logo

Bài giảng Một số vấn đề cơ bản của kiểm toán

Kiểm toán là quá trình mà theo đó một cá nhân độc lập, có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã được xây dựng. Bài giảng nêu lên 1 số vấn đề cơ bản của kiểm toán như: Kiểm toán toán báo cáo tài chính, Kiểm toán ngoài chứng từ...
Một số vấn đề của kiểm toán 1 Bài giảng Một số vấn đề của kiểm toán Một số vấn đề của kiểm toán 2 CHƯƠNG I BẢN CHẤT KIỂM TOÁN I. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN 1. Khái niệm Khái niệm kiểm toán được hiểu rất khác nhau giữa các tác giả và các quốc gia. Có thể nghiên cứu một số khái niệm sau: John Dunn tập hợp một số khái niệm về kiểm toán: • - Kiểm toán là việc kiểm tra độc lập và việc trình bày ý kiến về các bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, do một kiểm toán viên được chỉ định thực hiện đến cùng nhiệm vụ được giao và tuân thủ mọi nghĩa vụ luật định liên quan. • - Kiểm toán là việc xét duyệt có phương pháp và kiểm tra khách quan một mục, kể cả việc xác minh những thông tin cụ thể bằng sự xác định của kiểm toán viên hay được chứng minh theo thông lệ chung. Nói chung mục đích của kiểm toán là việc thể hiện ý kiến hay đi đến một kết luận về vấn đề được kiểm toán. • - Kiểm toán là một quá trình có hệ thống, nhằm thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng đối với vấn đề khẳng định những hoạt động và những sự kiện kinh tế, để xác định mức độ phù hợp giữa những điều khẳng định đó với những tiêu chuẩn chính thức đã được thiết lập và công bố những kết quả đó cho những người sử dụng có quan tâm. Theo Alvin A. Arens & James K. Loebbecke: • Kiểm toán là quá trình mà theo đó một cá nhân độc lập, có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã được xây dựng. (p.9) Định nghĩa kiểm toán của Vương Quốc Anh: • Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bầy tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm, để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan. Theo các chuyên gia Mỹ: • Kiểm toán là một quá trình, mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết lập. Một số vấn đề của kiểm toán 3 Theo quan điểm chính thống của Pháp: • Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của Luật định. Tại Việt nam: Kiểm toán được hiểu là quá trình mà theo đó một cá nhân độc lập có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể, nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã xây dựng. CÁCH HIỂU PHỔ BIẾN • Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập. Trong đó cần lưu ý các nội dung sau: Cá nhân độc lập và có thẩm quyền: Là người có trình độ chuyên môn phù hợp, được phân công hoặc chỉ định thực hiện các hoạt động kiểm toán. Quyết định phân công hoặc chỉ định tạo ra thẩm quyền và nghĩa vụ cụ thể để thực hiện nhiệm vụ cho người làm công tác kiểm toán. Tính độc lập trong kiểm toán được hiểu là chỉ tuân thủ pháp luật, quy trình và chuẩn mực kiểm toán, không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền can thiệp trái pháp luật vào các hoạt động kiểm toán. Yêu cầu “cá nhân độc lập” ở đây được hiểu là nhằm đảm bảo tính khách quan của người thi hành nhiệm vụ kiểm toán trong việc đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá, nhận định hay các kết luận kiểm toán. Độc lập trên phương diện lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán, yêu cầu về trình độ chuyên môn của người tác nghiệp là đương nhiên. Tuy nhiên yêu cầu độc lập cũng không thể thiếu. Mức độ độc lập của người thực hiện kiểm toán với các đối tượng được kiểm toán được tạo ra bởi chính các quy định của luật pháp và của các cấp có thẩm quyền. Lưu ý: không phải lúc nào người thực hiện hoạt động kiểm toán cũng là người có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ, hay kiểm toán viên nhà nước. Thu thập bằng chứng kiểm toán: là hoạt động các KTV sử dụng các biện pháp, phương pháp nghiệp vụ phù hợp để thu thập đủ những bằng chứng cần thiết và hợp lý để làm căn cứ cho việc đưa ra các ý kiến kiểm toán. Một số vấn đề của kiểm toán 4 Thu thập bằng chứng kiểm toán là hoạt động sử dụng các biện pháp, phương pháp nghiệp vụ, chuyên môn để ghi nhận, tập hợp các bằng chứng – được sử dụng làm căn cứ cho các nhận xét, đánh giá, nhận định hay kết luận của kiểm toán viên. • Ví dụ: KTV tập hợp tất cả các khoản chi phí có chứng từ không hợp lệ mà đơn vị đã chi trong kỳ bằng cách liệt kê chi tiết trên sổ chi tiết, và phô tô một số chứng từ kèm theo. Đánh giá bằng chứng kiểm toán: Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được, KTV sử dụng các phương pháp, cách thức chuyên môn (phân tích, so sánh, đối chiếu, …) để đưa ra đánh giá về bằng chứng, từ đó đi đến các ý kiến kiểm toán. Ví dụ: Đánh giá về tình trạng chứng từ, sổ sách của đơn vị.  