quản trị rủi ro trong hoạt động phát hành, thanh toán thẻ và phát triển sản phẩm thẻ. 3.18. Phòng Ngân quỹ: tham mưu, giúp Tổng Giám Đốc quản lý kho quỹ tuyệt đối an toàn; thực hiện công tác ngân quỹ. 3.19. Phòng Nguồn vốn: tham mưu, giúp Tổng Giám Đốc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, quản lý nguồn vốn 3.20. Phòng Công nghệ thông tin: tham mưu, giúp Tổng Giám Đốc trong việc trang bị, quản lý, khai thác, vận hành, nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống công nghệ thông tin. 3.21. Phòng Marketing: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc thực hiện mọi hoạt động liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu và các hoạt động marketing khác. 3.22. Phòng Pháp chế -Thu hồi nợ: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc soạn thảo các văn bản, hợp đồng,...; tư vấn về pháp chế; lập thủ tục khởi kiện, tham gia công tác thu hồi nợ. 3.23. Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, Ngân hàng Nam Á; tự kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. 3.24. Phòng Kế hoạch - Đầu tư: tham mưu, giúp Tổng Giám Đốc trong công tác xây dựng chiến lược phát triển toàn Ngân hàng; xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới Chi nhánh, phát triển nghiệp vụ mới; xây dựng kế hoạch kinh doanh tài chính. 3.25. Phòng Nhân sự: tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc quản lý nhân sự toàn hệ thống, thực hiện các công tác phát triển nhân sự và tổ chức của Ngân hàng Nam Á. 3.26. Phòng Hành chánh quản trị: tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc thực hiện các công tác hành chánh, quản trị tài sản của Ngân hàng Nam Á. 3.27. Ban TIFA: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc xây dựng, triển khai chương trình công nghệ hiện đại hóa ngân hàng. 3.28. Ban Đầu tư - Chứng khoán: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc trong hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán. 3.29. Ban Đào tạo nguồn nhân lực: tham mưu cho HĐQT và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Ngân hàng Nam Á. BẢN CÁO BẠCH 16 3.30. Ban Xây dựng Quy chế- Quy trình nghiệp vụ: tham mưu, giúp Tổng Giám đốc thực hiện công tác soạn thảo quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nam Á và thực hiện góp ý, thẩm định, soạn thảo văn bản sửa đổi bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành. 4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng Nam Á 4.1. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân Hàng Nam Á để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. 4.2. Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng Nam Á; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ; trực tiếp điều hành, quản lý Ban Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nam Á. 4.3. Tổng Giám đốc: Tổng Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân Hàng Nam Á. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng Nam Á BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM TOÁN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG VP.HĐQT GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH TRƯỞNG CÁC PHÒNG BAN GIÁM ĐỐC CTY TRỰC THUỘC TRƯỞNG PHÒNG BAN CN TỔ TRƯỞNG/TRƯỞNG BỘ PHẬN TRƯỞNG CÁC PHÒNG BAN TỔ TRƯỞNG/TRƯỞNG BP TỔ TRƯỞNG/TRƯỞNG BP BẢN CÁO BẠCH 17 5. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Ngân hàng Nam Á tại thời điểm 30/06/2007: STT Họ và tên Địa chỉ Tỷ lệ % 01 Lê Đình Trương B3 CX Đê Bá Làng, Bùi Đình Túy, 14,22 P.24, Q.Bình Thạnh 02 Trần Thị Hường 141 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM 13,09 03 Châu Huệ Đường 203 Cách Mạng Tháng Tám, P.4, Q.3 13,85 04 Nguyễn Quốc Mỹ 141 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM 7,31 05 Phan Đình Tân 27A Bàn Cờ, P.3, Q.3, TP.HCM 6,15 06 Nguyễn Chấn 141 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM 5,14 6. Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Nam Á tại thời điểm 30/06/2007: Cổ đông Số lượng Số lượng cổ phần Tỷ lệ % cổ cổ đông nắm giữ phần nắm giữ Tổ chức 3 2.341.632 4,06 Cá nhân Việt Nam 1.361 55.250.842 95,94 Tổng cộng 1.364 57.592.474 100 7. Công ty trực thuộc Ngân hàng Nam Á: - Tên công ty : CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN - Địa chỉ : 97 Nguyễn Thái Bình, Quận I, TP.Hồ Chí Minh - Điện thoại : (84.8) 9 147 052 Fax: (84.8) 9 147 238 - Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VNĐ - CNĐKKD : 4104000202 - Ngành, nghề kinh doanh: xử lý tài sản đảm bảo nợ vay; tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; chủ động bán các tài sản đảm bảo nợ vay thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng Nam Á theo giá thị trường. Mua bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng khác, của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền của Ngân hàng Nam Á. - Ngân hàng TMCP Nam Á cấp vốn 100%. BẢN CÁO BẠCH 18 8. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Á Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nam Á năm 2005 và 2006 được phản ánh qua các số liệu như sau: 8.1. Huy động vốn: Số liệu phản ánh kết quả huy động của Ngân hàng Nam Á trong hai năm 2005 và 2006: ĐVT: Triệu đồng VN Năm 2005 Năm 2006 HUY ĐỘNG Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng (%) (%) ™ Thị trường I 1.185.195 85 1.894.749 60 • Phân theo khách hàng + Tổ chức kinh tế 72.406 6 137.052 7 + Dân cư 1.112.789 94 1.757.697 93 • Phân theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 65.073 5 106.262 6 + Kỳ hạn < 12 tháng 1.033.978 88 1.628.476 86 + Kỳ hạn >12 tháng 86.144 7 160.011 8 • Phân theo loại tiền + VNĐ 768.712 65 1.496.243 79 + Ngoại tệ 416.483 35 398.506 21 ™ Thị trường II 206.530 15 1.262.879 40 ™ Tổng vốn huy động 1.391.725 100 3.157.628 100 Tổng vốn huy động năm 2006 tăng 127% so với 2005. Trong đó, huy động từ thị trường I năm 2006 tăng so với 2005 là 60%, đây là một yếu tố khẳng định sự ổn định về nguồn vốn của Ngân hàng Nam Á, một nhân tố giúp thúc đẩy tăng quy mô đầu tư tín dụng của toàn ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trên thị trường II tăng trưởng đột phá ( năm 2006 tăng 511% so với 2005), khẳng định uy tín của Ngân hàng Nam Á đối với các tổ chức tín dụng ngày càng lớn mạnh, điều này giúp Ngân hàng Nam Á nâng cao khả năng thanh khoản của mình. BẢN CÁO BẠCH 19
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net