Ý kiến đánh giá: Hệ thống sổ sách có đầy đủ không; chứng từ có hợp lý hợp lệ không; .v.v Thông tin và các tiêu chuẩn: Thực chất hoạt động kiểm toán là việc xác định xem một thông tin/hoạt động cuả một đối tượng xác định (được kiểm toán) có phù hợp với những tiêu chuẩn nhất định không. * Thông tin /hoạt động được kiểm toán: có thể là báo cáo tài chính (đối với kiểm toán báo cáo tài chính); hay các hoạt động (kiểm toán hoạt động). * Các tiêu chuẩn nhất định: là các quy định, chuẩn mực, chỉ tiêu mà đối tượng được kiểm toán phải tuân thủ hoặc phải thoả mãn. Ví dụ: Việc kiểm toán báo cáo tài chính của một công ty là việc xác định xem các thông tin trên các báo cáo tài chính có được trình bày đúng và đủ theo quy định không. Thông tin – là báo cáo tài chính; Tiêu chuẩn – là các chế độ tài chính, kế toán. 2- CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ CỦA KIỂM TOÁN Chủ thể của quá trình kiểm toán chính là những cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán. Kiểm toán viên – là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động kiểm toán. Khách thể của quá trình kiểm toán chính là những cá nhân, tổ chức, hoạt động – những đối tượng bị kiểm toán hay chịu sự tác động của các hoạt động kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, các khách thể sau được kiểm toán: (1) Nếu xét về tư cách pháp lý: Các cá nhân hoặc các tổ chức được kiểm toán; Các tổ chức có thể là một doanh nghiệp, một bộ phận, phòng ban, 1 chi nhánh, hoặc 1 ngành nghề kinh doanh, một dự án đầu tư, một công trình . . . Một số vấn đề của kiểm toán 5 Việc các cá nhân bị kiểm toán không phổ biến như các tổ chức, tuy nhiên trong lĩnh vực kiểm toán tối cao (KTNN) của một số nước có thể có quy định (ngay trong luật ngân sách, luật kiểm toán). (2) Nếu xét về lĩnh vực: tài chính, kế toán, các hoạt động kinh tế , các công trình, chương trình, và các hoạt động nghiệp vụ khác. (3) Xét trên đối tượng thao tác kiểm toán thực hiện chính: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động (đối với kiểm toán báo cáo tài chính), báo cáo quá trình hoạt động (KTHĐ), báo cáo trình tự thực hiện các thủ tục (Kiểm toán tuân thủ). II. KIỂM TOÁN VIÊN 1. Kiểm toán viên: Là người có trình độ chuyên môn phù hợp, được chỉ định, phân công thực hiện hoạt động kiểm toán. * Thẩm quyền của KTV: thực hiện các hoạt động kiểm toán trong phạm vi nhiệm vụ được giao. * Có quyền từ chối thực hiện khi thấy nhiệm vụ không phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn. * Nghĩa vụ: tuân theo pháp luật và các định chế, tiêu chí liên quan đến nhiệm vụ được giao. * Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình trước những cấp có thẩm quyền liên quan. Thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các loại kiểm toán viên khác nhau cũng rất khác nhau, và trong mỗi cuộc kiểm toán quyền hạn – nghĩa vụ – trách nhiệm thường được quy định cụ thể. 2 - Phân loại kiểm toán viên * KTV độc lập: là kiểm toán viên thực hiện hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, hoặc hành nghề kiểm toán độc lập. * KTV độc lập hành nghề: là người có chứng chỉ kiểm toán và đã đăng ký hành nghề/được phép hành nghề. * KTVĐL hành nghề tự do: là người có trình độ chuyên môn, có chứng chỉ kiểm toán và được phép hành nghề kiểm toán một cách độc lập. * KTV nội bộ: là người được chỉ định/phân công thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ. KTVNB có thể là do chính các nhân viên của công ty được chỉ định, do các chuyên gia thuê bên ngoài, hoặc do chính các KTV độc lập thực hiện thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ với tư cách cá nhân hoặc thông qua một công ty kiểm toán.Tại một số nước như Mỹ, Pháp, yêu cầu của pháp luật đối với kiểm toán Một số vấn đề của kiểm toán 6 viên nội bộ hành nghề tự do (với tư cách cá nhân), KTVNB cũng phải trải qua kỳ thì để đạt chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ và cũng phải hành nghề như KTV độc lập. * KTV Nhà nước: là người được tuyển dụng vào biên chế, thực hiện các hoạt động của cơ quan kiểm toán nhà nước. Để trở thành KTVNN, một cá nhân phải thoả mãn một số điều kiện nhất định, và phải tham gia các kỳ thi sát hạch chuyên môn do KTNN tổ chức, và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Người KTVNN không được hành nghề tự do với tư cách là kiểm toán viên nhà nước. 3. Yêu cầu cơ bản đối với Kiểm toán viên Kiểm toán viên có đủ năng lực nghề nghiệp: đây là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo rằng các bằng chứng kiểm toán được thu thập là đầy đủ, kịp thời và hợp lý, và các ý kiến kiểm toán đáng tin cậy một cách hợp lý. Yêu cầu này đòi hỏi người KTV trước khi được giao nhiệm vụ phải thông suốt về vấn đề được giao và phải nhận thức được khả năng cá nhân đối với tầm cỡ, quy mô, tính phức tạp của nhiệm vụ, nếu tự nhận thấy khả năng không phù hợp thì có thể từ chối hoặc yêu cầu các hỗ trợ phù hợp. Kiểm toán viên phải độc lập: Sự độc lập của KTV được hiểu là người KTV không phải chịu hay bị chi phối bởi bất kỳ ai và thứ gì trong quá trình thực hiện kiểm toán, nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động cũng như các ý kiến kiểm toán là khách quan, trung thực và đáng tin cậy. Cụ thể không có quan hệ vật chất hoặc tinh thần giữa KTV và đối tượng được kiểm toán. Giới hạn về các mối quan hệ này được quy định cụ thể trong luật pháp. III. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN: 1- Theo đối tượng kiểm toán: Dựa trên những đối tượng mà hoạt động kiểm toán tiến hành, có thể phân thành 3 loại: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán liên ngành. 1.1- Kiểm toán báo cáo tài chính: Đối tượng thực hiện tác nghiệp chủ yếu là các báo cáo tài chính. Các bằng chứng kiểm toán chủ yếu trên cơ sở các chứng từ , sổ sách tài chính kế toán, được sử dụng là để đánh giá tính trung thực, khách quan, hợp lý . . . của từng yếu tố và toàn bộ báo cáo tài chính. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý, phù hợp của các vấn đề được kiểm toán với những nội dung đã được trình baỳ trong báo cáo tài chính được kiểm toán. 1.2- Kiểm toán nghiệp vụ: Đối tượng thực hiện tác nghiệp chủ yếu chính là các nghiệp vụ được thực hiện bởi một tổ chức/cá nhân cụ thể. Các bằng chứng kiểm toán chủ yếu là những ghi nhận, báo cáo, thậm chí điều tra, phỏng vấn nhằm xác định xem các nghiệp vụ được kiểm toán có được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình đã định chưa. Một số vấn đề của kiểm toán 7 Ví dụ : Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng chi nhánh ngân hàng của X-1 thuộc ngân hàng X. Vấn đề trọng tâm là kiểm tra xem các nghiệp vụ tín dụng có tuân thủ đầy đủ quy trình xét duyệt, thẩm định và quản lý không. Mục đích kiểm toán là nhằm xác định và báo cáo về tình trạng đối tượng được kiểm toán - chi nhánh ngân hàng của X-1 có thực hiện đầy đủ các quy định về tín dụng của ngân hàng mẹ (Ngân hàng X) hay không. 1.3- Kiểm toán liên kết/liên ngành: Hoạt động kiểm toán tiến hành cùng lúc trên nhiều ngành/lĩnh vực của cùng một tổ chức hoặc trên nhiều tổ chức nhưng trong cùng một lĩnh vực. Ví dụ: Cuộc kiểm toán chi đào tạovà bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước trong khối các cơ quan trung ương của Liên Bang Đức. Việc kiểm toán chỉ tập trung vấn đề sử dụng và hiệu quả của nó trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước tại các cơ quan trung ương trên toàn nước Đức. Loại hình này thường được sử dụng trong khu vực kiểm toán nhà nước/kiểm toán tối cao. 2 – Theo mục đích kiểm toán: 2.1- Kiểm toán báo cáo tài chính: Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm xác định xem báo cáo tài chính có được trình bày theo đúng quy định, phản ánh đầy đủ và hợp lý các nội dung kinh tế thực tế phát sinh tại một tổ chức trong một khoảng thời gian xác định. Nói ngắn gọn: Kiểm toán BCTC thường được tiến hành để xác định xem các BCTC có được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và các chế độ kế toán, tài chính hiện hành hay không. Thông thường báo cáo tài chính gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh, - Bảng cân đối kế toán, - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, - Các bảng thuyết minh. 2.2- Kiểm toán tuân thủ: Kiểm tra tình trạng và mức độ tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn hoạt động của một đối tượng cụ thể. Mục đích của kiểm toán tuân thủ là xác định liệu khách thể được kiểm toán có tuân thủ các thủ tục, nguyên tắc hoặc quy định của các cơ quan/các cấp có thẩm quyền đề ra hay không. Kiểm toán báo cáo tài chính cũng là một loại kiểm toán tuân thủ. Đối tượng kiểm toán là các báo cáo tài chính, và mục đích kiểm toán là đánh giá và xác nhận mức độ tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán trong niên độ kiểm toán. Một các ngắn gọn: Kiểm toán tuân thủ được tiến hành nhằm xác định xem đối tượng kiểm toán có chấp hành các quy định, luật lệ được đề ra không. • Phạm vi của kiểm toán tuân thủ: tuỳ theo giới hạn của từng cuộc kiểm toán. Thông thường bao gồm các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ và hệ thống kế toán tài chính. Một số vấn đề của kiểm toán 8 • Xét trên phương diện tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính cũng chính là kiểm toán việc tuân thủ chế độ tài chính kế toán của một đơn vị. 2.3- Kiểm toán hoạt động : Kiểm toán hoạt động là sự xem xét, đánh giá tất cả các tủ tục, phương pháp hoạt động của một tổ chức/đối tượng nhằm đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng của hoạt động. • Nói ngắn gọn: KTHĐ là việc kiểm tra và đánh giá về hiệu lực, hiệu quả của các thủ tục, hoạt động của một hay nhiều bộ phận trong một tổ chức. • Phạm vi của KTHĐ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể đối với từng cuộc kiểm toán. • Mục đích được trú trọng trong kiểm toán hoạt động là đánh giá hiệu quả các hoạt động trên 3 phương diện: Tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu năng. (Economy, Efficiency and Effectiveness) - Các lĩnh vực của KTHĐ cực kỳ phong phú, đa dạng. - Phạm vi của mỗi cuộc kiểm toán hoạt động phụ thuộc vào mục đích tiến hành kiểm toán. - Phạm vi KTHĐ có thể bao trùm cả những nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Ví dụ: Kiểm toán hoạt động về tình trạng sử dụng kinh phí ngân sách trong lĩnh vực y tế. Ví dụ: Kiểm toán hoạt động một dự án trồng rừng. Ví dụ: Kiểm toán hoạt động một dự án xoá mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số PHÂN BIỆT BA LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN Ví dụ: Tại Cty ABC – kinh doanh khách sạn, du lịch và vận tải hành khách. 1) Kiểm toán báo cáo tài chính • - Mục đích: BCTC có tuân thủ quy định và chế độ tài chính kế toán hiện hành không. • - Thông tin: Báo cáo tài chính • - Tiêu chuẩn thiết lập: Các luật thuế và Chế độ tài chính, kế toán hiện hành. • - Các bằng chứng kiểm toán: Chứng từ, sổ sách, và các bằng chứng khác. 2) Kiểm toán hoạt động: • - Mục đích: Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh khách sạn. • - Thông tin: Các báo cáo về hoạt động, đầu tư, doanh thu, chi phí của các khách sạn của công ty. • - Tiêu chuẩn được thiết lập: Mục đích, kế hoạch đầu tư, kế hoạch hoạt động và các lợi ích dự kiến. • - Bằng chứng: Chứng từ, sổ sách, tài liệu ghi chép, các số liệu quan sát thực tế 3) Kiểm toán tuân thủ Một số vấn đề của kiểm toán 9 • - Mục đích: Xác định xem các CBCNV trong khâu kinh doanh khách sạn có tuân thủ pháp luật chung và quy định riêng của công ty hay không. • - Thông tin: Sổ sách, tài liệu của khách sạn và của công ty. • - Tiêu chuẩn được thiết lập: Quy định của pháp luật và quy định của công ty. • - Các bằng chứng: Các sổ sách, báo cáo của bộ phận kinh doanh khách sạn và phần có liên quan của công ty. 3 - Theo phương pháp kiểm toán: • Nếu phân loại kiểm toán dựa theo phương pháp kiểm toán chủ yếu mà cuộc kiểm toán đó sử dụng có thể chia thành: Kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ. 3.1 - Phương pháp kiểm toán chứng từ. Là phương pháp được thiết kế và sử dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp, hay chủ yếu dựa vào các chứng từ. Đặc trưng cơ bản của nó là việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều được dựa chủ yếu vào các số liệu/chứng từ, các thông tin trong báo cáo tài chính và hệ thống kế toán cuả khách thể liên quan. 3.2- Kiểm toán ngoài chứng từ. • Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ được thiết kế và sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, trong khi nếu chỉ sử dụng vào các chứng từ thì không thể có bằng chứng đầy đủ và thích hợp cho các KTV đưa và các ý kiến nhận xét, đánh giá. • Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ đặc biệt phát huy tác dụng khi KTV không thể lượng hoá thông tin hoặc lượng thông tin phục vụ các nội dung kiểm toán là chưa đủ hoặc không được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ sách, báo cáo của đơn vị. 4 – Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể: 4.1- Kiểm toán - Nội kiểm: là loại hình kiểm toán được áp dụng trong nội bộ một tổ chức, từ mục đích, nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành do chính tổ chức đó quy định và các kết quả kiểm toán chủ yếu được sử dụng trong nội bộ tổ chức đó. Thông thường do chính các nhân viên trong tổ chức tiến hành kiểm toán. Kiểm toán nội bộ là một loại nội kiểm. 4.2- Kiểm toán – Ngoại kiểm: là hình thức kiểm toán mà việc kiểm toán được thực hiện bởi một đối tượng khác độc lập với tổ chức được kiểm toán, và các kết quả được kiểm toán được công khai cho nhiều đối tượng bên ngoài. Kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết là một dạng ngoại kiểm. Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với một doanh nghiệp do KTNN thực hiện là ngoại kiểm. Một số vấn đề của kiểm toán 10 5 – Theo phạm vi tiến hành kiểm toán: 5.1 - Kiểm toán toàn diện: là cuộc kiểm toán được tiến hành trên hầu hết các bộ phận, lĩnh vực của đối tượng được kiểm toán. 5.2 – Kiểm toán chọn điểm/trọng điểm: cuộc kiểm toán chỉ tiến hành trên một, hoặc một số khía cạnh, vấn đề, lĩnh vực của tổ chức /đơn vị bị kiểm toán gọi là chọn điểm. Mức độ chọn điểm (trọng tâm) tuỳ thuộc theo từng cuộc kiểm toán và mục đích của cuộc kiểm toán đó. Kiểm toán báo cáo tài chính là một loại kiểm toán toàn diện nếu xét trên phương diện tài chính kế toán. Tuy nhiên nếu xét trên toàn bộ tổ chức/đơn vị được kiểm toán thì nó là một cuộc kiểm toán chọn điểm – vì khía cạnh được trú trọng ở đây là các vấn đề tài chính kế toán liên quan đến báo cáo tài chính. 6 – Theo tính chu kỳ của kiểm toán: 6.1- Kiểm toán thường kỳ: Hoạt động kiểm toán được thực hiện thường xuyên theo tháng, quý, … trong năm. Trong các loại hình kiểm toán, thì kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán được thực hiện thường xuyên nhất. 6.2 - Kiểm toán định kỳ: Hoạt động kiểm toán được tiến hành định kỳ, lặp đi lặp lại trong mỗi khoảng thời gian xác định. Loại kiểm toán này thường được sử dụng một cách chủ động theo nhu cầu của đối tượng được kiểm toán. Ví dụ: kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trước khi công khai ra công chúng báo cáo thường niên kết quả hoạt động và các thông tin khác. 6.3- Kiểm toán bất thường/đột xuất: Hoạt động kiểm toán không diễn ra thường xuyên theo một chu kỳ xác định nào. Loại kiểm toán này được thực hiện vào một thời điểm không nằm trong dự tính của đối tượng kiểm toán. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với một doanh nghiệp nhà nước thường được xem là kiểm toán bất thường/đột xuất. 7- Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện 7.1- Kiểm toán trước khi thực hiện hoạt động Đối với các dự án, chương trình lớn, chu trình ngân sách thường được kiểm toán ngay cả trong giai đoạn trước khi thực hiện. Ví dụ kiểm toán dự toán ngân sách – là loại kiểm toán trước. Kiểm toán giai đoạn thẩm định dự án đối với một công trình thuỷ điện. Kiểm toán giai đoạn chuẩn bị dự án đối với dự giáo dục đại học. ... Một số vấn đề của kiểm toán 11 7.2 – Kiểm toán trong quá trình thực hiện hoạt động: Hoạt động kiểm toán được tiến hành trong thời gian một đối tượng đang thực hiện hoạt động. Loại hình này thường được áp dụng cho những chương trình, dự án, công trình quan trọng, thời gian thực hiện kéo dài và có ảnh hưởng rộng lớn đến ngân sách và hoạt động của một tổ chức, hay một địa phương hoặc trên phạm vi cả nước. Chẳng hạn kiểm toán chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, được kiểm toán ở cả giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện cho đến khi quyết toán, kết thúc chương trình. 7.3 – Kiểm toán sau khi thực hiện hoạt động Hoạt động kiểm toán được triển khai khi kết thúc một chu kỳ, một giai đoạn, một công trình, dự án , chương trình hành động hay một hoạt động nào đó, nhằm ghi nhận và đánh giá kết quả thực hiện của chúng sau mỗi giai đoạn. Kiểm toán quyết toán ngân sách là một loại kiểm toán sau. 8 – Theo cách tổ chức bộ máy và địa vị pháp lý: 8.1 - Kiểm toán nhà nước - một cơ quan công quyền thuộc bộ máy nhà nước 8.2 – Kiểm toán độc lập – một thực thể kinh tế/một doanh nghiệp kiểm toán 8.3 – Kiểm toán nội bộ – Một bộ phận chức năng thuộc cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp 9- Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán: 9.1 – Kiểm toán bắt buộc: Hoạt động kiểm toán không được đối tượng kiểm toán chủ động đón nhận, hoặc nằm ngoài ý chí, mong đợi của đối tượng được kiểm toán. Thông thường hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước được xem là kiểm toán bắt buộc. 9.2 – Kiểm toán tự nguyện Là loại kiểm toán được đối tượng bị kiểm toán chủ động đón nhận, sử dụng, phục vụ cho lợi ích của chính đối tượng được kiểm toán. Kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là một loại kiểm toán tự nguyện. Doanh nghiệp/KTV thực hiện kiểm toán khi được yêu cầu và thông qua một hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN: KTĐL –KTNB -KTNN (Theo cách tổ chức bộ máy và địa vị pháp lý) Kiểm Toán Độc Lập Kiểm toán độc lập được tiến hành bởi công ty kiểm toán độc lập. Một số vấn đề của kiểm toán 12 Công ty kiểm toán độc lập là một doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và các dịch vụ tư vấn khác, theo quy định của pháp luật. Kiểm toán nhà nước Là hoạt động của Kiểm toán nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn lực từ NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN. Kiểm toán nhà nước có thể sử dụng một hay nhiều loại hình kiểm toán khác nhau trong một cuộc kiểm toán. Đối tượng của KTNN được quy định bởi pháp luật và hoạt động KTNN được thực hiện theo kế hoạch kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.(Ở VN: TTg Chính phủ phê duyệt kế hoạch kiểm toán) Kiểm toán nội bộ Về bản chất, kiểm toán nội bộ là một loại hình kiểm soát có tổ chức, thực hiện chức năng đo lường và đánh giá hiệu quả của những việc kiểm soát khác. Kiểm toán nội bộ mang tính nội kiểm. Một số vấn đề của kiểm toán 13 KIỂM TOÁN NỘI BỘ Là hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thông thường được thực hiện bởi chính các nhân viên của một công ty nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý và khả năng kiểm soát của công ty đối với các bộ phận, phòng ban. Một số vấn đề của kiểm toán 14 CHƯƠNG II MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN I. GIAN LẬN, SAI SÓT 1- Gian lận: Là hành vi cố ý lừa dối, dấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Nguyên nhân dẫn tới hành vi gian lận có thể thuộc chủ quan hoặc do hoàn cảnh khách quan, song gian lận là hành vi trái phép có chủ ý. 2 - Sai sót: Được hiểu là sự nhầm lẫn hoặc bỏ sót không chủ ý các đối tượng, các vấn đề cần khai báo. Nguyên nhân dẫn đến sai sót có thể do trình độ, nhận thức hoặc các hoàn cảnh khác quan. Cả gian lận và sai sót đều là sai phạm. II. RỦI RO KIỂM TOÁN 1. Khái niệm rủi ro kiểm toán : Là khái niệm chỉ rõ sự tồn tại (trong dự toán hoặc trên thực tế) sai sót trọng yếu trong quá trình kiểm toán (kế hoạch kiểm toán hoặc thực hành kiểm toán). Cụ thể: là rủi ro mà KTV sẽ kết luận là các báo cáo tài chính được trình bày trung thực, và do đó công bố một ý kiến chấp nhận hoàn toàn, trong khi trên thực tế chúng tồn tại sai sót trọng yếu. 2. Mô hình rủi ro kiểm toán (A.A.Arens & J.K.Loebbecker) DAR = IR x CR x DR Mô hình này được sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán. - DAR: rủi ro kiểm toán mong muốn - mức độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là các báo cáo tài chính có thể sai sót trọng yếu sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành và đã đi đến một nhận xét chấp nhận toàn bộ. - IR: rủi ro cố hữu - mức độ mà KTV ước tính là có một sai số cao hơn mức có thể chấp nhận trong một bộ phận trước khi xét đến tính hiệu quả của các quá trình kiểm soát nội bộ về kế toán. -CR: Rủi ro kiểm soát - mức độ mà KTV ước tính là có nhiều sai số cao hơn mức có thể chấp nhận trong một bộ phận, mà sẽ không được ngăn chặn hoặc phát hiện bằng cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng. Một số vấn đề của kiểm toán 15 - DR: rủi ro phát hiện – mức độ KTV sẵn sàng chấp nhận là bằng chứng kiểm toán phải thu thập cho một số bộ phận sẽ không phát hiện ra các sai số cao hơn mức có thể chấp nhận, nếu những sai số đó còn tồn tại. - Rủi ro kinh doanh (trong kiểm toán) là loại rủi ro mà KTV/công ty kiểm toán sẽ bị chịu thiệt hại vì mối quan hệ với khách hàng, cho dù báo cáo kiểm toán cung cấp cho khách hàng đó là đúng. 3. Trọng yếu: • Là khái niệm chỉ rõ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. III. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN: 1. Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu chi tiết mà KTV thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính/hay các vấn đề được kiểm toán. Nói ngắn gọn: Là những chứng minh cụ thể cho những đánh giá và kết luận kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán không chỉ là cơ sở pháp lý cho các đánh giá và kết luận kiểm toán, mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm.Trong mọi trường hợp, bằng chứng kiểm toán phải thoả mãn 2 điều kiện: Đầy đủ và Có hiệu lực. Yêu cầu đầy đủ: đòi hỏi số lượng bằng chứng phải đủ để đưa ra kết luận kiểm toán. Yêu cầu đầy đủ không đặt ra một số lượng cụ thể mà đòi hỏi sự xét đoán trong mối tương quan giữa các nhân tố quyết định số lượng bằng chứng là: tính trọng yếu, mức độ rủi ro và tính hiệu lực của các bằng chứng. Yêu cầu có hiệu lực: đòi hỏi tất cả các bằng chứng được viện dẫn để đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá hay khẳng định trong báo cáo kiểm toán phải có chất lượng (chính xác và có độ tin cậy cao). 2. Các loại bằng chứng: - Bằng chứng do KTV tạo ra (từ kiểm toán ngoài chứng từ). - Bằng chứng do người bên ngoài cung cấp. - Bằng chứng từ chứng từ kiểm toán trong điều kiện KSNB có hiệu lực cao. - Bằng chứng bằng miệng. Nguyên tắc sử dụng: bằng chứng bên ngoài đáng tin cậy hơn bên trong. Độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào: nguồn gốc, loại hình, kiểm soát nội bộ, mối quan hệ giữa các bằng chứng, .v.v Một số vấn đề của kiểm toán 16 3 - Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán • - Kiểm tra vật chất • - Kiểm tra tài liệu • - Quan sát • - Phỏng vấn • - Xác nhận • - Tính toán • - Phân tích IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN 1- Các phương pháp kiểm toán chứng từ: • - Kiểm toán các cân đối kế toán. • - Đối chiếu trực tiếp. • - Đối chiếu logic/rà soát số liệu/phân tích số liệu. 2- Kiểm toán ngoài chứng từ: • - Kiểm kê • - Điều tra • - Trắc nghiệm/thử nghiệm 3. Chọn mẫu đối tượng kiểm toán Một số vấn đề của kiểm toán 17 CHƯƠNG III KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP I- KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1. Khái niệm: Kiểm soát nội bộ là những chính sách, tiêu chuẩn và thủ tục được thiết lập để đảm bảo các hoạt động ần thiết được thực hiện một cách hợp lý, nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động - Sự trung thực và đáng tin cậy của các thông tin. - Sự tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành.  Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động được hiểu như sau: Hiệu quả: Lợi ích/Chi phí lớn nhất Hiệu lực: Các hoạt động đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra ở mức độ nào. Hiệu lực và hiệu quả là hai khái niệm không thể tách rời. Căn cứ để đánh giá hiệu lực, hiệu quả là các quy định, định mức, tiêu chuẩn hoạt động. Việc đánh giá này phụ thuộc vào chủ thể đánh giá đứng trên quan điểm nào. Ví dụ cụ thể: Hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực, trong phối hợp công tác giữa các nhân viên, các bộ phận. Hiệu lực (tác dụng): Mức độ tuân thủ các quy chế của cơ quan và tuân thủ pháp luật của các cá nhân, bộ phận.  Sự trung thực và đáng tin cậy của các thông tin. Các thông tin bao gồm thông tin tài chính kế toán và thông tin về hoạt động. Thông tin tài chính kế toán được thu thập và báo cáo chủ yếu thông qua hệ thống kế toán tài chính của DN. Việc thông tin được phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác (và dưới hình thức phù hợp) là điều kiện quyết định đến sự trung thực và tính đáng tin cậy của các thông tin này. Thông tin về hoạt động được thu thập thông qua các báo cáo của các cấp trong DN. Các thông tin này giúp những người quản lý nắm được tình hình tại các bộ phận và từ đó đưa ra các quyết định, biện pháp quản lý đúng, do đó yêu cầu thông tin phải có tính trung thực, chính xác và kịp thời. Các Ví Dụ Làm Rõ Khái Niệm Kiểm Soát Nội Bộ Sự trung thực và đáng tin cậy của các thông tin • Ví dụ: thông tin về lợi nhuận và tình hình tài chính trong năm. Một số vấn đề của kiểm toán 18 • Ví dụ: Thông tin về tình hình thu nợ các đại lý tại khu vực miền tây Nam Bộ. • Ví dụ: thông tin về tình trạng ngày càng gia tăng số người đi làm trễ. • Ví dụ: Thông tin về tình trạng các tai nạn lao động. Sự tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành • Sự tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước thể hiện trong hoạt động tài chính kế toán và các hoạt động kinh tế của đơn vị. Việc kiểm soát tuân thủ này đặc biệt quan trọng vì người quản lý phải chịu trách nhiệm liên đới ngay cả trong trường hợp không trực tiếp tham gia hoạt động khi có vi phạm sảy ra. Sự tuân thủ các quy định, chuẩn mực và các nội quy của doanh nghiệp: Do đơn vị đặt ra đối với các bộ phận, phòng ban (không được trái với quy định chung của pháp luật). Việc kiểm soát tuân thủ này nhằm bảo đảm hướng hệ thống tổ chức đạt mục tiêu đề ra của DN. Chính sách, tiêu chuẩn và thủ tục: Đây là những công cụ quan trọng của quản lý DN. Là những thứ DN đặt ra, phấn đấu thực hiện trong từng thời kỳ nhằm đạt mục tiêu hoạt động và chiến lược phát triển lâu dài. Ví dụ: Chính sách tín dụng khách hàng, Chính sách khuyến mãi, Chính sách thưởng bằng cổ phiếu cho CBCNV. Ví dụ: Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn nhân viên. Ví dụ: Thủ tục báo cáo, thủ tục phê duyệt các quyết định quản lý và các đề xuất trong DN. Sự bảo đảm hợp lý : Mọi hoạt động của các cá nhân và máy móc thiết bị đều có giới hạn, do đó các sai sót, thậm chí gian lận có thể sảy ra mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các khâu, các bộ phận. Không có một công cụ hay phương pháp kiểm soát lý tưởng nào có thể loại trừ toàn bộ các rủi ro. Trên giác độ quản lý, hiệu quả là quan trọng, do đó khi sử dụng các biện pháp kiểm soát, người quản lý phải cân nhắc giữa chi phí – lợi ích và mức độ rủi ro có-thể-chấp- nhận-được. II- CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ • 1. Môi trường kiểm soát • 2. Đánh giá rủi ro • 3. Các hoạt động kiểm soát • 4. Thông tin và truyền thông • 5. Giám sát. Một số vấn đề của kiểm toán 19 1-MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT • Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan trọng của kiểm soát. • Hoạt động kiểm soát bao gồm việc nhận dạng, đánh giá và quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân tố để đánh giá môi trường kiểm soát: • 1. Triết lý quản lý và phong cách hoạt động. • 2. Cơ cấu tổ chức cuả DN • 3. Phương pháp uỷ quyền • 4. Sự tham gia của HĐQT và Ban kiểm soát • 5. Trình độ và phẩm chất của đội ngũ CBCNV • 6. Chính sách nhân sự • 7. Sự trung thực và các giá trị đạo đức. • 2- Nhận dạng và đánh giá rủi ro Rủi ro (Risk) được hiểu là sự không chắc chắn (uncertainty) sảy ra trong các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Một biến cố có một kết cục ngoài dự kiến chính là rủi ro. Nhận dạng rủi ro là việc nhận thức về hình thức, thời điểm và mức độ một sự kiện/hoạt động sẽ sảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến DN. Ví dụ: Nhận thức về thời điểm và mức giam giá của cổ phiếu ABC. Đánh giá rủi ro là việc xác định những ảnh hưởng có thể có của một sự kiện/hoạt động , và có tác động, ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động của một tổ chức. • Ví dụ: Khi nhận thức được công ty sẽ lỗ hoặc sẽ kiếm được bao nhiêu nếu cổ phiếu ABC giảm từ 16000 đ/CP xuống 15000 đ/CP, trong khi công ty đang nắm giữ 10.000 CP. • Ví dụ: Xác định ảnh hưởng của tình trạng khi giá bán sản phẩm chính giảm xuống 10% trong 2 tháng tới. • Quản lý rủi ro: • Rủi ro là thứ phát sinh và tồn tại bên ngoài ý chí của con người. Rủi ro là thứ vẫn sảy ra cho dù chúng ta có nhận thức được nó, chấp nhận nó hay không. • Rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh, thích nghi và đối phó với rủi ro như thế nào để tránh thiệt hại nhất hoặc đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp chính là hoạt động quản lý rủi ro. • Để quản lý rủi ro, người quản lý cần phải: Một số vấn đề của kiểm toán 20  Thiết lập các mục tiêu của tổ chức  Nhận dạng các rủi ro (thiết lập cơ chế nhận dạng)  Phân tích rủi ro (nguyên nhân, tác động)  Xây dựng các biện pháp trong từng trường hợp  Tổ chức thực hiện 3 - Các hoạt động kiểm soát • Các hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo (các quyết định quản lý) của người quản lý nhằm đảm bảo có các hành động cần thiết trước các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Một số hoạt động kiểm soát thường gặp:  Phân chia trách nhiệm đầy đủ  Uỷ quyền đúng đắn cho các nghiệp vụ và hoạt động  Bảo vệ tài sản vật chất và thông tin  Kiểm tra độc lập  Phân tích, so sánh đối chiếu 4 - Thông tin và truyền thông • Thông tin được thu thập và truyền đạt hợp lý từ các cá nhân, bộ phận đến người quản lý và ngược lại nhằm đảm bảo mỗi người có thể hoàn thành tốt công việc của mình. • Truyền thông là sự cung cấp thông tin đa chiều một cách hợp lý: cấp trên-cấp dưới-các bộ phận-các cá nhân. • Việc kiểm soát chỉ có thể được thực hiện khi có các thông tin trung thực, chính xác và được truyền thông kịp thời và hợp lý. • 5- Giám sát • Giám sát bao gồm việc đánh giá thường xuyên và định kỳ của người quản lý đối với hệ thống KSNB nhằm đảm bảo nắm được tình trạng hoạt động của nó có đúng như thiết kế hoặc/và cần có điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn hay không. • Giám sát là hoạt động quan trọng trong KSNB vì nó giúp hoạt động KSNB duy trì được sự hữu hiệu qua các giai đoạn hoạt động. • III- CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net